Thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo

Tóm tắt. Trên cơ sở thống nhất quan niệm về bài học và nhận diện các thành tố cơ bản của bài học, bài viết đề cập đến những yêu cầu và kĩ thuật cơ bản của thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo. Những yêu cầu và kĩ thuật này nhằm hỗ trợ nhà giáo nói chung, giảng viên nói riêng phát triển được kĩ năng thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo – một lí thuyết có tầm ảnh hưởng đáng kể trong thực tiễn dạy học đại học ở Việt Nam.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 281 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0247 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 239-246 This paper is available online at THIẾT KẾ BÀI HỌC THEO LÍ THUYẾT KIẾN TẠO Phạm Văn Hải Đảng ủy Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội Tóm tắt. Trên cơ sở thống nhất quan niệm về bài học và nhận diện các thành tố cơ bản của bài học, bài viết đề cập đến những yêu cầu và kĩ thuật cơ bản của thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo. Những yêu cầu và kĩ thuật này nhằm hỗ trợ nhà giáo nói chung, giảng viên nói riêng phát triển được kĩ năng thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo – một lí thuyết có tầm ảnh hưởng đáng kể trong thực tiễn dạy học đại học ở Việt Nam. Từ khóa: Bài học; kiến tạo; lí thuyết kiến tạo; thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo. 1. Mở đầu Thuyết Kiến tạo (constructivism), chính xác hơn, là một chuỗi các lí thuyết và mô hình về học tập, theo hướng lấy hoạtđộng và tương tác của người học làm nền tảng.Trong đó giảng dạy và học tập được triển khai theo quan điểm học viên là người chủ động tự xây dựng (kiến tạo) hiểu biết cho bản thân, bằng cách tác động vào đối tượng học,khám phá, bóc tách và kết nối thông tin thu được với những kiến thức, kinh nghiệm đã có để cấu trúc thành kiến thức mới, có ý nghĩa với cá nhân [2].Trong dạy học kiến tạo, học viên xây dựng kiến thức của riêng họ và thể hiện kiến thức đó từ trải nghiệm của mình. Việc học tập không phải diễn ra nhờ quá trình chuyển thông tin từ giáo viên hay giáo trình đến bộ não của học sinh, mà thay vào đó, mỗi người tự xây dựng hiểu biết hợp lí mang tính cá nhân của riêng họ. Theo Fraser [8], Tobin [7], thuyết kiến tạo đã trở thành lí thuyết có ảnh hưởng lớn trong khoa học giáo dục, vì nó cung cấp một mô hình học tập hợp lí đối với việc hình thành sự hiểu biết và thể hiện kinh nghiệm học tập và giảng dạy. Theo cách này, kiến tạo giữ nhiệm vụ tham chiếu tới lí thuyết "để xây dựng một lớp học tối đa hóa hoạt động học tập của người học" [8]. Điều này đã nhấn mạnh tới sự cần thiết có tác động sư phạm ảnh hưởng tới nơi mà diễn ra các hoạt động học tập của người học để giúp người học kiến tạo tri thức mới, có ý nghĩa dựa trên kinh nghiệm của họ trong và bằng cách giải quyết được các nhiệm vụ, vấn đề trong học tập. Lí thuyết kiến tạo được áp dụng và đưa lại nhiều thành công trong dạy học. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về dạy học kiến tạo, tuy nhiên những nghiên cứu đã có tập trung nhiều vào vận dụng lí thuyết này trong tổ chức dạy học những môn học/ phần thuộc khoa học chuyên ngành cụ thể. Những nghiên cứu chuyên sâu hướng đến thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo còn tương đối ít, trong khi, thiết kế bài học là việc làm trước tiên và cũng là hoạt động cơ bản của người giáo viên, theo quan điểm lấy người học làm trung tâm. Bài viết đề cập đến một số vấn đề cơ bản của thiết kế bài học theo tiếp cận kiến tạo, nhằm trao đổi, làm sâu sắc hơn những khía cạnh về thiết kế bài học trên bình diện của lí thuyết kiến tạo. Ngày nhận bài: 12/10/2014. Ngày nhận đăng: 10/5/2015 Liên hệ: Phạm Văn Hải, e-mail: longhaisp2@yahoo.com. 239 Phạm Văn Hải 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái quát về dạy học kiến tạo Dạy học kiến tạo chịu ảnh hưởng của nhiều nhà triết học, tâm lí học và giáo dục học: John Dewey (1859–1952); Maria Montessori (1870–1952); Władysław Strzemin´ski (1893–1952); Jean Piaget (1896–1980); Lev Vygotsky (1896–1934); Heinz von Foerster (1911–2002); Jerome Bruner (1915-); Herbert Simon (1916–2001) Paul Watzlawick (1921–2007); Ernst von Glasersfeld (1917–2010) Edgar Morin (1921-). Trong đó, đặc biệt là Jean Piaget và Lev Vygotsky. Jean Piaget cung cấp nguyên lí hình thành tri thức từ hoạt động của cá nhân, được tạo ra bởi chủ thể thông qua trải nghiệm; tri thức mới bao giờ cũng được hình thành từ tri thức đã có ở cá nhân đó [3], [4]. Lev Vygotsky cung cấp một nguyên lí khác: tri thức phải được kích hoạt và được hình thành trong các tương tác xã hội (và nhất thiết phải phụ thuộc bối cảnh), qua sự tương tác, tranh luận, trao đổi trong cộng đồng [5]. Đối với Jean Piaget, tri thức được kiến tạo từ bên trong (Radical Constructivism, hay Personal Constructivism, thậm chí chỉ gọi là Constructivism), còn với Lev Vygotsky, tri thức được kiến tạo từ bên ngoài (Social Constructivism). Kiến tạo cơ bản (kiến tạo cá nhân) tập trung vào quá trình kiến tạo tri thức của các cá nhân riêng biệt, đề cao vai trò cá nhân, tính chủ động tích cực của cá nhân. Còn kiến tạo xã hội tập trung vào các bối cảnh xã hội của việc học, đề cao tính tương tác xã hội và việc khai thác các điều kiện xã hội trong việc sản xuất ra tri thức. Kiến tạo cá nhân và kiến tạo xã hội là hai mặt của dạy học (học tập kiến tạo). Như vậy, học tập theo lí thuyết kiến tạo tập trung vào các khía cạnh sau: - Học trong hoạt động, bằng hoạt động. - Học là sự vượt qua khó khăn về nhận thức. - Học trong sự tương tác, bằng tương tác. - Học thông qua hoạt động giải quyết vấn đề. Dạy học theo lí thuyết kiến tạo không phải là một phương pháp dạy học, mà là một định hướng, một quan điểm, một phương thức dạy học. Vì vậy, hình thức và phương pháp dạy học theo kiến tạo rất phong phú. Tuy nhiên, về tổng thể, dạy học theo lí thuyết kiến tạo gồm ba pha: - Pha chuyển giao nhiệm vụ: Trong pha này người dạy cần làm cho người học ý thức được nhiệm vụ học tập. - Pha hành động giải quyết vấn đề: Dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của người dạy, người học triển khai hoạt động để xây dựng kiến thức cho bản thân. - Pha tranh luận hợp thức hoá kiến thức và vận dụng kiến thức mới: Các kiến thức mà người học đưa ra có khi chưa đầy đủ, chưa thật chính xác và khoa học. Vì vậy, giảng viên cần tổ chức cho người học tranh luận, qua đó bổ sung, chỉnh lí và hoàn chỉnh kiến thức mà học viên cần thu nhận. Cuối cùng, giảng viên tổ chức cho người học vận dụng kiến thức mới vào những tình huống tương tự. Dạy học kiến tạo được hình thành từ những năm 60 của thế kỉ XX và được phát triển mạnh vào những năm đầu thế kỉ XXI. Ngày nay, dạy học kiến tạo là xu hướng chính của đổi mới dạy học trên phạm vi toàn cầu. Những quan niệm chính của thuyết kiến tạo có thể tóm tắt như sau: 1/ Không có tri thức khách quan tuyệt đối. Tri thức được xuất hiện thông qua việc chủ thể nhận thức tự cấu trúc vào hệ thống bên trong của mình, vì thế tri thức mang tính chủ quan; 2/ Với việc nhấn mạnh vai trò chủ thể nhận thức trong việc giải thích và kiến tạo tri thức, thuyết kiến tạo thuộc lí thuyết định hướng chủ thể; 3/ Cần tổ chức sự tương tác giữa người học và đối tượng học tập, để giúp người học xây 240 Thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo dựng thông tin mới vào cấu trúc tư duy của chính mình, đã được chủ thể điều chỉnh; 4/ Học không chỉ là khám phá mà còn là sự giải thích, cấu trúc mới tri thức. Các nguyên tắc hướng dẫn cho việc áp dụng thuyết kiến tạo là: (1) người học có sự tham gia tích cực trong học tập của họ; (2) người học tự điều chỉnh; (3) tương tác xã hội là cần thiết cho việc học tập hiệu quả; và (4) các cá nhân tạo ra ý nghĩa thông tin cho bản thân họ [1, 7]. 2.2. Các thành tố cơ bản của bài học Trong lí luận dạy học hiện nay, khái niệm ”bài học” (Unit) được hiểu theo 3 cách: 1/ là hình thức tổ chức dạy học cơ bản trong nhà trường; những hình thức khác bên cạnh bài học gồm có: tham quan, seminar, thực hành, thí nghiệm, học nhóm, học ở nhà. . . ; 2/ là đơn vị của nội dung học vấn (đơn vị tri thức, kĩ năng, kĩ xảo); 3/ là một đoạn hoàn chỉnh của quá trình dạy học (QTDH), hay chính là QTDH thu gọn với đầy đủ những thành tố của nó. Tác giả Đặng Thành Hưng quan niệm: ”Trong phạm vi mỗi môn học (tương ứng là mỗi ngành) các bài học được tổ chức theo tương quan chặt chẽ với logic và mạng cấu trúc của hệ thống khái niệm (tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, phương pháp của khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật, đạo đức. . . ). Do đó, hệ thống bài học có logic chặt chẽ (không tuì tiện xoay đảo được), có tính chất bài bản và hệ thống, có hình thức tương đối khép kín, có nội dung ổn định cao, có cấu trúc phụ thuộc khá cứng vào cơ cấu các ngành và bộ môn chuyên nghiệp” [1]. Như vậy, bài học cần được hiểu là một đoạn hoàn chỉnh của QTDH thu gọn với đầy đủ những thành tố của nó. Đó là ” đơn vị tổ chức và thực hiện hoạt động dạy học trực tiếp của nhà giáo tương ứng với nhiệm vụ giúp người học tiến hành và hoàn thành một đơn vị nội dung và hoạt động học tập (bài học) nhất định trong một học trìnnh cụ thể” [1]. Những thành tố cơ bản của một bài học bao gồm: - Mục tiêu và nội dung học tập mà bài học quy định; - Các hoạt động của người học và các hoạt động tương ứng của người dạy để hướng dẫn quá trình học tập; - Các phương tiện dạy học, học tập và các học liệu kèm theo; - Các kĩ thuật và công cụ đánh giá; - Các hoạt động và kĩ thuật hướng dẫn học tập bổ sung, ôn tập hay luyện tập; - Các điều kiện môi trường để học tập; - Những quan hệ và liên hệ logic giữa các thành tố này. Việc xác định những thành tố nếu trên của bài học là cơ sở cho việc thiết kế bài học của giảng viên. 2.3. Thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo Thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo là thiết kế bài học dựa trên tư tưởng cơ bản của lí thuyết kiến tạo cũng như các nguyên tắc hướng dẫn áp dụng thuyết kiến tạo trong dạy học. Thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo chính là kết hợp thiết kế cụ thể của nhà giáo với các thành tố cơ bản của bài học theo định hướng của thuyết kiến tạo như: mục tiêu học tập, nội dung học tập, các hoạt động học và dạy, các phương tiện giảng dạy - học tập và học liệu, đánh giá tổng kết và hướng dẫn học tập bổ sung, môi trường học tập và xác lập được những liên hệ cần thiết, hợp lí giữa những yếu tố này. Tất cả những thiết kế này và liên hệ giữa chúng tạo nên một quy trình tương đối rõ ràng về logic và nội dung, đòi hỏi nhà giáo tuân thủ những kĩ thuật nhất định để mô tả và tiến hành trên lớp [1]. 241 Phạm Văn Hải Về bản chất, thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo chính là thiết kế các hoạt động, nội dung học tập và các nguồn lực, điều kiện học tập và những gì tương ứng mà nhà giáo phải làm trong khuôn khổ một đơn vị tổ chức học trình, đảm bảo các nguyên tắcáp dụng thuyết kiến tạo như đã nêu ở trêm [1, 7]. 2.3.1. Thiết kế mục tiêu học tập Mục tiêu học tập là kết quả học tập mà nhà giáo mong muốn người học đạt được sau bài học. Việc thiết kế mục tiêu của nhà giáo căn bản tuân theo chương trình môn học, hoặc tuân theo chuẩn học vấn đã quy định trong chương trình. Tuy vậy cá nhân người học thường không bao giờ tự đề ra mục tiêu cho mình hoàn toàn trùng khớp với mục tiêu do nhà giáo thiết kế. Chỉ những yếu tố nào đó trong mục tiêu thiết kế chuyển thành đối tượng hoạt động của người học mới thực sự sẽ là mục tiêu bên trong của người học. Ngược lại, không ít yếu tố mục tiêu bên trong của người học sẽ nằm ngoài thiết kế của nhà giáo. Đó là thực tế khách quan phải được tôn trọng. Bởi vậy, chính những mâu thuẫn mới thực sự là điều kiện cho sự phát triển cá nhân và những khác biệt cá nhân trong phương thức và thành tựu phát triển cá nhân của con người. Một số quy tắc cần tuân thủ khi thiết kế mục tiêu học tập là: 1/ Bảo đảm tính chất toàn vẹn của bài học hoặc chủ đề học tập, theo đúng khái niệm mà bài học hoặc chủ đề đó phản ánh. 2/ Bao quát đủ 3 lĩnh vực chung của học tập, cả quá trình lẫn kết quả học tập: Nhận thức; Tình cảm và khả năng biểu cảm; Năng lực hoạt động thực tiễn. Chỉ khi đạt được cả 3 lĩnh vực mục tiêu thì thành tựu và quá trình học tập mới thật sự đầy đủ và phản ánh cấp độ của sự phát triển cá nhân. 3/ Mục tiêu có chức năng chỉ đạo cho việc thiết kế những giai đoạn tiếp sau của bài học. Do đó việc lựa chọn các thuật ngữ hay mệnh đề chính xác để phát biểu mục tiêu là kĩ thuật hết sức quan trọng, đòi hỏi nhà giáo phải chú ý tích lũy kinh nghiệm thực tế. 2.3.2. Thiết kế nội dung học tập Nội dung học tập theo nguyên tắc hoạt động được hiểu là hình thái đối tượng hóa của mục tiêu, tức là sự diễn đạt mục tiêu dưới hình thức các đối tượng hoạt động (nhận thức, giao tiếp, quản lí, vận động thể chất, lao động, nghệ thuật, chơi, quan hệ xã hội). Nói chung, nội dung học tập là đối tượng của hoạt động học tập. Nội dung học tập của bài học được mô tả và thiết kế theo một số quy tắc: 1/ Chỉ rõ thực chất của quá trình, sự vật hay sự kiện từ những khía cạnh có thể có của chúng: hình thức, cấu trúc, logic, chức năng, thực thể, đặc điểm, dấu hiệu, hành vi, động lực, xu thế. 2/ Tổ chức có hệ thống những thành phần của khái niệm, trong toàn thể mạng khái niệm chứa nó. 3/ Dự kiến được cấu trúc và tính chất của các hoạt động mà người học phải thực hiện. 4/ Cần cố gắng quy chuyển các thành phần nội dung trừu tượng thành sự mô tả hành động hoặc kĩ năng hành vi, hoặc đối tượng cảm tính. Để làm điều này phải có kĩ năng sử dụng các mô hình, biểu trưng, đồ họa, sơ đồ, biết lựa chọn kiểu loại, số lượng những công cụ như thế để mô tả càng cụ thể càng tốt. 2.3.3. Thiết kế các hoạt động của người học Thiết kế các hoạt động của người học là trọng tâm và là điểm cần thiết chất lượng của thiết kế bài học. Từ hoạt động của người học mới dự kiến cách thức hoạt động của người dạy, tức là lựa 242 Thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo chọn phương pháp luận dạy học và thiết kế phương pháp dạy học cụ thể. Cơ cấu chung của hoạt động của người học bao gồm những cách thức sau: - Các hoạt động tìm tòi - phát hiện: Tương ứng với thông tin từ nhà giáo và từ các nguồn tài liệu khác (sách tham khảo, tư liệu điện tử, mạng, phần mềm, thí nghiệm, quan sát sự vật, thảo luận), người học cần thực hiện một hoặc một vài hoạt động có chức năng tìm tòi - phát hiện để thu thập dữ liệu, bổ sung sự kiện, kiểm tra giả thuyết, làm sáng tỏ phán đoán, nhận thức nhiệm vụ hoặc vấn đề, phân tích tình huống, tích lũy sự kiện v.v. - Các hoạt động xử lí, biến đổi và phát triển sự kiện, vấn đề: Đó là những hoạt động nhằm xử lí, biến đổi thông tin, dữ liệu và sự kiện đã tìm ra, đã phát hiện được. Qua xử lí người học sẽ có những sự kiện mới, của mình, không phải do người khác cho. Từ sự kiện mới như là điểm xuất phát cảm tính mới, sẽ nảy sinh quá trình tư duy, cảm nhận, tưởng tượng, suy luận và khái quát hóa của người học. Họ sẽ có biểu tượng, tư duy, khái niệm của chính họ, và tự phát biểu lên định lí, quy tắc, quy luật, công thức, mô hình theo sự kiện do chính họ tích lũy. Như vậy các hoạt động này có tác dụng phát triển kĩ năng trí tuệ và kĩ năng học tập. - Các hoạt động ứng dụng - củng cố: Những hoạt động này thường có hình thức thực hành hoặc nhiệm vụ thực tiễn. Người học phải làm ra cái gì cụ thể, hoàn tất một công việc cụ thể, qua đó luyện tập và củng cố những điều đã học bằng công việc, quan hệ và chia xẻ trong lớp, trong nhóm. Loại hoạt động này có chức năng hoàn thiện tri thức và kĩ năng đã lĩnh hội được, chính xác hóa khái niệm hoặc những nguyên tắc lí luận. - Các hoạt động đánh giá và điều chỉnh: Các hoạt động đánh giá do người học thực hiện chủ yếu giúp họ tự nhận thức rõ kết quả học tập và trải nghiệm thành công cũng như thiếu sót của mình. Đây là yếu tố động viên rất mạnh mẽ quá trình học tập, nhất là tính tích cực học tập. Việc đánh giá phải hướng vào hành vi và kết quả học tập, chứ không hướng vào thái độ và tính cách mỗi người. Từ kết quả đánh giá và những kinh nghiệm sau đánh giá, người học cần thực hiện một vài hoạt động bổ sung có tác dụng luyện tập, rèn kĩ năng và củng cố bài học. Qua những bổ sung, quá trình và kết quả học tập được người học nhìn nhận với cái nhìn mới mẻ hơn, đầy đủ và hoàn thiện hơn. 2.3.4. Thiết kế các phương tiện giảng dạy - học tập và học liệu Các phương tiện và học liệu được hoạch định theo 3 tiêu chí cơ bản như sau: - Có những yếu tố mới, không ngang bằng và càng không được nghèo nàn hơn tình trạng thông thường. Các phương tiện thông thường phải có bất cứ lúc nào, ở bất cứ môn học và bài học. Nhưng khi thiết kế bài giảng thì trọng tâm là hoạch định những phương tiện và học liệu đặc thù của bài đó. - Được xác định về chức năng một cách cụ thể. Mỗi thứ hàm chứa giá trị gì và khi sử dụng thì nó có tác dụng gì. Chức năng được quy thành 3 nhóm: hỗ trợ giảng viên, hỗ trợ người học, hỗ trợ đồng thời cả giảng viên và người học. Trong mỗi nhóm như vậy cần phân biệt những chức năng cụ thể hơn nữa. Chẳng hạn các phương tiện hỗ trợ giảng viên gồm các loại: Cung cấp tư liệu tham khảo; Hướng dẫn giảng dạy; Trợ giúp lao động thể chất; Hỗ trợ giao tiếp và tương tác giữa thày và trò; Tạo lập môi trường và điều kiện sư phạm... Những phương tiện hỗ trợ người học cũng có nhiều loại được chia theo chức năng: Hỗ trợ tìm kiếm và khai thác thông tin, sự kiện, minh họa... - Có hình thức vật chất cụ thể. Tiêu chí này đòi hỏi sự xác định rõ ràng về bản chất vật lí, tức là vật liệu gì, kích thước, cấu tạo, số lượng, khối lượng, màu sắc, hình dạng và những đặc điểm kĩ thuật khác, về bản chất sinh học và tâm lí, tức là những đặc điểm có liên quan đến thị giác, thính giác, các cảm giác nói chung, đến sức khỏe, thể hình và vận động, đến các quá trình trí tuệ, xúc cảm và tính tích cực cá nhân, về bản chất xã hội, tức là những đặc điểm thẩm mĩ, văn hóa, đạo đức, chính trị... 243 Phạm Văn Hải 2.3.5. Thiết kế tổng kết và hướng dẫn học tập Tổng kết Tổng kết bài là hoạt động giảng dạy của nhà giáo. Những ý chủ chốt, những liên hệ cốt yếu, những sự kiện cơ bản, những nguyên tắc và quan điểm nền tảng, những khái niệm hoặc giá trị có tính công cụ cần được nhắc đến dưới những hình thức cô đọng, rút gọn, đặc biệt là những sơ đồ, mô hình, công thức hoặc các tài liệu trực quan. Nội dung cốt lõi của bài cần được phát biểu lại trong những liên hệ và cấu trúc hệ thống. có quan hệ logic với khái niệm tổng thể và được biểu hiện rõ vị trí trong mạng khái niệm, hoặc trong quan niệm toàn vẹn. Hướng dẫn học tập Việc hướng dẫn học tập không đơn giản là giao bài tập hoặc nhiệm vụ học tập về nhà. Điều chủ yếu nhất của khâu này là gợi ý đọc thêm, luyện tập bổ sung, khuyến khích tìm kiếm tư liệu và chỉ dẫn thư mục bổ ích, nêu lên những giả thuyết hoặc luận điểm có tính vấn đề để động viên người học suy nghĩ tiếp tục trong quá trình học tập sau bài học. Những gợi ý nói chung nên có liên hệ với bài học sau, hoặc có ý nghĩa hỗ trợ ghi nhớ, kích thích tư duy phê phán, khuyến khích tư duy độc lập, tạo cảm xúc và bồi dưỡng tình cảm, nâng cao nhu cầu nhận thức của người học. 2.3.6. Thiết kế môi trường học tập Bản chất của việc thiết kế môi trường học tập là tổ chức tất cả những yếu tố đã thiết kế trên thành hệ thống các tình huống vật chất mà người dạy và người học trực tiếp tác động đến và qua đó tác động với nhau. Thiết kế môi trường học tập, các hoạt động của người học và phương tiện, học liệu được thực hiện cùng lúc, dựa vào sự lựa chọn, cân nhắc những nguồn lực và điều kiện cụ thể mà giảng viên nắm được tại mỗi bài học. Toàn bộ những thiết kế này trên cơ sở thiết kế mục tiêu, nội dung học tập tạo nên thực chất của việc lựa chọn phương pháp luận dạy học và thực hiện phương pháp dạy học của nhà giáo khi triển khai dạy học. 2.4. Một ví dụ về thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo Mục tiêu học tập: Học sinh hình thành cho mình kiến thức và kĩ năng tìm chiều dài của một hình chữ nhật khi đã biết diện tích của hình chữ nhật đó và số đo của một cạnh. Nhiệm vụ: Học sinh phải giải được bài toán tính cạnh của một hình chữ nhật có S = 3cm2 và có cạnh bên a = 4cm. Từ đó tìm ra công thức chung. Nội dung học tập a. Hoạt động 1: - Hành động 1: Giáo viên giao nhiệm vụ. Hôm trước chúng ta đã học được cách tính diện tích của hình chữ nhật và đã lập được công thức: S = a × b. Hôm nay, chúng ta nay chúng ta sẽ tìm cạnh của một hình chữ nhật khi đã biết diện tích và một cạnh của nó (GV vẽ lên bảng) hình dưới đây. Sau đó hỏi học sinh cả lớp đã rõ nhiệm vụ chưa. S = 36cm2, số đo của a = 4cm. b = ? - Hành động 2: Hướng dẫn học sinh làm việc: Giáo viên cho mỗi học sinh một hộp có 36 244 Thiết kế bài học theo lí thuyết kiến tạo hình vuông bằng các tông có cạnh 1cm và nói trước lớp: "Các em đều có các hình vuông, mỗi cạnh 1cm. Các em
Tài liệu liên quan