Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang

TÓM TẮT Huyền Quang là một thiền sư đồng thời là một thi nhân. Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang là cái đẹp, là hiện thân của toàn chân, toàn mĩ. Thiên nhiên là cách để ông bày tỏ quan niệm và trình bày một cách gián tiếp triết lí nhà Phật. Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang còn là hiện thân của tâm hồn, cách sống của thi nhân. Qua thiên nhiên, Huyền Quang - hình tượng tác giả hiện lên thật rõ trong một tâm thế sáng với tinh thần tỉnh thức của người tu Thiền và một tâm hồn thi nhân rộng mở. Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang trong sáng, tĩnh lặng, mang màu thiền sâu sắc.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 - Thaùng 6/2011 48 THIÊN NHIÊN TRONG THƠ HUYỀN QUANG NGUYỄN THỊ DIỆU HIỀN (*) TÓM TẮT Huyền Quang là một thiền sư đồng thời là một thi nhân. Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang là cái đẹp, là hiện thân của toàn chân, toàn mĩ. Thiên nhiên là cách để ông bày tỏ quan niệm và trình bày một cách gián tiếp triết lí nhà Phật. Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang còn là hiện thân của tâm hồn, cách sống của thi nhân. Qua thiên nhiên, Huyền Quang - hình tượng tác giả hiện lên thật rõ trong một tâm thế sáng với tinh thần tỉnh thức của người tu Thiền và một tâm hồn thi nhân rộng mở. Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang trong sáng, tĩnh lặng, mang màu thiền sâu sắc. ABSTRACT Huyen Quang is a Zen Buddhist and poet. Nature in his poems is a symbol of uttermost truth and perfect beauty. Through nature Huyen Quang expressed his views and presented the philosophy of Buddhism indirectly. In his poems, nature is also a symbol of poets’ souls and ways of living. Again through nature, Huyen Quang appeared vividly with a pure state of mind of a Zen Buddhist and a soul of a great poet. Nature in Huyen Quang’s poems is pure, tranquil, and meditative. 1. Thiên nhiên là đề tài muôn thuở của thi ca. Với các Thiền sư, thiên nhiên không chỉ là tình yêu mà còn là lối quay về, là nơi tìm lại tự tính của mình. Thiền sư Thích Giác Toàn đã rất có cơ sở khi cho rằng: “Một nét đẹp có thể nói là “bất khả tư nghì” hay tinh thần nhân bản sâu sắc tuyệt vời của các Thiền sư thời Lí - Trần là sự sống con người được tồn tại trong sự tồn tại vĩnh hằng của cảnh sắc thiên nhiên” (1). Lối sống thanh đạm, giản dị, hài hoà nên việc gần gũi thiên nhiên trở thành lẽ sống của họ. (*) Thiên nhiên còn là đối tượng thẩm mĩ cho nguồn cảm hứng Thiền. Trong quan (*) ThS, Trường THPT Thiên Hộ Dương, Cao Lãnh, Đồng Tháp. niệm của Thiền gia, thiên nhiên là nơi giúp con người tìm lại bản ngã, cái nôi nuôi dưỡng tự tính của mình. Con người do vô minh, tham dục nên quên cái chân bản ngã, chỉ khi trở về với thiên nhiên, đối diện với vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên, con người mới phát hiện, quay lại với chính mình. Thiền sư Thiền Lão đời thứ sáu, dòng Vô Ngôn Thông, khoảng niên hiệu Thông Thụy (1034-1038) đã trả lời những câu thăm hỏi của vua Lí Thái Tông bằng hình ảnh của thiên nhiên: - Hoà thượng trụ trì núi này được bao lâu? Sư đáp: Đản tri kim nhật nguyệt/ Thuỳ thức cựu xuân thu (Chỉ biết ngày tháng này/ Ai rành xuân thu ngày trước). Hay: - Hằng ngày Hoà thượng làm gì? Sư trả lời: Thuý trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh/ Bạch vân minh nguyệt lộ toàn 49 chân (Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác/ Trăng trong mây bạc hiện toàn chân)(2). Chỉ biết ngày tháng hiện tại, việc đã qua không màng nghĩ đến vì giây phút hiện tại rồi cũng sẽ trở thành quá khứ. Câu trả lời của sư cho thấy một tâm thức luôn tỉnh thức trước thực tại. Mọi việc đều “như thị” đúng quy luật của nó. Đáp lại cho câu hỏi, Hoà thượng dẫn dắt nhà vua thể nhập vào thiên nhiên, trong sự hoà nhập đó, con người sẽ nhận biết không còn sự khác biệt giữa trúc biếc hoa vàng Thiên nhiên làm đẹp tâm hồn con người và cái đẹp ấy lan toả soi chiếu rực sáng cái bên ngoài. Không còn biên giới giữa tâm và cảnh, giữa “ta” và “vật”, giữa nội tâm và ngoại cảnh, thiên nhiên và con người tồn tại ở trạng thái như nhiên “vật ngã lưỡng vong”, con người nhận ra cái tâm giác ngộ bản thể của mình. Thiên nhiên cũng là nơi Thiền gia chuyển tải những quan niệm về triết lí nhà Phật. Đó là các vấn đề về sinh - tử, sắc - không, về bản thể, chân như Huyền Quang là một Thiền sư - thi nhân, thơ của sư không chỉ là trí tuệ, tâm hồn của ngài mà còn là những rung động tinh tế của một hồn thơ trước thiên nhiên 2. Huyền Quang (玄光, 1254-1334), tên thật là Lí Đạo Tái (李道載), quê ở làng Vạn Tải thuộc lộ Bắc Giang. Thuở nhỏ sư dung nhan kì lạ, thông minh, học một biết mười, đỗ Tiến sĩ (Trạng nguyên) lúc 21 tuổi. Sau khi thi đậu, nhà vua định gả công chúa nhưng sư từ chối. Sư được bổ làm quan ở Hàn Lâm Viện và phụng mạng đón sứ Trung Hoa. Một hôm, sư theo vua Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm ở huyện Phụng Nhãn nghe Thiền sư Pháp Loa giảng kinh chợt tỉnh ngộ duyên trước. Sư dâng biểu xin từ chức để xuất gia tu hành. Năm 1305 sư xuất gia thọ giới tại chùa Vĩnh Nghiêm, theo làm thị giả cho Điều Ngự, lấy pháp hiệu là Huyền Quang, sau đó theo hầu Pháp Loa. Sư bị tai tiếng vì man kế Điểm Bích, cuộc lễ chẩn tế của sư đã xoá sạch mối nghi ngờ. Một điều khác biệt trong thơ của Thiền sư Huyền Quang so với các Thiền sư thời Lí - Trần là thơ ông không giáo điều, không thuyết lí khô khan về đạo. Thiền lí và các Thiền ngữ như Phật, tâm, vô thường, vô ngã, sắc, không, hữu, vô của nhà Phật ít thấy xuất hiện trong thơ ông. Tuy nhiên, chất Thiền lại đậm sâu hơn trong tinh thần. Nó hoà vào những cách cảm, cách nghĩ về cuộc đời, thiên nhiên, con người. Có lẽ một nhà sư như Huyền Quang khi làm thơ, mượn câu thơ để ghi nhận lại những trải nghiệm, suy tư của mình trên bước đường tu tập, qua những bài thơ đó người đọc không thể không nhận ra tâm hồn ông, tấm lòng ông với thiên nhiên, với con người. Thiên nhiên đẹp, thanh thoát, hữu tình trong thơ Huyền Quang là hiện thân của toàn chân, toàn mĩ. Hai mươi ba bài thơ trong tập thơ Ngọc tiên tập(3) đều hướng về thiên nhiên và con người hoà điệu cùng thiên nhiên. Có khi thi nhân miêu tả thiên nhiên trực tiếp, có khi trong những cảnh ngộ đau xót của con người ông đề thơ như một sự cảm thông chia sẻ (Ai phù lỗ, Tặng sĩ đồ tử đệ), trong trường hợp này thiên nhiên hiện diện như một chứng nhân: Kỉ gia sầu đối kim tiêu nguyệt (Đêm nay mấy kẻ sầu trăng nhỉ?). Thiên nhiên cũng là cách để ông bày tỏ quan niệm: Hà nhân tiểu ẩn lâm tuyền hạ/ Nhất tháp tùng phong trà nhất bôi (Lui về rừng suối hơn không/ Chè thơm một chén, gió thông một giường). Dù miêu tả ở khía cạnh nào, thiên nhiên - khách thể thẩm mĩ trong thơ Huyền Quang vẫn là hiện thân của cái đẹp và thi nhân - chủ thể thẩm mĩ say ngắm, chiếm 50 lĩnh cái đẹp đó. Phải thực sự rung động trước cảnh sắc bàng bạc của mùa thu trên sông, ông mới có những câu thơ đẹp đến nao lòng: “Tiểu đỉnh thừa phong phiếm diểu mang/ Sơn thanh thủy lục hựu thu quang” (Mênh mông theo gió, con thuyền nhỏ/ Thu sáng ngời xanh bóng nước, cây) hay “Nguyệt lạc ba tâm giang mãn sương” (Trăng lặn lòng sông, sương trắng đầy) Mùa thu luôn là nguồn cảm hứng của thi nhân. Thu trên sông trong cái nhìn của Huyền Quang là hình ảnh tiếp nối cảnh non xanh, nước biếc, ánh trời thu; là thời gian nối thời gian Sương phủ, trăng chìm dưới bóng sâu... Mọi cái liên tiến, sóng đôi làm không gian vừa tĩnh vừa động. Thi nhân vừa say trong cái đẹp của thiên nhiên vừa giật mình thảng thốt trước bước đi của thời gian. Cảnh làm nên tứ thơ. Cảnh, tình hoà quyện khiến nguồn thi liệu dào dạt trong lòng nhà thơ lên tiếng. Bài thơ gợi nhớ “Chiều thu ở Vũ Lân” của Trần Nhân Tông: Hoạ kiều đảo ảnh trám khê hoành Nhất mạch tà dương thủy ngoại minh Tịch tịch thiên sơn hồng diệp lạc Thấp vân như mộng viễn chung thanh (Dưới dòng khe suối bóng cầu soi Lóng lánh chiều lên rực ánh tươi Núi vắng nhẹ rơi ngàn lá đỏ Chuông ngân hoà quyện khói mây trôi) Cảnh vật tươi tắn, sinh động hiện lên thuần khiết trong cái nhìn của Thiền sư. Mọi vật đều lung linh, hư ảo “bóng cầu dưới suối, lấp lánh nắng chiều, lá nhẹ rơi nơi núi vắng, chuông ngân, mây trôi”. Mọi vật theo đúng tiến trình quy luật của nó. Trước cảnh huyền diệu đó lẽ nào lòng người không rung động? Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang thật bình lặng yên ả như tâm hồn Thiền sư, trong chốn đó người tu ung dung tự tại: Am sát trời xanh lạnh, Cửa mở trên từng mây Động rồng trời sáng bạch Khe hổ lớp băng dầy Chẳng có gì phải lo nghĩ, mọi ưu phiền lo toan vứt bỏ, chỉ còn lại lão tăng già: Vụng dại mưu nào có Già nua gậy một cây Rừng tre chim chóc lắm Quá nửa bạn cùng thầy (Yên Tử sơn am cư) Thiên nhiên cũng là cách nhà sư trình bày một cách gián tiếp triết lí nhà Phật. Ngọ thụy là bài thơ không chỉ miêu tả cảnh rừng sau cơn mưa “Vũ quá khê sơn tịnh, Phong lâm nhất mộng lương” (Mưa tạnh núi khe sạch, Rừng phong một giấc mơ). Bài thơ hàm chứa triết lí Thiền một cách kín đáo: Phản quan trần thế giới Khai nhản tuý mang mang (Ngoảnh nhìn đời bụi bặm Mở mắt dường say sưa) Nhìn lại cõi đời bụi bặm, mở mắt mà dường ngủ say. Câu thơ chứa đầy sự mâu thuẫn nhưng là sự nghịch lí cần thiết để diễn tả một công án Thiền. Mê lầm và tỉnh thức. Như thế nào gọi là mê, thế nào là tỉnh? Mở mắt mà vẫn ngủ say chỉ có thể là đối với người trong cõi trần. Nhìn ra bên ngoài nên còn ta, còn người, còn thấy được - thua, hơn - thiệt, còn đầy phân biệt, ngã chấp. Phiền toái, đau khổ, sân si cũng từ đây. Đó chẳng phải là mê sao? Tỉnh chẳng phải là hành trình tìm kiếm chính mình mà các Thiền sư cả một đời lao tâm vì nó? Phản quan tự kỉ bổn tùng tha đắc (soi sáng lại chính mình là phận sự gốc, không từ bên ngoài mà được) đó chính là kim chỉ nam của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Quay lại chính mình để nhận biết đó cũng 51 là cách lí giải, chuyển tải tư tưởng, triết lí về đạo của ngài Huyền Quang. Hình ảnh chiếc thuyền con cô độc trong con nước chiều đang lên, không gian bốn bề mênh mang với nước sông liền trời (Chu trung), sương phủ trăng chìm dưới bóng sâu (Phiếm chu) làm hiện lên một không gian khoáng đạt và lặng lẽ, trống không và bình dị, biểu trưng cho tâm hồn Thiền gia bát ngát vô bờ bến. Con người giao cảm, hoà nhập vào không gian, nhập tâm mình làm một với tâm bản thể chân như của vũ trụ, của đất trời vạn vật. Nhà đá (Thạch thất) là nơi ở của người tu với cuộc sống đạm bạc đơn sơ, có lúc đối diện với thiên nhiên khắc nghiệt. Đâu phải lúc nào thiên nhiên cũng là bạn hữu tâm tình cùng nhà thơ - Thiền sư. Thiên nhiên đôi khi như chính nó nghiệt ngã, lạnh lẽo đến vô cùng: Nhất lĩnh xối y kinh tuế hàn (Tấm áo lông thô lạnh tháng ngày) nhưng người tu vẫn thản nhiên và cuộc sống vẫn tiếp diễn như nó vốn có. Người tu vẫn ung dung tự tại toạ thiền: Sư ở trên giường Thiền, kinh trên án; Lò tàn củi lụi, mặt trời lên đã ba cây sào... Thời gian trôi, mọi vật đều thay đổi. Triết lí đạo Phật ẩn hiện đằng sau câu thơ một cách kín đáo: lẽ vô thường. Sư nhìn thấy quy luật cuộc sống đang tiếp diễn, đằng sau sự tàn lụi kia là sự sống, sức sống vươn lên mạnh mẽ. Không có gì mất đi, chỉ có sự chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác. Con người cũng vậy. Sự chết có hay không hay là sự chấm dứt ở hình thức này biến chuyển sang một trạng thái khác trong một hình hài khác (Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng từng nhận thấy thế). Cho nên trong sự tàn lụi, sư vẫn thấy sự sống lan toả. Hình ảnh mặt trời đang lên là xu thế tất yếu của sự vận động, của quy luật cuộc sống. Vậy cứ an nhiên bình thản Tăng tại thiền sàng kinh trên án, có gì phải bận lòng, cuộc đời vốn thế! Trong bài Diên Hựu tự (Chùa Diên Hựu), Huyền Quang - hình tượng tác giả hiện lên thật rõ trong một tâm thế sáng với tinh thần tỉnh thức của người tu Thiền. Kristnamurti một Thiền gia người Ấn đã từng nói: “Khi người quan sát, đối tượng được quan sát là một, tức bạn đã ở trong Thiền”. Nhất thể là trạng thái giác ngộ của người tu Thiền, phải trái đều như nhau, không phân biệt nên không bị chi phối, không vướng bận, mọi cái đều sáng tỏ như ánh trăng trong đêm thu: Thượng phương thu dạ nhất chung lan, Nguyệt sắc như ba phong thụ đan (Đêm thu chùa thoảng tiếng hương tàn, Phong đỏ, trăng ngời, sóng nguyệt lan) Trăng sáng, tinh thần sáng, phút giây diệu ngộ bừng cháy: Tham thấu thị phi bình đẳng tướng, Ma cung Phật quốc hảo sinh quan (Thấu hiểu thị phi đều thế cả, Dầu ma, dầu Phật chốn nào hơn) Quay về thiên nhiên là ước vọng của sư, là niềm khao khát khôn nguôi: Tranh như trục bạn quy sơn khứ, Điệp chướng trùng san vạn vạn tầng (Chi bằng theo bạn về non quách Núi dựng non che vạn vạn tầng) Dù là bậc Thiền sư, mọi chuyện đều gác hẳn ngoài tai, nhưng con người thi nhân trong sư vẫn đâu đó vọng vang tiếng lòng, nỗi buồn, nỗi ngao ngán thế sự đau đáu tâm can: Đức bạc thường tàm kế tổ đăng Không giao Hàn Thập khởi oan tăng Huyền Quang thấy thẹn với mình vì không làm tròn nhiệm vụ đối với Thiền phái. Ở tuổi 77, con người thường muốn gác bỏ hết mọi việc, huống chi với sư - một người mà Thôi đã theo Thiền lòng lặng tắt 52 còn lưu luyến chi chuyện được mất, hơn thua... 3. Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang là cảnh sắc của sông nước, của trăng, gió thu và nổi bật nhất là hình ảnh hoa cúc. Có lẽ đó là loài hoa nhà sư yêu nhất. Chùm thơ về Hoa cúc là hiện thân của tâm hồn, cách sống của thi nhân trước thiên nhiên. Hoa cúc thường được xem là biểu tượng của mùa thu. Theo quan niệm người xưa “Xuân sinh, hạ trưởng, đông liễm, thu tàn”, mỗi mùa mang một nhiệm vụ của nó. Mùa thu báo hiệu cho sự tàn phai, sự chấm dứt của quá trình sống của hoa lá cỏ cây, mùa của lá rụng Vườn thu tàn tạ, ngàn hoa rụng Nhưng kì diệu thay, đoá hoa cúc vẫn vàng ươm trong thu rét mướt Riêng cúc đông li vẫn đượm màu. Muôn hoa đều rã rời bởi mùa thu chỉ còn riêng mình “hoa cúc vẫn cười cợt với gió đông”. Phải chăng sự tồn tại thách thức với thời gian của hoa cúc làm nên cốt cách riêng biệt cho chính nó? Huyền Quang chẳng đã từng nói: So với muôn hoa cúc đứng đầu đó sao? Lấy hoa cúc gửi gắm tâm tư, bày tỏ quan niệm cho thấy sự tinh tế và trí tuệ của Thiền sư - thi nhân Huyền Quang. Vẻ rực rỡ tươi sáng của hoa cúc trong tiết trời thu gió rét, giữa sự tàn úa của muôn hoa khác làm nên nét riêng của loài hoa bình dị này. Vì yêu nên hoa cúc trong ông là mối bận bịu: Lão khứ sầu thu ngâm vị ổn Thi biều thực vị cúc hoa mang (Sầu thu, tuổi tác ngâm chưa được Thơ rượu vì hoa bận đến nhau) Hoa cúc trong cái nhìn của Thiền sư là đoá hoa của sự tuỳ duyên nhậm vận, của triết lí nhà Phật: “Cố viên tuỳ xứ thổ hoàng hoa” (Vườn cũ nơi nơi đã nở hoa vàng). “Tuỳ xứ” nơi nào loài hoa này cũng có thể mọc được, có thể sống và trổ hoa. Từ đặc điểm này khiến người ta cảm nhận đến sự tuỳ duyên trong giáo lí nhà Phật được chuyển tải qua cái nhìn tuệ giác của Thiền sư: đoá hoa cúc tuỳ duyên. Gặp duyên thì mọc, gặp duyên thì nở. Vì lẽ đó sư đã từng ngao ngán trước sự vô tâm, không hiểu được vẻ huyền diệu nơi hoa của con người: Vẻ đẹp tinh khôi người chẳng hiểu Bẻ về cài tóc, đáng cười không ? Cái đẹp của hoa cúc không chỉ là cái đẹp của thanh tịnh, của sự vi diệu. Trời xuân, hoa xuân nở khắp nơi. Hoa đua chen khoe sắc khiến tâm hồn người không thể không xao động trước vẻ đẹp của muôn hoa: Xuân lai hoàng bạch các phương phi, Ái diễm liên hương diệc tự thì (Xuân dến trăm hoa đua sắc thắm Một thời hương sắc kém chi nhau) “Ái diễm liên hương” chuyện yêu hoa bởi hoa đẹp, bởi hương hoa làm say đắm lòng người là chuyện của thế gian, của người phàm. Nhưng kiếp hoa vốn mong manh, sớm nở tối tàn. Đoá hoa vô thường trong vườn xuân rồi cũng phai tàn Biên giới phồn hoa toàn trụy địa (Vườn thu tàn tạ ngàn hoa rụng). Cái đẹp cùng hương hoa mất đi làm lòng tiếc thương buồn bã. Nếu hiểu được đó là chuyện thường hằng của đất trời thì tất cả vẻ đẹp kia chỉ là giả tưởng. Nhưng lạ lùng thay, diệu kì biết bao đoá hoa cúc vẫn đượm màu giữa ngàn hoa tàn úa. Trong cái giả tưởng, sắc tướng hiện hữu rõ ràng. Hình tượng hoa cúc là hiện thân cho cái chân toàn mĩ, toàn bích, cái chân đó không dễ gì nhận ra, cần có con mắt trí huệ mới nhìn thấu đáo. Hoa cúc VI là bài thơ về thiên nhiên đậm chất Thiền, trong đó lẽ “sắc - không” của tư tưởng Phật giáo được sư Huyền Quang gửi gắm kín đáo sâu sắc. Tinh thần hợp nhất, tự do, tự tại của người tu Thiền được soi sáng bởi thiên 53 nhiên. Vô ngã, vô úy cũng là đây. Con người hoà nhập với thiên nhiên, với đất trời, với vũ trụ: Hoa tại trung đình, nhân tại lâu, Phần hương độc toạ tự vong ưu. Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh, Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu (Hoa ở trước sân người trên lầu, Đốt hương ngồi lặng bỗng quên sầu. Hồn nhiên, người vật không tranh cạnh, So với muôn hoa cúc đứng đầu) (Hoa cúc V) Cái bản ngã trở thành đại ngã. Con người vượt qua cái hữu hạn đến với cái vô hạn, đến bên kia bờ giác. Thứ Bảo Khánh tự bích gian đề (Hoạ bài thơ đề trên vách chùa Bảo Khánh) là sự hoá thân vào thiên nhiên của thi nhân Huyền Quang: Khói nhạt đồng hoang quê lắm vẻ Lầu nam quán bắc xế vừng hồng Thơ không thi liệu, xuân không chủ Mấy cội hoa sầu nhớ gió đông Tâm hồn thơ bàng bạc cùng khắp không gian, thời gian, cảnh vật và thiên nhiên. Dường như thi nhân phủ định mọi cái, dửng dưng đến độ Xuân vô chủ tích thi vô liệu nhưng trong tận cùng tiềm thức, một khao khát không nguôi, thôi thúc cháy bỏng Sầu tuyệt đông phong kỉ thụ hoa. Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang trong sáng và mang đậm chất Thiền sâu sắc. Những bài thơ về thiên nhiên của Huyền Quang như đưa ta vào một khu vườn Thiền uyên nguyên, tĩnh lặng. Bao nhiêu thế kỉ đã qua, Bách tuế quang âm nhiển chỉ trung (Ngày tháng, trăm năm một thoáng nhanh) đất trời vẫn lồng lộng, thiên nhiên vẫn ngát xanh và con người không thôi say đắm trước nó Thiên nhiên trong thơ Huyền Quang vẫn lưu luyến vấn vương tâm tư ta. Tình yêu của Huyền Quang với thiên nhiên là bất diệt... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thích Giác Toàn (2010), Những sáng tác văn học của các thiền sư thời Lí – Trần, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Huệ Chi (chủ biên), (1998), Thơ văn Lí - Trần, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tập II. 3. Trần Thị Băng Thanh, (chủ biên), (2001), Huyền Quang - Cuộc đời, Thơ và Đạo, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
Tài liệu liên quan