Thị trường chứng khoán phái sinh

“Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định” (Trích Luật Chứng Khoán số 70/2006/QH 1 )

ppt45 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1943 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thị trường chứng khoán phái sinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Right & Warrant Thị trường chứng khoán phái sinh TS. Thân Thị Thu Thủy Members Nguyễn Anh Tuấn Nguyễn Thị Ngọc Trâm Trần Thị Khánh Linh Nguyễn Thị Huyền Dương Phan Thị Lâm Viên Lưu Văn Huy Phan Đặng Quang Sang Hồ Ngọc Phúc Trần Danh Cường Phan Lê Hạnh Anh Contents I. Quyền mua cổ phần I.QUYỀN MUA CỔ PHẦN 1.Khái niệm “Quyền mua cổ phần là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm bảo đảm cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định” (Trích Luật Chứng Khoán số 70/2006/QH 1 ) I.QUYỀN MUA CỔ PHẦN 2.Đặc điểm Quyền mua cổ phần có 3 đặc điểm sau: Quyền mua cổ phần là quyền dành cho các cổ đông hiện hữu. Quyền mua cổ phần là một công cụ chuyển nhượng ngắn hạn và có thể chuyển nhượng. Giá xác định trên quyền mua cổ phần thường thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu. I.QUYỀN MUA CỔ PHẦN 3.Mục đích Giúp cho các cổ đông hiện hữu tiếp tục duy trì tỷ lệ sở hữu và khả năng kiểm soát công ty khi công ty phát hành thêm cổ phần. Bù đắp thiệt hại cho cổ đông hiện hữu do hiệu ứng “pha loãng” khi công ty phát hành thêm cổ phần mới với giá phát hành thấp hơn giá thị trường trước khi phát hành. Giúp cho công ty huy động vốn nhanh chóng hơn I.QUYỀN MUA CỔ PHẦN 4.Định giá quyền mua cổ phần Giá trị quyền tiên mãi được xem như là một phần vốn của cổ đông và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giá trị quyền, thời hạn còn lại của quyền, xu hướng biến động về thị giá của cố phiếu ấn định trong quyền tiên mãi. Giá quyền có thể lên xuống trong khoảng thời gian chào bán, tuỳ thuộc biến động giá thị trường của cổ phiếu I.QUYỀN MUA CỔ PHẦN Sở dĩ phiếu tiên mãi có một giá trị nào đó vì nó cho phép mua cổ phiếu với giá thấp hơn thị giá. Giá trị lý thuyết của quyền tiên mãi được xác định như sau: Gọi : - Q: là giá trị của quyền tiên mãi . - G: là giá trị của một cổ phiếu cũ. - g : là giá phát hành của một cổ phiếu mới. - n : là số cổ phiếu cũ. - m: số cổ phiếu mới phát hành. I.QUYỀN MUA CỔ PHẦN Ta có: -Giá thị trường của n cổ phiếu cũ : n x G -Giá phát hành của m cổ phiếu mới : m x g -Giá trung bình của một cổ phiếu( sau khi tăng vốn) : (nG+mg)/(m+n) - Khoản chênh lệch giữa giá trung bình và giá phát hành cho m cổ phiếu mới: ((nG+mg)/(n+m)-g) x m - Vậy giá trị lý thuyết của một quyền tiên mãi là: Q = ((nG+mg)/(n+m)-g) x m/n Hay : Q = (G – g) x m/(n+m) I.QUYỀN MUA CỔ PHẦN Ví dụ: Một công ty cổ phần vốn là 12 tỷ ( 1.200.000 cp),đơn giá thị trường là 22.000 đ .Công ty đã tăng vốn lên 8 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm 800.000 cổ phiếu mới, mệnh giá là 10.000đ và giá bán là 12.000đ dự tính dành cho các cổ đông cũ.Tính giá trị lý thuyết của quyền tiên mãi. Ta thấy rằng, cứ 3 cổ phiếu cũ được quyền mua 2 cổ phiếu mới. Vậy giá trị lý thuyết của quyền tiên mãi: II.CHỨNG QUYỀN 1.Khái niệm: “ Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định” Có 3 loại chứng quyền: Truyền thống (traditional) Chứng quyền không có Trái phiếu đi kèm (Naked warrants) Chứng quyền do Chính phủ phát hành II.CHỨNG QUYỀN 2.Đặc điểm Chứng quyền cũng có 3 đặc điểm sau đây: Chứng quyền được phát hành nhằm tăng tính hấp dẫn của các chứng khoán khác mà cụ thể là trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi Chứng quyền là công cụ dài hạn và có thể chuyển nhượng Giá xác định trên chứng quyền thường cao hơn giá trên thị trường II.CHỨNG QUYỀN 3.Mục đích Người ta thường sử dụng chứng quyền đi kèm với trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi để cho việc chào bán lần đầu được hấp dẫn hơn Một số lợi ích khác của chứng quyền: - Bảo vệ danh mục đầu tư - Hưởng chi phí thấp - Cân bằng nợ II.CHỨNG QUYỀN 4.Định giá chứng quyền mWt = qMax(0,Vt-nK) - m: số lượng warrant công ty phát hành - Wt: Giá trị của warrant - q: tỷ lệ cổ phiếu của chủ warrant trong tổng số cổ phiếu của công ty sau khi thực hiện quyền, q=m/(m+n) - Vt: Thị giá của công ty - n: Số cổ phiếu đã phát hành - K: Giá mua cổ phiếu của warrant II.CHỨNG QUYỀN Ví dụ: Bảng cân đối kế toán ban đầu (initial balance sheet) như sau: Số lượng warrant công ty phát hành m=50, kỳ hạn: 2 năm, giá mua cổ phiếu của warrant (strike price) K= USD 120/cổ phiếu, giá bán warrant: USD 8 / warrant, tiền thu được từ việc bán warrant: USD 400 = 8 x 50. Số tiền này được dùng làm cổ tức trả cho cổ đông. Sau các hoạt động trên, bảng cân đối kế toán mới sẽ như sau: II.CHỨNG QUYỀN Đến ngày đáo hạn, giả sử thị giá của công ty (Vt) lên đến USD 15,000. Vì thị giá này cao hơn giá mua cổ phiếu của warrant, nên các chủ warrant quyết định dùng warrant của mình, nghĩa là yêu cầu công ty phát hành thêm cổ phiếu mới cho mình với giá USD 120 / cổ phiếu. Khi đó, Công ty phát hành thêm 50 cổ phiếu mới cho các chủ warrant. Số tiền nhận được từ việc phát hành thêm: 50 x 120 = USD 6,000. Giá trị công ty sẽ là Vt + mK = 15,000 + 50×120 = 15,000 + 6,000 = 21,000. Thị giá mới theo lý thuyết sẽ là: USD 21,000 / 150 cổ phiếu = USD 140 / cổ phiếu. Phân bổ cổ phiếu vào thời điểm này như sau: II.CHỨNG QUYỀN Lợi nhuận cho chủ warrant sẽ là: 50 x (140-120) = USD 1,000, nghĩa là được 20 USD/ warrant. Ta có thể khái quát hóa vấn đề như sau: chủ warrant sẽ chỉ sử dụng warrant nếu thị giá lý thuyết của cổ phiếu sau khi thực hiện quyền lớn hơn giá mua cổ phiếu của warrant (K). Chủ warrant sẽ chỉ thực hiện quyền khi: q(Vt+mK) > mK qVt > mK(1 - q) qVT > mK (1 - m/(m+n) ) qVt > K(mn/m+n) qVt > nqK Vt > nK  Trong ví dụ trên, vì 15,000 > 100 x 120 nên các chủ warrant sẽ thực hiện quyền của mình. II.CHỨNG QUYỀN Đinh giá chứng quyền kèm trái phiếu mWt = qMax[0, Vt-(nK+F)] - m: số lượng warrant công ty phát hành - Wt: Giá trị của warrant - q: tỷ lệ cổ phiếu của chủ warrant trong tổng số cổ phiếu của công ty sau khi thực hiện quyền, q=m/(m+n) - Vt: Thị giá của công ty - n: Số cổ phiếu đã phát hành - K: Giá mua cổ phiếu của warrant - F: Mệnh giá trái phiếu III. THỰC TRẠNG 1. VIETCOMBANK 2. BV BÌNH DÂN www.themegallery.com III. THỰC TRẠNG Theo nghị định 187 của Chính phủ và thông tư 126, thông tư 95 của Bộ Tài chính mỗi CBCNV tại doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần (tương đương với 1 triệu đồng mệnh giá)  cho một năm công tác và giá mua sẽ được giảm 40% so với giá đấu giá thành công phát hành lần đầu ra công chúng. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam(VCB) và bệnh viện Bình Dân cũng nằm trong diện đó. www.themegallery.com 1. VIETCOMBANK 1.1. Quyền mua cổ phiếu của nhân viên Khi có thông tin VCB sẽ thực hiện cổ phần hoá vào cuối năm 2007, phớt lờ tất cả những lời cảnh báo từ các chuyên gia chứng khoán, phương tiện truyền thông, rất nhiều người vẫn lao vào mua thâm niên công tác của VCB với suy nghĩ "Giá cổ phiếu ngân hàng trên thị trường OTC và niêm yết đều cao gấp hàng chục lần mệnh giá là ngân hàng dẫn đầu trong khối các ngân hàng. Và giá rao bán của giao dịch thỏa thuận quyền mua cổ phiếu cho nhân viên có lúc lên đến 65triệu đồng/năm công tác,tức là 650.000 đồng cho quyền mua 1 CP www.themegallery.com 1. VIETCOMBANK Tuy nhiên, câu trả lời chính thức của VCB về phương án CPH là chưa được duyệt chính thức nên VCB cũng chưa xác định được lịch trình phát hành tiếp cổ phiếu trong những năm tiếp theo. Còn hiện tại, VCB vẫn chưa ấn định thời điểm chốt danh sách cổ đông, chưa có thống kê về số thâm niên chính xác cho mỗi cán bộ nhân viên nên những giao dịch mua bán thâm niên công tác là không chính thức. Ngân hàng sẽ không xác nhận cho những thỏa thuận mua bán đó. www.themegallery.com 1. VIETCOMBANK Sau đợt IPO của Vietcombank vào ngày 26/12/2007: - Giá trúng thầu bình quân cổ phiếu VCB là: 107.860đ/CP. - Người sở hữu quyền mua cổ phiếu VCB sau đợt IPO được mua với giá:107.860*0,6=64.716 đ/CP. - Với giá trúng thầu như trên thì giá của quyền mua cổ phiếu sẽ là:(107.860–64.716)=43.114 đ/CP. - Nếu tính theo mức giá mua quyền là 65 triệu/năm (tương đương 650.000đ/CP theo quy định số cổ phiếu tối đa mà CNV được mua) công tác thì người mua và thực hiện quyền mua cổ phiếu bị lỗ là: 606.886 đ/CP www.themegallery.com 1. VIETCOMBANK Như vậy, với các thông tin không rõ ràng cùng với các thoả thuận mua bán quyền bằng giấy tay thì người mua gặp quá nhiều rủi ro. www.themegallery.com 1. VIETCOMBANK 1.2 Chứng quyền đi kèm trái phiếu Ngoài cán bộ công nhân viên được quyền ưu tiên mua cổ phiếu theo số năm công tác, các trái chủ của VCB cũng có quyền ưu tiên mua cổ phần, do trái phiếu là trái phiếu có kèm quyền ưu tiên mua cổ phần phổ thông, cụ thể: www.themegallery.com 1. VIETCOMBANK Tên chứng khoán: Trái phiếu Tăng vốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 2005 (sau đây gọi tắt là TPTV) Mã chứng khoán: VCB1_105 Thời hạn đăng ký thực hiện quyền: Là 5 ngày làm việc liên tiếp kể từ ngày làm việc thứ 3 sau khi NHNTVN công bố giá đấu thành công bình quân thực tế (dự kiến vào 31/01/2008). Ngày thực hiện quyền là ngày đầu tiên của thời hạn đăng ký thực hiện quyền. www.themegallery.com 1. VIETCOMBANK Các Trái chủ sở hữu Trái phiếu Tăng vốn tại thời điểm chốt danh sách sẽ được quyền ưu đãi mua cổ phiếu của Ngân hàng Ngoại thương, cụ thể: i. Số lượng cổ phiếu được mua của một trái chủ được tính theo công thức: QS=( Pb/Ps) *Qb www.themegallery.com 1. VIETCOMBANK Pb (giá trái phiếu) = 100 000 x [1+ (6% x N¸360)] với N là số ngày thực tế từ ngày 26/12/2007 đến ngày thực hiện quyền. Qb là số lượng TPTV mỗi trái chủ nắm giữ tại thời điểm chốt danh sách trái chủ. Ps là giá đấu thành công bình quân thực tế từ IPO NHNgoại thương ngày 26/12/2007. Qs là số lượng cổ phiếu tối đa được mua của một trái chủ. Qs được làm tròn theo nguyên tắc: Phần thập phân 0,5 làm tròn = 1 Phần thập phân < 0,5 làm tròn = 0 www.themegallery.com 1. VIETCOMBANK Quyền ưu đãi mua cổ phiếu (với số cổ phiếu tối đa Qs nói trên) không có giá trị chuyển nhượng. Chủ sở hữu TPTV có quyền chuyển đổi một phần hoặc toàn bộ số TPTV nắm giữ; Trường hợp số cổ phiếu mà chủ sở hữu trái phiếu muốn mua nhỏ hơn Qs, · Số TPTV còn dư ≥1 mặc nhiên mất quyền chuyển đổi, · Số TPTV còn dư <1 được quy thành tiền, NHNT thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. www.themegallery.com 1. VIETCOMBANK NHỮNG THIỆT THÒI CỦA TRÁI CHỦ IPO VCB chỉ diễn ra ở những ngày áp chót của năm 2007 (26/12) nên phải mất gần một tháng sau, sau khi VCB IPO thành công, giá đấu thành công bình quân thực tế của VCB mới được xác định. Một khi có được mức giá này, mới có thể lấy làm căn cứ cho giá chuyển đổi chính thức Nhưng đến tận ngày 25/01/2008 trái chủ mới được ưu đãi mua cổ phiếu www.themegallery.com 1. VIETCOMBANK NHỮNG THIỆT THÒI CỦA TRÁI CHỦ Như vậy, thay vì được thực hiện quyền mua ưu đãi cổ phiếu của VCB trong năm 2007 như tính toán của nhiều trái chủ, thực tế họ chỉ có thể sỡ hữu cổ phần của ngân hàng vào cuối tháng 1/2008. Mặc dù từ ngày chốt danh sách (25/12/2007) đến ngày thực hiện quyền chuyển đổi chính thức (25/1/2008), nhà đầu tư vẫn được hưởng lãi trái phiếu theo quy định. Nhưng thay vào đó, họ sẽ mất đi quyền lợi cổ tức từ việc chậm sở hữu cổ phần. www.themegallery.com 2. BV BÌNH DÂN Sau ba năm chuẩn bị và hai năm xây dựng đề án CPH BV Bình Dân, cuối cùng vào ngày 21-6, trước phản ứng không đồng tình của công luận từ nhiều phía, UBND TPHCM đã chính thức thông báo ngưng đề án thí điểm cổ phần hóa Bệnh viện Bình Dân.. www.themegallery.com 2. BV BÌNH DÂN Kế hoạch và tiến trình thực hiện - Tháng 7.2004 chuẩn bị xây dựng đề án thí điểm CPH BV Bình Dân. - Ngày 1.7.2005, UBND TP.HCM gửi Công văn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tiến hành thí điểm CPH BV Bình Dân. - Ngày 17/5/2007, Phó trưởng ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương Phạm Viết Muôn cho hay việc cổ phần hoá BV Bình Dân chỉ mới trong phạm vi xây dựng đề án thí điểm. www.themegallery.com 2. BV BÌNH DÂN - 21/6, lãnh đạo TPHCM đã trình văn bản xin ý kiến Thủ tướng cho ngưng thực hiện thí điểm cổ phần hoá BV Bình Dân và nghiên cứu chọn 1 cơ sở khác có quy mô phù hợp hơn. - Ngoài chính sách mua ưu đãi ban đầu, mỗi cán bộ CNV sẽ được mua thêm 100 cổ phần cho mỗi năm làm việc với giá đấu bình quân bằng giá bán ra bên ngoài. Tổng cộng là 880.400 cổ phần, tổng mệnh giá là 8.804.000.000 đồng. www.themegallery.com 2. BV BÌNH DÂN - Tuy nhiên vừa mới có thông báo cổ phần hóa bệnh viện, mọi người đã đổ xô mua quyền mua cổ phần ưu đãi. Phần lớn người bán quyền mua cổ phần ưu đãi là hộ lý, điều dưỡng, nhân viên hành chính…. Phương thức mua bán bằng giấy tay. - Mặc dù có rất nhiều cảnh báo về sự rủi ro khi mua “quyền mua cổ phiếu” nhưng mọi người vẫn đổ xô mua “ chứng khoán non”, khi thấy chưa có phương án CPH thì mọi người đổ xô đi bán nhưng đến thời điểm này không còn ai có ý định mua. Như một số người nói nếu bệnh viện không cổ phần thì coi như đó là tiền ….học phí chứng khoán. www.themegallery.com 2. BV BÌNH DÂN - Rộn ràng nhất là vào thời điểm tháng 2 - 3.2007, khi thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn khá sôi động. Quyền mua CP của BV Bình Dân đã được mua bán với giá 60.000 đến 70.000, thậm chí là 80.000(gấp 8 lần mệnh gía).Theo dự đoán của các chuyên gia chứng khoán, số tiền giao dịch từ việc chuyển quyền mua cổ phiếu tại BV Bình Dân có thể lên đến gần 100 tỉ đồng, và mua đi bán lại qua nhiều người. www.themegallery.com 2. BV BÌNH DÂN - Khi BV không thực hiện CPH nữa thì người mua phải tự chịu, đây chính là rủi ro mà những người mua quyền hay mua năm công tác phải tính đến trước. Những nhà đầu tư đang "ôm" quyền mua với những "hợp đồng giấy tay" chắc chắn đang nuốt "trái đắng". Đây là một ví dụ hiển nhiên cho những rủi ro đã được cảnh báo trước. www.themegallery.com 2. BV BÌNH DÂN Nguyên nhân thất bại việc cổ phần hóa BV Bình Dân Đội ngũ nhân lực hùng hậu này chưa đủ làm nên một bệnh viện tầm cỡ chỉ vì cơ sở vật chất, trang thiết bị còn yếu kém Một nguyên nhân quan trọng khác là Bệnh viện Bình Dân được cổ phần hóa sẽ thất thoát rất nhiều tài sản của Nhà nước. Theo đề án đưa ra lúc đó, giá trị bệnh viện được tính tổng cộng hơn 136 tỷ đồng, một con số quá nhỏ bé nếu so với giá trị hàng ngàn tỷ đồng của toàn bộ diện tích đất sử dụng gần 14 ngàn m2 của bệnh viện này tại mặt tiền đường Điện Biên Phủ. www.themegallery.com www.themegallery.com IV. NGUYÊN NHÂN – GIẢI PHÁP NGUYÊN NHÂN CÁC CÔNG CỤ PHÁI SINH CHƯA ĐƯỢC ÁP DỤNG RỘNG RÃI Ở VIỆT NAM: - Thị trường tiền tệ Việt Nam chưa hòa nhập với thị trường tiền tệ thế giới, do đó tạo nên sự ổn định cho thị trường, khi có khủng hoảng tài chính ở khu vực hay thế giới cũng ít có ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ Việt Nam. Điều này khiến cho nhu cầu phòng chống rủi ro bằng các công cụ phái sinh là không cao. V. NGUYÊN NHÂN – GIẢI PHÁP - Do mạng lưới của các NHTMQD trải rộng khắp cả nước, với hơn 100 chi nhánh, do đó nếu muốn triển khai thì đòi hỏi trình độ giữa các chi nhánh phải tương đồng, điều này rất khó xảy ra. Có thể sản phẩm phái sinh sẽ chỉ được thực hiện tại một số tỉnh, thành lớn, nhưng như thế sẽ tạo nên sự thiếu đồng bộ giữa các chi nhánh. - Ngân hàng muốn kinh doanh sản phẩm phái sinh phải xin phép Ngân hàng Nhà nước và chỉ được hoạt động khi có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, điều này cũng khiến ngân hàng “ngại” triển khai nghiệp vụ này. www.themegallery.com IV. NGUYÊN NHÂN – GIẢI PHÁP - Đối tượng sử dụng các công cụ phái sinh chủ yếu là doanh nghiệp, nhưng sự hiểu biết của doanh nghiệp về các sản phẩm phái sinh còn hạn chế, trong khi đó môi trường hoạt động ít biến động nên họ cảm thấy không có nhu cầu hoặc chưa ý thức trong việc phòng chống rủi ro, nhất là đối với các DNNN. - Nhân sự của các NHTMQD thường làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, ít chịu tiếp thu cái mới, thiếu sự năng động, nhạy bén, trong khi sản phẩm phái sinh là những sản phẩm khá phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải có trình độ cao. www.themegallery.com IV. NGUYÊN NHÂN – GIẢI PHÁP 2. GiẢI PHÁP ĐỀ XUẤT: Quy định về giới hạn và giá mua Yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế Hoàn thiện những quy định tài chính kế toán liên quan, nâng cao tính thanh khoản của sản phẩm phái sinh www.themegallery.com IV. NGUYÊN NHÂN – GIẢI PHÁP 2. GiẢI PHÁP ĐỀ XUẤT: Bộ Công Thương nên kết hợp với ngân hàng giới thiệu những lợi ích của sản phẩm phái sinh cho doanh nghiệp biết, giúp doanh nghiệp làm quen dần với các sản phẩm tài chính hiện đại. Các ngân hàng cần chủ động tổ chức tập huấn nghiệp vụ phái sinh cho cán bộ nhân viên, có thể cử cán bộ đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài, đặc biệt là các nước có thị trường tiền tệ phát triển www.themegallery.com
Tài liệu liên quan