1. Đặt vấn đề
Màu sắc giúp cho đời sống tinh thần của con người trở nên đa dạng, phong phú,
tri giác sự vật một cách dễ dàng và chính xác. Nhưng đối với trẻ nhìn kém, do thị lực bị
hạn chế, các em ít có cơ hội nhìn màu sắc giống như trẻ bình thường. Giáo viên cần
xây dựng các bài tập, trò chơi hoặc phần mềm hỗ trợ nhằm phát triển tri giác màu sắc
cho trẻ. Trong thực tế, chưa có đề tài nghiên cứu nào liên quan đến lĩnh vực này được
thực hiện. Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài "THIẾT KẾ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TRI
GIÁC MÀU CHO TRẺ NHÌN KÉM TRÊN PHẦN MỀM UNITY 5" nhằm giúp cho
các em có thêm nhiều cơ hội phát triển khả năng tri giác màu của mình.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 390 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài tập phát triển tri giác màu cho trẻ nhìn kém trên phần mềm Unity 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2015 - 2016
197
THIẾT KẾ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TRI GIÁC MÀU
CHO TRẺ NHÌN KÉM TRÊN PHẦN MỀM UNITY 5
Trương Thị Hoài Hạnh,
Diệp Mỹ Quyên,
(SV năm 3, Khoa Giáo dục Đặc biệt)
Tạ Trang Thanh Tú
(SV Trường ĐH Công nghệ Thông tin TPHCM)
GVHD: ThS Hoàng Thị Nga
1. Đặt vấn đề
Màu sắc giúp cho đời sống tinh thần của con người trở nên đa dạng, phong phú,
tri giác sự vật một cách dễ dàng và chính xác. Nhưng đối với trẻ nhìn kém, do thị lực bị
hạn chế, các em ít có cơ hội nhìn màu sắc giống như trẻ bình thường. Giáo viên cần
xây dựng các bài tập, trò chơi hoặc phần mềm hỗ trợ nhằm phát triển tri giác màu sắc
cho trẻ. Trong thực tế, chưa có đề tài nghiên cứu nào liên quan đến lĩnh vực này được
thực hiện. Vì thế, chúng tôi thực hiện đề tài "THIẾT KẾ BÀI TẬP PHÁT TRIỂN TRI
GIÁC MÀU CHO TRẺ NHÌN KÉM TRÊN PHẦN MỀM UNITY 5" nhằm giúp cho
các em có thêm nhiều cơ hội phát triển khả năng tri giác màu của mình.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Xác định cơ sở xây dựng, lập dàn ý cho hệ thống bài tập phát triển tri giác
màu của trẻ nhìn kém
- Tri giác là quá trình hình thành những đường liên hệ thần kinh tạm thời
I. P. Plaplop đã chỉ ra rằng: cơ sở của tri giác là những phản xạ có điều kiện,
những đường liên hệ thần kinh tạm thời được hình thành trên vỏ não khi có các sự vật
hay hiện tượng của thế giới bên ngoài tác động vào các giác quan.
Để hình thành nhiều đường liên hệ thần kinh tạm thời về màu sắc và củng cố
chúng một cách vững chắc, giúp trẻ nhìn kém ghi nhớ và tri giác tốt các màu sắc đã
được học trước đó, nhóm tác giả xây dựng 3 bài tập "nhận biết màu sắc", "sắp xếp màu
sắc từ nhạt đến đậm" và "phản xạ với màu sắc". 3 bài tập được thể hiện ở 3 hình thức
khác nhau nhằm tạo hứng thú cho trẻ nhìn kém khi chơi, nhưng cả 3 bài tập đều có
chung mục tiêu là giúp trẻ nhìn kém nhận biết và rèn khả năng ghi nhớ cho các em.
- Tri giác là quá trình phân tích và tổng hợp thuộc tính bên ngoài của đối tượng
Sự vật, hiện tượng tác động vào các giác quan với tư cách là những tác nhân kích
thích phức hợp. Tại cơ quan phân tích trên vỏ não diễn ra quá trình phân tích và tổng
hợp phức tạp đối với các kích thích phức hợp đó. Quá trình tri giác phải tiến hành sự
tổng hợp đồng thời với sự phân tích.
+ Sự phân tích đảm bảo tách đối tượng của tri giác ra khỏi bối cảnh.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
198
+ Trên cơ sở của sự phân tích mà tổng hợp tất cả các thuộc tính của đối tượng tri
giác thành một hình ảnh hoàn chỉnh, toàn vẹn. Nhờ sự tổng hợp này nên trẻ khái quát
được đặc điểm nổi bật của đối tượng.
Dựa trên quá trình phân tích và tổng hợp của tri giác, nhóm tác giả xây dựng
những bài tập như "phân loại màu sắc giống nhau và màu sắc khác nhau", "phân loại
vật có màu sắc giống nhau và vật có màu sắc khác nhau" với mục đích giúp trẻ nhìn
kém phát triển tri giác màu sắc qua việc thực hiện sự phân tích và tổng hợp đối tượng
bằng hình thức trực quan cụ thể. Qua đó, trẻ có thể nắm được ý nghĩa của thông tin, thể
hiện qua khả năng diễn giải, suy luận, liên hệ.
- Tri giác là gán sự vật với ý nghĩa của nó.
Những liên hệ thần kinh tạm thời – cơ sở của tri giác được hình thành trên cơ sở
của những mối liên hệ khách quan giữa các thuộc tính của sự vật, hiện tượng trong thế
giới bên ngoài. Chính nhờ các mối liên hệ được hình thành giữa cơ quan phân tích khác
nhau, ta phản ánh được trong quá trình tri giác cả những thuộc tính của sự vật, hiện
tượng. Do đó, tri giác giúp ta nhận thức thế giới sâu sắc hơn cảm giác.
Bài tập "Xếp vật tương ứng - cùng màu" và "Câu chuyện củng cố" sẽ giúp trẻ có
thể liên tưởng được những màu sắc đã được học trước đó áp dụng vào các sự vật, đối
tượng cụ thể trong cuộc sống.
Trong 2 bài tập này, trẻ cần có khả năng chia nội dung câu hỏi ra thành những
yêu cầu nhỏ, phân tích và tổng hợp các thuộc tính để tìm được mối liên hệ và ý nghĩa
của đối tượng trong bài tập.
Hệ thống bài tập phát triển tri giác màu cho trẻ nhìn kém trên phần mềm Unity 5,
ngoài việc kích thích thị giác còn lại của trẻ khi thực hiện bài tập, sản phẩm này còn có
thể kích hoạt được các giác quan của trẻ tích cực tham gia vào quá trình tri giác như:
trẻ sử dụng vận động của bàn tay, các ngón tay để thực hiện bài tập; trẻ sử dụng thính
giác để lắng nghe yêu cầu, nội dung và kiến thức có trong bài tập; trẻ cũng có thể lặp
lại tên gọi của từng màu sắc, từng đối tượng có trong bài tập.
2.2. Quy trình thiết kế và nội dung bài tập phát triển tri giác màu cho trẻ nhìn
kém trên phần mềm Unity 5
Thiết kế bài tập phát triển tri giác màu cho trẻ nhìn kém trên phần mềm Unity 5 là
xây dựng hệ thống các bài tập về màu sắc và trình bày toàn bộ nội dung bài tập và kế
hoạch thực hiện trên bộ công cụ hỗ trợ lập trình game có tên Unity 5. Hệ thống bài tập
được multimedia hóa một cách chi tiết, với cấu trúc chặt chẽ và logic được quy định
bởi cấu trúc của bài học.
Quy trình thiết kế hệ thống bài tập được tiến hành qua 2 giai đoạn
2.2.1. Giai đoạn 1: Thiết kế hệ thống bài tập phát triển tri giác màu cho trẻ nhìn
kém trên phần mềm Unity 5
Gồm 2 bước
* Bước 1: Xác định mục tiêu và nội dung bài tập phát triển tri giác màu
Năm học 2015 - 2016
199
Bài tập 1: Nhận biết màu sắc
(1) Mục tiêu:
- Về nhận thức: Phát triển khả năng nhận biết 11 màu sắc khác nhau cho trẻ nhìn
kém từ 3 - 6 tuổi.
- Về kĩ năng: Phát triển cho trẻ nhìn kém khả năng chú ý và ghi nhớ có chủ định,
đồng thời, phát triển khả năng phối hợp tay - mắt khi thực hiện các thao tác với bài tập.
(2) Nội dung và cách chơi: Trẻ được chọn màu sắc theo sở thích/giáo viên chọn
màu theo mục tiêu bài dạy trong 11 màu được cho sẵn.
+ Trẻ click vào đúng gam màu khi nghe yêu cầu của bài. Nếu chọn sai âm báo
hiệu vang lên và kèm theo lời nhắc gam màu cần chọn đúng. Nếu chọn đúng trẻ sẽ
được chuyển sang bài tập ở mức độ cao hơn.
+ Cấp độ của bài tập tăng dần về số lượng và màu sắc khác nhau, theo thứ tự từ 2
- 6 màu trên 1 giao diện.
Bài tập 2: Sắp xếp khối màu theo mức độ từ nhạt đến đậm trên cùng 1 gam màu
(1) Mục tiêu
- Về nhận thức: Phát triển cho trẻ nhìn kém khả năng nhận biết mức độ đậm, nhạt
trên cùng 1 gam màu. Qua đó, giúp trẻ hiểu được, mỗi một màu sắc luôn tồn tại ở
những tông đậm, nhạt khác nhau.
- Về kĩ năng: Phát triển cho trẻ nhìn kém khả năng chú ý có chủ định và khả năng
phối hợp tay - mắt.
(2) Nội dung và cách chơi: Trẻ được chọn màu sắc trong 9 màu theo sở thích/giáo
viên chọn màu theo mục tiêu bài dạy.
+ Trẻ sắp xếp các khối màu theo mức độ từ nhạt đến đậm bằng cách kéo khối
màu và thả vào vị trí tương ứng. Nếu xếp sai âm báo hiệu vang lên và trẻ phải thực hiện
lại bài tập. Nếu xếp đúng bài tập được chuyển sang mức độ cao hơn.
Bài tập 3: Phản xạ với màu sắc
(1) Mục tiêu
- Về kĩ năng: Phát triển các khả năng phản xạ nhanh khi phân biệt màu sắc, khả
năng nhìn bao quát các màu sắc, khả năng dõi theo vật chuyển động.
(2) Nội dung và cách chơi: Những bong bóng màu sắc bay từ dưới lên trên. Trẻ
dõi mắt và chọn vào bong bóng có màu đúng với yêu cầu của bài tập.
+ Nếu trẻ chọn đúng, sẽ được cộng một điểm vào tổng số điểm của bài tập.
Bài tập 4: Phân biệt màu sắc giống nhau và màu sắc khác nhau
(1) Mục tiêu
- Về nhận thức: Phát triển cho trẻ nhìn kém khả năng phân biệt các màu sắc giống
nhau và khác nhau.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
200
- Về kĩ năng: Phát triển khả năng nhìn bao quát các màu sắc, khả năng phối hợp
tay - mắt và khả năng sắp xếp và tổ chức một cách hệ thống.
(2) Nội dung và cách chơi: Trẻ được trải nghiệm trên 7 gam màu khác nhau. Phía
trên giao diện là khối màu khác nhau được đặt một cách ngẫu nhiên. Phía dưới giao
diện gồm những chiếc hộp có màu sắc tương ứng với các đồ vật bên trên.
+ Trẻ kéo khối ở bên trên rồi thả vào chiếc hộp có màu sắc tương ứng ở bên dưới.
Nếu thực hiện sai, âm báo hiệu vang lên nhắc trẻ phải làm lại bài tập. Nếu trẻ thực hiện
đúng bài tập được chuyển sang mức độ cao hơn.
+ Độ khó của bài tập được tăng dần từ 2-3 màu sắc khác nhau.
Bài tập 5: Phân biệt vật có màu sắc giống nhau và vật có màu sắc khác nhau
(1) Mục tiêu
- Về nhận thức: Phát triển khả năng phân biệt các đối tượng có màu sắc giống
nhau và màu sắc khác nhau, khả năng liên hệ màu sắc với các đồ vật, sự vật gần gũi
trong cuộc sống.
- Về kĩ năng: Phát triển khả năng nhìn bao quát các màu sắc, khả năng phối hợp
tay - mắt và khả năng sắp xếp và tổ chức một cách hệ thống.
(2) Nội dung và cách chơi: Phía trên giao diện là những đồ vật có màu sắc khác
nhau được đặt một cách ngẫu nhiên. Phía dưới giao diện gồm những chiếc hộp có màu
sắc tương ứng với các đồ vật bên trên.
Hình 1. Bài tập phân biệt vật có màu sắc giống nhau và vật có màu sắc khác nhau
+ Trẻ kéo vật ở bên trên có màu tương ứng với chiếc hộp ở bên dưới rồi thả vào.
Nếu thực hiện sai, âm báo hiệu vang lên nhắc trẻ phải làm lại bài tập. Nếu trẻ thực hiện
đúng bài tập được chuyển sang mức độ cao hơn.
+ Độ khó của bài tập được tăng dần từ 2-3 màu sắc khác nhau
Bài tập 6: Xếp vật tương ứng - cùng màu
(1) Mục tiêu
- Về nhận thức: Phát triển cho trẻ nhìn kém khả năng nhận biết các đồ vật theo
từng cặp phù hợp với chức năng và màu sắc, khả năng liên hệ màu sắc với các đồ vật,
sự vật gần gũi trong cuộc sống.
Năm học 2015 - 2016
201
- Về kĩ năng: Phát triển khả năng nhìn bao quát các màu sắc, khả năng phối hợp
tay - mắt, khả năng sắp xếp và tổ chức một cách hệ thống và khả năng ghép các vật phù
hợp với chức năng và màu sắc.
(2) Nội dung và cách chơi: Phía trên giao diện là những đồ vật được đặt một cách
ngẫu nhiên. Phía dưới giao diện gồm những vật có màu sắc và chức năng tương ứng
với các đồ vật bên trên.
+ Trẻ kéo vật ở bên trên đặt vật xuống vị trí sao cho vật đó tương ứng với chức
năng và màu sắc của vật bên dưới. Nếu thực hiện sai âm báo hiệu vang lên nhắc trẻ làm
lại bài tập. Nếu thực hiện đúng bài tập được chuyển sang mức độ cao hơn.
+ Mức độ tăng dần từ 1-3 cặp đối tượng.
Bài tập 7: Củng cố
(1) Mục tiêu
- Về nhận thức: Phát triển cho trẻ nhìn kém khả năng nhận biết các một số sự vật
dựa trên màu sắc của chúng, khả năng liên hệ thực tiễn, nhận biết màu sắc từ môi
trường tự nhiên và môi trường xã hội.
- Về kĩ năng: Phát triển khả năng phối hợp tay - mắt, khả năng tập trung, chú ý và
ghi nhớ có chủ định với tên gọi và màu sắc của một số loại hoa và ngành nghề.
(2) Nội dung và cách chơi
a. Nội dung: 2 câu chuyện về thực vật và ngành nghề gắn liền với màu sắc của tự
nhiên và cuộc sống.
* Chủ đề: Nghề nghiệp: CON ĐƯỜNG CỦA BÉ
Bé bị ốm, mẹ đưa bé đến bệnh viện. Trên đường đi bé gặp rất nhiều cô chú đang
làm việc chăm chỉ
Qua ngã tư đường phố, bé thấy một chú đang mặc đồng phục màu vàng, bé hỏi
mẹ: "Mẹ ơi, chú mặc áo màu vàng là ai vậy?" - Chú mặc áo màu vàng là cảnh sát giao
thông, cảnh sát giao thông đang hướng dẫn xe trên đường con ạ.
Đi qua 1 cây cột điện, bé gặp các chú mặc áo màu cam, bé hỏi: "Mẹ ơi, các chú
mặc áo màu cam đang làm gì vậy?" - Các chú mặc áo màu cam là thợ điện, các chú
đang sửa điện đó con.
Đến gần bưu điện, bé thấy rất nhiều chú mặc áo màu xanh dương từ bưu điện
bước ra. Bé hỏi mẹ: "Mẹ ơi, các chú mặc áo màu xanh dương là ai vậy?" - Các chú mặc
áo màu xanh dương làm nghề đưa thư, các chú đang chuyển thư giúp mọi người.
Đi qua trạm biên phòng, bé nhìn thấy rất nhiều chú mặc áo màu xanh lá. Bé hỏi
mẹ: "Mẹ ơi, các chú mặc áo màu xanh lá là ai vậy?" - Các chú mặc áo màu xanh lá là
bộ đội, các chú đang làm nhiệm vụ.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
202
Cuối cùng, cũng đã đến bệnh viện rồi, bé nhìn thấy rất nhiều cô, chú mặc áo màu
trắng. Bé nói với mẹ: "Mẹ ơi, các cô, chú bác sĩ kìa! Bác sĩ đang khám bệnh cho những
bệnh nhân mẹ nhỉ?". Mẹ tươi cười đáp: “Đúng rồi con ạ!”.
Câu hỏi: Chú bộ đội mặc áo màu gì?; Cảnh sát giao thông mặc áo màu gì?; Bác sĩ
mặc áo màu gì?; Thợ điện mặc áo màu gì?; Người đưa thư mặc áo màu gì?
b. Cách chơi: Sau khi xem xong câu chuyện, trẻ ghi nhớ và trả lời các câu hỏi có
liên quan đến những màu sắc và ý nghĩa của nó đã xuất hiện trong câu chuyện.
+ Trẻ được nghe câu hỏi và trả lời bằng cách kéo thả hình ảnh tương ứng với câu
trả lời vào ô có dấu chấm hỏi. Nếu trẻ chọn sai, âm báo hiệu vang lên nhắc lại câu hỏi.
Nếu trẻ chọn đúng, âm báo hiệu vang lên chuyển sang câu hỏi mới.
Hình 2. Bài tập về câu chuyện củng cố
* Bước 2: Lựa chọn và trình bày hệ thống bài tập trên phần mềm Unity 5
a. Lựa chọn phần mềm Unity 5: Unity 5, không chỉ là một phần mềm hỗ trợ đắc
lực cho việc làm game, mà còn có ứng dụng rộng rãi trong các ngành nghề liên quan
tới đồ họa, thiết kế với những đặc điểm nổi bật:
+ Hỗ trợ kéo thả các hình ảnh, đối tượng một cách trực quan.
+ Unity 5 hỗ trợ cho vùng nhìn có tên là Game giúp nhìn trước những đối tượng
sẽ được bố trí như thế nào trên màn hình thật sự của thiết bị.
+ Hỗ trợ chế độ chơi thử ngay khi lập trình
+ Hỗ trợ các yếu tố vật lý như: trọng lực, lực kéo, lực ma sát, gia tốc để thêm
vào các đối tượng.
+ Hỗ trợ xây dựng game trên nhiều nền tảng như: PC và Mac, mobile như iOS và
Android, console như PS3, XBOX360, Wii đến các phiên bản chạy trực tiếp trên
website.
b. Trình bày hệ thống bài tập trên phần mềm Unity 5
- Ở những bài tập 1, 2, 3 và 4 với nội dung và hình thức chính là thao tác trên các
khối màu, nhóm tác giả tìm kiếm và lựa chọn 11 gam màu phổ biến và có tông chuẩn,
ghi âm file audio tên của từng màu sắc rồi chuyển vào Unity 5.
- Ở bài tập 5 và 6 liên quan đến đồ vật, nhóm tác giả tìm kiếm và lựa chọn các
hình ảnh về đồ vật, xử lý đồ họa lại bằng photoshop cho phù hợp với đặc điểm nhận
Năm học 2015 - 2016
203
thức của trẻ nhìn kém tuổi 3-6, ghi âm file audio tên gọi của các đối tượng, rồi chuyển
vào Unity 5.
- Riêng ở bài tập 7, sau khi tìm kiếm, lựa chọn và xử lý hình ảnh, nhóm sử dụng
phần mềm chuyên dụng cho video để dựng phim và lồng tiếng cho 2 câu chuyện, rồi
chuyển vào Unity 5.
2.2.2. Giai đoạn 2: Điều chỉnh hệ thống bài tập phát triển tri giác màu cho trẻ
nhìn kém trên phần mềm Unity 5
Để có cơ sở thực tế trong việc điều chỉnh hệ thống bài tập được xây dựng, nhóm
tác giả đã tổ chức cho 12 trẻ nhìn kém ở Trung tâm Khiếm thị Nhật Hồng và Trường
PTĐB Nguyễn Đình Chiểu chơi thử và lấy thêm ý kiến từ 6 giáo viên của 2 trường,
nhóm tác giả quyết định điều chỉnh một số hình thức và nội dung của bài tập như sau:
- Trong bài tập 2 (sắp xếp màu đậm nhạt), đa phần các trẻ đều gặp khó khăn trong
việc hiểu luật chơi, cũng như khi phải thực hiện thao tác. Do đó, nhóm đề tài giảm độ
khó xuống chỉ còn 3 khối màu đậm và nhạt trên cùng một tông màu thay vì 4 màu đậm
nhạt như trước.
- Trong bài tập 3 (phản xạ với màu sắc), nhóm đề tài tăng số lượng bong bóng
được yêu cầu để trẻ có thêm cơ hội thao tác nhằm kích thích hứng thú của trẻ hơn.
- Trong bài tập 5, nhóm đưa vào nhiều hơn hình ảnh sự vật gần gũi với những chủ
đề, những bài học mà trẻ đã được học ở lớp. Đây cũng là một hình thức củng cố cho
trẻ.
3. Kết luận và khuyến nghị
Cùng với âm thanh và giọng nói quen thuộc, màu sắc nổi bật của trang phục hay
sự tương phản của đồ vật với hình nền là một trong những yếu tố quan trọng giúp cho
trẻ nhìn kém dễ dàng hơn trong việc tri giác đối tượng. Nội dung và hình thức của bài
tập phát triển tri giác màu cho trẻ nhìn kém trên phần mềm Unity 5 được xây dựng một
cách dễ hiểu, phong phú, có hệ thống, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ nhìn
kém từ 3-6 tuổi góp phần rất lớn trong việc giúp trẻ nhìn kém phát triển tri giác màu
sắc.
Nghiên cứu tạo ra một phần mềm bài tập phát triển tri giác màu cho trẻ nhìn kém
sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt. Phần mềm được thiết kế theo mức độ kĩ năng từ thấp lên
cao: từ nhận biết màu sắc tới ghép tương ứng, phân loại và hiểu ý nghĩa của màu sắc
qua các câu chuyện của cuộc sống. Giáo viên có thể dựa trên khả năng của từng trẻ để
sử dụng phần mềm như một phương tiện giúp phát triển tri giác màu và cũng có thể sử
dụng như một trò chơi giúp trẻ thư giãn, giải trí.
- Giáo viên cần quan tâm hơn nữa đến những khó khăn của học sinh trong việc
học tập nói chung và phát triển tri giác màu cho trẻ nhìn kém nói riêng, từ đó lựa chọn
và vận dụng những phương pháp, phương tiện hỗ trợ học tập và phát triển tri giác màu
sắc phù hợp cho trẻ nhìn kém, góp phần kích thích thị giác còn lại cho trẻ.
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
204
- Giáo viên và phụ huynh cần được hỗ trợ một hệ thống bài tập phát triển tri giác
màu cho học sinh của mình tại lớp học để sử dụng trong quá trình dạy học cho học sinh
và củng cố nội dung bài dạy cho các em, giúp trẻ khắc sâu hơn những kiến thức về màu
sắc đã được học ở lớp.
- Phụ huynh cần giúp con em mình phát triển tri giác, đặc biệt là tri giác màu sắc
qua những sự vật, hiện tượng gắn liền với cuộc sống của các em. Phối hợp với giáo
viên để tìm kiếm những phương pháp hỗ trợ cho sự phát triển tri giác màu sắc của con
em mình.
- Các trường chuyên biệt cần quan tâm khuyến khích giáo viên thiết kế, xây dựng
các phương tiện hỗ trợ dạy học nói chung và phát triển tri giác, đặc biệt là tri giác màu
sắc cho trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sandy Niemann - Namita Jacob, Giúp đỡ trẻ em mù, người dịch: Bùi Đức Thắng,
Nxb Giáo dục Việt Nam.
2. Hoàng Thị Nga và Lê Dân Bạch Việt (2013).Tài liệu bài giảng đánh giá thị giác
chức năng, Khoa Giáo dục Đặc biệt, Lưu hành nội bộ.
3. Vũ Thị Nho, Tâm lý học phát triển, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.
4. Trần Trọng Thủy, Phùng Đình Mẫn (2009), Giáo trình tâm lý học đại cương, Nxb
Đại học Huế.
5. Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.