Quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của
người này lên người khác và buộc họ
phải phục tùng
Các loại quyền lực:
+ Quyền lực chính trị;
+ Quyền lực nhà nước;
+ Quyền lực tôn giáo;
+ Quyền lực kinh tế;
+ Quyền lực gia đình
135 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2340 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quản lý hành chính nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THANH TRA, KIỂM TRA, GIÁM SÁT
TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
PGS.TS. Lê Thiên Hương
10. TÀI LiỆU THAM KHẢO
- Tài liệu bồi dưỡng Khóa học Kỹ năng giám sát,
kiểm tra, thanh tra trong hành chính (DANIDA –
NAPA Project), Hà Nội – 2006
- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Thanh
tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, Hà Nội – 2008
- PGS.TS. Nguyễn Văn Động, Quyền con người,
quyền công dân trong hiến pháp Việt nam, Nhà
xuất bản khoa học xã hội- 2005, trang 55
- TS. Phạm Hồng Thái, Pháp luật về khiếu nại, tố
cáo - vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2002
- Nguyễn Thị Thương Huyền, Yêu cầu hoàn thiện
pháp luật về tổ chức thanh tra theo ngành và lĩnh
vực hiện nay, Tạp chí Thanh tra, số 6/2008
- Đinh Văn Minh, Vai trò của công tác thanh tra
trong việc thúc đẩy cải cách hành chính, góp
phần phòng, chống tham nhũng, Tạp chí thanh
tra, số 7/2008
- Phan Văn Minh, Hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát
với việc xử lý các đơn thư tố cáo và cuộc đấu tranh chống
tham nhũng, Bài viết tham luận tham gia Đề tài cấp Bộ
của Thanh tra Chính phủ “Một số giải pháp nâng cao
hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ
quan thanh tra nhà nước theo Luật phòng, chống tham
nhũng” (2007)
- Vũ Thư, Vai trò của thanh tra, kiểm tra, giám sát với công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và chống tham nhũng. Bài
viết đăng trên website: www.giri.gov.vn
- Thanh tra nhà nước (2004), Quản lý nhà nước về công tác
thanh tra, Hà Nội
- Lê Thiên Hương, Bùi Thị Thanh Thúy, Những
điểm mới của Luật Thanh tra năm 2010, Tạp chí
Quản lý nhà nước (6/2011)
- Văn bản quy phạm pháp luật
+ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959,
Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 (Sửa
đổi, bổ sung năm 2001);
+ Luật Khiếu nại, và các văn bản hướng dẫn
+ Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn
+ Luật Thanh tra năm 2010 và các văn bản hướng
dẫn
Chuyên đề 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
GIÁM SÁT, KIỂM TRA, THANH TRA
TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
NHÀ NƯỚC
(KIỂM SOÁT HÀNH CHÍNH NHÀ
NƯỚC)
I. Quyền lực nhà nước và sự cần
thiết phải giám sát, kiểm tra,
thanh tra đối với quyền lực nhà
nước
1. Khái niệm, bản chất và cấu trúc
QLNN
Quyền lực là khả năng áp đặt ý chí của
người này lên người khác và buộc họ
phải phục tùng
Các loại quyền lực:
+ Quyền lực chính trị;
+ Quyền lực nhà nước;
+ Quyền lực tôn giáo;
+ Quyền lực kinh tế;
+ Quyền lực gia đình
Trong đó:
- Quyền lực chính trị là khả năng áp
đặt ý chí của giai cấp này lên giai
cấp khác và buộc họ phải phục
tùng
- Quyền lực nhà nước là Quyền
lực của giai cấp thống trị và được
đảm bảo trên cơ sở sức mạnh của
nhà nước
NN là một tổ chức đặc biệt của g/c
thống trị và của XH. NN sinh ra từ
yêu cầu của cuộc đấu tranh g/c và
các nhu cầu của XH, nhưng nó khác
với các TCXH khác chủ yếu ở chỗ: NN
được sử dụng một thứ quyền lực đặc
biệt do XH trao cho - QLNN. Đó là
một loại quyền lực gắn liền với khả
năng bắt buộc- cưỡng chế đối với tất
cả mọi TC và cá nhân trong XH.
1.2. Bản chất của Quyền lực nhà
nước
Tính giai cấp: QLNN được thực hiện
bằng hệ thống thiết chế NN, có khả
năng sử dụng các công cụ NN để buộc
cư dân quốc gia phục tùng ý chí của
giai cấp thống trị.
- Tính xã hội (nhu cầu, lợi ích chung của
xã hội)
1.3. Cấu trúc của QLNN
Quyền lực nhà nước gồm 3 bộ phận:
a. Bộ phận cấu thành tạo nên bản chất của
QLLL: ý chí của giai cấp cầm quyền
b. Bộ phận tạo nên cơ cấu tổ chức quyền
lực (bộ máy NN) bao gồm: cơ quan, tổ chức
nhà nước cùng các phương tiện vật chất và
các QPPL
c. Bộ phận bảo vệ quyền lực: cơ chế và các
phương thức kiểm soát QLNN
a. Ý chí của giai cấp cầm quyền
(ý chí nhà nước)
+ Định hướng việc tổ chức NN và được
tuyên bố chính thức nhân danh NN
+ Được thể hiện dưới hình thức pháp
lý (ý chí toàn xã hội)
+ Được đảm bảo thực hiện bởi NN
Ý chí NN có những đặc điểm sau:
- Ý chí của giai cấp định hướng việc tổ
chức nhà nước và được tuyên bố
chính thức nhân danh nhà nước
- Về nguyên tắc, ý chí nhà nước được
thể hiện dưới hình thức pháp lý. Về
hình thức, nó là ý chí của toàn xã hội
- Việc thực hiện ý chí nhà nước được
đảm bảo bởi sức mạnh của nhà nước
b. BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
Cấu trúc của BMNN:
1. Hệ thống cơ quan Lập pháp: Nghị
viện
2. Hệ thống cơ quan Hành pháp:
Chính phủ
3. Hệ thống cơ quan Tư pháp: Tòa án
c. Yếu tố cấu thành của quan hệ
QLNN
- Chủ thể quyền lực nhà nước
- Khách thể quan hệ quyền lực : giai
cấp, cá nhân, các mối liên kết của tổ
chức, cá nhân
- Nội dung của quan hệ quyền lực
gồm:
- + Chuyển ý chí của chủ thể cầm
quyền thành ý chí của quyền lực
- + Sự lệ thuộc của chủ thể đó vào ý
chí
2. Khái niệm, đặc điểm kiểm
soát quyền lực nhà nước
“QLNN một khi được nhấn mạnh và
thực thi thái quá sẽ trở thành
“con dao hai lưỡi”, hay mang lại
tác dụng ngược đối với chính mục
tiêu và tôn chỉ của Nhà nước là
bảo đảm sự ổn định và phát
triển”
2.1. Đặc trưng về sự vận động của
QLNN
- Xu hướng sử dụng trái phép quyền
lực được giao để phục vụ cho lợi ích
cá nhân, gia đình, dòng họ (lợi dụng
quyền hạn).
- Xu hướng thứ hai là lạm dụng quyền
lực (lộng quyền, lạm quyền).
2.2. Sự cần thiết phải
Kiểm soát QLNN
Là là một yếu tố cấu thành khách quan của
hoạt động thực thi quyền lực nhà nước. Khi
chúng ta thừa nhận quyền lực nhà nước bắt
nguồn từ nhân dân, thì hoạt động thực thi
quyền lực nhà nước sẽ gồm ba yếu tố cấu
thành: trao quyền, sử dụng quyền và kiểm
soát quyền. Để bảo đảm quyền lực thực sự
của nhân dân, không để xảy ra việc dân
“trao quyền rồi mất quyền” thì tất yếu phải
kiểm soát.
2.2. Cần thiết phải Kiểm soát
QLNN vì:
Thứ nhất, KSQLNN đã là ước vọng hàng
nghìn năm qua của nhân loại tiến bộ với
mong muốn xây dựng nên một NN mà
trong đó, các quyền và tự do của con người
được bảo đảm thực sự để cho XH không
phải chịu đựng những bất công, phi lý,
cũng như sự lộng quyền và bạo hành do
những người nắm quyền lực gây ra nhờ vào
cơ chế kiểm soát quyền lực ngay chính
trong bộ máy quyền lực nhà nước.
2.2. Cần thiết phải KSQLNN vì:
Thứ hai, chỉ có bằng cơ chế KSQLNN một
cách thực sự theo đúng nghĩa của nó, thì
toàn bộ hoạt động của bộ máy công quyền
và các quan chức của bộ máy đó mới có thể
tự giác vận hành theo đúng quỹ đạo của
PL, mới có thể tránh được sự tha hóa quyền
lực với những nguy cơ không thể chấp nhận
được trong một NNPQ đích thực, đó là: Lạm
quyền - vượt quyền hoặc nhược quyền
2.3. Các đặc điểm cơ bản của cơ
chế KSQLNN
Thứ nhất, Cơ chế KSQLN bao gồm hệ thống
các phương thức - khả năng và quy tắc
được điều chỉnh trong Hiến pháp và các đạo
luật khác với tư cách là những cơ sở pháp lý
để cơ quan chuyên trách của bộ máy quyền
lực nhà nước thuộc nhánh quyền lực tương
ứng (QLP, QHP hoặc/và QTP) được phân
công chức năng giám sát việc tổ chức -
thực hiện quyền lực nhà nước dựa vào đó
thực hiện các hoạt động của mình.
2.3. Các đặc điểm cơ bản của cơ
chế KSQLNN
Thứ hai: Cơ chế KSQLNN bao gồm
phương thức kiểm tra tính hợp hiến -
hợp pháp của các văn bản quy phạm
pháp luật do các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành
2.3. Các đặc điểm cơ bản của cơ
chế KSQLNN
Thứ ba, Cơ chế KSQLNN bao gồm khả
năng tiến hành thủ tục tố tụng về
Hiến pháp đối với các vụ việc có liên
quan đến các quy phạm hiến định
(HĐ Hiến pháp/Tòa án Hiến pháp)
2.3. Các đặc điểm cơ bản của cơ
chế KSQLNN
Thứ tư: Cơ chế KSQLNN góp phần
làm cho quá trình tổ chức quyền lực
nhà nước được tuân thủ theo đúng
các quy định của Hiến pháp và pháp
luật.
2.3. Các đặc điểm cơ bản của cơ
chế KSQLNN
Thứ năm: Cơ chế KSQLNN cũng nhằm
góp phần tạo ra cơ chế “kìm hãm và
đối trọng” giữa ba nhánh quyền lực
nhà nước vì lợi ích chung của nhân
dân và xã hội dân sự.
2.3. Các đặc điểm cơ bản của cơ
chế KSQLNN
Thứ sáu: Cơ chế KSQLNN nhằm góp
phần bảo vệ một cách hữu hiệu
những cơ sở của chế độ hiến định,
các quyền và tự do và của con người
và của công dân với tư cách là các giá
trị xã hội cao quý nhất được thừa
nhận chung của nền văn minh nhân
loại.
4. Những hệ lụy tất yếu do
không có cơ chế KSQLNN
Lịch sử hình thành, phát triển và diệt
vong của các NN trên thế giới đã
chứng minh một cách xác đáng, có
căn cứ và bảo đảm sức thuyết phục
rằng: sự vắng bóng của cơ chế
KSQLNN đã, đang và sẽ đưa đến một
loạt hệ lụy tất yếu có tính biện chứng
khoa học với tư cách là quy luật
khách quan không thể tránh khỏi
Những hệ lụy tất yếu do không có
cơ chế KSQLNN
1. Do không có cơ chế KSQL nhà nước
nên hoạt động của bộ máy công
quyền hầu như chỉ là hoạt động khép
kín, tức là trong cách hành xử của các
quan chức bộ máy đó thiếu tinh công
khai - minh bạch
Những hệ lụy tất yếu do không có
cơ chế KSQLNN
2. Do thiếu tinh công khai, minh bạch
trong hoạt động của mình nên bộ
máy công quyền đương nhiên không
thể khách quan trong việc tổ chức và
thực hiện quyền lực nhà nước
Những hệ lụy tất yếu do không có
cơ chế KSQLNN
3. Do mang nặng tính chủ quan, duy ý chí
nên giới lãnh đạo rất bảo thủ, không thích
nghe các ý kiến mang tính phản biện tích
cực (mặc dù có thể là trái chiều) của dư
luận xã hội và nhân dân, đồng thời cũng
không muốn nhìn thấy sự phản ứng (dù đó
là sự phản ứng trong hòa bình, bất bạo
động vì sự tiến bộ - tự do - dân chủ và
quyền con người, từ đó đễ đi đến sự tha
hóa quyền lực.
Những hệ lụy tất yếu do không có
cơ chế KSQLNN
4. Do sự tha hóa quyền lực nên bộ
máy nhà nước sẽ trở nên kém hiệu
lực, hiệu quả với một loạt các căn
bệnh như: xa rời quần chúng, quan
liêu, tham nhũng, hách dịch, cửa
quyền, tùy tiện..), đồng thời mất uy
tín trước ND
5. Vai trò của cơ chế KSQLNN
- Góp phần bảo đảm QLNN được tuân thủ
theo đúng các quy định của pháp luật;
- Củng cố cơ chế “kiểm tra và chế ước” giữa
3 nhánh quyền lực vì lợi ích chung của nhân
dân và xã hội dân sự;
- Bảo vệ một cách hữu hiệu tính pháp chế
cao nhất của Hiến pháp, những cơ sở của
chế độ hiến định, các quyền và tự do của
con người và của công dân
6. Phân loại kiểm soát
quyền lực nhà nước
Căn cứ vào sự phân công và phối hợp
hoạt động trong việc thực hiện quyền
lực nhà nước, có thể chia hoạt động
kiểm soát quyền lực nhà nước thành
3 nhóm tương ứng với 3 nhánh quyền
lực nhà nước là quyền lập pháp,
quyền hành pháp và quyền tư pháp
a. Kiểm soát quyền lực nhà nước
bằng quyền lập pháp
Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền lập pháp là
tổng hợp các hình thức và biện pháp do pháp luật qui
định để đảm bảo cho hoạt động kiểm tra, giám sát
của hệ thống các cơ quan chuyên trách có thẩm
quyền thuộc nhánh quyền lập pháp (Quốc Hội và
HĐND các cấp) thực hiện chức năng và nhiệm vụ của
mình trong quá trình theo dõi,xem xét và kiểm tra đối
với các lĩnh vực tương ứng của bộ máy công quyền
nhằm đảm bảo tính tối thượng của Hiến pháp, pháp
luật và sự nghiêm minh của pháp chế.
b. Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền
hành pháp
Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền
hành pháp là tổng hợp các hình thức và
biện pháp do pháp luật qui định nhằm đảm
bảo cho hoạt động kiểm tra, giám sát của
hệ thống các cơ quan chuyên trách thuộc
nhánh quyền hành pháp thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình trong quá trình
theo dõi, xem xét và kiểm tra đối với các
lĩnh vực tương ứng của bộ máy công quyền
nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý
nhà nước.
c. Kiểm soát quyền lực nhà nước
bằng quyền tư pháp
Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền
tư pháp là tổng hợp các hình thức và biện
pháp do pháp luật qui định nhằm đảm bảo
cho hoạt động kiểm tra, giám sát của hệ
thống các cơ quan tư pháp thực hiện tốt
chức năng của mình trong quá trình theo
dõi, xem xét và kiểm tra đối với các lĩnh
vực tương ứng của bộ máy công quyền
nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt
động quản lý nhà nước.
II. KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
1. Khái niệm
Kiểm soát đối với hoạt động hành chính là
loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng
của nhà nước và xã hội nhằm đảm bảo tính
hợp pháp và tính hợp lý trong quản lý hành
chính nhà nước. Hoạt động này gồm tổng
thể các phương thức tổ chức – pháp lý bao
gồm hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh
tra do các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã
hội và công dân tiến hành nhằm thiết lập
trật tự trong quản lý, bảo vệ lợi ích nhà
nước, lợi ích xã hội cũng như quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân thông qua các
kênh khác nhau, bao gồm:
- Hệ thống (cơ chế) kiểm soát bên trong bộ
máy nhà nước, gồm có: sự giám sát, kiểm
tra, thanh tra lẫn nhau giữa các cơ quan,
các bộ phận của toàn thể bộ máy nhà nước
và tự kiểm tra của từng bộ phận, từng cơ
quan trong bộ máy đối với việc thực hiện
quyền lực nhà nước của chính các cơ quan,
bộ phận đó.
- Hệ thống (cơ chế) kiểm soát bên ngoài bộ
máy nhà nước bao gồm: kiểm tra của
Đảng; kiểm tra, giám sát của xã hội.
2. Vai trò của kiểm soát đối với hoạt động
quản lý hành chính nhà nước
Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của nhà
nước ta là NNPQ XHCN.
Thứ hai, đề cao giá trị dân chủ, đảm bảo
nguyên tắc quyền lực nhà nước thực sự của
dân, do dân, vì dân.
Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà
nước là thống nhất, có sự phân công, phối
hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp.
Thứ tư, tôn trọng giá trị pháp luật, nguyên tắc pháp
chế, đảm bảo tính pháp lý của việc tổ chức và thực
hiện quyền lực nhà nước.
Thứ năm, tôn trọng quyền con người, bảo vệ quyền tự
do dân chủ của nhân dân.
Thứ sáu, đảm bảo sự thống nhất nội tại, tính hệ thống
của cơ chế kiểm soát đối với việc tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước trên cơ sở đảm bảo sự
lãnh đạo của Đảng đối với quá trình tổ chức và thực
hiện quyền lực nhà nước, đồng thời kiểm soát được
việc tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước.
3. Các phương thức kiểm soát
đối với hoạt động hành chính
a. Giám sát
b. Kiểm tra
c. Thanh tra
Chuyên đề 2
THANH TRA HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
I. Một số vấn đề cơ bản về thanh tra
1. Khái niệm và đặc điểm của thanh tra
1.1. Khái niệm thanh tra
Thanh tra là một chức năng quan trọng của
QLNN, do những CQ TT có thẩm quyền thực hiện
theo quy định của PL, nhằm phòng ngừa, phát hiện
và xử lý các hành vi VP PL; phát hiện những sơ hở
trong cơ chế QL, chính sách, PL để kiến nghị với CQ
NN có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát
huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả của hoạt động QL NN; bảo vệ lợi ích của
NN, quyền và lợi ích hợp pháp của CQ, tổ chức, cá
nhân.
1.2. Đặc điểm của thanh tra
a) Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước
- Là một chức năng của quản lý nhà nước
- Là một giai đoạn của quản lý nhà nước
- Là công cụ, phương tiện để quản lý nhà nước
Thanh tra là một chức năng của quản lý
nhà nước
QLNN gồm có những chức năng nào?
Thanh tra là một giai đoạn
của quản lý nhà nước
QLNN gồm những giai đoạn nào?
Thanh tra là công cụ, phương tiện để quản lý
nhà nước
Hoạt động QLNN sử dụng những công
cụ, phương tiện nào?
b) Thanh tra mang tính quyền lực NN
- Về khía cạnh chủ thể: chủ thể thực hiện hoạt động thanh
tra là CQNN.
- Về khía cạnh hoạt động: tính quyền lực NN thể hiện:
+ Chủ thể TT ra các quyết định bắt buộc thực hiện đối với
ĐT TT
+ Chủ thể TT có quyền yêu cầu, đề nghị CQ có thẩm quyền
giải quyết đề nghị của TT
+ Chủ thể TT có quyền A.dụng các BP cưỡng chế NN trong
những trường hợp cần thiết.
c) Thanh tra mang tính độc lập tương đối
- Độc lập tương đối về khía cạnh tổ chức bộ máy;
- Độc lập tương đối về khía cạnh hoạt động thanh
tra: độc lập và chủ động thực hiện nhiệm vụ và
quyền hạn đã được pháp luật quy định.
1) Tính độc lập của thanh tra có tác động như
thế nào đối với hoạt động thanh tra?
2) Thực tiễn tính độc lập tương đối của thanh
tra như hiện nay tác động như thế nào đến
hoạt động thanh tra?
2. Mục đích thanh tra
MỤC ĐÍCH THANH TRA
(LUẬT THANH TRA 2010)
Phát hiện sơ hở trong cơ chế, chính sách, PL để
kiến nghị với CQNN có thẩm quyền biện pháp
khắc phục
Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các HVVPPL
Giúp CQ, TC, cá nhân thực hiện đúng QĐPL
Phát huy nhân tố tích cực
Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả HĐ QLNN
Bảo vệ lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp
của CQ, TC, cá nhân
MỤC ĐÍCH THANH TRA
(LUẬT THANH TRA 2004)
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý các HV VP PL
- Phát hiện những sơ hở trong cơ chế QL, chính
sách, PL để kiến nghị với CQNN có thẩm quyền
các BP khắc phục
- Phát huy nhân tố tích cực
- Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt
động QLNN
- Bảo vệ lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp
của CQ, tổ chức, cá nhân
Mục đích thanh tra nào là quan trọng nhất?
3. Nguyên tắc thanh tra
3.1. Nguyên tắc tuân theo pháp luật
- HĐ TT phải căn cứ vào các quy định của PL
- Chủ thể TT phải thực hiện đúng NV, quyền hạn
- Quy trình, thủ tục tiến hành TT phải tuân theo
đúng các quy định của PL
- ĐT TT và các CQ, TC, cá nhân khác có nghĩa vụ
thực hiện đúng các quy định PL liên quan đến
HĐ TT
3.2. Nguyên tắc bảo đảm chính xác, khách quan,
trung thực
Trong thực tiễn những nguy cơ nào ảnh
hưởng đến tính khách quan của hoạt động
thanh tra?
3.3. Nguyên tắc công khai, dân chủ, kịp
thời
1) Ý nghĩa của nguyên tắc công khai trong hoạt
động thanh tra là gì?
2) Những trường hợp nào thì không áp dụng
nguyên tắc công khai trong hoạt động thanh
tra?
3.4. Nguyên tắc không làm cản trở hoạt động bình thường
của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra
Tại sao cần phải có nguyên tắc này?
Nguyên tắc giữ ổn định cơ quan (quan
điểm tham khảo)
Liên quan đến hoạt động thanh
tra cần như thế nào để giữ ổn định
được cơ quan?
4. Đối tượng thanh tra và quyền và nghĩa vụ
của đối tượng thanh tra
4.1. Đối tượng thanh tra
Đối tượng thanh tra là những cơ quan, tổ
chức, cá nhân thuộc nội dung vụ việc thanh
tra, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định
của Luật thanh tra
4.2. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra
Ý nghĩa của việc nắm vững quyền và
nghĩa vụ của đối tượng thanh tra là gì?
a) Quyền của đối tượng thanh tra
- Quyền giải trình
- Quyền từ chối cung cấp thông tin
- Quyền khiếu nại
- Quyền tố cáo
- Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại
b) Nghĩa vụ của đối tượng thanh tra
- Chấp hành QĐ TT
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin,
tài liệu theo yêu cầu của CQ TT, đoàn TT, TT
viên và phải chịu trách nhiệm trước PL về tính
chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã
cung cấp
- Chấp hành yêu cầu, kết luận TT, QĐ xử lý của CQ
TT, trưởng đoàn TT, TT viên và CQ NN có thẩm
quyền
5. Các hành vi bị nghiêm cấm liên quan đến
hoạt động thanh tra
Ý nghĩa của việc quy định các hành vi
bị nghiêm cấm liên quan đến hoạt động
thanh tra là gì?
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn TT để thực hiện
HV trái PL, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền
hà cho ĐT TT
- TT vượt quá thẩm quyền, PV, nội dung trong
QĐ TT
- Cố ý kết luận sai sự thật, QĐ, xử lý trái PL, bao
che cho người có HV VPPL
- Tiết lộ thông tin, tài liệu về ND TT trong quá
trình TT khi chưa có kết luận chính thức
- Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu
trung thực; chiếm đoạt, thủ tiêu tài liệu, vật
chứng liên quan đến ND TT
- Chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập
người làm NV TT, người cung cấp thông tin, tài
liệu cho HĐ TT; gây khó khăn cho HĐ TT
- Can thiệp trái PL vào HĐ TT
- Các HV khác bị nghiêm cấm trong HĐ theo quy
định của PL
II. Một số vấn đề về nghiệp vụ thanh tra
Những câu nói đáng chú ý:
NGHE THÌ DỄ QUÊN
LÀM THÌ DỄ NHỚ
THỰC HÀNH THÌ DỄ THÀNH THẠO
1. Xác định các vấn đề cần thanh tra
Việc xác định vấn đề cần thanh tra xuất
phát từ những lý do nào?
Xuất phát từ những nhiệm vụ trọng tâm trong
công tác QLNN của các cấp, các ngành.
Xuất phát từ đơn thư KN, TC của CD, tổ chức.
Xuất phát từ