TÓM TẮT: Thiết kế là khâu quan trọng trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) ở tiểu học.
Thiết kế HĐTN có nhiệm vụ xây dựng các hoạt động này theo ý đồ của giáo viên (GV) và theo nhu cầu
về kiến thức cần đạt được của học sinh (HS), từ đó thực hiện được mục tiêu đề ra và làm cho HĐTN
phù hợp với đặc điểm của môn học. Quá trình thiết kế các HĐTN đòi hỏi phải có một kế hoạch chặt
chẽ, rõ ràng về nội dung, thời gian và cách thức thực hiện đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển
phẩm chất, năng lực của HS. Thiết kế các HĐTN thực tế một cách chi tiết, đầy đủ, cụ thể bao nhiêu thì
việc tổ chức các HĐTN càng hiệu quả bấy nhiêu. Trong bài viết, chúng tôi đi vào thiết kế HĐTN thực
tế với mong muốn giúp HS lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh biển quê hương.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thiết kế hoạt động trải nghiệm thực tế đảo Cát Hải thành phố Hải Phòng nhằm giúp học sinh Lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh biển quê hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 43, tháng 11 năm 2020
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ ĐẢO CÁT HẢI
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NHẰM GIÚP HỌC SINH LỚP 5
LÀM TỐT BÀI VĂN TẢ CẢNH BIỂN QUÊ HƯƠNG
Nguyễn Thị Dung, Lê Mai Phương
Khoa Giáo dục Tiểu học Mầm non
Email: dungnt@dhhp.edu.vn
Ngày nhận bài: 04/10/2020
Ngày PB đánh giá: 19/11/2020
Ngày duyệt đăng: 27/11/2020
TÓM TẮT: Thiết kế là khâu quan trọng trong tổ chức các hoạt động trải nghiệm (HĐTN) ở tiểu học.
Thiết kế HĐTN có nhiệm vụ xây dựng các hoạt động này theo ý đồ của giáo viên (GV) và theo nhu cầu
về kiến thức cần đạt được của học sinh (HS), từ đó thực hiện được mục tiêu đề ra và làm cho HĐTN
phù hợp với đặc điểm của môn học. Quá trình thiết kế các HĐTN đòi hỏi phải có một kế hoạch chặt
chẽ, rõ ràng về nội dung, thời gian và cách thức thực hiện đảm bảo mục tiêu hình thành và phát triển
phẩm chất, năng lực của HS. Thiết kế các HĐTN thực tế một cách chi tiết, đầy đủ, cụ thể bao nhiêu thì
việc tổ chức các HĐTN càng hiệu quả bấy nhiêu. Trong bài viết, chúng tôi đi vào thiết kế HĐTN thực
tế với mong muốn giúp HS lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh biển quê hương.
Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm thực tế, học sinh lớp 5, tả cảnh biển quê hương
DESIGNING ACTUAL EXPERIENTIAL ACTIVITIES IN CAT HAI ISLAND
OF HAI PHONG CITY TO HELP STUDENTS IN GRADE 5 DO WELL
IN THE ESSAY DESCRIBING THE OCEAN SCENERY OF HOMELAND
ABSTRACT: Designing is an important step in organizing experiential activities in primary school.
Designing experiential activities is responsible for building these activities according to the teacher’s
intentions and according to the needs of students to gain knowledge, from which to achieve the set goals
and adapt the activity to the subject characteristics. The process of designing experiential activities
requires a clear and coherent plan of the content, time and implementation method to ensure the goal of
forming and developing the quality and capacity of students. The more detailed, adequate and specific
designing actual experiential activities is, the more effect organizing experiential activities have. In this
article, we design actual experiential activities with the desire to help students in grade 5 do well in the
essay describing the ocean scenery of their homeland.
Keywords: actual experiential activities, students in grade 5, essay describing the ocean scenery of homeland.
1. MỞ ĐẦU
HĐTN được tiến hành song song với
hoạt động dạy học trong nhà trường và là
một bộ phận của quá trình giáo dục. HĐTN
ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp
có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt
động trong giờ học. HĐTN là các hoạt
động có mục đích, có tổ chức được thực
hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm
phát triển, nâng cao tố chất và tiềm năng
của HS, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập,
4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
đồng thời biết quan tâm, chia sẻ với mọi
người. Tham gia vào các HĐTN, HS được
phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực, chủ
động, tự giác và sáng tạo của bản thân. HS
được chủ động tham gia vào tất cả các khâu
của quá trình hoạt động: thiết kế, chuẩn
bị, thực hiện, đánh giá kết quả hoạt động
phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng
của bản thân. HS được trải nghiệm, được
bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được đánh giá,
lựa chọn ý tưởng được thể hiện, tự khẳng
định bản thân, hình thành, phát triển cho
HS những giá trị sống và các năng lực cần
thiết. Việc thiết kế HĐTN gắn bài học vào
thực tiễn cuộc sống sẽ giúp HS phát triển
tư duy sáng tạo, phát triển năng lực, đồng
thời khuyến khích HS vận dụng các kĩ
năng kĩ xảo để khám phá kiến thức và tự
lực giải quyết vấn đề.
2. NỘI DUNG
2.1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm thực
tế đảo Cát Hải nhằm giúp học sinh lớp 5
làm tốt bài văn tả cảnh biển
Theo Dương Giáng Thiên Hương [5],
tư tưởng giáo dục qua trải nghiệm đã xuất
hiện từ lâu, song nó chỉ thực sự trở thành
một tư tưởng giáo dục chính thống và phát
triển thành học thuyết khi có những công
trình nghiên cứu của các nhà tâm lí học,
giáo dục học nổi tiếng trên thế giới. Về
HĐTN, John Deway đã đưa ra quan điểm
“học qua làm, học bắt đầu từ làm”. Với
triết lí giáo dục đề cao vai trò kinh nghiệm
trong dạy học, ông cũng chỉ ra rằng, kinh
nghiệm giúp nâng cao hiệu quả của giáo
dục bằng cách kết nối người học, kiến thức
học với thực tiễn cuộc sống, vì thế cần đưa
các loại bài tập như nghề làm vườn, dệt,
mộc vào nhà trường. Theo ông thì học
sinh học tập qua sự trải nghiệm sẽ gắn
kết nhà trường với cuộc sống. Quá trình
học tập dựa trên sự trải nghiệm sẽ giúp
HS luôn huy động các kiến thức, kĩ năng
của mình cho phù hợp với cảm xúc, nhận
thức của người khác, của bối cảnh xã hội
mà học sinh sống [4]. Ngoài ra, còn phải
kể đến rất nhiều các nhà giáo dục học hiện
đại như Willingham, Conrad. Ở Việt Nam,
ngay từ thời kì đầu của nền giáo dục hiện
đại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:
“Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp
với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền
với xã hội”. Người nêu cao việc học kết
hợp với thực hành: “Thực tiễn không có
lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù
quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực
tiễn là lý luận suông”. Theo Phạm Quang
Tiệp, “HĐTN là hoạt động giáo dục, trong
đó HS dựa trên sự tổng hợp kiến thức của
nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kĩ năng
khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời
sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt
động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng
dẫn tổ chức của nhà giáo dục, hình thành
những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung
và một số năng lực đặc thù của hoạt động
này: năng lực thiết kế, tổ chức hoạt động;
năng lực thích ứng với sự biến động của
nghề nghiệp và cuộc sống” [8].
Trải nghiệm thực tế cũng là cơ hội để
các em ý thức được tầm quan trọng của
việc học và quyết tâm nỗ lực, cố gắng phát
huy sở trường của bản thân. Hoạt động trải
nghiệm như một trò chơi khám phá thế
giới bất tận, càng đào sâu càng khơi gợi
niềm say mê, thích thú của các em. Hướng
dẫn HS lớp 5 làm tốt bài văn tả cảnh biển
thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế
tại đảo Cát Hải sẽ giúp các em có cái nhìn
chân thực nhất về cảnh quan của biển như
bãi cát, nước, sóng biển, các loài động
5TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 43, tháng 11 năm 2020
thực vật đa dạng. Qua HĐTN, GV không
chỉ cung cấp cho HS những trải nghiệm
thực tế mà còn trang bị cho các em những
hiểu biết cơ bản về tài nguyên biển của
đất nước, hình thành ở các em niềm đam
mê và xây dựng ý thức tự giác bảo vệ môi
trường, học tập được nhiều kĩ năng sống
bổ ích.
2.1.1. Mục tiêu hoạt động
Mục tiêu của HĐTN thực tế trong
dạy học văn miêu tả cảnh biển quê hương
hướng tới đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến
thức, kĩ năng làm văn tả cảnh đồng thời
mở rộng vốn sống, vốn hiểu biết của HS
lớp 5 về cảnh biển quê hương. Cụ thể:
- Về kiến thức: HS học tập, tham quan,
trải nghiệm quang cảnh biển buổi sáng,
trưa, chiều tà và hoạt động liên quan đến
biển quê hương trên địa bàn huyện Cát Hải,
có vốn kiến thức để làm bài văn tả cảnh.
- Về kĩ năng: Rèn cho học sinh kĩ năng
hợp tác trong làm việc nhóm, kĩ năng thu
thập thông tin, phỏng vấn, điều tra thực
tế, kĩ năng trình bày vấn đề, viết báo cáo.
Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ứng dụng công
nghệ thông tin vào quá trình học tập.
- Về thái độ: HS thêm tự hào về nét
đẹp của biển quê hương. Biết phấn đấu
học tập để đóng góp, xây dựng quê hương
giàu đẹp. Có tinh thần tích cực, ham tìm
hiểu từ thực tế trải nghiệm trong hoạt
động tập thể.
2.1.2. Nội dung, hình thức hoạt động
Nội dung: cho HS tham gia HĐTN
thực tế tích hợp kiến thức làm bài văn
tả cảnh sinh hoạt trên biển trong chương
trình Tiếng Việt lớp 5.
Hình thức: Tham gia HĐTN thực tế,
vận dụng viết bài và báo cáo sản phẩm.
2.1.3. Quy mô, đối tượng, thời lượng, địa
điểm tổ chức
- Quy mô: 1 lớp học (25 - 30 HS)
- Đối tượng: HS lớp 5
- Thời lượng: 2 tuần. Cụ thể: Tham
quan và trải nghiệm thực tế: một ngày; tạo
sản phẩm và chuẩn bị báo cáo: 10 ngày;
báo cáo 1 buổi.
- Địa điểm: Biển thị trấn Cát Hải, thành
phố Hải Phòng; Báo cáo tại lớp học.
2.1.4. Ý nghĩa hoạt động
- Đối với quá trình dạy học Tập làm
văn, HS lớp 5 có khả năng sáng tạo, năng
động và thích ứng trong học tập; gắn kết
mối quan hệ giữa HS và GV tốt hơn, GV
hiểu HS; HS được rèn luyện kĩ năng hợp
tác, làm việc nhóm. HS được giao lưu tích
cực với nhau, tăng tính đoàn kết của tập
thể lớp, biết huy động các tư liệu có được
nhờ quan sát, ghi chép để tạo lập bài văn tả
cảnh. Bồi đắp trí tưởng tượng phong phú,
phát triển năng lực cá nhân, nhận thức và
giải quyết vấn đề được thấu đáo.
- Đối với xã hội: HS trân trọng, có ý
thức giữ gìn vẻ đẹp quê hương, có tình
cảm sâu sắc với quê hương đất nước và
biết truyền tải tình cảm vào trong bài văn.
2.1.5. Phương tiện tổ chức hoạt động
Thiết bị: Máy tính, máy chiếu, phấn,
bảng, bút, giấy, một số hình ảnh, clip.
Học liệu: SGK Tiếng Việt 5, một số bài
văn mẫu.
2.1.6. Chuẩn bị
GV: Máy tính, máy chiếu, loa, tranh
ảnh minh họa, bảng phân công nhiệm vụ
cho HS, báo cáo tổng kết.
HS: Máy ảnh, tài liệu: ảnh, clip, bài
viết/ sản phẩm, bài thuyết trình
6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
2.2. Hoạt động và tiến trình
2.2.1. Giới thiệu nội dung
Thời gian trình bày báo cáo: Từ 7h30
đến 11h ngày
Thành phần tham gia: GV, HS cả lớp
5A, đại diện PHHS, hướng dẫn viên.
Dự kiến chi phí: 200.000/HS
2.2.2. Chuẩn bị
STT Nội dung Thời gian Người phụ trách Yêu cầu
1
Phân chia
lớp thành các
nhóm nhỏ
10 phút
GV và ban cán sự
lớp
Hình thành 3 nhóm gồm
Nhóm viết bài (10 HS), Nhóm
kiểm tra, đánh giá (10 HS),
Nhóm truyền thông (10 HS)
2
HS nhận
nhóm, bầu
nhóm trưởng
10 phút HS
HS trong nhóm bàn bạc bầu
nhóm trưởng, nhóm phó và
thư kí
3
GV phân chia
nhiệm vụ theo
từng nhóm
20 phút GV
HS nắm được nhiệm vụ của
nhóm mình
4
HS phân công
nhiệm vụ
trong nhóm
10 phút HS
HS lên ý tưởng, nắm được
nhiệm vụ của nhóm, hình thành
hướng giải quyết nhiệm vụ
2.2.3. Phân chia nhiệm vụ cho từng nhóm
Tên nhóm Nhiệm vụ Kết quả cần đạt
Nhóm
truyền
thông
Sưu tầm tranh ảnh và tư liệu từ
chuyến đi thực tế để làm rõ sáng
tỏ chủ đề “Biển đảo quê em”.
Thu thập các hình ảnh, clip về chuyến đi.
Nhóm
viết bài
Sau buổi trải nghiệm, lập dàn
ý bằng cách liệt kê thông tin,
viết bài văn theo cấu trúc của
dàn ý
Thu thập được thông tin cần thiết trong
chuyến tham quan trải nghiệm để hình
thành dàn ý. Triển khai bài viết dựa trên
hiểu biết thực tế. Sử dụng linh hoạt các
phép tu từ nhân hóa, so sánh. Hình ảnh đưa
vào bài văn là các hình ảnh mang tính thực
tế cao, cảm xúc chân thật, lắng đọng.
Nhóm kiểm
tra, đánh giá
Tham gia điều tra, xem xét,
đánh giá và nhận xét bài làm
của nhóm bạn
Tiến hành xây dựng mẫu kiểm tra và đánh
giá cho dàn ý, bài văn. Soát lỗi trong bài
làm giúp bài văn trở nên hoàn chỉnh.
2.2.4. Sản phẩm yêu cầu của các nhóm
a. Nhóm truyền thông
Tổ chức trình chiếu hình ảnh, clip về cảnh sinh hoạt trên biển tại đảo Cát Hải
7TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 43, tháng 11 năm 2020
+ Hình ảnh tàu trên biển + Hình ảnh bình minh trên biển
+ Hình ảnh ngư dân đánh bắt cá + Hình ảnh hoàng hôn trên biển
b. Nhóm viết bài trình bày dàn ý, chiếu và chia sẻ bài làm của nhóm mình
Dàn ý
Bài minh họa của HS
8 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
c. Nhóm kiểm tra, đánh giá
Nhiệm vụ 1: Thiết kế mẫu phiếu đánh giá dàn ý, đoạn văn để hoàn chỉnh sản phẩm
Phiếu chỉnh sửa dàn ý
Họ và tên người chỉnh sửa:.....
Họ và tên người viết:...
Lớp:..........
Yêu cầu: Em hãy đọc dàn ý của bạn và soát lại theo hướng dẫn
1. Người viết trình bày dàn ý như thế nào?
.......
2. Cách sắp xếp các ý trong dàn ý theo trình tự thế nào?
....
3. Các yếu tố được người viết nêu ra có thuyết phục?
......
4. Người viết chỉ ra quang cảnh biển vào lúc nào? Hình ảnh đó để lại ấn tượng gì cho em?
..
5. Em đánh giá bài làm của bạn ở mức nào?
..
Nhiệm vụ 2: Chỉnh sửa đoạn văn bằng cách gạch chân câu văn mắc lỗi diễn đạt và ghi
vào cột bên trái, đưa ra lời khuyên/ tự chỉnh sửa ở cột bên phải theo bảng
STT Câu văn, từ mắc lỗi diễn đạt Lời khuyên/ tự sửa chữa
1 xê vào bờ xô vào bờ
3. KẾT LUẬN
HĐTN thực tế sẽ tạo cơ hội để HS thể
hiện năng lực và khẳng định chính mình.
Muốn thực hiện tốt HĐTN thực tế, HS
phải biết chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ, đoàn
kết xích lại gần nhau, tạo được thói quen,
tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong
lớp. Tổ chức HĐTN thực tế tốt sẽ cuốn hút
9TẠP CHÍ KHOA HỌC, Số 43, tháng 11 năm 2020
HS vào các hoạt động trong giờ học, điều
chỉnh quá trình phát triển nhận thức, kĩ
năng sống của HS, góp phần làm cho hoạt
động trong giờ học đạt hiệu quả cao. Mục
tiêu của HĐTN là giúp HS hình thành,
phát triển năng lực thích ứng với cuộc
sống, đồng thời góp phần hình thành, phát
triển các năng lực chung theo quy định
của Chương trình tổng thế. HĐTN đóng
vai trò quan trọng trong dạy học Tập làm
văn bởi lẽ, các nhà văn nhà thơ cũng qua
quan sát, trải nghiệm thực tế mới cho ra
đời những tác phẩm hay. Các thầy cô giáo
muốn thấu cảm tác phẩm, cũng nên đi vào
thực tế. Chính vì vậy, để HS viết văn tốt
thì cần tạo điều kiện cho các em quan sát,
tham gia các HĐTN thực tiễn để trau dồi
vốn sống, tạo cơ hội cho các em suy nghĩ,
cảm nhận chân thực về sự vật, họat động
xung quanh, phát triển các năng lực cần
thiết ở học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015). Tài liệu tập
huấn kĩ năng xây dựng tổ chức các hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học. NXB Đại
học Sư phạm.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019). Hoạt động
trải nghiệm của học sinh trong dạy học Ngữ văn
Trường Trung học phổ thông Phan Huy Chú
(Đống Đa – Hà Nội)
3. Nguyễn Thị Chi, 2014. Nghiên cứu xây
dựng một số hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho
học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học thực nghiệm Hà
Nội theo định hướng đổi mới chương trình GDPT
sau 2015. Đề tài KH&CN, mã số V2014-11, Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam.
4. Tưởng Duy Hải, 2016. Tổ chức hoạt động
trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Vật lí ở trường
phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội, No.8B, Vol.61, tr 42.
5. Dương Giáng Thiên Hương (2017). Hoạt
động trải nghiệm sáng tạo – Lý thuyết và vận dụng
trong dạy học tiểu học. Tạp chí Khoa học, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, No.1A, Vol.62.
6. Nguyễn Thị Liên (chủ biên), 2016. Tổ chức
hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường
phổ thông. Nxb Giáo dục Việt Nam
7. Lê Phương Nga (chủ biên – tái bản lần thứ 10,
2013) Lê A, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo. Phương
pháp DHTV ở tiểu học 1. NXB ĐHSP Hà Nội
8. Phạm Quang Tiệp (2015). Thiết kế bài học
tích hợp trong dạy học ở tiểu học. Kỉ yếu Hội thảo
Quốc gia về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
giáo dục tiểu học. NXB Hồng Đức, tr 146-150.