1. Mở đầu
Tư duy phản biện (TDPB) có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, giúp cho chúng ta
có khả năng nhìn nhận vấn đề dưới mọi góc độ, khía cạnh để lí giải cặn kẽ vấn đề và đưa ra quyết định (Luis Fernando
Santos, 2017, tr 160). TDPB được xem như phẩm chất của người lao động mới. Vì vậy, việc rèn luyện TDPB cho
học sinh (HS) là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của việc đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất của HS. Sinh thái học là một trong những nội dung cơ bản của chương trình Sinh học ở trung học phổ
thông, nghiên cứu về mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường tồn tại của nó
ở những mức độ tổ chức khác nhau, từ cá thể, quần thể đến quần xã sinh vật và hệ sinh thái (Bộ GD-ĐT, 2018, tr 49-
52). Các nguyên lí sinh thái học là cơ sở khoa học của các vấn đề môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường. TDPB
giúp HS có khả năng đánh giá, đưa ra quyết định hợp lí và có thể giải quyết được các vấn đề về ứng dụng Sinh thái
học trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, bảo vệ tài nguyên vàn môi trường. Vì vậy, trong quá trình dạy học, nếu
giáo viên (GV) nắm vững kĩ thuật thiết kế các dạng câu hỏi nhằm phát triển TDPB của HS, thì sẽ giúp HS hình thành
và phát triển các năng lực sinh học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, nâng cao hiệu quả dạy học.
Bài viết trình bày khái niệm và cấu trúc của TDPB, quy trình thiết kế câu hỏi rèn luyện TDPB và vận dụng quy
trình này vào dạy học bài “Diễn thế sinh thái”, phần Sinh thái học (Sinh học 12).
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế câu hỏi rèn luyện tư duy phản biện cho học sinh trong dạy học phần “Sinh thái học” (Sinh học 12), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 143-148 ISSN: 2354-0753
143
THIẾT KẾ CÂU HỎI RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC PHẦN “SINH THÁI HỌC” (SINH HỌC 12)
Đặng Thị Dạ Thủy,
Nguyễn Thị Diệu Phương+
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế
+ Tác giả liên hệ ● Email: ngdieuphuong@gmail.com
Article History
Received: 05/3/2020
Accepted: 13/4/2020
Published: 30/4/2020
ABSTRACT
Training critical thinking for students is necessary in accordance with the
requirements of educational innovation towards developing students'
capability and quality. The paper proposes the designing process of using
questions to train students’ critical thinking. The designed process is applied
to develop critical thinking training questions in teaching Ecological lessons
for Grade 12. Using questions to train critical thinking in teaching Ecology
section is one of measures to develop key competencies for students such as
biology competency, problem-solving and creative competency.
Keywords
questions, skill, competency,
critical thinking, Ecology
section.
1. Mở đầu
Tư duy phản biện (TDPB) có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, giúp cho chúng ta
có khả năng nhìn nhận vấn đề dưới mọi góc độ, khía cạnh để lí giải cặn kẽ vấn đề và đưa ra quyết định (Luis Fernando
Santos, 2017, tr 160). TDPB được xem như phẩm chất của người lao động mới. Vì vậy, việc rèn luyện TDPB cho
học sinh (HS) là cần thiết, phù hợp với yêu cầu của việc đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực và
phẩm chất của HS. Sinh thái học là một trong những nội dung cơ bản của chương trình Sinh học ở trung học phổ
thông, nghiên cứu về mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường tồn tại của nó
ở những mức độ tổ chức khác nhau, từ cá thể, quần thể đến quần xã sinh vật và hệ sinh thái (Bộ GD-ĐT, 2018, tr 49-
52). Các nguyên lí sinh thái học là cơ sở khoa học của các vấn đề môi trường và giải pháp bảo vệ môi trường. TDPB
giúp HS có khả năng đánh giá, đưa ra quyết định hợp lí và có thể giải quyết được các vấn đề về ứng dụng Sinh thái
học trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, bảo vệ tài nguyên vàn môi trường. Vì vậy, trong quá trình dạy học, nếu
giáo viên (GV) nắm vững kĩ thuật thiết kế các dạng câu hỏi nhằm phát triển TDPB của HS, thì sẽ giúp HS hình thành
và phát triển các năng lực sinh học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, nâng cao hiệu quả dạy học.
Bài viết trình bày khái niệm và cấu trúc của TDPB, quy trình thiết kế câu hỏi rèn luyện TDPB và vận dụng quy
trình này vào dạy học bài “Diễn thế sinh thái”, phần Sinh thái học (Sinh học 12).
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tư duy phản biện
TDPB (Critical thinking) là một khái niệm phức tạp và có nhiều cách hiểu khác nhau. Theo Vũ Văn Ban (2017),
“TDPB là tư duy có suy xét phân tích, đánh giá và tìm hiểu thông tin với thái độ hoài nghi tích cực, sau đó lập luận
và chứng minh lập luận ấy bằng những thông tin đã được kiểm chứng để đưa ra một kết luận cuối cùng mang tính
thuyết phục, phù hợp với thực tiễn và quy luật logic nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra” (Vũ Văn Ban và Bùi Ngọc
Quân, 2017, tr 125). Ngô Vũ Thu Hằng (2018) và Peter (2013) cho rằng: “TDPB bao gồm các kĩ năng: diễn giải,
phân tích, suy luận, đánh giá, giải thích và tự điều chỉnh; ngoài ra, TDPB gắn liền với các thái độ đặc trưng như:
trung thực, tôn trọng lập luận, ham tìm tòi, cởi mở, khách quan, công bằng, thận trọng khi đưa ra những nhận định,
khiêm tốn, thái độ tự tin, mạnh dạn, đồng cảm”.
Như vậy, TDPB là một quá trình tư duy biện chứng được hình thành và phát triển qua quá trình rèn luyện trí tuệ
về các khả năng: phân tích thực tiễn, tổng quan và hệ thống tổ chức các ý tưởng, nhận thức và cân nhắc thận trọng
một sự kiện, một hiện tượng; lập luận kết hợp với chứng minh đầy đủ để có sức thuyết phục cao, để đánh giá các suy
nghĩ, đưa ra phán đoán, rút ra kết luận, tự đánh giá và tự điều chỉnh nhằm vươn tới sự hoàn thiện mình.
Thành phần cấu trúc của TDPB bao gồm các kĩ năng cốt lõi: diễn giải, phân tích, suy luận, giải thích, đánh giá
và tự điều chỉnh. Theo Ngô Vũ Thu Hằng (2018), Peter (2013), để có thể xác định, đo lường và giáo dục TDPB, cần
thiết phải có các chỉ báo như sau (bảng 1):
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 143-148 ISSN: 2354-0753
144
Bảng 1. Chỉ báo của TDPB
Thành phần cấu
trúc của TDPB
Chỉ báo
Diễn giải Làm rõ ý, nghĩa của thông tin được đưa ra
Phân tích
Phân chia một đối tượng, sự vật, quá trình thành những yếu tố hợp thành theo một logic nhất
định
Suy luận Từ những điều đã biết dẫn đến một nhận định, kết luận phù hợp về một vấn đề
Giải thích Tạo ra luận điểm thông qua các bước có quan hệ với nhau
Đánh giá
Vận dụng kiến thức tổng hợp để phản biện/ đánh giá một vấn đề (Phán xét giá trị, tính tin cậy
hay ưu điểm, nhược điểm của vấn đề được đưa ra)
Tự điều chỉnh
Nhìn nhận những sai sót, khuyết điểm trong suy nghĩ, quan điểm của cá nhân để điều chỉnh,
hoặc thay đổi suy nghĩ, hành vi một cách phù hợp
2.2. Quy trình thiết kế câu hỏi rèn luyện tư duy phản biện
- Bước 1. Xác định mục tiêu của chủ đề học tập: GV xác định yêu cầu cần đạt của chủ đề học tập về kiến thức,
kĩ năng, thái độ và năng lực; đặc biệt chú trọng đến mục tiêu rèn luyện TDPB (rèn luyện các kĩ năng diễn giải, suy
luận, phân tích, giải thích, đánh giá và tự điều chỉnh).
- Bước 2. Phân tích nội dung của chủ đề, xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi rèn luyện
TDPB: GV phân tích nội dung của chủ đề, xác định thành phần kiến thức trọng tâm của chủ đề (khái niệm, quá trình
hay quy luật). Nếu là kiến thức khái niệm thì phải xác định rõ nội hàm của các khái niệm; nếu là kiến thức quá trình
cần xác định các giai đoạn và bản chất của quá trình; nếu là kiến thức quy luật cần xác định nội dung, ý nghĩa của
quy luật... Việc nắm rõ nội hàm của khái niệm giúp HS diễn giải, phân tích, giải thích và đánh giá được các vấn đề
liên quan.
- Bước 3. Diễn đạt câu hỏi rèn luyện TDPB dựa vào yêu cầu các kĩ năng thành phần của TDPB: Căn cứ vào yêu
cầu của các kĩ năng cốt lõi của TDPB, GV nghiên cứu sách giáo khoa, các tài liệu khoa học (sách, tạp chí, các trang
web về khoa học Sinh thái học, khoa học môi trường, giáo dục môi trường), lựa chọn những vấn đề phù hợp với
nội dung của chủ đề để thiết kế câu hỏi hướng tới việc rèn luyện kĩ năng diễn giải, phân tích, suy luận, giải thích,
đánh giá và tự điều chỉnh của TDPB. Trong thực tiễn dạy học phần Sinh thái học, khó có sự tách bạch rõ rệt các dạng
câu hỏi cho mỗi kĩ năng như trên. Để giải quyết một vấn đề, có thể xây dựng các dạng câu hỏi để rèn luyện đồng thời
các kĩ năng của TDPB cho HS. GV cần xây dựng lời giải của câu hỏi và dự kiến lời giải của HS để có định hướng
phù hợp. GV có thể thử nghiệm câu hỏi với một nhóm nhỏ HS, trên cơ sở đó có thể biên tập lại câu hỏi để hoàn thiện
hơn. Các dạng câu hỏi rèn luyện TDPB trong dạy học phần Sinh thái học là (bảng 2):
Bảng 2. Các dạng câu hỏi rèn luyện TDPB
Dạng
câu hỏi
Yêu cầu Ví dụ
Diễn giải
Làm rõ ý nghĩa của
thông tin được đưa ra
Hãy vẽ và chú thích cho tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong tầng
nước gồm có: cá thu, cá trích, thực vật phù du, giáp xác? Điều gì đã làm
cho địa y làm tốt vai trò tiên phong của mình trong quá trình diễn thế
nguyên sinh (DTNS)?
Phân tích
Phân chia đối tượng, sự
vật, quá trình thành
những yếu tố hợp thành
theo một logic nhất định.
Hãy quan sát một hệ sinh thái ở địa phương, thiết lập sơ đồ mô tả các
thành phần cấu trúc của hệ sinh thái đó? Tại sao, nhìn chung những loài
cây tiên phong trong qua trình DTNS không thể phát triển cao?
Suy luận
Từ những điều đã biết
dẫn đến một nhận định,
kết luận phù hợp về một
vấn đề.
Để tiêu diệt một loài côn trùng gây hại cho vườn cây của mình, người chủ
muốn sử dụng thuốc trừ sâu thay vì sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học
vì chi phí cho biện pháp này tốn kém nhiều hơn là sử dụng thuốc trừ sâu.
Giả sử bạn là một nhà sinh thái học, bạn sẽ nói gì để thuyết phục người
chủ vườn sử dụng biện pháp kiểm soát sinh học?
Giải
thích
Tạo ra luận điểm thông
qua các bước có quan hệ
Giả sử, tại địa phương bạn, những cánh đồng mía đang bị một loài bọ cánh
cứng tấn công. Có một nhóm người trồng mía đề nghị nên nhập loài cóc
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 143-148 ISSN: 2354-0753
145
với nhau. mía như một biện pháp phòng trừ sinh học, bởi kẻ thù của loài bọ cánh
cứng là cóc mía. Bạn sẽ giải thích như thế nào cho nhóm này về việc nhập
nội một loài sinh vật vào hệ sinh thái địa phương không phải là một ý
tưởng hay?
Dự đoán
Vận dụng kiến thức tổng
hợp để đưa ra một giả
thuyết giải thích một vấn
đề một cách hợp lí.
Điều gì xảy ra với một hệ sinh thái khi một loài chủ chốt bị loại bỏ? Dự
đoán các hậu quả gì có thể xảy ra nếu sự phát thải khí CO2 từ nhiên liệu
hóa thạch tiếp tục tăng?
Đánh giá
Vận dụng kiến thức tổng
hợp để phản biện/ đánh
giá một vấn đề
Trong các loại tháp sinh thái (tháp số lượng, tháp sinh khối, tháp năng
lượng) loại tháp sinh thái nào là hoàn thiện nhất? Tại sao?
Tự
điều
chỉnh
Nhìn nhận những sai sót,
hạn chế trong suy nghĩ,
quan điểm của cá nhân
để điều chỉnh, hoặc thay
đổi suy nghĩ, hành vi
một cách phù hợp
Quan điểm của chúng ta về vấn đề “kiểm soát sinh học” đang còn mơ hồ,
chúng ta phải giải thích cụ thể hơn nữa, được không? Các bằng chứng đưa
ra cho việc giải thích vấn đề này chưa được thuyết phục lắm, cần làm rõ
hơn. (Dạng câu hỏi này thường được nảy sinh trong quá trình giải quyết
1 vấn đề của cá nhân hoặc của nhóm để tự điều chỉnh).
- Bước 4. Thiết kế kế hoạch bài học của chủ đề có sử dụng câu hỏi rèn luyện TDPB: GV thiết kế kế hoạch bài
học của chủ đề, trong đó có sử dụng câu hỏi đã xây dựng để rèn luyện các kĩ năng nhận thức của TDPB. GV xác
định câu hỏi sẽ được sử dụng ở khâu nào trong quá trình dạy học (nghiên cứu tài liệu mới, củng cố hoàn thiện kiến
thức, kiểm tra, đánh giá). Trong quá trình rèn luyện TDPB cho HS, có thể tăng dần các dạng câu hỏi; ban đầu tập
trung sử dụng câu hỏi trong khâu củng cố hoàn thiện kiến thức; sau đó sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới.
Để nâng cao hiệu quả rèn luyện, GV cần chú trọng đến hình thức tổ chức dạy học, tăng cường hoạt động nhóm, thảo
luận lớp trong quá trình sử dụng câu hỏi, bài tập. Khi soạn kế hoạch bài học, GV nên kết hợp các phương pháp dạy
học tích cực như: dạy học nêu và giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp, dạy học nhóm, đóng vai, dạy học dự
án,, trong đó các dạng câu hỏi này được xem như là biện pháp để nâng cao hiệu quả rèn luyện TDPB.
2.3. Vận dụng quy trình thiết kế câu hỏi rèn luyện tư duy phản biện trong dạy học bài “Diễn thế sinh thái”, phần
Sinh thái học (Sinh học 12)
- Bước 1. Xác định mục tiêu của bài học/chủ đề học tập: + Về kiến thức: Trình bày được khái niệm diễn thế sinh
thái (DTST), nêu được nguyên nhân của DTST, phân biệt các kiểu DTST, nêu được những xu hướng biến đổi chính
trong quá trình diễn thế để thiết lập trạng thái cân bằng của quần xã. Nêu được ý nghĩa của việc nghiên cứu DTST;
+ Về kĩ năng: Phát triển các kĩ năng tư duy trong đó có TDPB; phát triển các kĩ năng học tập: kĩ năng tìm kiếm, xử
lí và vận dụng kiến thức về DTST, kĩ năng hoạt động nhóm, thảo luận lớp; + Về thái độ: Có ý thức vận dụng kiến
thức về DTST, trên cơ sở nắm vững quy luật DTST để khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và khắc phục
những biến đổi bất lợi của môi trường. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường: cải tạo đất, chăm sóc cây trồng, phòng
trừ sâu bệnh, làm thủy lợi, điều tiết nguồn nước; tránh những hoạt động tác động xấu đến quá trình diễn thế để bảo
vệ và phục hồi rừng; + Về năng lực: Phát triển năng lực sinh học và năng lực chung: năng lực vận dụng kiến thức và
kĩ năng đã học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học và năng lực hợp tác,
- Bước 2. Phân tích nội dung của bài học/chủ đề, xác định nội dung kiến thức có thể mã hóa thành câu hỏi rèn
luyện TDPB: Kiến thức về khái niệm DTST, diễn thế thứ sinh (DTTS) là nội dung trọng tâm. Hiểu rõ nội hàm của
các khái niệm này HS có thể phân tích được điều gì đã làm cho nấm, mốc, rêu, địa y thực hiện tốt vai trò tiên phong
của mình trong DTNS? Tại sao, nhìn chung những loài cây tiên phong không thể cao? Giải thích được tại sao trong
quá trình diễn thế, các loài đến trước lại tạo điều kiện thuận lợi cho các loài khác đến sinh sống trong vùng; suy luận
được vì sao tốc độ diễn thế của DTTS nhanh hơn DTNS, từ đó có khả năng dự đoán, đánh giá được các vấn đề
thực tiễn về DTST, đưa ra được những biện pháp hiệu quả hoặc tránh những hoạt động tác động xấu đến quá trình
diễn thế để bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái.
Những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế cho thấy DTST là một quá trình có định hướng, có tính
quy luật. Điêu này rất thích hợp cho việc rèn luyện kĩ năng suy luận, dự đoán: biết được quần xã đã tồn tại trước đó,
dự đoán được quần xã sẽ xuất hiện trong tương lai để khai thác hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ nguồn tài nguyên,
khắc phục những biến đổi bất lợi đối với môi trường, sinh vật và con người.
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 143-148 ISSN: 2354-0753
146
- Bước 3. Diễn đạt câu hỏi rèn luyện TDPB dựa vào yêu cầu các kĩ năng thành phần của TDPB: GV nghiên cứu
sách giáo khoa và các tài liệu khoa học có liên quan đến DTST để thiết kế câu hỏi hướng tới rèn luyện kĩ năng thành
phần của TDPB. Câu hỏi được xây dựng theo các vấn đề học tập sau:
Vấn đề 1: Diễn thế sinh thái
Sơ đồ ở hình 1 mô tả về quá trình DTST. Quan sát hình và trả lời các câu hỏi sau đây :
Hình 1. Sơ đồ DTST
1. Phân tích: Sơ đồ hình 1 minh họa cho loại DTST nào? Giải thích.
2. Suy luận:
- Ở giai đoạn rừng trưởng thành (giai đoạn 6), khi xem xét một loài động vật ăn cỏ và một loài động vật ăn hạt,
theo bạn, loài nào có số lượng cá thể lớn hơn? Giải thích.
- Bạn có nghĩ rằng cỏ dại (ở giai đoạn 3) sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong khu rừng trưởng thành (ở giai đoạn 6)
không? Tại sao có hay tại sao không?
3. Giải thích: Tại sao có thể nói, trong quá trình DTST, các loài ưu thế là những loài “tự đào huyệt chôn mình”
(Vũ Văn Vụ, 2006, tr 282).
4. Dự đoán: Nếu có một trận cháy xảy ra ở giai đoạn rừng thấp (giai đoạn 5), theo bạn, loại diễn thế nào sẽ xảy
ra sau sự kiện đó? Giải thích.
Vấn đề 2: Cháy hàng trăm hecta rừng tràm ở U Minh Thượng
Ở nước ta, trong hệ sinh thái rừng tràm ngập phèn chỉ còn duy nhất hệ thực vật rừng của Vườn quốc gia U Minh
Thượng có những đặc điểm của rừng nguyên sinh với các ưu hợp của rừng hỗn giao và rừng tràm trên đất than bùn
với diện tích trên 3.000 ha. Với hệ sinh thái rừng úng phèn, rừng tràm hỗn giao và rừng tràm trên đất than bùn có hệ
thống bì thực vật và dây leo chằng chịt, lau sậy dày đặc đang ở giai đoạn cực đỉnh nguyên sinh. Đây là nơi nuôi
dưỡng, trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, với sự hiện diện của 32 loài thú, 186 loài chim, 50 loài bò sát, lưỡng
cư, 60 loài cá, 203 loài côn trùng và nhiều loài thủy sinh vật phân bố ở các độ sâu khác nhau trong hệ sinh thái. Có
72 loài động thực vật quý hiếm được ghi nhận trong sách đỏ Việt Nam 2007 và Danh mục IUCN 2012 (nguồn:
Đám cháy bùng phát trưa 5/4/2015 tại khu vực rừng sản xuất do Phòng hậu cần Công an tỉnh Kiên Giang quản lí
(ấp Kinh 5, xã An Minh Bắc, huyện U Minh Thượng, Kiên Giang). Đến cuối buổi chiều, đám cháy tưởng chừng
được kiểm soát do ngọn lửa đã hạ thấp tại ô rừng (mỗi ô rộng 100ha) phát cháy đầu tiên, nhưng ngay sau đó lại bùng
lên dữ dội ở ô kế bên. Nguyên nhân vụ cháy được xác định do người dân vào rừng đốt ong lấy mật (nguồn:
Nghiên cứu thông tin trên để trả lời các câu hỏi sau:
1. Diễn giải: Vườn quốc gia U Minh Thượng đang ở giai đoạn cực đỉnh nguyên sinh. Vậy quần xã đỉnh cực là
gì? Trong thực tế trạng thái đỉnh cực có biến đổi không?
2. Dự đoán: Bạn hãy dự đoán khu vực rừng bị cháy này sẽ thay đổi như thế nào trong vòng 5 năm, 10 năm, 20
năm và 50 năm sau với điều kiện không có thiên tai, phá rừng, cháy rừng xảy ra tại khu vực này.
3. Đánh giá: Một bạn cho rằng “Chúng ta không nên quá lo lắng về việc rừng bị tàn phá vì theo quy luật diễn thế,
rừng sẽ được phục hồi”. Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào?
4. Phân tích: Hãy phân tích DTST ở một hệ sinh thái tại địa phương. Từ đó, đề xuất một số biện pháp bảo tồn hệ
sinh thái đó.
Vấn đề 3: Diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh
Nghiên cứu hình 2 và trả lời các câu hỏi sau đây:
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 143-148 ISSN: 2354-0753
147
Hình 2. Các dạng DTST (đường 1 và 2 mô tả các dạng DTST) (Bộ GD-ĐT, 2018, tr 144)
1. Phân tích: Đường 1 minh họa cho dạng diễn thế nào (DTNS hay DTTS)? Đường 2 minh họa cho dạng diễn
thế nào? Giải thích.
2. Suy luận: Giai đoạn C là đại diện cho quần xã đỉnh cực hay quần xã tiên phong? Giai đoạn D là đại diện cho
quần xã đỉnh cực hay quần xã tiên phong? Giải thích. Tại sao nói tốc độ diễn thế của quá trình DTTS thường xảy ra
nhanh hơn DTNS?
3. Dự đoán: Điều gì đã xảy ra đột ngột tại giai đoạn C? Điều gì đã xảy ra giữa giai đoạn D và giai đoạn E?
Vấn đề 4: Hồ Hoàn Kiếm
Theo báo cáo tổng quan cải tạo và phục hồi Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) của tiến sĩ Lê Hùng Anh, Giám đốc Công
ty TNHH Môi trường & Năng lượng Mới Đức Minh, diện tích Hồ Hoàn Kiếm bị thu hẹp nhiều so với diện tích cũ.
Lớp bùn trong hồ ngày càng dày, nước hồ như ao tù. “Tình trạng này không chỉ đe dọa đến sự tồn vong của rùa quý
sống trong hồ mà còn đe dọa đến sự tồn tại của hồ”, Giáo sư Hà Đình Đức, Chủ nhiệm Dự án Phục hồi và Ổn định
Hồ Hoàn Kiếm nói (nguồn:
cong-nghe-phuc-hoi-Ho-Hoan-Kiem-685/).
Nghiên cứu thông tin trên để trả lời các câu hỏi sau:
1. Phân tích: Tại sao nói: “Tình trạng này (bùn trong hồ ngày càng dày, nước hồ như ao tù) không chỉ đe dọa đến
sự tồn vong của rùa quý sống trong hồ mà còn đe dọa đến sự tồn tại của hồ” ?
2. Suy luận: Theo bạn cần có những biện pháp nào để đảm bảo sự tồn tại của Hồ Hoàn Kiếm?
Vấn đề 5: Rừng lim Hữu Lũng (Lạng Sơn)
Cách đây khoảng một thế kỉ, vùng Hữu Lũng vốn là vùng có rừng lim đại ngàn. Do người dân chặt cây lim làm
nhà, phá rừng làm nương rẫy, làm cho đất nương nghèo kiệt và bị bỏ hoang. Theo thời gian, trảng cỏ được hình
thành, đất dần dần được phục hồi; xuất hiện trảng cây bụi, như sim, mua chiếm ưu thế; thay thế cho thảm cỏ đang bị
khô héo chết dần. Tiếp theo, dưới bóng rất thưa của cây sim, cây mua sẽ xuất hiện các cây sau sau nhỏ, và rừng sau
sau tiếp tục phát triển thì những thành phần ưa sáng khác (cây bụi, cây gỗ nhỏ) sẽ bị tàn lụi dần. Dưới tán cây che
phủ nhẹ của sau sau sẽ có nhiều loại cây gỗ khác mọc lên, trong đó có lim. Lim dần dần chiếm ưu thế và thay cho
sau sau (Trần Đức Viên, 2004, tr 65-66).
Nghiên cứu thông tin trên để trả lời các câu hỏi sau:
1. Phân tích: Hãy sơ đồ hóa quá trình diễn thế ở rừng lim Hữu Lũng.
2. Giải thích: Tại sao có thể nói, trong quá trình DTST, các loài ưu thế là những loài “tự đào huyệt chôn mình”.
Dẫn chứng minh họa từ quá trình diễn thế ở rừng lim Hữu Lũng.
3. Đánh giá: Một người trồng rừng cho rằng: Để đẩy nhanh quá trình diễn thế, con người có thể bỏ qua giai đoạn
rừng sau sau, ở giai đoạn trảng cây bụi có thể trồng lim thì rừng lim nhanh chóng phục hồi hơn. Bạn có đồng ý với
ý kiến này không? Tại sao có hoặc tại sao không?
- Bước 4. GV thiết kế kế hoạch bài học DTST, có sử dụng câu hỏi rèn luyện TDPB: Khi thiết kế kế hoạch bài học
DTST, GV có thể sử dụng vấn đề 1 và 3 ở hoạt động luyện tập, vấn đề 2, 4 và 5 ở hoạt động vận dụng và tìm tòi mở
rộng hoặc trong khâu kiểm tra, đánh giá Đối với bài này có thể phối hợp các phương pháp dạy học như giải quyết
vấn đề, nghiên cứu trường hợp, dạy học nhóm để giải quyết các vấn đề trên.
3. Kết luận
Qua nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn giản