Thiên tai khí tượng nông nghiệp

Sương muối là loại thiên tai thường xảy ra trong mùa đông ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Sương muói là những hạt băng nhỏ, xốp, nhẹ, đọng trên mặt đất, lá cây hay các vật gần mặt đất khi nhiệt độ hạ xuống dưới 0oC. Sương muối cũng có thể xuất hiện khi nhiệt độ không khí trên dưới 5oC, nhưng nhiệt độ mặt đất và lá cây có thể xuống thấp hơn không khí khá nhiều. Sương muối thường xuất hiện vào ban đêm khoảng gần sáng, khi mà mặt đất bức xạ và nguội lạnh đi nhiều nhất. Do nhiệt độ quá thấp, hơi nước chứa trong không khí tiếp giáp với bề mặt lạnh sẽ ngưng kết lại ở trạng thái băng, dưới dạng những hạt nhỏ như những tinh thể muối. Sương muối cũng có thể hình thành do hơi nóng, ẩm từ các lớp đất sâu bốc lên. Do đó mà sương muối có thể thấy cả ở mặt trên lẫn mặt dưới lớp lá khô hoặc các vật khác. Điều kiện thích hợp nhất cho sự hình thành sương muối là những đêm có gió mùa Đông Bắc, trời quang mây, gió nhẹ. Do trời quang mây, bức xạ hữu hiệu của mặt đất và các vật trên mặt đất được tăng cường, không khí luôn luôn được thay thế và hơi ẩm được bổ sung liên tục khi có gió nhẹ. Sương muối hình thành nhiều nhất ở những nơi có độ ẩm vừa phải. Trong các thung lũng, bồn địa. nhiệt độ hạ thấp hơn các nơi khác nên sương muối dễ xuất hiện hơn so với sườn núi hoặc đỉnh đồi. Sương muối thường xuất hiện với tần suất cao ở những nơi trơ trọc, không có thảm thực vật và các sườn phía Bắc đón gió mùa Đông Bắc.

doc14 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiên tai khí tượng nông nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VII. THIÊN TAI KHÍ TƯỢNG NÔNG NGHIỆP Thiên tai là những thảm hoạ bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho con người ở mỗi địa phương, mỗi vùng hoặc cả đất nước. Các loại thiên tai như bão, lụt, hạn hán, sương giá, gió khô nóng… đều gây ra những thiệt hại rất lớn cho các ngành kinh tế quốc dân. Đối với sản xuất nông nghiệp, thiên tai thường mang lại nhiều tổn thất đối với năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, có khi làm thất thu hoàn toàn. Có nhiều loại thiên tai. Trong chương này chúng ta đi sâu nghiên cứu một số loại thiên tai ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp ở nước ta như giá lạnh, gió khô, nóng, hạn hán, lũ lụt, bão… 1. SƯƠNG MUỐI 1.1. Điều kiện hình thành. Sương muối là loại thiên tai thường xảy ra trong mùa đông ở các tỉnh miền Bắc nước ta. Sương muói là những hạt băng nhỏ, xốp, nhẹ, đọng trên mặt đất, lá cây hay các vật gần mặt đất khi nhiệt độ hạ xuống dưới 0oC. Sương muối cũng có thể xuất hiện khi nhiệt độ không khí trên dưới 5oC, nhưng nhiệt độ mặt đất và lá cây có thể xuống thấp hơn không khí khá nhiều. Sương muối thường xuất hiện vào ban đêm khoảng gần sáng, khi mà mặt đất bức xạ và nguội lạnh đi nhiều nhất. Do nhiệt độ quá thấp, hơi nước chứa trong không khí tiếp giáp với bề mặt lạnh sẽ ngưng kết lại ở trạng thái băng, dưới dạng những hạt nhỏ như những tinh thể muối.. Sương muối cũng có thể hình thành do hơi nóng, ẩm từ các lớp đất sâu bốc lên. Do đó mà sương muối có thể thấy cả ở mặt trên lẫn mặt dưới lớp lá khô hoặc các vật khác. Điều kiện thích hợp nhất cho sự hình thành sương muối là những đêm có gió mùa Đông Bắc, trời quang mây, gió nhẹ. Do trời quang mây, bức xạ hữu hiệu của mặt đất và các vật trên mặt đất được tăng cường, không khí luôn luôn được thay thế và hơi ẩm được bổ sung liên tục khi có gió nhẹ. Sương muối hình thành nhiều nhất ở những nơi có độ ẩm vừa phải. Trong các thung lũng, bồn địa... nhiệt độ hạ thấp hơn các nơi khác nên sương muối dễ xuất hiện hơn so với sườn núi hoặc đỉnh đồi. Sương muối thường xuất hiện với tần suất cao ở những nơi trơ trọc, không có thảm thực vật và các sườn phía Bắc đón gió mùa Đông Bắc. Dựa vào nguyên nhân hình thành mà người ta có thể chia sương muối ra làm 3 loại: - Sương muối bức xạ: Hình thành do mặt đất bức xạ quá mạnh làm cho nhiệt độ mặt đất giảm xuống đột ngột, nhiệt độ hạ xuống dưới 0oC. Loại này thường được hình thành khi trời quang mây, gió nhẹ, độ ẩm không khí không cao lắm. - Sương muối bình lưu: Là loại sương muối được hình thành khi có bình lưu lạnh tràn về làm cho nhiệt độ không khí và mặt đất hạ xuống nhanh chóng, phạm vi phân bố loại sương muối này rất rộng. - Sương muối hỗn hợp: Là sương muối được hình thành không chỉ do sự xâm nhập của không khí lạnh mà còn do sự lạnh đi vì bức xạ của mặt đất. Sau những đợt gió lạnh tràn về độ 1 – 2 ngày, nếu trời quang mây, gió nhẹ, nhiệt độ không khí tiếp tục giảm thấp, thì rất dễ xuất hiện sương muối. Ở miền Bắc nước ta sương muối xảy ra nhiều nhất vào khoảng tháng 12, tháng 1 là những tháng thời tiết lạnh và khô, thuận lợi cho sự bức xạ mất nhiệt của mặt đất. Khu vực có tần suất sương muối cao là vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc. Ở các vùng này, có những nơi sương muối xuất hiện vài đợt trong một năm. Ngoài ra, một số nơi khác như vùng núi Việt Bắc, Thanh Hóa, Nghệ An cũng có sương muối với tần suất thấp. Bảng 7.1. Tần số sương muối trung bình ở một số vùng . Ðơn vị: ngày/năm  Tên vùng Tháng Cả năm X XI XII I II III 1.     Sìn Hồ 0.04 1.6 4.8 4.4 1.0 0.04 11.9 2.     Tủa Chùa 1.0 0.3 1.3 3. Điện Biên 0.1 0.3 0.4 4.     Cò Nòi 0.4 1.5 1.0 2.9 5.     Mộc Châu 0.6 2.3 2.0 0.2 5.1 6. Sơn La 0.3 1.1 1.2 2.6 7.     Bắc Hà 0.1 0.4 1.3 1.6 0.1 3.5 8.     Hoàng Liên Sơn 2.0 4.4 2.3 0.2 0.04 5.4 9. Hoà Bình 0.4 0.5 0.9 10.     Phó Bảng 1.3 2.3 2.3 0.6 0.1 6.6 11.     Trùng Khánh 0.04 0.8 2.2 2.5 0.3 5.8 12.     Ðình Lập 0.4 1.5 1.6 0.04 3.5 13. Định Hoá 0.3 0.4 0.7 14. Hàm Yên 0.04 0.6 0.6 15. Lạng Sơn 0.1 0.8 1.2 0.03 2.1 16. Hà Nội 0.1 0.03 0.03 0.2 17. Quỳ Hợp 0.4 0.3 0.7 18. Tây Hiếu 0.2 0.6 0.8 1.2. Tác hại và phương pháp phòng chống Tác hại của sương muối là do nhiệt độ thấp. Khi nhiệt độ hạ xuống dưới 0oC, nước trong thân cây sẽ đóng băng lại và giãn nở thể tích, phá vỡ các tế bào, các ống dẫn nhựa cũng ngừng hoạt động không vận chuyển được các chất dinh dưỡng nuôi cây. Vì vậy ngày hôm sau khi có sương muối, cây trồng bắt đầu xuất hiện những vết “cháy táp” trên mặt lá. Ngọn cây khô dần, lớp vỏ tróc ra, cây héo úa rồi chết. Ngay cả khi sương muối chưa hình thành nhưng nếu nhiệt độ không khí xuống rất thấp, các quá trình sinh lý bị ngưng trệ gây ra hiện tượng héo sinh lý. Để chủ động trong việc phòng chống sương muối, cần phải biết trước khả năng có thể xuất hiện sương muối hay không, từ đó có những biện pháp thích hợp để hạn chế tác hại của sương muối. Trong số các phương pháp dự báo sương muối, thì phương pháp Mikhailepski dễ áp dụng và cho độ chính xác khá cao đối với loại sương muối bức xạ và sương muối hỗn hợp. Công thức dự báo có dạng: M = t’ – (t – t’).C M’ = ť – (t – ť).2C Trong đó : M : là nhiệt độ thấp nhất của không khí vào ban đêm. M’: là nhiệt độ thấp nhất của bề mặt đất vào ban đêm. t : là nhiệt độ đo được trên nhiệt kế khô và t’ nhiệt độ đo được trên nhiệt kế ướt. C : là hệ số phụ thuộc vào độ ẩm của không khí (bảng 7.2.) Trị số C trong bảng chỉ thích hợp khi lượng mây từ 4/10 – 7/10 bầu trời, nếu lượng mây trên bầu trời < 4/10 thì trị số tính ra phải được cộng với số hiệu chính là âm 2. Bảng 7.2. Quan hệ giữa hệ số C và độ ẩm tương đối của không khí Độ ẩm C Độ ẩm C Độ ẩm C 100 5,0 70 2,0 40 0,9 95 4,5 65 1,8 35 0,8 90 4,0 60 1,5 30 0,7 85 3,5 55 1,3 25 0,5 80 3,0 50 1,2 20 0,4 75 2,5 45 1,0 15 0,3 Nếu lượng mây > 7/10 bầu trời thì trị số tính ra phải được cộng thêm 2. Nếu M và M’ đều < - 2 thì khả năng xuất hiện sương muối sẽ là 100%. Nếu M và M’ đều > +2 thì không xuất hiện sương muối. Nếu M > +2 và M’ < - 2 thì khả năng xuất hiện sương muối là 50%. Lưu ý: Hệ số C phụ thuộc vào đặc điểm ở địa phương nên cần phải xây dựng bảng hệ số C phù hợp cho từng nơi. Theo lý thuyết nêu trên, chúng ta có thể đề ra nguyên tắc chung của các biện pháp phòng chống sương muối là giữ cho nhiệt độ mặt đất không xuống quá thấp (dưới 0oC). Những biện pháp thường dùng là: - Hun khói: Dùng rơm rạ, cỏ ẩm chất thành những đống ở góc ruộng nơi đầu gió, đốt cháy âm ỷ để tỏa ra nhiều khói nhằm hạn chế bức xạ hữu hiệu của mặt đất. - Tưới nước: Nhằm làm đất ẩm thêm, tăng cường khả năng giữ nhiệt và độ dẫn nhiệt, nhờ đó nhiệt từ trong lòng đất có thể truyền lên, làm tăng nhiệt độ mặt đất. Ở những nơi đất thấp có thể bơm nước vào ruộng để hạn chế mặt đất bức xạ mất nhiệt. - Phủ đất: Dùng rơm rạ, bèo, cỏ mục... phủ lên mặt đất để giảm khả năng bức xạ nhiệt khiến cho đất đỡ lạnh đi. Những vật phủ phải là vật có độ dẫn nhiệt kém. - Chọn giống có khả năng chịu lạnh cao, ít bị tác hại của sương muối. - Xê dịch thời vụ gieo trồng tránh thời kỳ thường xuất hiện sương muối. Đối với cây vụ đông, bố trí sao cho giai đoạn ra hoa, đậu quả mẫn cảm với nhiệt độ thấp tránh được thời kỳ xuất hiện sương muối. - Trồng đai rừng phòng hộ chống hướng gió lạnh. Bố trí mật độ cây trồng hợp lý. 2. GIÓ FOHN KHÔ, NÓNG (gió Lào) 2.1. Điều kiện hình thành Gió fohn khô, nóng là hiện tượng thời tiết xảy ra trong mùa hè ở nước ta, ảnh hưởng chủ yếu tới các tỉnh ven biển miền Trung, nằm dọc theo dãy Trường Sơn từ Thanh Hóa đến Ninh Thuận. Gió này có nguồn gốc từ vùng biển Nam Ấn Độ Dương, trên đường đi qua lục địa Thái Lan, Lào, Campuchia và dãy Trường Sơn, khối không khí nguồn gốc biển nóng ẩm bị biến tính fohn trở nên khô và nóng (xem phần 3.3, chương 5). Gió fohn khô, nóng thường có hướng Tây, Tây-Nam thường được gọi là gió Lào. Gió Tây Nam khô nóng ảnh hưởng nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, vào tới Bình - Trị - Thiên. Ở đồng bằng Nghệ An – Hà Tĩnh, trung bình hàng năm quan sát được 20 - 30 ngày. Trong các vùng thung lũng phía Tây, tình trạng khô nóng còn biểu hiện nghiêm trọng hơn, mỗi năm có đến 40 – 50 ngày, trong đó có 15 – 20 ngày khô nóng cấp II. Khu vực Thanh Hoá và Ðồng bằng Bắc Bộ gió khô, nóng ít hơn, khoảng từ 10 đến 20 ngày mỗi năm. Vùng Tây Bắc cũng thường thấy gió Tây mà tính chất cũng tương tự như trên. Bảng 7.3. Mức độ gió khô nóng ở một số địa điểm vùng Bắc Trung Bộ Địa điểm Tháng III Tháng IV Tháng V Tháng VI Tháng VII Tháng VIII Tháng IX Tổng cộng Tần số khô nóng cấp I Thanh Hóa - 0,4 2,6 3,8 3,7 1,5 0,1 12,1 Vinh 0,2 1,2 5,2 7,2 7,1 5,9 0,4 27,2 Hà Tĩnh 0,3 1,0 5,4 7,3 10,1 6,4 0,6 31,6 Đồng Hới 0,5 1,5 4,9 7,3 6,8 5,2 0,7 26,9 Cửa Tùng 0,6 1,9 3,7 8,7 6,7 5,1 0,7 27,5 Tần số khô nóng cấp II Thanh Hóa 0.0 0,0 0,0 0,3 0,3 0,0 0,0 0,6 Vinh 0,2 0,6 1,8 2,1 2,7 0,5 0,0 7,9 Hà Tĩnh 0,2 0,2 0,6 0,9 1,2 0,4 0,0 3,5 Đồng Hới 0,4 1,5 3,1 0,7 1,8 0,7 0,0 8,2 Cửa Tùng 0,2 0,8 1,0 3,0 1,0 0,4 0,0 6,4 Các tỉnh Bình - Trị - Thiên cũng là vùng có nhiều gió Tây khô nóng. Đặc biệt khu vực Quảng Trị có đèo Lao Bảo, nơi thấp nhất của dãy Trường Sơn hút luồng gió Tây khô nóng thổi thẳng xuống vùng đồng bằng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất Nông Lâm nghiệp. Về cường độ và tần số, trung bình mùa hè quan sát được 25 – 30 ngày khô nóng cấp I, trong đó có 7 – 8 ngày khô nóng cấp II. Hai tháng nhiều gió Tây khô, nóng nhất là tháng VI và VII, trung bình mỗi tháng có 7 – 9 ngày khô nóng cấp I, trong đó 2 – 3 ngày khô nóng cấp II. Ngoài ra gió Tây Nam khô nóng còn hoạt động khá mạnh trên các vùng ven biển thuộc các tỉnh Trung Trung Bộ (Nam đèo Hải Vân đến phía Bắc đèo Cả), mức độ khô nóng có thấp hơn. Tuy vậy cũng có những lúc gió Tây Nam khô nóng đem lại nhiệt độ trên 400C và độ ẩm dưới 30%. 2.2. Tác hại và biện pháp phòng chống Tác hại của gió Tây Nam khô nóng (gió Lào) chính là nhiệt độ cao và độ ẩm không khí thấp. Trong trường hợp tốc độ gió vừa phải (khoảng 2 - 3 m/s), nhiệt độ tối cao trong ngày tới 34 - 350C, độ ẩm tối thấp dưới 55%. Gió Lào mạnh (tốc độ khoảng 5 - 10 m/s) có thể làm tăng nhiệt độ tới 37 - 400C, độ ẩm giảm xuống dưới 45%. Vì vậy khi có gió Tây Nam khô nóng, độ thoát hơi nước của cây rất lớn, lượng nước trong cây bị hao hụt không kịp bù lại, cây sẽ bị khô héo và chết. Gió khô nóng kéo dài dễ gây ra khô hạn trên diện rộng, ảnh hưởng rất lớn đến mùa màng. Những đợt gió khô nóng đến sớm thường nguy hiểm cho lúa xuân đang thời kỳ trỗ bông. Khi gặp những đợt gió này, tỷ lệ hạt lép từ 20 – 50%. Đối với lúa mùa vào thời kỳ mạ, gió này làm cho mạ bị già, khi cấy xuống không bén được rễ. Đặc biệt gió Tây Nam khô nóng còn là nguyên nhân gây ra cháy rừng. Trong những trường hợp gió mạnh, cây cỏ bị khô héo, dễ bị cháy rừng và lan trên diện rộng. Mặt khác, tác động gián tiếp của các yếu tố khí tượng còn kéo theo làm khô kiệt nước trong đất, chua phèn và muối mặn ngấm lên mặt làm cho bộ rễ cây như bị ngâm trong các dung dịch có nồng độ muối khoáng và a xít cao, cây trồng có thể bị chết. Để đề phòng gió Tây Nam khô nóng, đối với lúa xuân cần gieo cấy đúng thời vụ, chăm bón tốt cho lúa mọc khỏe, trổ sớm, tránh được nhũng đợt gió khô nóng đầu mùa. Đối với lúa mùa, khi cấy cần giữ nước mặt ruộng cho mát gốc, bón thêm phân để làm tăng sức sống. Các biện pháp phòng chống như phủ đất, trồng xen, vun gốc... có tác dụng làm giảm tác hại của gió khô nóng. Việc trồng rừng chắn gió có tác dụng hạn chế tác hại của gió khô nóng vì một mặt làm hạ thấp nhiệt độ, mặt khác tăng thêm độ ẩm của không khí. Gió Lào làm cho sức khỏe của trâu, bò bị giảm sút, do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động. Vì thế cần chú ý chăm sóc trâu bò trong mùa gió Lào thông qua việc bảo đảm cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống, giờ giấc làm việc hợp lý. Trên những vùng đất trồng trọt và chăn nuôi cần tạo ra nhiều hồ chứa nước và trồng rừng chắn gió. Vào thời kỳ cuối mùa đông cần chọn một loại cây trồng nào đó vừa chịu hạn vừa sinh trưởng nhanh chóng, tạo lớp phủ thực vật cho các cây trồng khác có giá trị cao hơn khi bắt đầu vào mùa gió Lào. 3. HẠN HÁN 3.1. Điều kiện hình thành Hạn là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai, bởi nó gây ra sự thoát hơi nước mặt lá và bốc hơi mặt đất mạnh, phá vỡ cân bằng nước trong cây, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Dựa vào nguyên nhân gây ra hạn mà có thể chia ra làm hai loại là hạn đất và hạn không khí a) Hạn đất Hạn đất xảy ra khi trời không có mưa một thờì gian dài, nhiệt độ cao kéo theo sự bốc hơi lớn của mặt đất. Tình trạng trên gây ra sự mất cân đối giữa lượng nước cây cần với lượng nước được cung cấp từ đất dẫn đến cây héo, năng suất cây trồng bị giảm sút hoặc có thể chết. Hạn đất được xác định bởi thời tiết khô, nóng kéo dài từ 15 – 20 ngày trở lên. Trong thời gian đó trời không mưa hoặc chỉ có mưa nhỏ. Mức độ hạn được xác định bằng nhiều chỉ tiêu: - Hạn đất tính theo chuẩn sai lượng mưa (DR): Chuẩn sai lượng mưa được tính theo công thức: DR = R – Trong đó: DR là chuẩn sai lượng mưa; R lượng mưa thực tế; là lượng mưa trung bình nhiều năm. Khi DR > 20%, (hụt trên 20% so với tiêu chuẩn) là mưa ít. DR > 30%: hạn trung bình DR > 50%: hạn nặng DR > 75%: hạn rất nặng - Hạn đất tính theo hệ số thuỷ nhiệt của Sê-nia-ni-nốp HTC (Hydro- temperature Coefficient) SR HTC = --------- ∑t0C Trong đó: SR là tổng lượng mưa ∑t0C là tổng lượng nhiệt Khi HTC < 1 bắt đầu có dấu hiệu hạn HTC = 0,5 – 0,6 hạn trung bình HTC = 0,4 – 0,5 hạn nặng HTC < 0,4 hạn rất nặng Áp dụng công thức này ở Việt Nam, Trung tâm khí tượng nông nghiệp đã đưa ra công thức: Hệ số 0,16 là hệ số thực nghiệm thường dùng cho vùng nhiệt đới. Nếu K = 1 – 2 thì không hạn, là những vùng ẩm ướt K = 0,5 – 1,0 là vùng bắt đầu có dấu hiệu hạn K< 0,5 là vùng hạn b) Hạn không khí Hạn không khí xảy ra khi độ ẩm không khí quá thấp, nhiệt độ cao và gió mạnh. Hạn không khí thì đất có thể vẫn đủ ẩm nhưng các bộ phận của cây trên mặt đất thoát hơi nước nhiều dẫn đến bộ rễ không kịp hút nước cung cấp cho quá trình bốc hơi mặt lá và kết quả là cây bị khô héo. Để đánh giá hạn không khí có thể dùng chỉ số hạn không khí của Subebinler: Đối với hạn không khí, để xác định cường độ hạn cần phải tính đến khả năng bốc hơi, độ ẩm tương đối, nhiệt độ hoặc độ thiếu hụt bão hòa hơi nước (d) của không khí cũng như vận tốc gió. Khi nghiên cứu về bản chất của hạn không khí, Subebinler nhận thấy rằng hạn không khí xảy ra khi d = 20 mb và đưa ra bảng chỉ số hạn sau: Bảng 7.4. Chỉ số khí tượng của các loại hạn không khí Hạn không khí Khả năng bốc hơi (mm/ngày đêm) Độ thiếu hụt bão hòa (d) lúc 13 h Ứng với vận tốc gió < 10 m/gy Ứng với vận tốc gió > 10 m/gy Hạn nhẹ 3 – 5 20 – 32 13 – 27 Hạn trung bình 5 - 6 33 – 39 28 – 32 Hạn nặng 6 – 8 40 – 52 33 – 45 Hạn rất nặng > 8 ³ 53 ³ 46 Mức độ hại của hạn đối với cây trồng phụ thuộc vào thời gian kéo dài của hạn. Theo Subebinler thì cây trồng có thể không bị hại sau 5 ngày hạn nhẹ và 1 – 2 ngày hạn rất nặng. - Chỉ số hạn không khí tính theo nhiệt độ và lượng mưa: Ở đây : S là chỉ số hạn, DT và DR là chuẩn sai nhiệt độ và lượng mưa so với chuẩn trong thời kỳ nghiên cứu, dT và dR là độ lệch chuẩn tương ứng. Khi S ³ 2,0 xuất hiện hạn không khí S ³ 3,0 hạn nặng Chỉ số hạn S còn được xác định theo diện, nếu DR, DT và S tính theo diện tích đạt tỷ số: 1 – 10%: Hạn cục bộ 11 – 20%: Hạn rộng 21 – 30%: Hạn rất rộng 31 – 50%: Hạn nghiêm trọng > 50%: Hạn thiên tai 3.2. Phân bố hạn và biện pháp phòng chống. Ở Miền Bắc, do tính thất thường của chế độ mưa nên hạn là hiện tượng khá thường xuyên. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, hạn hay xảy ra vào vụ Đông Xuân trùng với mùa ít mưa, lượng mưa trung bình tháng chỉ khoảng 20 – 30 mm, có những giai đoạn liên tục nhiều ngày không có mưa. Trong vụ mùa, vẫn có khả năng xảy ra hạn mặc dù là mùa mưa. Hạn ở thời điểm này gây thiệt hại nghiêm trọng vì nhiệt độ cao, bốc hơi nước mạnh làm cho cây bị tàn lụi nhanh chóng. Qua nghiên cứu cho thấy hạn vào thời kỳ lúa làm đòng năng suất có thể giảm 30%, hạn vào lúc lúa trổ bông phơi màu, năng suất có thể giảm tới 40 – 50%, còn hạn vào lúc lúa đang ngậm sữa năng suất giảm 10 – 15%. Ở các tỉnh duyên hải miền Trung, hạn xảy ra vào cuối mùa xuân và trong suốt mùa hè, hạn nặng vào tháng VI, VII. Thời kỳ bị ảnh hưởng của gió Lào khô, nóng gây ra cả hạn đất và hạn không khí, làm thất thu nghiêm trọng lúa vụ đông xuân và vụ hè thu. Nhiều tỉnh không trồng được các loại rau màu, các chân đất màu mỡ, thích hợp với cây trồng cạn cũng bị bỏ hóa do không có nước tưới. Ở đồng bằng sông Cửu Long thường gặp hạn hán vụ đông xuân trong mùa khô, từ tháng XI đến tháng IV. Vụ đông xuân năm 1992 – 1993, lượng mưa ở hầu hết các tháng đều thấp hơn Bảng 7.5. Tần suất hạn hán trong mùa khô ở Quảng Ngãi (%) Địa điểm Tháng IV Tháng V Tháng VI Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Châu Ô 92 100 92 92 77 62 67 67 58 Trà Khúc 88 94 94 88 69 8 56 69 63 Quảng Ngãi 88 82 88 88 71 77 77 82 81 An Chỉ 88 88 94 88 71 65 65 77 53 Mộ Đức 88 94 88 77 71 88 77 88 71 Đức Phổ 100 88 100 100 77 100 88 82 82 Ghi chú: Tuần hạn có lượng mưa nhỏ hơn 30 mm Nguồn: Võ Thị Kiều, Trạm khí tượng Quảng Ngãi trung bình nhiều năm từ 75 – 90%. Hạn hán và sâu bệnh đã làm năng suất lúa giảm 6,2 tạ/ha, tổng sản lượng thấp hơn 559.000 tấn so với vụ đông xuân 1991 – 1992. Ở các tỉnh Tây Nguyên hạn hán cũng thường xảy ra trong mùa khô, ngay từ tháng III, tháng IV nhiều vườn cà phê, cây ăn quả đã bị hạn làm cháy khô. Các ao, hồ, sông, suối và các mạch nước ngầm đều cạn kiệt, không còn nguồn nước phục vụ sản xuất. Hạn hán còn có nguyên nhân từ hoạt động của El Ninô (xem chương IX). Nghiên cứu về hạn hán ở Việt Nam cho thấy, trong 50 năm hạn trên diện rộng vào vụ đông xuân chiếm 22%, vụ hè thu chiếm 12%. Trong đó trên 60% hạn đông xuân và trên 80% hạn hè thu có liên quan đến El Ninô. Các vụ đông xuân 1962 – 1963, 1976 – 1977, 1982 – 1983, 1997 – 1998 và các vụ hè thu 1963, 1977, 1983, 1993 và 1998 là các năm có El Ninô đặc biệt bị hạn nặng. Để phòng chống hạn hán, biện pháp chủ yếu là bảo vệ nguồn nước và giữ ẩm cho đất ngay từ đầu mùa khô. Vào đầu mùa khô cần triển khai một số biện pháp chống hạn như xới xáo đất để hạn chế bốc hơi, che phủ cho đất bằng rơm rạ, cỏ mục, bèo hoặc nilon... để giữ ẩm.. Ở những nơi hạn thường xuyên xảy ra trên diện rộng, nên trồng các đai rừng để cải thiện điều kiện khí hậu. Các đai rừng có tác dụng cản gió, giảm bốc hơi của đất, hạ thấp nhiệt độ và tăng thêm độ ẩm. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Quang Vĩnh (2000), phía sau dải rừng ứng với khoảng cách bằng 30 – 40 lần chiều cao của dải rừng, tốc độ gió giảm từ 20 – 60%, độ bốc hơi giảm 40%, nhiệt độ hạ thấp hơn 0,5 – 1,5oC và độ ẩm không khí cao hơn 0,5 – 1,5 mb so với không có rừng chắn. Bởi vậy, rừng có tác dụng rất tốt trong việc chống hạn. Ở các vùng đồi núi nên xây dựng các hồ tích chứa nước để chủ động trong việc tưới tiêu cho các loại cây trồng. Những vùng hạn hán khá gay gắt như Tây Nguyên, ven biển Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ... cần áp dụng các biện pháp bảo vệ nguồn nước ngay từ đầu mùa khô như đắp đập giữ nước, đóng cống tiêu nước kịp thời, che phủ nilon trên mặt hồ nước, sử dụng tiết kiệm các nguồn nước... Vùng đồng bằng nên có hệ thống kênh mương hợp lý để có thể dẫn nhập được các nguồn nước một cách thuận lợi, nhất là vào mùa khô hạn. 4. LŨ LỤT Lũ lụt là chỉ hiện tượng nước sông dâng lên do mưa lớn đầu nguồn, nước lũ đổ về mạnh hoặc do vỡ đê, tràn đê làm ngập hết cả các vùng thấp. Lũ lụt gây ra hiện tượng úng đối với cây trồng. Úng cũng thường xảy ra trong mùa mưa, khi mưa quá nhiều hoặc mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn, nước không kịp tiêu thoát, khi đó đất đã no nước, không hút thêm được nữa, làm rễ cây thiếu không khí. Nói chung úng, lụt thường có liên quan với những hệ th
Tài liệu liên quan