Thân phận người phụ nữ dưới góc nhìn về chiến tranh của Dương Hướng trong Bến không chồng

Tóm tắt. Khi viết tiểu thuyết Bến không chồng, Dương Hướng đã lấy bối cảnh đất nước ta vừa kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp và lại tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, cùng với đó là nhịp sống nơi hậu phương của một làng quê ở vùng đồng bằng Bắc bộ có tên gọi là làng Đông. Làng Đông trong cái nhìn của Dương Hướng nó giống như một bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trong thời kì chiến tranh và sau chiến tranh. Nó bao bọc cả một thế hệ người phụ nữ chịu thương, chịu khó nơi đây với những nhân vật như Bà Nhân, Bà Khiên, Hạnh, Dâu, Cúc, Thắm, Hồng, Thoa,. . . Với cái tên Bến không chồng, Dương Hướng đã giúp cho người đọc hiểu được một phần nào đó về cuộc đời và số phận nghiệt ngã của những người phụ nữ nơi làng Đông.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 365 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thân phận người phụ nữ dưới góc nhìn về chiến tranh của Dương Hướng trong Bến không chồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 63-69 This paper is available online at THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ DƯỚI GÓC NHÌN VỀ CHIẾN TRANH CỦA DƯƠNG HƯỚNG TRONG BẾN KHÔNG CHỒNG Trương Thị Kim Anh Khoa Sư phạm Xã hội, Trường Đại học Đồng Nai Tóm tắt. Khi viết tiểu thuyết Bến không chồng, Dương Hướng đã lấy bối cảnh đất nước ta vừa kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp và lại tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, cùng với đó là nhịp sống nơi hậu phương của một làng quê ở vùng đồng bằng Bắc bộ có tên gọi là làng Đông. Làng Đông trong cái nhìn của Dương Hướng nó giống như một bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trong thời kì chiến tranh và sau chiến tranh. Nó bao bọc cả một thế hệ người phụ nữ chịu thương, chịu khó nơi đây với những nhân vật như Bà Nhân, Bà Khiên, Hạnh, Dâu, Cúc, Thắm, Hồng, Thoa,. . . Với cái tên Bến không chồng, Dương Hướng đã giúp cho người đọc hiểu được một phần nào đó về cuộc đời và số phận nghiệt ngã của những người phụ nữ nơi làng Đông. Từ khóa: Bến không chồng, Dương Hướng, thân phận người phụ nữ, góc nhìn về chiến tranh, người lính, số phận, bi kịch, tình yêu. 1. Mở đầu Mặc dù chiến tranh đã đi qua nhưng việc khai thác viết về đề tài chiến tranh, viết về số phận của những con người trong chiến tranh và sau chiến tranh không bao giờ ngừng nghỉ đối với các nhà văn, bởi vì chiến tranh là “điều còn lại và điều mãi mãi”. Đáng chú nhất ở một số tác giả, tác phẩm như Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Nguyễn Trọng Oánh với Đất trắng, Tô Nhuận Vỹ với Dòng sông phẳng lặng, Nguyễn Trí Huân với Chim én bay, Chu Lai với Vòng tròn bội bạc, v.v. . . và đặc biệt là Dương Hướng với Bến không chồng [5]. Nếu như ở Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh tập trung đi sâu vào phản ánh số phận tình yêu của con người trong chiến tranh, ở Đất trắng thì Nguyễn Trọng Oánh lại viết về sự phản bội lại đồng đội của con người trong chiến tranh, ở Vòng tròn bội bạc thì Chu Lai lại viết về số phận của những người lính trở về sau chiến tranh, còn ở Bến không chồng thì Dương Hướng lại tập trung khai thác số phận tình yêu và hạnh phúc của những phụ nữ ở Ngày nhận bài 11/11/2014. Ngày nhận đăng 2/02/2014. Liên lạc Trương Thị Kim Anh, e-mail: ttka83@gmail.com 63 Trương Thị Kim Anh hậu phương trong chiến tranh và sau chiến tranh. Bởi vì chiến tranh không chỉ mang đến những đau thương và mất mát cho người lính nơi tiền tuyến mà còn có cả những người phụ nữ nơi hậu phương. Đó là nỗi đau của những người vợ mất chồng, người mẹ mất con, người em gái mất anh trai, đặt biệt nhất là nỗi đau của những người con gái không tìm được hạnh phúc trong tình yêu và hôn nhân gia đình. Đây chính là điểm sáng trong Bến không chồng của Dương Hướng so với những tác giả khác khi nhìn lại cuộc chiến tranh đã đi qua. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thân phận người phụ nữ dưới góc nhìn về chiến tranh của Dương Hướng trong Bến không chồng 2.1.1. Thân phận những người làm vợ, làm mẹ trong Bến không chồng Bến không chồng, chỉ với một cái tên thôi thì chưa thể đánh giá hết được giá trị to lớn mà cuốn tiểu thuyết này đem lại cho người đọc. Điều đó nó phải được đào sâu và tìm hiểu qua từng nhân vật gắn liền với từng hoàn cảnh, từng số phận khác nhau, thì khi đó người đọc mới thấy hết được giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Cuốn tiểu thuyết được bắt đầu với hình ảnh người lính chiến thắng trở về sau cuộc kháng chiến chống Pháp, đó là Nguyễn Vạn – một người con sinh ra và lớn lên ở làng Đông. Nguyễn Vạn trở về với một niềm tự hào trên ngực rung rinh, lấp lánh những tấm huy chương, nhưng Nguyễn Vạn lại mang về cho bà Nhân một nỗi đau vô cùng to lớn, đó là tin chồng bà đã hi sinh ngoài mặt trận. Khi nghe tin này, bà Nhân “thấy mình như đang ở một thế giới khác, mọi cảnh vật quanh chị đều nhuốm màu chết chóc” [5;21]. Bà Nhân không như những “chinh phụ” ngày xưa khi tiễn chồng đi chinh chiến là cùng chung một giấc mộng với “chinh phu” là lập được nhiều công trạng ở ngoài mặt trận đề được “cái ấn phong hầu”. Ở bà chỉ mong một điều duy nhất là kết thúc chiến tranh và chồng bà trở về để bà được “làm vợ” như đúng nghĩa của nó chứ không mong gì chức tước cả, vì thế “mấy đêm nay chị liên tục mơ thấy chồng về, anh ấy cứ lặng lẽ đứng bên giường chị mà chẳng nói gì cả” [5;22]. Nhưng không, chồng bà đã mãi mãi không về, chồng bà chỉ về trong giấc mơ, trong sự khao khát được “đè” lên, được làm một cái “bến có chồng” chứ không phải làm một cái bến không chồng trong sự đau đớn của bà: “Chồng chị nhảy bổ lên giường đè sấn lên người chị, chị thấy mình chìm nghỉm xuống vực thẳm, chân tay chị tê dại. Chị với giãy dụa, đạp: “Ối! Bố thằng Hà, đừng làm thế, tôi chết mất” [5;22]. Nỗi khao khát của người phụ nữ trong chiến tranh giản dị và đáng thương là thế, vậy mà có ai hiểu được nỗi buồn, nỗi cô đơn trong họ chăng, họ chỉ sống bằng những giọt nước mắt khi nghĩ về chồng mình, bằng những cơn mơ ú ớ khi nghĩ đến hạnh phúc được chồng yêu. Cuộc đời bà Nhân giờ chẳng khác gì như một vệt nắng cuối thu, điều còn lại để bà hi vọng đó là đứa con gái duy nhất tên là Hạnh, nhưng có lẽ cuộc đời Hạnh cũng chẳng suôn sẻ gì nên bà càng ngày càng già đi khi mỗi lần nghĩ về chồng, về con. Số phận bà Nhân là thế, còn bà Khiên – mẹ Nghĩa thì cũng chẳng hạnh phúc gì khi sống trong cái từ đường họ Nguyễn với những xung đột khá gay gắt trong bối cảnh đất nước đang 64 Thân phận người phụ nữ dưới góc nhìn về chiến tranh của Dương Hướng trong Bến không chồng chiến tranh. Nếu nhìn vào cuộc sống của bà Khiên thì hẳn ai cũng nghĩ bà đang hạnh phúc hơn những người phụ nữ khác cùng lớp tuổi như bà ở cái làng Đông này. Đó là chồng bà không phải đi biền biện trong chiến tranh, rồi bà có cả một đứa con trai nữa. Nhưng hạnh phúc đối với bà cũng chẳng kéo dài, kể từ khi Nghĩa lấy Hạnh thì gia đình bà trở nên xáo trộn hẳn lên không còn êm ấm như ngày xưa nữa. Vì dòng họ Nguyễn đã có lời nguyền độc với dòng họ Vũ “Nước sông Đình ngàn năm không cạn – Cầu Đá Bạc vạn kiếp trơ trơ – Bến Tình còn đẹp còn mơ – Mối thù họ Vũ bao giờ mới nguôi” [5;15]. Cũng chính lời nguyền độc này mà bao nhiêu cặp trai gái hai họ Nguyễn – Vũ yêu nhau nhưng không được lấy nhau, nhưng đến Nghĩa và Hạnh thì hai người đã dám “bước qua lời nguyền” và lấy nhau được. Chính vì điều này mà khiến cho bà Khiên rất đau khổ khi phải đối diện với chính những người trong họ và cả bố Nghĩa nữa. Rồi sau đó, Nghĩa – đứa con trai duy nhất của bà lại ra đi vào chiến trường miền Nam để tham gia chiến đấu, nỗi đau của một người mẹ lại càng nặng trĩu hơn bao giờ hết “Bà tí ngất xỉu khi nó thì thầm vào tai bà: “Con đi” [5;106]. Nghĩa đi không bao lâu thì chồng bà cũng chết, như vậy bà lại trở thành Bến không chồng như bao nhiêu người phụ nữ ở làng Đông này. Ngoài số phận bà Nhân, bà Khiên ra chắc chắn sẽ còn rất nhiều những số phận bi kịch khác ở cái làng Đông này nói riêng và khắp các làng quê Việt Nam nói chung. Chiến tranh đã mang đi những người thân yêu của họ một cách vô tình trong niềm đau vô hạn, số phận của họ chẳng khác nào như những bi kịch “vọng phu” của thời hiện đại. Bến không chồng của Dương Hướng như một chứng nhân của hai cuộc chiến tranh, chứng kiến những bi kịch mà người phụ nữ phải gánh chịu, không có người phụ nữ nào hạnh phúc ở cái bến ấy, bi kịch trong họ không chỉ chiến tranh là nguyên nhân mà còn có cả bi kịch con người không dám đối mặt với các định kiến xã hội. 2.1.2. Thân phận những người con gái trong Bến không chồng Khi đất nước có chiến tranh thì những cái bến không chồng trở thành một biểu trưng cho cả giai đoạn dài lịch sử dân tộc, khi mà lớp lớp đàn ông, thanh niên trai tráng đều ra trận cả, bỏ lại những người phụ nữ nơi hậu phương mòn mỏi đợi chờ trong vô vọng. Trong số các nhân vật nữ trong Bến không chồng của Dương Hướng thì nhân vật Hạnh là người làm cho độc giả khó quên nhất trong tác phẩm và cũng là nhân vật mà Dương Hướng dày công vung đắp nhất. Ở Hạnh luôn tìm ẩn một sức sống mãnh liệt để vượt lên trên mọi rào cản của cuộc đời, cô luôn đấu tranh và tìm kiếm hạnh phúc cho mình một cách không mệt mỏi. Khi Hạnh lấy Nghĩa, cả dòng họ nhà Hạnh và Nghĩa đều không đồng ý nhưng bằng sức mạnh của tình yêu, tiếng gọi nơi con tim, Hạnh đã vượt qua mọi thành kiến của gia tộc, vượt qua lời nguyền độc về mối thù họ Vũ mà cụ tổ dòng họ Nguyễn đã khắc ghi bao đời. Để lấy được người mình yêu Hạnh phải chấp nhận một đám cưới mà hầu như không có bậc sinh thành, dưỡng dục chứng kiến mà “Thành phần dự đám cưới là toàn bộ thanh niên nam nữ trong chi đoàn và tụi trẻ con trong xóm, Bậc cha mẹ, cô, dì chú bác sợ mang tiếng không ai dám đến. Lần đầu tiên làng Đông có đám cưới kì lạ” [5;84]. Đây là một nỗi buồn của người con gái khi đi lấy chồng nhưng vì tình yêu, vì hạnh phúc tràn ngập bên Nghĩa đã giúp cô vững tin để bước đi tiếp trên con đường mà cô đã chọn. 65 Trương Thị Kim Anh Cuộc đời của Hạnh lại tiếp nối cuộc đời của mẹ cô là phải tiễn chồng đi chiến đấu, ngày chia tay Nghĩa lên đường nhập ngũ “Hạnh nhìn những người phụ nữ cùng cảnh ngộ như Hạnh có nhiều cô khóc sướt mướt. Đứng trước Nghĩa, không hiểu sao Hạnh không thể khóc” [5;107]. Hạnh là thế đó, cô luôn cứng cỏi trước người mình yêu, luôn cùng người yêu vượt lên mọi khó khăn thử thách nhưng số phận lại quá nghiệt ngã đối với cô. Cô đâu biết rằng hạnh phúc của mình đang đặt trước một thử thách lớn hơn việc vượt qua lời nguyền độc kia, đó là chiến tranh. Chiến tranh có thể làm thay đổi mọi số phận con người mà không ai biết trước được, và chiến tranh cũng làm thay đổi cả một bộ mặt của làng Đông. Rất nhiều thiếu nữ ở làng Đông này không lấy được chồng, phải chăng cũng vì chiến tranh, bởi vì “Cả làng Đông bây giờ bói cũng chả còn đứa con trai nào nhìn cho ra hồn. Đứa nào không đui què, sứt môi, tai điếc thì mười bảy đã đòi khai thêm tuổi để đi khám nghĩa vụ” [5;150]. Theo năm tháng hoài mong, thì chiến tranh cũng kết thúc Nghĩa vẫn còn sống và trở về bên Hạnh. Một niềm hạnh phúc không thể nào diễn tả trong cô từ khi cô nhận được bức điện từ chồng mình, Hạnh chăm chút lại nhan sắc với tâm trạng đầy rạo rực xuân tình: “Từ hôm nhận được điện của Nghĩa, rỗi lúc nào Hạnh lại lấy gương ngắm thấy mình già đi bao nhiêu. Mười năm rồi còn gì” [5;215]. Mười năm là khoảng thời gian mà Hạnh phải sống trong cảnh cô đơn với một nỗi niềm khát khao được yêu thương cháy bỏng trong người con gái khi đi lấy chồng đang tuổi xuân thì, nhưng đó chỉ là những phút giây ngất ngây hoang tưởng trong cô mà thôi “Một thời xuân sắc và những phút ái ân với Nghĩa bỗng trổi dậy. Đầu óc Hạnh căng ra rung lên trong ngất ngây hoang tưởng. Hạnh lao ra dòng nước mát lạnh sóng sánh bóng trăng. Cơ thể lâu ngày khô héo bỗng rạo rực ngập tràn hưng phấn. Hạnh vùng vẫy, quẫy đạp trong ham muốn làm tình với nước” [5;199]. Còn thực tại thì có lẽ cô cũng giống như mẹ cô ngày trước, thế hệ lại nối tiếp thế hệ trong thời kì chiến tranh. Nếu như chiến tranh không giết chết con người về mặt thể xác thì cũng giết chết con người về mặt tinh thần, và Nghĩa của cô là vậy. Nghĩa về cùng với một chức vị cao trong quân đội không chỉ làm cho cả dòng họ Nguyễn vui mừng mở mày mở mặt mà dường như cả làng Đông cũng náo nức mừng Nghĩa về. Nhưng những “di chứng” của chiến tranh thì không ai lường trước được, thay vào đó là Nghĩa mang về cho Hạnh nỗi đau hơn là niềm vui. Từ ngày Nghĩa đi bộ đội Hạnh luôn khao khát có một đứa con với Nghĩa, khi nhìn lên bụng Thắm đang mang thai, Hạnh “đặt nhẹ bàn tay lên bụng nó. Bụng Thắm tròn đầy ấm nóng có một sự sống bé nhỏ đang mấp máy trong đó. Hạnh bỗng khao khát có với Nghĩa một đứa con” [5;197]. Khi Nghĩa trở về Hạnh càng khao khát có con, khao khát được làm mẹ hơn bao giờ hết và Hạnh nói với Nghĩa “Em mong lần này chúng mình sẽ có con” [5;223]. Nhưng hết lần này đến lần khác Hạnh chẳng thấy được một thay đổi gì trong cơ thể của mình, điều khiến cho cô càng đau đớn hơn khi nghe Nghĩa hỏi câu “Em đã có gì chưa?” [5;255]. Và rồi mọi thứ lại đến với cô như một giấc mơ, cô cảm thấy cái hạnh phúc mà lâu nay cô luôn mong đợi nó dần dần đi xa cô, để lại trong cô một nỗi trống vắng và sợ hãi bởi những lời dị nghị của những người trong họ tộc và hàng xóm “Hạnh khiếp sợ những ánh mắt lạnh lùng và những lời dị nghị “Bà thiếu tá phu nhân họ Nguyễn bị điếc” [5;257]. Trong họ tộc lúc bây giờ lại đổ lỗi việc Hạnh không mang thai được là do Hạnh 66 Thân phận người phụ nữ dưới góc nhìn về chiến tranh của Dương Hướng trong Bến không chồng chứ không phải do Nghĩa, họ đâu biết được rằng do “di chứng” của chiến tranh mà Nghĩa đã không thể có con được. Chiến tranh đã cướp đi hết mọi thứ niềm tin và hi vọng tình yêu trong cô, hạnh phúc trong cô với Nghĩa, cái hạnh phúc mà cô phải đánh đổi rất nhiều thứ mới có được, để rồi điều còn lại trong cô lúc bây giờ là một tờ giấy li hôn gửi cho Nghĩa “Thưa mẹ, đây là lá đơn li hôn con đã kí sẵn. Khi nào anh Nghĩa về mẹ đưa cho anh ấy” [5;292]. Hạnh không còn gì nữa cả, mọi thứ đến với cô như một cơn lốc cuốn phăng đi mọi thứ, cô đã mất hết tất cả, cái còn lại trong cô lúc bây giờ chỉ là một thân xác vật vờ trôi giữa dòng đời, chỉ là một cái bến không chồng ở cái làng Đông này. Vượt qua mọi rào cản của cuộc đời Hạnh lại một lần nữa quyết tâm tìm kiếm hạnh phúc riêng cho mình, hay nói đúng hơn là để thực hiện ước mơ quyền làm mẹ trong cô, cô đã đến với chú Vạn – người bạn thân của mẹ cô trong một đêm mưa gió chỉ có “tiếng hét và tiếng bước chân chạy thình thịch” của một người phụ nữ đang khao khát được làm mẹ. Và cũng chính sau cái đêm mưa gió ấy, cuộc đời Hạnh dường như đã lật sang trang mới, cô ra đi khỏi làng Đông với một mầm sống đang lớn dần trong cô, ngày cô trở về làng Đông cùng với đứa con gái của mình cũng là ngày cô nhận ra “Từ ngày đi khỏi làng Đông, Hạnh mới nhận ra một điều con người ta sống trên đời cần có một mái gia đình. Không có lí gì khi ta làm cho cuộc đời này tốt đẹp hơn lại là tội lỗi được” [5;330]. Khi đọc Bến không chồng của Dương Hướng chắc hẳn không ai không khỏi chạnh lòng khi nghĩ về số phận của những cô thiếu nữ nơi làng Đông. Ngoài Hạnh ra, còn có rất nhiều số phận bi kịch khác như Hồng, Cúc, Thắm, Dâu, Thao,. . . Ở họ chỉ biết có hai chữ “đợi chờ”, đợi ngày hết chiến tranh, và “Chờ phút giây bình yên, đợi đạn bom ráo tạnh để được ngồi bên anh, để được ghen, để được hờn, để được thương, để được giận, để thành chồng, thành vợ và để được hôn con. . . ”. Nếu ai đã từng nghe những lời này trong bài hát “Em vẫn đợi anh về” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, lời thơ của Lê Giang thì hẳn sẽ càng hiểu hơn nỗi ước vọng và khao khát cháy bỏng về một ngày mai tươi sáng và hạnh phúc trong họ như thế nào. Nhưng không, chiến tranh đã cướp đi hết mọi ước mơ và hi vọng của họ, họ không thể được “thành chồng thành vợ” với người mình yêu mà phải trở thành những cái bến không chồng trong nỗi đau xót và đắng cay. Một đám cưới đã không thể diễn ra trong sự chờ đợi của Hồng khi mà Hà là anh trai của Hạnh và cũng là người yêu của Hồng mãi mãi không thể trở về. Khi nghe tin anh Hà chết thì Hạnh không chỉ thấy thương mẹ mà còn thương cho Hồng vì Hạnh biết rằng: “chị Hồng người yêu anh Hà mấy năm cứ trông chờ anh Hà về để làm đám cưới” [5;156]. Ở Dâu cũng chẳng khác gì Hồng, cũng đợi chiến tranh kết thúc, cũng đợi người yêu trở về. Nhưng Hiệp, người yêu của Dâu đã mãi mãi không trở về, để lại trong Dâu với bao nhiêu nỗi niềm ưu tư và tiếc nuối khi nghĩ về Hiệp: “Anh ấy thiết tha mà mình thì gạt phăng. Lại còn động viên “anh cứ đi đi. Năm năm, mười năm em vẫn chờ”. Bây giờ thì anh lại chẳng bao giờ về nữa” [5;231]. Ở Thắm và Cúc thì lại là một hoàn cảnh khác cũng không kém phần đau khổ gì so với số phận Hạnh, Hồng, Dâu. Ở độ tuổi mười tám Thắm vào diện đẹp nhất làng Đông thế mà phải lấy một tay thợ chụp ảnh tên là Huy bị thọt chân vì trai làng ai khỏe mạnh, lành lặn thì đều đi bộ đội cả, đã thế “nhiều người làng Đông khen Thắm mát số lấy được trai phố Huyện, thọt chân không phải đi bộ đội” [5;165]. Cuộc sống hôn nhân của Thắm cũng chẳng hạnh phúc gì khi biết chồng không chung thủy với cô, sau này Thắm lại yêu 67 Trương Thị Kim Anh một anh chàng pháo thủ tên là Thấu, nhưng chiến tranh đã mang người yêu Thắm đi mãi mãi không biết khi nào trở lại, cô đành phải vò võ nuôi con một mình, rồi cũng trở thành một cái bến không chồng ở làng Đông này. Còn Cúc thì lại càng đau khổ hơn khi mang trả trầu cau lại cho Thành, bởi vì cô không tìm thấy được gương mặt lành lặn của người cô yêu ngày xưa nữa, trong cô bây giờ chỉ còn lại một nỗi ám ảnh và sợ hãi khi đối diện với Thành hơn là tình yêu: “Ngày anh ấy về mang vết thương trên mặt, em bàng hoàng nhiều lúc gặp anh ấy em cứ ngớ ra cố hình dung gương mặt lành lặn của anh ấy ngày xưa, nhưng khi nhìn mặt anh, em lại thấy hoàn toàn xa lạ, xa lạ tới mức đáng sợ. Gương mặt anh ấy ám ảnh em cả trong giấc mơ” [5;173]. Chiến tranh đã làm cho gương mặt của Thành bị biến dạng đi, không còn là Thành của cô ngày xưa nữa, điều còn lại trong Cúc bây giờ là một nỗi niềm đau đớn giằng xé trong lòng, cô “giá mà đôi mắt em mù lòa đi không nhìn thấy mà chỉ nghe anh ấy nói. . . ” [5;173]. Cúc không thể lấy người mình yêu vì chiến tranh đã lấy đi gương mặt thân quen ngày xưa của người yêu cô, để rồi cuối cùng cô phải “vơ bèo vạt tép” làm vợ lẽ người khác. Mỗi người mỗi số phận và hoàn cảnh khác nhau, nhưng ở họ có cùng chung một bi kịch là không tìm được một hạnh phúc trọn vẹn trong tình yêu, hôn nhân gia đình. Nếu như trong thời kì xã hội phong kiến, với những đạo luật hà khắc của xã hội đã khiến cho nhiều người phụ nữ không có quyền tự do trong việc lựa chọn người mình yêu, không có quyền quyết định tương lai và số phận mình trong hôn nhân gia đình mà phải trông chờ vào sự may mắn của cuộc đời, điều này thấy rất rõ qua các bài ca dao bắt đầu bằng môtíp “thân em” như : Thân em như tấm lụa đào/ Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai? ; Thân em như hạt mưa sa / Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày; Thân em như giếng giữa đàng/ Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân. . . [6;342]. Khi đến xã hội hiện đại, nhận thức của con người về các mối quan hệ được nâng cao, người phụ nữ có nhiều quyền hơn, trong đó có quyền quyết định về tình yêu hôn nhân gia đình. Họ đã dám khẳng định mình bằng việc bước qua mọi rào cản, định kiến của xã hội để lấy được người mình yêu nhưng họ không thể bước qua rào cản của chiến tranh. Bi kịch trong tình yêu hôn nhân gia đình của những thiếu nữ làng Đông phải chăng là do chiến tranh đem lại chứ không phải những đạo luật hà khắc của chế độ phong kiến xưa. Tuy nhiên, niềm tin và hi vọng trong họ về một ngày mai không bao giờ vùi lấp, dù rằng cái ngày mai ấy hạnh phúc có đến với họ trong sự muộn màng đi chăng nữa. Cũng như khi kết thúc truyện Dương Hướng viết: “Hạnh dắt con gái đi bên Nghĩa. Giữa tiếng kèn réo rắt bên tai, chị vẫn nghe rõ lời chú Vạn cứ vẳng lên. “Đừng thương hại tao. . . Hãy về với thằng Nghĩa. . . ” [5;333]. 3. Kết luận Khi viết Bến khồng chồng, Dương Hướng đã len lỏi vào được từng ngõ ngách những góc khuất sâu thẳm của chiến tranh mà không ai tìm ra được, đó là sự cô đơn, sự khao khát được chồng yêu, khao khát được làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ nơi hậu phương. Vì thế, khi tác phẩm mới ra đời đã tạo nên một sức hút lớn đến đông đảo bạn đọc, ngay cả khi tác phẩm được đạo diễn Lưu Trọng Ninh dựng thành phim với cái tên Bến không chồng cũng được mọi người đón nhận một cách khá háo hức về bộ phim. Bởi vì trong 68 Thân phận người phụ nữ dưới góc nhìn về chiến tranh của Dương Hướng trong Bến không chồng chiến tranh không ai dám nghĩ đến tình yêu và hạnh phúc cho cá nhân mình, mà hầu như chỉ nghĩ đến làm sao cho đất nước chấm dứt chiến tranh, nhân dân được ấm no, hạnh phúc, còn những mất mát về đời tư cá nhân thì đành phải ngậm ngùi chôn chặt trong lòng, nhất là đời tư cá nhân của người phụ nữ ở nông thôn. Bến không chồng của Dương Hướng ra đời như một chìa khóa giúp bạn đọc hôm nay hiểu hơn về chiến tranh, về nỗi buồn, nỗi cô đơn và nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong chiến tranh. Bởi vì khi sống trong cả
Tài liệu liên quan