The classification system and characteristics of coastal landscapes in Quang Ngai province

Abstract: Studying coastal landscapes is an important and meaningful content in determining the natural and human properties of the territory and territorial sea, which is a valuable scientific basis for spatial planning in the economic development associated with the use of resources and environmental protection. The Quang Ngai’s coastal area is determined according to the continental boundary of 6 maritime districts/ cities and the boundary on the sea of the provincial coastal fishing zone. Coastal landscapes include terrestrial landscapes, marine landscapes, and island landscapes formed by the result of the interaction of natural components and human factors. The landscape structure of the coastal areas in Quang Ngai includes 1 system, 2 sub-systems, 3 classes, 6 subclasses, 10 types, and 108 kinds of landscapes, In which, there are 75 kinds of terrestrial landscape, 27 kinds of marine landscape, and 6 kinds of the island landscape. The landscapes of the study area have differentiation from west to east (from the low mountain landscapes, hill - plain landscapes to marine landscapes and island landscapes) and from north to south, which is clearly represented in the differentiation of plain landscape kinds. The landscapes are highly variable, sensitive to external impacts, including development activities.

pdf15 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 520 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu The classification system and characteristics of coastal landscapes in Quang Ngai province, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 4 (2020) 52-66 52 Original Article The Classification System and Characteristics of Coastal Landscapes in Quang Ngai Province Dang Thi Ngoc1,, Nguyen Cao Huan1, Nguyen Dang Hoi2, Tran Van Truong1, Ngo Trung Dung2 1VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam 2Institute of Tropical Ecology, Vietnam-Russian Tropical Centre, 63 Nguyen Van Huyen, Hanoi, Vietnam Received 20 March 2020 Revised 06 September 2020; Accepted 17 September 2020 Abstract: Studying coastal landscapes is an important and meaningful content in determining the natural and human properties of the territory and territorial sea, which is a valuable scientific basis for spatial planning in the economic development associated with the use of resources and environmental protection. The Quang Ngai’s coastal area is determined according to the continental boundary of 6 maritime districts/ cities and the boundary on the sea of the provincial coastal fishing zone. Coastal landscapes include terrestrial landscapes, marine landscapes, and island landscapes formed by the result of the interaction of natural components and human factors. The landscape structure of the coastal areas in Quang Ngai includes 1 system, 2 sub-systems, 3 classes, 6 sub- classes, 10 types, and 108 kinds of landscapes, In which, there are 75 kinds of terrestrial landscape, 27 kinds of marine landscape, and 6 kinds of the island landscape. The landscapes of the study area have differentiation from west to east (from the low mountain landscapes, hill - plain landscapes to marine landscapes and island landscapes) and from north to south, which is clearly represented in the differentiation of plain landscape kinds. The landscapes are highly variable, sensitive to external impacts, including development activities. Keywords: Coastal landscape, landscape differentiation, Quang Ngai. ________  Corresponding author. E-mail address: dangngoc2406@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4589 D.T. Ngoc et al. / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 4 (2020) 52-66 53 Hệ thống phân loại và đặc điểm cảnh quan vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi Đặng Thị Ngọc1, , Nguyễn Cao Huần1, Nguyễn Đăng Hội2, Trần Văn Trường1, Ngô Trung Dũng2 1Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam 2Viện Viện Sinh thái nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, 63 Nguyễn Văn Huyên, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 20 tháng 3 năm 2020 Chỉnh sửa ngày 06 tháng 9 năm 2020; Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 9 năm 2020 Tóm tắt: Nghiên cứu cảnh quan vùng bờ có ý nghĩa quan trọng trong xác định các thuộc tính tự nhiên, nhân sinh của lãnh thổ, lãnh hải, là cơ sở khoa học có giá trị cho hoạch định không gian phát triển kinh tế gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi được xác định theo ranh giới trên lục địa của 6 huyện, thành phố giáp biển, ranh giới trên biển lấy theo đường ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ của tỉnh. Đây là khu vực kinh tế động lực, có ý nghĩa quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi. Cảnh quan vùng bờ bao gồm các cảnh quan trên đất liền và cảnh quan biển, đảo ven bờ được hình thành do kết quả tác động tương hỗ của các hợp phần và yếu tố tự nhiên và nhân sinh. Cấu trúc cảnh quan vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi đã được xác định bao gồm 1 hệ, 2 phụ hệ, 3 lớp, 6 phụ lớp,10 kiểu và 108 loại cảnh quan. Trong đó, có 75 loại cảnh quan lục địa, 27 loại cảnh quan biển và 6 loại cảnh quan đảo. Cảnh quan vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi có sự phân hóa từ tây sang đông (từ các cảnh quan núi thấp, đồng bằng - gò đồi trên lục địa đến cảnh quan biển nông, cảnh quan đảo ven bờ) và phân hóa theo phương bắc - nam thể hiện rõ ở sự phân dị các loại CQ đồng bằng. Các cảnh quan này có tính biến động, nhạy cảm cao đối với các tác động bên ngoài, trong đó có các hoạt động phát triển. Từ khóa: cảnh quan vùng bờ, phân hóa cảnh quan, Quảng Ngãi. 1. Mở đầu Vùng bờ được hiểu là khu vực chuyển tiếp giữa đất liền hoặc đảo với biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển (Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, 2015). Vùng bờ chịu tác động trực tiếp bởi các quá trình tự nhiên từ đất liền (môi trường lục địa), từ biển (môi trường biển) và các hoạt động nhân sinh. Việc sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ hiện là một trong những vấn đề cấp bách, được nhiều nước, nhiều nhà khoa học quan tâm, trong đó có các nhà Địa lý nghiên cứu cảnh quan. Điều này đã ________  Tác giả liên hệ. Địa chỉ email: dangngoc2406@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4589 được khẳng định trong Hội nghị địa lý quốc tế năm 2018 “Địa lý cảnh quan trong thế kỷ 21” tổ chức tại Simferopol, Nga [1]. Nghiên cứu cảnh quan (CQ) dưới nước nói chung, CQ biển nói riêng là một khuynh hướng mới của địa lý hiện đại [2,3], nó giải quyết được các vấn đề liên quan đến quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường vùng bờ [4]. Nghiên cứu một cách hệ thống CQ biển và hải đảo, nhất là CQ vùng bờ về đặc điểm đặc trưng của các đơn vị CQ, quy luật phân hóa của chúng theo không gian và động lực theo thời gian có D.T. Ngoc et al. / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 4 (2020) 52-66 54 tính đến tác động của quá trình tự nhiên và nhân sinh tạo cơ sở khoa học vững chắc cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên, quản lý tổng hợp vùng bờ hiệu quả và khẳng định chủ quyền biển đảo của quốc gia. Tuy nhiên, nghiên cứu CQ vùng bờ, nhất là CQ biển vẫn còn nhiều hạn chế, liên quan đến những khó khăn trong công tác điều tra, khảo sát các yếu tố tự nhiên (địa mạo đáy biển, động lực biển, sinh vật biển,...) và vấn đề an ninh chủ quyền trên biển. Trong nghiên cứu địa lý, phân loại CQ trên đất liền đã có nhiều kết quả, trong khi đó có khá ít công trình nghiên cứu về CQ biển. Ở Liên Xô (cũ), CQ biển được bắt đầu nghiên cứu ở các vùng biển nội như biển Caspi, biển Đen theo quan điểm cấu trúc CQ, biển Azop dựa theo các đặc điểm khí hậu và thủy văn [5]. Ngày nay, các nhà địa lý Nga quan tâm nghiên cứu CQ biển đảo ven bờ thuộc vùng Viễn Đông, vùng Primorie và vùng biển phía Bắc [1]. Khi nghiên cứu CQ biển, Preobrazensky (2000) [2] đã chỉ ra sự khác nhau về vai trò các yếu tố thành tạo CQ trên lục địa, trên đảo và CQ biển (CQ biển được gọi là BENTEMA). Dựa vào đặc điểm và vai trò khác nhau này của các yếu thành tạo CQ biển, Roff & Taylor (2000) [6] đã phân loại CQ vùng biển Canada theo 2 kiểu: CQ đáy biển và CQ khối nước. Cách phân loại này được Golding và nnk (2004) [7] áp dụng và phát triển cho nghiên cứu CQ vùng biển Ailen trong Dự án “The Irish Sea Pilot”. Ở đây, CQ được phân theo ba kiểu dựa vào mối tương tác của CQ đáy biển và CQ khối nước không giống nhau phụ thuộc vào độ sâu của đáy biển. Ở vùng biển ven bờ, hai kiểu CQ này luôn tương tác với nhau một cách chặt chẽ nên không phân chia và được gọi là CQ biển ven bờ (Coastal landscape). Đối với vùng biển mở, được phân thành CQ đáy biển (tương ứng với bộ phận nền tảng rắn gồm địa hình đáy và trầm tích bề mặt) và CQ khối nước (tương ứng với bộ phận sinh cảnh nước và thực vật thủy sinh). Cách phân loại này đã được áp dụng mở rộng cho toàn bộ lãnh hải của nước Anh trong dự án UKSeaMap và cho cả vùng biển phía tây bắc Châu Âu trong dự án MESH (Connor và nnk, 2006) [8]. Ở Việt Nam, phân loại CQ vùng bờ bước đầu được xem xét trong một số rất ít công trình lý luận (Nguyễn Ngọc Khánh và nnk, 1996 [9]; Nguyễn Thành Long và nnk, 2012 [5],...) chủ yếu đề cập đến CQ ở phạm vi vùng đất ven biển, hiện chưa có một hệ thống phân loại CQ có cơ sở khoa học thống nhất từ lục địa ra biển và hải đảo cho một vùng bờ cụ thể ở tỉ lệ lớn. Tỉnh Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có một huyện đảo và vùng lãnh hải rộng lớn. Biển và vùng bờ được xác định là khu vực kinh tế động lực, có ý nghĩa quan trọng của tỉnh với những lợi thế đặc biệt về vị thế địa kinh tế - chính trị và quốc phòng, an ninh. Tỉnh có Lý Sơn là đảo tiền tiêu của duyên hải Nam Trung Bộ, giàu tài nguyên thiên nhiên với các hệ sinh thái đặc thù, khu bảo tồn biển Lý Sơn, tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn biển đảo; có tiềm lực cơ sở hạ tầng với Khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ven biển, cảng biển, cảng cá,... Vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi là nơi chuyển tiếp giữa lục địa và biển, bao gồm vùng đất ven biển, không gian biển và đảo ven bờ. Trong nghiên cứu này, phần đất liền được giới hạn trong 6 huyện thị ven biển (Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ và thành phố Quảng Ngãi); không gian biển được tính từ đường bờ đến ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ tỉnh Quảng Ngãi (căn cứ theo Quyết định số 928/QĐ- UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh Quảng Ngãi) và phần đảo ven bờ thuộc huyện đảo Lý Sơn. Sự tương tác lẫn nhau cả về mặt tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường, an ninh quốc phòng trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã tạo nên những đặc điểm, sự phân hóa phức tạp trong cấu trúc, động lực và biến đổi CQ vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi, có ý nghĩa trong quyết định các loại hình khai thác, sử dụng tài nguyên. Trên cơ sở xây dựng hệ thống phân loại CQ theo các tiêu chí lựa chọn và thành lập bản đồ CQ tỷ lệ 1/50.000, bài báo trình bày đặc điểm cấu trúc CQ, sự phân hóa và tính nhạy cảm của các đơn vị CQ ở các bậc phân loại khác nhau cho vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi. Đặc điểm và sự phân hóa CQ quy định chức năng của chúng, là cơ sở để khai thác, sử dụng các đơn vị CQ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi. D.T. Ngoc et al. / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 4 (2020) 52-66 55 2. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở dữ liệu Bài báo sử dụng một số kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp Nhà nước mã số KC 09.12/11-15 (Nguyễn Cao Huần chủ trì, 2015); các bản đồ địa chất, địa hình, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất,.... cùng với dữ liệu, số liệu của nhóm tác giả tạo lập trong quá trình khảo sát thực địa, tham gia một số đề tài khoa học có liên quan trực tiếp đến lãnh thổ nghiên cứu. 2.2. Phương pháp nghiên cứu a) Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: 03 đợt khảo sát thực địa (tháng 4/2014, tháng 8/2016, tháng 12/2017) được thực hiện theo điểm và tuyến trên các kiểu địa hình, các thủy vực khác nhau trên lục địa và trên đảo Lý Sơn để ghi nhận, mô tả đặc điểm các hợp phần, yếu tố tự nhiên, hoạt động nhân sinh; xác định sự phân hóa không gian của chúng cũng như các đơn vị CQ trên thực địa. b) Phương pháp phân tích liên hợp thành phần: được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các hợp phần và ranh giới phân chia các đơn vị CQ, phân tích phát sinh, phát triển, đặc điểm và sự phân hóa của CQ. c) Phương pháp bản đồ - GIS: được áp dụng để biên tập, thành lập các bản đồ hợp phần CQ và bản đồ CQ. Các bản đồ hợp phần biên tập bao gồm bản đồ địa chất, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ trầm tích tầng mặt; các bản đồ thành lập: bản đồ địa mạo, bản đồ phân bố hệ sinh thái. Dựa trên cơ sở dữ liệu đầu vào, kết hợp với hệ thống phân loại CQ, thực hiện chồng xếp các lớp bản đồ thành phần để thành lập bản đồ CQ tỉ lệ 1/50.000. Bản đồ CQ là kết quả của việc chồng xếp và tích hợp các lớp bản đồ thành phần theo trình tự: 1) Địa chất, Địa hình; 2) Địa mạo; 3) Thổ nhưỡng, Trầm tích tầng mặt; 4) Hệ sinh thái - Thảm thực vật. Theo đó, mỗi đơn vị CQ bất kỳ đều bao gồm các thuộc tính của các bản đồ hợp phần (cũng là thuộc tính CQ). Phần mềm được sử dụng để biên tập, thành lập các bản đồ là Mapinfo Pro 15 và ArcGIS 10.5. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Tiếp cận cảnh quan trong nghiên cứu vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi Hệ thống CQ vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi bao gồm các CQ trên lục địa thuộc phạm vi các huyện thị giáp biển và CQ biển đảo ven bờ đến ranh giới vùng khai thác thủy sản của tỉnh, trong đó có huyện đảo Lý Sơn. Chuyển tiếp giữa các CQ trên lục địa và CQ biển đảo là các CQ đầm phá, cửa sông ven biển. Các CQ này có sự phân hóa theo các yếu tố thành tạo, động lực nhưng có tác động qua lại với các quá trình trên lục địa và biển, đảo ven bờ và cả hoạt động của con người. Đối với CQ biển, các hợp phần tự nhiên đóng vai trò quan trọng hơn cả bao gồm địa hình với trầm tích bề mặt nền đáy (tương ứng với CQ đáy biển của Roff [6]) và khối nước với các hệ sinh thái thủy sinh đang tồn tại (tương ứng với CQ khối nước của Roff [6]). Hai nhóm tiêu chí tương ứng với “CQ đáy biển” và “CQ khối nước” được một số nhà khoa học phân biệt rõ hơn ở các CQ vùng biển mở [2,10] nhưng đối với các CQ đầm phá, cửa sông, CQ biển nông, các hợp phần CQ này luôn có tác động trực tiếp với nhau nên không thể tách biệt được. Dựa vào kết quả phân tích hệ thống phân loại CQ trên lục địa của Nikolaev (1978) [11], Phạm Hoàng Hải và nnk (1997) [12], phân loại CQ biển của Preobrazensky và nnk (2000) [2], Petrov (1989) [10], Nguyễn Ngọc Khánh và nnk (1996) [9], Nguyễn Thành Long & Nguyễn Văn Vinh (2012) [5] và căn cứ đặc điểm thực tế của vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi, hệ thống phân loại CQ được lựa chọn gồm: Hệ - Phụ hệ - Lớp - Phụ lớp - Kiểu - Loại CQ. Mỗi bậc phân vị được xác định theo các tiêu chí riêng đảm bảo nguyên tắc: các tiêu chí cho cấp phân vị lớn bao giờ cũng phủ cả cho cấp nhỏ, và cấp phân vị nhỏ có số lượng CQ lớn hơn hoặc bằng so với cấp lớn liền kề trên. Các tiêu chí xếp vào các nhóm: i). Nhóm tiêu chí nhiệt - ẩm, chủ yếu dựa vào bức xạ và nhiệt độ áp dụng cho cấp hệ, phụ hệ; ii). Nhóm tiêu chí đại địa hình theo hình thái (tương ứng với hai quá trình chủ đạo là bóc mòn và tích tụ) - lớp và lớp phụ CQ; iii). Nhóm tiêu chí thực vật/ hệ sinh thái và điều kiện sinh cảnh - kiểu CQ. Cụ thể, D.T. Ngoc et al. / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 4 (2020) 52-66 56 thảm thực vật và điều kiện sinh khí hậu cho kiểu CQ trên lục địa và trên đảo ven bờ; hệ sinh thái thủy sinh và điều kiện sinh cảnh dưới nước cho kiểu CQ biển ven bờ; iv). Nhóm tiêu chí địa hình (theo nguồn gốc - hình thái) - thổ nhưỡng/ trầm tích và thảm thực vật/ hệ sinh thái cho cấp loại CQ. Cụ thể, kiểu địa hình - loại thổ nhưỡng - thảm thực vật hiện trạng cho phân loại CQ trên lục địa và trên đảo; kiểu địa hình - trầm tích tầng mặt - hệ sinh thái thủy sinh cho phân loại CQ biển ven bờ. Các chỉ tiêu cụ thể và chi tiết cho từng cấp đơn vị được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Cấp phân vị và chỉ tiêu phân loại cảnh quan vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi STT Cấp phân vị Chỉ tiêu phân loại CQ khu vực nghiên cứu CQ lục địa CQ biển CQ đảo 1. Hệ CQ Nền nhiệt độ không khí, nền bức xạ chủ đạo trên bề mặt và hoàn lưu khí quyển - Hệ CQ nhiệt đới gió mùa nội chí tuyến 2. Phụ hệ CQ Tương tác giữa địa hình và hoàn lưu gió mùa, phân bố lại chế độ nhiệt - ẩm Tương tác giữa hoàn lưu gió mùa và chế độ hoàn lưu nước mặt quyết định sự phân bố của chế độ nhiệt - muối và đặc điểm sinh vật 02 phụ hệ CQ: - Phụ hệ CQ nhiệt đới gió mùa không có mùa đông lạnh (trên đất liền) - Phụ hệ CQ biển đảo nhiệt đới nóng ẩm 3. Lớp CQ Đặc trưng đại địa hình (theo hình thái), tương ứng với hai quá trình lớn trong chu trình vật chất là bóc mòn và tích tụ Đặc trưng bởi vật chất thành tạo, mức độ tương tác giữa các quyển vật chất thành tạo, gồm CQ biển (các khối nước) chiếm ưu thế và CQ đảo (các khối đất, đá trên mặt nước biển) chiếm diện tích nhỏ. 03 lớp CQ: - Lớp CQ núi - Lớp CQ đồng bằng - gò đồi - Lớp CQ biển đảo ven bờ 4. Phụ lớp CQ Sự phân hóa của các điều kiện tự nhiên theo độ cao địa hình (địa hình và nền nhiệt ẩm) Sự phân hóa của các điều kiện tự nhiên theo độ sâu lớp nước Địa hình đảo và mức độ xa bờ phản ánh sự ảnh hưởng của tương tác giữ lục địa và biển 06 phụ lớp CQ: - PLCQ núi thấp - PLCQ đồi - PLCQ đồng bằng ven biển - PLCQ biển nông ven bờ hiện đại (0-30m) - PLCQ biển nông ven bờ cổ (>30m) - PLCQ đảo ven bờ 5. Kiểu CQ Kiểu thảm thực vật và điều kiện sinh khí hậu Hệ sinh thái thủy sinh và điều kiện sinh cảnh nước Kiểu thảm thực vật và điều kiện sinh cảnh đảo 10 kiểu CQ 6. Loại CQ Kiểu địa hình - loại thổ nhưỡng - thảm thực vật hiện trạng. Kiểu địa hình - trầm tích đáy và hệ sinh thái thủy sinh theo đới động lực biển Kiểu địa hình - loại đất và thảm thực vật hiện trạng 108 loại CQ D.T. Ngoc et al. / VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, Vol. 36, No. 4 (2020) 52-66 57 3.2. Các hợp phần và yếu tố thành tạo cảnh quan vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi a) Các hợp phần và yếu tố tự nhiên Quảng Ngãi nằm trong vùng có nền địa chất đa dạng, lịch sử vận động và hoạt động kiến tạo khá phức tạp. Phần lục địa ven biển được hình thành và phát triển trên các nền đá đa nguồn gốc có tuổi từ Proterozoi đến Neogen, chịu sự tác động của các hệ thống sông lớn và hoạt động của sóng biển qua nhiều thời kỳ khác nhau. Vùng biển đảo Lý Sơn được tạo thành bởi hoạt động phun trào núi lửa và các trầm tích nguồn gốc biển, gió, núi lửa từ Pleistocen đến Holocen [13]. Địa hình vùng bờ khá phức tạp, bao gồm đồi, núi xen đồng bằng, đới biển nông và đảo; thấp dần từ tây sang đông ở phần lục địa, chuyển tiếp đến vùng biển nông và đảo ven bờ. Địa hình đồi núi có diện tích không lớn, thường là những khối núi sót hay dải đồi cao được hình thành trên các đá biến chất và đá trầm tích, phân bố rải rác trên dải đồng bằng và lộ ra trên bờ biển. Địa hình đồng bằng chiếm ưu thế trên phần đất liền, có độ cao 2-30 m, nghiêng thoải về phía đông, chạy từ bắc xuống nam không liên tục mà bị phân cách bởi các sông và đồi, núi nhô ra sát biển, vừa thể hiện tính chất của đồng bằng phù sa và đồng bằng gò đồi. Dải cát ven biển trải dọc theo 130 km đường bờ biển, đặc trưng như cồn cát, mũi đất, cửa sông, đầm nước mặn,... với độ rộng trung bình 2-3 km. Đường bờ biển bị chia cắt bởi các cửa sông (cửa Sa Cần, cửa Sa Kỳ, cửa Đại, cửa Lở), hiện hữu hệ thống vũng vịnh và mũi đá lớn như vũng Dung Quất, vũng Việt Thanh, mũi Ba Làng An, mũi Sa Huỳnh,.... Vùng biển nông ven bờ của Quảng Ngãi có độ dốc lớn, có nơi cách bờ chưa tới 3 hải lý đã có độ sâu 50 m. Nền đáy biển từ 50 m nước trở vào chủ yếu là cát bùn, ngoài 50 m trở ra chủ yếu là cát pha vỏ sò [13]. Địa hình đáy biển gần bờ có các rạn nhỏ, vùng khơi có những rãnh sâu, gò rạn. Vùng đảo Lý Sơn gồm 2 hòn đảo (đảo Lớn và đảo Bé) là những cao nguyên nằm trên các khối núi lửa có độ cao trung bình từ 20-30 m so với mực nước biển [14]. Khí hậu vùng bờ tỉnh Quảng Ngãi vừa có đặc tính chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu hải dương và địa hình vùng núi ven biển. Lượng bức xạ dồi dào, phổ biến từ 130-150 kcal/cm²/năm. Nền nhiệt độ trung bình năm khá cao, khoảng 26oC, tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 9.000-9.500oC. Tổng số nắng trung bình năm đạt 2.150-2.500 giờ/năm [15]. Lượng mưa hàng năm ở vùng ven biển Quảng Ngãi tương đối thấp so với vùng đồi núi phía tây, khoảng 1.850-2.050 mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng IX đến tháng XII. Những trận mưa rất lớn, tập trung có thể gây lũ bất thường và tình trạng ngập úng nghiêm trọng ở vùng đồng bằng thấp ven biển. Vùng bờ Quảng Ngãi bao chiếm phần hạ lưu của các hệ thống sông chính: Trà Bồng, Trà Khúc, Vệ và Trà Câu. Các sông đều xuất phát từ sườn núi phía đông dãy Trường Sơn và chảy ra Biển Đông. Ngoài ra, còn có một số sông nhỏ cũng chảy trực tiếp ra biển, như