TÓM TẮT
Đề tài đề cập đến việc tổ chức thiết kế CD hướng nghiệp cho học sinh (HS) khiếm thị
ở một số trường trung học phổ thông (THPT) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Kết
quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu hướng nghiệp của HS khiếm thị bằng đĩa CD ở mức cần
thiết trở lên là 87% trong tổng số HS khiếm thị được khảo sát. CD hướng nghiệp cho HS
khiếm thị được thiết kế dựa trên 3 bước trong quy trình hướng nghiệp là: nhận thức bản
thân; nhận thức nghề nghiệp; lập kế hoạch nghề nghiệp. Ngoài ra, đề tài cũng giới thiệu
một số số liệu về mức độ khả thi của đĩa CD hướng nghiệp.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế CD hướng nghiệp cho học sinh khiếm thị ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2015 - 2016
281
THIẾT KẾ CD HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ
Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Hồng Thanh,
Trần Thị Mộng Cơ
(Sinh viên năm 3, Khoa Tâm lí học)
GVHD: ThS Nguyễn Thị Diễm My
TÓM TẮT
Đề tài đề cập đến việc tổ chức thiết kế CD hướng nghiệp cho học sinh (HS) khiếm thị
ở một số trường trung học phổ thông (THPT) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Kết
quả nghiên cứu cho thấy nhu cầu hướng nghiệp của HS khiếm thị bằng đĩa CD ở mức cần
thiết trở lên là 87% trong tổng số HS khiếm thị được khảo sát. CD hướng nghiệp cho HS
khiếm thị được thiết kế dựa trên 3 bước trong quy trình hướng nghiệp là: nhận thức bản
thân; nhận thức nghề nghiệp; lập kế hoạch nghề nghiệp. Ngoài ra, đề tài cũng giới thiệu
một số số liệu về mức độ khả thi của đĩa CD hướng nghiệp.
Từ khóa: đĩa CD hướng nghiệp, thiết kế đĩa CD cho học sinh trung học phổ thông
khiếm thị, học sinh khiếm thị.
1. Đặt vấn đề
Nghề nghiệp là phương tiện đảm bảo vật chất và tinh thần của con người. Do đó,
việc lựa chọn cho bản thân một nghề nghiệp phù hợp cũng là một trong những việc
quan trọng nhất của cuộc đời. Từ lâu, công tác hướng nghiệp cho HS ngay từ THPT đã
trở nên vô cùng cần thiết. Hướng nghiệp giúp HS có thể tiến hành lựa chọn nghề
nghiệp một cách đúng đắn và khoa học, không ngẫu nhiên cảm tính. Các em có cơ hội
khám phá chính bản thân mình, hiểu biết đầy đủ về năng lực, tính cách, sở thích, sở
trường, sở đoản một cách khách quan. Hướng nghiệp còn trang bị cho các em những
hiểu biết cần thiết về yêu cầu tâm sinh lí của từng ngành nghề đối với người học. Từ
đó, các em có cơ hội đối chiếu những phẩm chất sở thích của bản thân với yêu cầu của
ngành nghề nhằm chọn ngành nghề phù hợp nhất và lập kế hoạch để thực hiện mục tiêu
nghề nghiệp.
Hơn nữa, vấn đề nghề nghiệp đối với HS khiếm thị là rất khó khăn. Hầu hết các
sinh viên khuyết tật, đặc biệt là các sinh viên khiếm thị đều không tìm được việc làm
hoặc làm những ngành nghề phù hợp với đặc thù khiếm khuyết của mình. Có khoảng
94% người khiếm thị không có việc làm và phần lớn các công việc hiện tại của người
khiếm thị chủ yếu vẫn là lao động phổ thông và thu nhập trung bình hàng tháng vẫn
còn khá thấp. Vấn đề giải quyết việc làm cho người khuyết tật nói chung người khiếm
thị nói riêng không còn là chức trách riêng của một đơn vị ban ngành nào cả mà là
nhiệm vụ chung của toàn xã hội.
Thực tế cho thấy có nhiều HS khiếm thị có thể đi học, nhưng đối với các em, việc
chọn nghề không hề đơn giản. Khả năng tiếp cận tài liệu của các em còn rất hạn chế vì
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
282
các tài liệu hay thông tin hướng nghiệp chủ yếu đều ở dạng viết và so với các dạng tật
khác, các ngành nghề cho người khiếm thị không đa dạng nên việc các HS khiếm thị
định hướng lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp tương đối khó khăn. Bên cạnh
đó, để hướng nghiệp có hiệu quả cho HS khiếm thị, cần tuân theo một quy trình khoa
học với những bước cụ thể, đòi hỏi tính khoa học, tính thực tiễn với cơ sở của tâm lí
học. Chỉ theo sát quy trình mới có thể giúp các em có cái nhìn đúng đắn về tính cách,
năng lực của bản thân cũng như sự đáp ứng yêu cầu của bản thân các em đối với nghề
nghiệp đó như thế nào.
Xuất phát từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài: Thiết kế CD
hướng nghiệp cho HS khiếm thị ở một số trường THPT tại TPHCM để phần nào đó
có thể hỗ trợ các em có được sự định hướng đúng và đầy đủ trong việc chọn nghề, từ
đó HS có thể tự lập kế hoạch tương lai cho bản thân mình.
2. Nội dung
2.1. Một số vấn đề lí luận cơ bản
2.1.1. Hướng nghiệp
Hướng nghiệp là quá trình hướng dẫn chọn nghề, là những hoạt động nhằm hỗ trợ
mọi cá nhân đánh giá toàn bộ năng lực và đặc điểm tính cách của bản thân, đối chiếu
những năng lực đó với những yêu cầu của nghề đặt ra cho người lao động. Từ đó, giúp
cá nhân định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp trong tương lai.
2.1.2. Hướng nghiệp cho HS THPT khiếm thị
Hiện nay, hướng nghiệp cho HS THPT khiếm thị chủ yếu tập trung vào những
nội dung tương tự như với ở trường THPT thông thường [12]:
- Giúp HS định hướng đúng đắn về nghề nghiệp tương lai bằng cách cung cấp
những thông tin về hệ thống ngành nghề và hệ thống các trường đào tạo nghề trong xã
hội; giới thiệu những ngành, nghề mà xã hội, địa phương đang có nhu cầu
- Tư vấn cho HS chọn nghề phù hợp, có căn cứ khoa học bằng cách:
+ Sử dụng các trắc nghiệm hướng nghiệp làm cơ sở khoa học khách quan để đánh
giá năng lực trí tuệ, xu hướng nghề nghiệp, tính cách của HS, qua đó giúp các em
hiểu bản thân mình hơn.
+ Chỉ ra những đặc điểm, yêu cầu về phẩm chất, năng lực, điều kiện sức khoẻ
của nghề. Trên cơ sở đó, HS đối chiếu với những đặc điểm của bản thân để có thể tự
mình đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
+ Giúp HS nói lên những khó khăn của mình trong việc chọn nghề, giải đáp
những vướng mắc của các em và cho lời khuyên chọn nghề phù hợp.
Như vậy, trong hoạt động hướng nghiệp, HS THPT khiếm thị phải tìm hiểu, nhận
thức các đặc điểm của bản thân, đồng thời phải có nhận thức về thế giới nghề nghiệp.
Năm học 2015 - 2016
283
Từ đó đối chiếu những đặc điểm của bản thân với các yêu cầu của ngành nghề để lựa
chọn nghề nghiệp phù hợp.
2.2. Phương pháp và khách thể nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến
đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
o Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Dùng bảng hỏi để điều tra về nhu cầu
hướng nghiệp của các em HS THPT khiếm thị bằng CD và lấy ý kiến đánh giá tính khả
thi của đĩa CD.
o Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp các giáo viên và HS khiếm thị về
nhu cầu có CD hướng nghiệp và đánh giá tính khả thi của CD về nội dung và hình
thức.
- Phương pháp thống kê toán học: Phương pháp này sử dụng để xử lí số liệu thu
thập từ phiếu điều tra.
2.2.2. Khách thể nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu thực hiện nghiên cứu trên 84 HS THPT khiếm thị tại Trường
Phổ thông Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu và Trung tâm Hướng nghiệp và Công nghệ
Trợ giúp Người mù Sao Mai.
3. Kết quả nghiên cứu và ý nghĩa
3.1. Nhu cầu hướng nghiệp của HS khiếm thị
Nhu cầu hướng nghiệp thông qua đĩa CD được khảo sát ở 84 HS khiếm thị của
trường Phổ thông Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu và Trung tâm hướng nghiệp và công
nghệ trợ giúp người mù Sao Mai. Kết quả khảo sát nhu được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. Nhu cầu hướng nghiệp qua đĩa CD của HS khiếm thị
STT Nội dung Mức độ ĐTB
Xếp
hạng
RCT CT TĐCT TCT KCT
1
Nếu có 1 CD hướng dẫn
chọn nghề, bạn thấy có cần
thiết không?
41 32 11 0 0 4.02 2
2
Cung cấp các bài test giúp
người khiếm thị hiểu về bản
thân
48 35 0 0 1 4.23 1
3
Giới thiệu các ngành nghề
dành riêng cho người khiếm
thị
31 33 20 0 0 4.01 3
4
Hướng dẫn người khiếm thị
lập kế hoạch để đạt được
mục tiêu nghề nghiệp
40 30 13 1 0 3.92 4
Điểm trung bình 4.09
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
284
Từ bảng 1 cho ta thấy, trong đĩa CD hướng nghiệp có các nội dung: cung cấp bài
test giúp người khiếm thị hiểu về bản thân với điểm trung bình 4.23. Như vậy, các em
cho rằng việc có bài test để giúp người khiếm thị hiểu về bản thân là cần thiết, đây
cũng là nội dung ở vị trí đầu tiên trong nội dung đĩa CD hướng nghiệp mà HS khiếm
thị quan tâm. Như vậy các em thật sự có mong muốn được tìm hiểu bản thân mình để
có thể lựa chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Trong đĩa CD hướng nghiệp cần
giới thiệu các ngành nghề dành riêng cho người khiếm thị đạt mức điểm trung bình tốt
là 4.01, tương ứng việc các em thấy cần thiết phải giới thiệu những ngành nghề cho
người khiếm thị trọng đĩa CD hướng nghiệp. Đây là nguồn thông tin các em luôn quan
tâm và tìm kiếm khi tham gia tư vấn hướng nghiệp. Và cuối cùng hướng dẫn người
khiếm thị lập kế hoạch để đạt được mục tiêu nghề nghiệp trong tương lai, được các bạn
HS khiếm đạt mức điểm trung bình gần loại tốt là 3.92 đạt gần mức cần thiết phải lập
kế hoạch.
Từ kết quả của bảng khảo sát trên nhóm nghiên cứu thấy rằng việc thiết kế đĩa
CD hướng nghiệp cho HS khiếm thị là hết sức cần thiết. Và đĩa CD hướng nghiệp sẽ
được đảm bảo những nội dung mà các bạn HS quan tâm, để có thể mang lại hiệu quả
hướng nghiệp tốt nhất cho các bạn HS khiếm thị.
3.2. Nội dung của CD hướng nghiệp
CD gồm có 3 phần:
Phần 1: Nhận thức bản thân. Xây dựng bài test để giúp các em HS khiếm thị
nhận thức bản thân, tự kiểm tra xem các em phù hợp với những ngành nghề nào, bên
cạnh đó trong CD còn khái quát về các nhóm ngành nghề.
Phần 2: Nhận thức nghề nghiệp
Định ra những nhóm nghề phù hợp với khả năng của các bạn HS khiếm thị bao
gồm: tên nghề, những yêu cầu của ngành nghề mà HS khiếm thị phải đáp ứng cùng nơi
đào tạo và làm việc.
Trong đó gồm có 6 nhóm nghề dành cho người khiếm thị:
• Nhóm R: trồng trọt (trà, cà phê, rau mầm, thảo dược), chăn nuôi, sửa chữa
nhạc cụ.
• Nhóm I: nghiên cứu xã hội học, tài nguyên môi trường, nghiên cứu lịch sử
• Nhóm A: ca sĩ, nhạc công, nhạc sĩ, làm gốm, làm thủ công
• Nhóm S: công tác trong hội người mù, chuyên gia trợ giúp người khiếm thị,
tham vấn tâm lí, giáo viên, cộng tác viên với báo, tư vấn hướng nghiệp, massage
• Nhóm E: luật sư, thông dịch viên, dịch thuật, kinh doanh nhỏ
• Nhóm C: làm việc văn phòng, đại diện dịch vụ khách hàng, nhân viên trực điện
thoại.
Phần 3: Lập kế hoạch nghề nghiệp
Bao gồm các bước:
Tìm hiểu về bản thân thông qua các kênh thông tin khác nhau;
Năm học 2015 - 2016
285
Tìm hiểu về ngành nghề qua các phương tiện hoặc mối quan hệ mà các em có
được;
Tìm hiểu về nhu cầu của nghề;
Tìm hiểu cơ sở đào tạo;
Lấy kinh nghiệm thực tế;
Ra quyết định lựa chọn cho tương lai.
3.3. Mức độ khả thi của CD hướng nghiệp
Mức độ khả thi của đĩa CD hướng nghiệp dành cho HS khiếm thị được thể hiện
qua bảng 2.
Bảng 2. Mức độ khả thi của CD hướng nghiệp cho HS khiếm thị
STT Nội dung
ĐTB
Rất tốt Tốt khá Trung bình Yếu
1 Giới thiệu 16 23 12 1 0 4.12
2 Phần 1: Nhận thức bản thân 17 34 1 0 0 4.21
3 Phần 2: Nhận thức nghề nghiệp 18 29 5 0 0 4.05
4 Phần 3: Lập kế hoạch nghề nghiệp 11 24 17 0 0 3.89
5 Kết luận 16 25 11 0 0 4.01
Điểm trung bình chung 4.06
Có thể thấy khách thể đánh giá mức độ khả thi của CD hướng nghiệp cho HS
THPH khiếm thị khá tốt (mức điểm trung bình từ 3.89 đối với phần 3 lập kế hoạch
nghề nghiệp đến 4.21 đối với phần 1 nhận thức bản thân). Nhìn chung, khách thể đánh
giá tương đối cao (điểm trung bình 4.06) mức độ khả thi của CD hướng nghiệp cho HS
khiếm thị về mặt nội dung.
Cụ thể hơn, về số liệu căn cứ trên điểm trung bình có thể thấy các khách thể
nghiên cứu đánh giá nội dung phần 3 thấp nhất ở mức độ cận tốt (cận 4). Có thể là do
nội dung phần 3 của CD hướng nghiệp cho HS khiếm thị (Lập kế hoạch nghề nghiệp)
chưa hoàn thiện và đầy đủ những nội dung mà các bạn cần hoặc các bước lên kế hoạch
chưa đủ cụ thể, chi tiết hóa.
Ngoài ra, các bạn đánh giá khá cao phần 1 của CD (Nhận thức bản thân) với điểm
trung bình cao nhất là 4.21. Điều này cũng khá dễ hiểu vì nội dung phần 1 cung cấp bài
test của TS. John Holland – một trong những bài test hướng nghiệp ưu việt và phổ biến
trên thế giới, có thể qua nội dung phần 1, HS đã có thể hiểu rõ hơn về bản thân mình,
cụ thể là nhận thức rõ tính cách và năng lực bản thân phù hợp với nhóm ngành nghề
nào.
3.4. Ý nghĩa
Kết quả nghiên cứu cho thấy các HS khiếm thị có nhu cầu hướng nghiệp cao và
việc thiết kế CD hướng nghiệp dành riêng cho các em là điều cần thiết. Trong CD đảm
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH
286
bảo đủ các yêu cầu về nội dung và phương pháp về lựa chọn và lập kế hoạch nghề
nghiệp sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với các em. Mức độ khả thi của CD tương đối cao cho
thấy đây là một phương pháp hướng nghiệp có thể đáp ứng sự mong đợi của các em.
4. Kết luận và kiến nghị
4.1. Kết luận
Hướng nghiệp cho HS THPT khiếm thị là một hoạt động vô cùng quan trọng và
cần được quan tâm hơn nữa. Đa số HS khiếm thị được khảo sát đều mong muốn có một
CD hướng nghiệp. Trong CD bao gồm bài test để hỗ trợ cho HS có thể tự đánh giá khả
năng của bản thân, giúp các em đối chiếu những đặc điểm của bản thân với yêu cầu của
ngành nghề,. từ đó hướng dẫn các em lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó để đạt
được mục tiêu nghề nghiệp.
4.2. Kiến nghị
4.2.1. Với HS khiếm thị ở một số trường THPT tại TPHCM
- Đĩa CD hướng nghiệp có hình thức sử dụng rất đa dạng, phù hợp với HS. Các
em có thể nghe bằng máy đọc đĩa hoặc có thể chép nội dung CD ra các thiết bị khác
thuận tiện hơn như máy nghe nhạc, điện thoại di động... Các em có thể sử dụng ngoài
giờ học, lúc rảnh rỗi ở nhà tùy theo ý thích của mình.
- Sau khi sử dụng đĩa CD hướng nghiệp, ngoài những hướng dẫn có trong CD,
các em có thể trao đổi thêm với ba mẹ, thầy cô và bạn bè để có thêm những thông tin
khác hữu ích cho việc chọn nghề và lập kế hoạch nghề nghiệp sau này.
4.2.2. Với các trường THPT tại TPHCM có HS khiếm thị
Đĩa CD hướng nghiệp này mang tính chất hỗ trợ các em lựa chọn nghề nghiệp
trong tương lai phù hợp, do đó CD này có thể được sử dụng vào các buổi sinh hoạt
ngoại khóa của trường, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt công dân
4.2.3. Với giáo viên
- Các giáo viên cũng nên khuyến khích các em HS khiếm thị sử dụng CD hướng
nghiệp này bên cạnh việc trao đổi, hỗ trợ các em chọn nghề.
- Giáo viên cũng nên khuyến khích phụ huynh tham khảo đĩa CD hướng nghiệp,
giúp phụ huynh có thêm nguồn để hướng dẫn con em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Thị Oanh (1996), Tâm lí học lao động, Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 79.
2. Phạm Tất Dong (1989), Nghề nghiệp tương lai- Giúp bạn chọn nghề, Nxb Giáo dục.
3. Phạm Tất Dong (1991 - 2000), Định hướng hoạt động lao động hướng nghiệp phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
4. Lê Khắc Thìn (1996), Tìm hiểu thực trạng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh lớp 12
và công tác hướng nghiệp ở trung học phổ thông, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học
Sư phạm TPHCM.
Năm học 2015 - 2016
287
5. Phan Thị Tố Anh (1996), Nghiên cứu nhận thưc và dự định chọn nghề của học sinh
trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội.
6. Lí Ngọc Sáng (2003), Đề xuất giải pháp tăng cường công tác tư vấn giáo dục truyền
thông về hướng nghiệp, triển khai ứng dụng và hoàn thiện một số trắc nghiệm cho học
sinh phổ thông theo yêu cầu thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh.
7. Võ Hưng và các cộng sự (2005), Tổ chức đưa kết quả nghiên cứu đề tài xây dựng bộ
công cụ trắc nghiệm vào phục vụ công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung
học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Nguyễn Văn Hộ và Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động giáo dục hướng
nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong trường trung học phổ thông, Nxb Giáo dục Hà Nội.
9. Lê Thị Thanh Hương (2010), Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
thực trạng Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế, Viện khoa học xã hội Việt Nam.
10. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2010), Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh lớp 12
trung học phổ thông tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Tâm lí học, Trường Đại học
Sư phạm TPHCM.
11. Vũ Thảo My (2011), Nghiên cứu đề xuất giải pháp hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông tại huyện Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐH Sư phạm Kĩ
thuật TPHCM.
12. Nguyễn Thị Trường Hân (2011), “Thực trạng công tác tư vấn hướng nghiệp ở một số
trường THPT tại TPHCM”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư Phạm TPHCM.
Khoa học giáo dục, 25(59), tr. 116–120.
13. Nguyễn Thị Ái Nhân (2011), “Sử dụng trắc nghiệm, thang đánh giá sự phát triển định
hướng giá trị nghề trong tham vấn hướng nghiệp”, Tạp chí Giáo dục, số 276.
14. Phạm Ngọc Linh (2013), Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông, luận
án tiến sĩ tâm lí học, Viện Khoa học Xã hội.
15. Nguyễn Văn Hộ (chủ biên), Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động hướng
nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường trung học phổ thông, Nxb Giáo dục, tr. 5.
16. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ (1989), Tâm lí học, tập 2, Nxb Giáo
dục, tr. 149.
17. Đối thoại Pháp – Á: Vấn đề và hướng đi cho giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam, tr.
36, 2001, Đại học Quốc gia Hà Nội.
18. Phạm Tất Dong, Nguyễn Như Ất (2000), Sự lựa chọn tương lai, Nxb Thanh niên, tr.
29.
19. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Định hướng và đổi mới nội dung, phương pháp giáo
dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, Hà Nội 2010, tr. 57.
20. Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thị (2008), Đại học Sư phạm Đà Nẵng.
21. Huỳnh Văn Sơn, Trần Thị Thu Mai, Lê Thị Hân, Nguyễn Thị Uyên Thy (2013), Tâm
lí học đại cương, Nxb ĐH Sư phạm TPHCM.