Thiết kế bài tập thực nghiệm trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật” (Sinh học 10)

1. Mở đầu Sinh học là môn khoa học sự sống với nhiều nội dung kiến thức và ứng dụng gắn liền với thực tế. Do đó, thực nghiệm được biết đến là phương pháp nghiên cứu Sinh học, đồng thời cũng là phương pháp đặc trưng của môn học này. Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT -BGDĐT ngày 26/12/2018 và trong bối cảnh Cách mạng 4.0 và công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục thì điểm cốt lõi của đổi mới dạy học chính là đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực cho học sinh (HS) (Bộ GD-ĐT, 2018). Vì vậy, ở bộ môn Sinh học, bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực chung như tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác thì cần phát triển các năng lực đặc thù của Sinh học, trong đó phải đặc biệt trú trọng năng lực thực nghiệm (NLTN). Tuy nhiên, hiện nay, việc dạy và học Sinh học trong nhiều trường phổ thông chưa được giáo viên (GV) và HS quan tâm đúng mức, một số còn mang tính hình thức, đối phó, nhất là đối với việc dạy học các bài thực hành. Nội dung “Sinh học Vi sinh vật (VSV)” (Sinh học 10) chứa nhiều kiến thức khoa học mà HS có thể tiếp thu thông qua các thí nghiệm, bài tập thực nghiệm (BTTN). Đó là điều kiện thuận lợi để rèn luyện và phát triển NLTN cho HS. Sử dụng BTTN trong dạy học phần “Sinh học VSV” là biện pháp hiệu quả, GV dễ dàng áp dụng trong tổ chức các hoạt động dạy học Sinh học để phát triển NLTN cho HS, góp phần đổi mối phương pháp dạy học ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế bài tập thực nghiệm trong dạy học phần “Sinh học vi sinh vật” (Sinh học 10), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 137-142 ISSN: 2354-0753 137 THIẾT KẾ BÀI TẬP THỰC NGHIỆM TRONG DẠY HỌC PHẦN “SINH HỌC VI SINH VẬT” (SINH HỌC 10) Đỗ Thị Bích Ngọc Trường Trung học phổ thông Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Email: dongoc.sp@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 05/3/2020 Accepted: 25/3/2020 Published: 30/4/2020 Teaching through the use of empirical exercises not only helps students explore, discover and dominate knowledge but also promote their positiveness in finding a way to dominate that knowledge through solving problematic situations. When solving the requirements of an empirical exercise, students form and develop empirical competence in particular and the competencies of autonomy, self-study, problem-solving, creativity, communication and cooperation in general. The paper presents concepts, roles and types of empirical exercises, principles and procedures of designing experimental exercises in teaching Microbiology (Biology 10). This is an effective measure to develop experimental capacity for students to meet the requirements of renewing the educational method in teaching and learning today. Keywords empirical exercises, teaching Biology, Mircobiology, Biology 10. 1. Mở đầu Sinh học là môn khoa học sự sống với nhiều nội dung kiến thức và ứng dụng gắn liền với thực tế. Do đó, thực nghiệm được biết đến là phương pháp nghiên cứu Sinh học, đồng thời cũng là phương pháp đặc trưng của môn học này. Theo Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT -BGDĐT ngày 26/12/2018 và trong bối cảnh Cách mạng 4.0 và công cuộc đổi mới, phát triển giáo dục thì điểm cốt lõi của đổi mới dạy học chính là đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực cho học sinh (HS) (Bộ GD-ĐT, 2018). Vì vậy, ở bộ môn Sinh học, bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực chung như tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo, giao tiếp và hợp tác thì cần phát triển các năng lực đặc thù của Sinh học, trong đó phải đặc biệt trú trọng năng lực thực nghiệm (NLTN). Tuy nhiên, hiện nay, việc dạy và học Sinh học trong nhiều trường phổ thông chưa được giáo viên (GV) và HS quan tâm đúng mức, một số còn mang tính hình thức, đối phó, nhất là đối với việc dạy học các bài thực hành. Nội dung “Sinh học Vi sinh vật (VSV)” (Sinh học 10) chứa nhiều kiến thức khoa học mà HS có thể tiếp thu thông qua các thí nghiệm, bài tập thực nghiệm (BTTN). Đó là điều kiện thuận lợi để rèn luyện và phát triển NLTN cho HS. Sử dụng BTTN trong dạy học phần “Sinh học VSV” là biện pháp hiệu quả, GV dễ dàng áp dụng trong tổ chức các hoạt động dạy học Sinh học để phát triển NLTN cho HS, góp phần đổi mối phương pháp dạy học ở trường phổ thông trong giai đoạn hiện nay. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Bài tập thực nghiệm - Khái niệm: Theo Trần Bá Hoành (2006), “Hoạt động học tập là một chuỗi hành động và thao tác trí tuệ hoặc cơ bắp hướng tới mục tiêu xác định”. Trong dạy học Sinh học, có nhiều dạng hoạt động học tập như tư duy giải quyết vấn đề, tư duy khám phá, nghiên cứu sinh học, thự hành thực nghiệm; trong đó, thực nghiệm là một hoạt động học tập giúp HS chủ động khám phá, chiếm lĩnh kiến thức và khơi dậy tinh thần say mê, sáng tạo của HS. Theo Phan Thị Minh Hạnh (2007), “Bài tập thực nghiệm là các bài tập chứa đựng các thông tin xuất phát từ các hiện tượng, tình huống diễn ra trong phòng thí nghiệm, quá trình sản xuất, cuộc sống hàng ngày và môi trương tự nhiên đã được đơn giản hóa lí tưởng hóa nhưng vẫn chứa đựng các yếu tố quan trọng của thực tiễn”. Trong những bài tập thực nghiệm này thường đưa thêm các điều kiện, giả thiết phù hợp, hạn chế những yếu tố không cần thiết cho phép người học tiếp cận vấn đề theo ý đồ của người dạy. Còn theo Trương Xuân Cảnh (2015), “Bài tập là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những dữ kiện và những yêu cầu đòi hỏi người học phải thực hiện để nâng cao chất lượng lĩnh hội kiến thức hoặc rèn luyện các kĩ năng và phát triển năng lực cho người học”. Như vậy, BTTN là một dạng nhiệm vụ học tập có cấu trúc gồm những dữ kiện và những yêu cầu đòi hỏi người học phải thực hiện bằng hoạt động thực nghiệm, qua đó phát triển NLTN cho người học. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 137-142 ISSN: 2354-0753 138 - Vai trò của BTTN trong dạy học Sinh học phổ thông: Với đặc thù môn Sinh học là khoa học thực nghiệm, BTTN Sinh học vừa là phương tiện giúp HS tìm tòi, phát hiện, chiếm lĩnh tri thức Sinh học bằng phương pháp nghiên cứu khoa học, qua đó hình thành cho HS những kĩ năng thực hành, phát triển tư duy và phương pháp nghiên cứu Sinh học; vừa phát huy tối đa nguồn tri thức, kĩ năng đã có của HS, giúp HS tìm kiếm tri thức mới, rèn luyện năng lực vận dụng tích hợp nguồn tri thức để cùng giải quyết vấn đề nghiên cứu. Theo Trần Thị Hiền (2018), BTTN chứa đựng mối quan hệ giữa những cái đã biết và yêu cầu của bài tập để tạo nên tình huống có vấn đề, qua đó kích thích được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của HS. Các BTTN ở mức độ nhận thức cao sẽ giúp HS phát triển tư duy sáng tạo trong nghiên cứu khoa học; các em tự đưa ra các giả thuyết, tự bố trí, tiến hành các thực nghiệm để chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết khoa học mà mình đưa ra. Các BTTN về vận dụng/ứng dụng kiến thức giúp hình thành ở người học ý thức, kĩ năng vận dụng/ứng dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn cuộc sống; biến những tri thức, kĩ năng thành hành động; góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn liên quan đến môn học. Nhiều BTTN đòi hỏi HS phải trực tiếp thực hiện các thao tác chân tay một cách cẩn thận, khéo léo cùng với sự quan sát chi tiết mới để đem lại kết quả chính xác, từ đó rèn luyện cho HS những kĩ năng thực nghiệm, từ đó NLTN của HS ngày càng phát triển cao hơn. Như vậy, BTTN Sinh học vừa là phương pháp để tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, rèn luyện những kĩ năng thực nghiệm, phát triển tư duy thực nghiệm khoa học, hình thành ở HS ý thức, kĩ năng vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tiễn cuộc sống, tạo hứng thú học tập và thái độ nghiêm túc trong khoa học; vừa là mục đích, nội dung, phương tiện trong dạy học Sinh học (Trương Xuân Cảnh, 2015). - Các dạng BTTN: Schreiber và cộng sự (2009) cho rằng, NLTN bao gồm các năng lực thành phần sau: năng lực xác định vấn đề cần nghiên cứu và đưa ra giả thuyết thực nghiệm; năng lực thiết kế các phương án thí nghiệm; năng lực tiến hành phương án thí nghiệm đã thiết kế; năng lực xử lí, phân tích và trình bày kết quả. Theo Trương Xuân Cảnh (2015), NLTN có cấu trúc gồm các năng lực thành phần sau: năng lực hình thành giả thuyết thực nghiệm; năng lực thiết kế phương án thực nghiệm; năng lực tiến hành thực nghiệm và thu thập kết quả thực nghiệm; năng lực phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận. Năng lực thành phần cũng là một trong các tiêu chí để phân loại các dạng BTTN. Nếu dựa theo năng lực thành phần của NLTN thì BTTN bao gồm: Bài tập hình thành giả thuyết thực nghiệm; Bài tập về phương án thực nghiệm; Bài tập về tiến hành thực nghiệm và thu thập kết quả thực nghiệm; Bài tập phân tích kết quả thực nghiệm và rút ra kết luận. 2.2. Thiết kế bài tập thực nghiệm trong dạy học phần Sinh học Vi sinh vật (Sinh học 10) 2.2.1. Nguyên tắc xây dựng Ngoài việc đáp ứng các nguyên tắc chung của bài tập để sử dụng trong dạy học như: tính chính xác khoa học; đảm bảo mục tiêu dạy học thì việc xây dựng bài tập theo hướng phát triển NLTN cho HS cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau (Đặng Thị Dạ Thủy, 2015): - BTTN phải được thiết kế dưới dạng hoạt động thực nghiệm để tổ chức cho người học thực hiện; - BTTN phải đảm bảo tính vừa sức và có tính phát triển; - BTTN phải phù hợp với thực tiễn dạy học ở các trường phổ thông. 2.2.2. Quy trình xây dựng - Bước 1. Phân tích nội dung, xác định các bài học có thể thiết kế BTTN: Trong mỗi chương có nhiều bài học, tuy nhiên không phải bài nào cũng có thể thiết kế được BTTN. Do đó, trước hết GV cần xác định được những bài học có nội dung kiến thức liên quan đến các hoạt động thực hành, các bài học đó có khả năng xây dựng thành BTTN để phục vụ dạy học. - Bước 2. Xác định mục tiêu bài học (đã được lựa chọn), xác định các nội dung thiết kế BTTN: GV cần dựa theo chuẩn kiến thức và kĩ năng của GD-ĐT, đồng thời phải căn cứ vào trình độ của từng đối tượng HS để xác định mục tiêu bài học. Mục tiêu bài học được xác định bởi các thành phần: kiến thức, kĩ năng, thái độ và các năng lực hướng tới. Đồng thời, ở bước này, GV cần xác định các nội dung có liên quan đến các hoạt động thực hành thí nghiệm, thực hành quan sát, các nội dung đó có thể thiết kế BTTN. Xác định loại bài tập thực nghiệm, hình thức thể hiện. Cụ thể, GV cần trả lời các câu hỏi: + Mục đích của bài tập của là gì? (hình thành kiến thức mới, hay dùng để kiểm tra, đánh giá); + Bài tập sẽ phát triển kĩ năng nào cho học sinh? (hình thành giả thuyết thực nghiệm, thiết kế phương án thực nghiệm); + Bài tập được sử dụng vào khâu nào của quá trình dạy học? (đặt vấn đề, dạy bài mới, ôn tập - củng cố hay kiểm tra, đánh giá); + Cần chuẩn bị những trang thiết bị thí nghiệm gì?; + Bài tập đó học sinh sẽ tiến hành trên lớp hay về nhà?. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 137-142 ISSN: 2354-0753 139 Sau khi trả lời được những câu hỏi đó, GV sẽ xác đinh được loại bài tập thực nghiệm phù hợp với mục tiêu, nôi dung dạy học, trình độ HS, trang thiết bị cơ sở vật chất và xác định được hình thức thực hiện BTTN. - Bước 3. Tìm các tư liệu liên quan để xây dựng BTTN: Trong quá trình xây dựng BTTN, việc tìm kiếm các tư liệu phục vụ thiết kế là hết sức quan trọng. Căn cứ vào loại BTTN và nội dung, mục tiêu cần đạt được của BTTN đã xác định ở trên, GV tiến hành sưu tầm, lựa chọn các tư liệu như hình ảnh, video, thông tin, liên quan để thiết kế BTTN. - Bước 4. Mã hóa các thông tin thành BTTN: Căn cứ mục đích xây dựng BTTN đã được xác định và căn cứ vào các tư liệu có được, GV mã hóa chúng thành BTTN dựa trên các nguyên tắc đã đề ra, đảm bảo phù hợp với mục đích, phương pháp cũng như hoàn cảnh sử dụng của BTTN. Quá trình mã hóa thông tin thành BTTN yêu cầu mỗi GV cần nghiên cứu, tìm tòi và tổng hợp kinh nghiệm để tạo ta các BTTN có ý nghĩa thực tiễn, tính sư phạm cao, nhất là giá trị sử dụng trong giảng dạy. Cũng như tất cả các dạng bài tập khác, BTTN bao gồm 2 phần: phần 1 là dữ kiện đề bài, phần 2 là nhiệm vụ cần giải quyết. Từ đó, để có thể mã hóa kiến thức, kĩ năng đã xác định thành BTTN có giá trị, cần thực hiện theo logic sau: Xác định các yêu cầu và mức độ của từng yêu cầu cần đưa ra trong bài tập để HS thực hiện → phân tích mối liên hệ giữa yêu cầu của bài tập với cái HS đã biết (tính đến thời điểm bài tập được sử dụng) để xác định các dữ kiện cần cho trong bài tập → lựa chọn các dữ kiện và mức độ từng dữ kiện cần cho trước trong bài tập → xác định hình thức thể hiện các dữ kiện trong bài tập (dữ kiện có thể được thể hiện dưới dạng kênh chữ; kênh hình hoặc kênh chữ kết hợp với kênh hình) → diễn đạt các yêu cầu của bài tập ở mức độ phù hợp với mục tiêu đã đặt ra (Trương Xuân Cảnh, 2015). - Bước 5. Chỉnh sửa, hoàn thiện BTTN và xây dựng đáp án: Sau khi mã hóa thành BTTN, GV cần rà soát, hoàn thiện và sắp xếp các BTTN theo một hệ thống, để thuận lợi trong quá trình sử dụng; phù hợp với logic phát triển NLTN của người học. Khâu cuối cùng của quy trình thiết kế BTTN chính là xây dựng đáp án. Việc xây dựng đáp án có ý nghĩa vô cùng quan trọng, GV vừa kiểm tra lại tính đúng đắn, tính khả thi của BTTN, đồng thời có được những chuẩn bị chu đáo cho các tình huống phát sinh liên quan trong quá trình giải BTTN. 2.2.3. Ví dụ minh họa - Bước 1: Phân tích nội dung, xác định các bài học có thể thiết kế BTTN. Phân tích nội dung và mục tiêu của phần Sinh học VSV (Sinh học 10), phần này bao gồm các nội dung: Khái quát về VSV; Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV; Sinh trưởng và sinh sản của VSV; Vai trò của VSV trong tự nhiên và Ứng dụng của VSV trong thực tiễn đời sống và sản xuất. Trong đó, phần thực nghiệm có thể kể đến 2 bài thực hành: “Bài 24. Thực hành: lên men Etylic và Lactic” và “Bài 28. Thực hành quan sát một số VSV”. Tuy nhiên, các bài thực hành thường được bố trí ở cuối mỗi chương nên chỉ mang tính chất minh họa, củng cố cho các phần lí thuyết đã học. Hơn nữa, phần Sinh học VSV có nhiều tiết lí thuyết, nội dung có thể được thiết kế dưới dạng các BTTN để tổ chức hoạt động học tập cho HS ở hầu hết các bài đặc biệt là các bài: Bài 22. Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở VSV; Bài 25. Sinh trưởng và sinh sản của VSV; Bài 27. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của VSV. - Bước 2: Xác định mục tiêu bài học (đã được lựa chọn), xác định các nội dung thiết kế BTTN. Lựa chọn Bài 25. Sinh trưởng và sinh sản của VSV để thiết kế BTTN Mục tiêu bài học: Sau khi học xong bài này HS có khả năng: Kiến thức: + Nêu được khái niệm sinh trưởng của VSV; + Nêu được khái niệm thời gian thế hệ; + Trình bày được các pha của quá trình nuôi cấy không liên tục; + Phân biệt và so sánh được nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục; + Đề xuất được một số biện pháp để kéo dài pha cân bằng trong quá trình nuôi cấy VSV; + Nêu được các kiểu sinh sản của VSV. Kĩ năng: + Phân tích, so sánh, tổng hợp; + Thuyết trình, làm việc nhóm, đọc tài liệu; + Làm thí nghiệm, phân tích kết quả thí nghiệm. Thái độ: + Hăng hái, tích cực tham gia hoạt động nhóm; + Yêu khoa học; + Nghiêm túc thực hiện an toàn phòng thí nghiệm Năng lực hướng tới: + Năng lực giải quyết vấn đề; + NLTN. Cấu trúc nội dung: Căn cứ vào nội dung bài “Sinh trưởng và sinh sản của VSV”, có thể chia ra các mục như sau: I. Khái niệm sinh trưởng VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 137-142 ISSN: 2354-0753 140 II. Sự sinh trưởng của quần thể VSV - Sự sinh trưởng của quần thể VSV trong nuôi cấy không liên tục - Sự sinh trưởng của quần thể VSV trong nuôi cấy liên tục III. Sinh sản của VSV Trong 3 nội dung kiến thức này thì Mục II là phần kiến thức liên quan đến thực hành thí nghiệm nên rất thích hợp để xây dựng BTTN. Các GV có thể sử dụng BTTN này để dùng để hình thành kiến thức mới, để củng cố hoặc dùng để kiểm tra đánh giá - Bước 3. Tìm các tư liệu liên quan để xây dựng BTTN Ở bước này, GV tiến có thể hành thí nghiệm hoặc sưu tầm, lựa chọn các tư liệu như hình ảnh, video, thông tin, liên quan để thiết kế BTTN. Ví dụ: + Trong bài 25, để thu được tư liệu về BTTN, GV có thể tự thực hiện thí nghiệm điều chế chất tẩy rửa sinh học điều chế từ bồ hòn, vừa để kiểm chứng các bước thực hành, vừa chụp ảnh, quay phim được kết quả thực tế; + Các đoạn thông tin về chất tẩy rửa sinh học và cát tẩy rửa bồ hòn (“Nước rửa tay bồ hòn - lựa chọn hoàn hảo cho gia đình bạn”, tại https://ecocare.com.vn/nuoc-rua-tay-bo-hon-lua-chon-hoan-hao-cho-gia- dinh-ban-1312.eco. Truy cập ngày 07/05/2020). - Bước 4: Mã hóa các thông tin thành BTTN BTTN thông qua thí nghiệm về chất tẩy rửa sinh học được ngâm ủ từ bồ hòn - enzim bồ hòn được mã hóa như sau: Bài 1. Hướng tới cuộc sống thân thiện với môi trường, người ta sử dụng các chất tẩy rửa sinh học thay cho các chất tẩy rửa bằng hóa chất rất độc hại với con người và làm ô nhiễm môi trường. Chất tẩy rửa sinh học được ngâm ủ từ bồ hòn còn được gọi là enzim bồ hòn. Các bước ngâm ủ được mô tả bằng các hình ảnh sau: a) Dựa vào hình 1, 2, 3, hãy nêu các vật liệu cần thiết để tiến hành thí nghiệm. b) Hãy xác định các bước để tiến hành thí nghiệm nói trên. c) Lớp màng màu trắng là lớp vi khuẩn lên men: Hình 3 (sau 5 ngày), hình 4 (sau 14 ngày), hình 5 (sau 21 ngày), hình 6 (sau 2,5-3 tháng). Sau 3 tháng, dung dịch trong lọ được dùng để tẩy rửa. Các hình ảnh này ứng với pha nào trong đường cong sinh trưởng của VSV? d) Sau 3 tháng, có thể sử dụng dung dịch để tẩy rửa. Để kéo dài giai đoạn này, người ta cần phải làm gì? Vì sao? e) Hãy thực hiện theo các bước thực nghiệm đã đề xuất, ghi chép và giải thích kết quả. - Bước 5: Chỉnh sửa, hoàn thiện BTTN và xây dựng đáp án Sau khi thực hiện bước 4, GV cần rà soát, kiểm tra và giải đáp án để hoàn thiện BTTN. Đáp án bài tập ví dụ ở trên như sau: a) Vật liệu cần thiết để tiến hành thực nghiệm: lọ đựng, bồ hòn, vỏ dứa, đường, nước. b) Các bước để tiến hành thực nghiệm: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: bồ hòn bỏ hạt, vỏ dứa thái nhỏ (có thể dung thêm vỏ của một số loại quả khác như: chuối, cam, quýt, cám gạo) nước lọc (có thể thay bằng nước vo gạo). Bước 2. Cho hỗn hợp gồm bồ hòn, vỏ hoa quả, đường vào lọ đựng. Chế nước vào lọ (không cần chính xác từng gram, tùy theo ý định làm đặc hay loãng mà chế lượng nước nhiều hay ít). Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hình 5 Hình 6 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 137-142 ISSN: 2354-0753 141 Bước 3. Đậy kín, để nơi ấm áp, tránh ánh nắng trực tiếp. c) Lớp màng màu trắng là lớp vi khuẩn lên men. Các hình này ứng với các giai đoạn trong đường cong sinh trưởng của VSV: + Hình 3 (sau 5 ngày) pha tiềm phát; + Hình 4 (sau 14 ngày) Pha lũy thừa; + Hình 5 (sau 21 ngày) pha lũy thừa; + Hình 6 (sau 3 tháng) Pha cân bằng. d) Sau 3 tháng, có thể sử dụng dung dịch để tẩy rửa. Để kéo dài giai đoạn này cần phải rút dung dịch thêm nước, thêm đường, thêm vỏ hoa quả, thêm bồ hòn. e) Thực hiện theo các bước thực nghiệm đã đề xuất và theo dõi kết quả. 2.2.4. Một số bài tập thực nghiệm trong phần Sinh học vi sinh vật (Sinh học 10) Vận dụng quy trình thiết kế BTTN ở trên vào phần Sinh học VSV (Sinh học 10), chúng tôi minh họa một số BTTN như sau: Bài 1. Tiến hành một thí nghiệm như sau: Nuôi cấy một loại VSV trong môi trường có ánh sáng, giàu CO2, môi trường nuôi cấy có thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4: 1,5g/l; KH2PO4: 1g/l ; MgSO4: 0.2g/l ; CaCl2:0,1g/l Kết quả: VSV phát triển, tạo khuẩn lạc. Hãy cho biết: a) Môi trường trên là loại môi trường gì? b) VSV phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì? c) Hãy chỉ ra nguồn Cacbon, nguồn năng lượng và nguồn Nitơ của VSV này? Bài 2. Người ta tiến hành muối dưa như sau: - Nguyên liệu: 1kg rau cải bẹ, rửa sạch, cắt khúc; 63g đường; 45g muối; 2lít Nước ấm; Hũ thủy tinh, có vỉ nén. - Tiến hành: xếp rau vào hũ. Đổ hỗn hợp nước muối, đường ấm vào hũ, dùng vỉ nén chặt. Hãy: a) Hãy tiến hành thí nghiệm trên. b) Kết quả của quá trình thí nghiệm, và vai trò của từng nguyên liệu tham gia. c) Giải thích tại sao cần phải nén chặt rau? Hiện tượng gì xảy ra nếu không nén chặt rau? d) Thí nghiệm này là quá trình phân giải hay tổng hợp của VSV? Vì sao? Bài 3. Chuẩn bị dịch lên men có thành phần: 15% nước đường, 0.5% pepton, 0.3% KH2PO4 và 0.1% MgSO4 đun sôi, để nguội. + Nấm men: dung 10% dung dịch nuôi cấy nấm men S. cerevisiae thuần hoặc sử dụng bánh men thuốc bắc tán nhỏ. + Dụng cụ: bình lên men Smith. + Cho dịch lên men vào bình lên men được đậy bằng nút cao su nối với ống thuỷ tinh uốn cong, một đầu được nhúng chìm vào ống nghiệm chứa đầy nước úp ngược trong một lọ đầy nước, ống nghiệm có thể chia độ sẵn. + Đặt các bình thí nghiệm vào 30-35 oC, sau vài giờ cột nước trong ống nghiệm tụt xuống. a) Nêu mục đích của thí nghiệm trên? b) Hãy tiến hành thí nghiệm theo phương án trên và giải thích kết quả? c) Hãy đưa ra phương án thiết kế lại thí nghiệm trên. d) Tại sao khi lên men rượu cần phải bịt kín miệng dụng cụ chứa đựng để O2 không lọt vào bình? Nếu O2 lọt vào bình thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Bài 4. Cho thí nghiệm mô tả như hình dưới đây: a) Dựa vào hình hãy nêu những nguyên vật liệu cần thiết để tiến hành thí nghiệm trên. b) Đề xuất quy trình tiến hành thí nghiệm và thực hiện thí nghiệm theo các bước đã đề xuất. c) Báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích. Từ đó cho biết điều kiện để lên men rượu? d)
Tài liệu liên quan