Tế bào eukaryote (tiếng Latin có nghĩa là
có nhân thật sự) thường lớn gấp 10 lần về
kích thước so với tế bào prokaryote do đó
gấp khoảng 1.000 lần về thể tích. Điểm
khác biệt quan trọng giữa prokyryote và
eukaryote là tế bào eukaryote có các
xoang tế bào được chia nhỏ do các lớp
màng tế bào để thực hiện các hoạt động
trao đổi chất riêng biệt.
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9407 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tế bào eukaryote- Prokaryote, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tế bào
eukaryote- prokaryote
Tế bào eukaryote - Nhân chuẩn
Tế bào eukaryote (tiếng Latin có nghĩa là
có nhân thật sự) thường lớn gấp 10 lần về
kích thước so với tế bào prokaryote do đó
gấp khoảng 1.000 lần về thể tích. Điểm
khác biệt quan trọng giữa prokyryote và
eukaryote là tế bào eukaryote có các
xoang tế bào được chia nhỏ do các lớp
màng tế bào để thực hiện các hoạt động
trao đổi chất riêng biệt.
Trong đó, điều tiến bộ nhất là việc hình
thành nhân tế bào có hệ thống màng
riêng để bảo vệ các phân tử DNA của tế
bào. Tế bào eukaryote thường có những
cấu trúc chuyên biệt để tiến hành các
chức năng nhất định, gọi là các bào quan.
Các đặc trưng của tế bào eukaryote:
• Tế bào chất thường không nhìn thấy
những thể hạt như ở prokaryote vì rằng
phần lớn ribosome của chúng được bám
trên mạng lưới nội chất.
• Màng tế bào cũng có cấu trúc tương tự
như ở prokaryote tuy nhiên thành phần
cấu tạo chi tiết lại khác nhau một vài
điểm nhỏ. Chỉ một số tế bào eukaryote có
thành tế bào.
• Vật chất di truyền trong tế bào
eukaryote thường gồm một số phân tử
DNA mạch kép thẳng, được cô đặc chủ
yếu bởi các protein histone tạo nên cấu
trúc nhiễm sắc thể. Mọi phân tử DNA
được lưu giữ trong nhân tế bào với một
lớp màng nhân bao bọc. Một số bào quan
(ty thể và lạp thể) của eukaryote có chứa
DNA mạch kép vòng riêng.
• Một số tế bào eukaryote có thể di
chuyển nhờ tiêm mao hoặc tiên mao.
Những tiên mao thường có cấu trúc phức
tạp hơn so với prokaryote.
Mô hình một tế bào động vật điển hình.
Các bào quan: (1)-hạch nhân; (2)- nhân;
(3)- ribosome; (4)- túi tiết; (5)- lưới nội
chất hạt, (6)- bộ máy Golgi, (7)- khung
xương tế bào, (8)- lưới nội chất trơn, (9)-
ty thể, (10)- không bào, (11)- tế bào chất,
(12)- lysosome, (13)- trung thể.
Tế bào prokaryote - Nhân sơ
Prokaryote là nhóm tế bào không có
màng nhân. Đây là đặc điểm chính để
phân biệt với các tế bào eukaryote.
Prokaryote cũng không có các bào quan
và cấu trúc nội bào điển hình của tế bào
eukaryote. Hầu hết các chức năng của
các bào quan như ty thể, lục lạp, bộ máy
Golgi được tiến hành trên màng sinh
chất. Tế bào prokaryote có 3 vùng cấu
trúc chính là:
(i) tiên mao (flagella), tiêm mao, hay
lông nhung (pili) - các protein bàm trên
bề mặt tế bào;
(ii) vỏ tế bào bao gồm capsule, thành tế
bào và màng sinh chất;
(iii) vùng tế bào chất có chứa DNA
genome, các ribosome và các thể vẩn
(inclusion body).
Các đặc trưng của tế bào prokaryote :
• Tế bào chất là phần dịch lỏng chiếm
hầu hết thể tích tế bào, khuếch tán vật
chất và chứa các hạt ribosome nằm tự do
trong tế bào.
• Màng sinh chất là lớp phospholipid kép
phân tách phần tế bào chất với môi
trường xung quanh. Màng sinh học này
có tính bán thấm, hay còn gọi là thấm có
chọn lọc.
• Hầu hết các tế bào prokaryote đều có
thành tế bào (trừ Mycoplasma,
Thermoplasma (archae) và
Planctomycetales. Chúng được cấu tạo từ
peptidoglycan và hoạt động như một rào
cản phụ để chọn lọc những chất vào ra tế
bào. Thành tế bào cũng giúp vi khuẩn giữ
nguyên hình dạng và không bị tác động
của áp suất thẩm thấu trong môi trường
nhược trương.
• Nhiễm sắc thể của tế bào prokaryote
thường là một phân tử DNA dạng vòng
(trừ vi khuẩn Borrelia burgdorferi và một
số khác; xem chương 2). Mặc dù không
phải có cấu trúc nhân hoàn chỉnh, DNA
được cô đặc trong vùng nhân. Tế bào
prokaryote còn chứa những cấu trúc
DNA ngoài nhiễm sắc thể gọi là plasmid,
nó cũng có dạng vòng nhưng nhỏ hơn
DNA nhiễm sắc thể. Trên các plasmid
thường chứa các gene có chức năng bổ
sung, ví dụ kháng kháng sinh.
• Tế bào prokaryote mang các tiên mao
giúp tế bào di chuyển chủ động trong
môi trường.
Cấu trúc tế bào của vi khuẩn được mô tả
ở hình sau :