Thổ cẩm Hàm Yên

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở Hàm Yên có lúc tưởng chừng như mai một, may nhờ người dân quyết chí duy trì nên nay đã phát triển ổn định, đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều gia đình.

pdf10 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thổ cẩm Hàm Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thổ cẩm Hàm Yên Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở Hàm Yên có lúc tưởng chừng như mai một, may nhờ người dân quyết chí duy trì nên nay đã phát triển ổn định, đem lại nguồn thu nhập khá cho nhiều gia đình. Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của người Tày ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Bà Bàn Thị Minh ở thôn Ba Chãng (thị trấn Tân Yên) cho biết, dệt thổ cẩm không chỉ là nghề mà còn là một trong những tiêu chí để đánh giá phẩm hạnh của người phụ nữ, bởi bên cạnh việc đồng áng, người phụ nữ Tày còn phải biết se tơ dệt vải, phục vụ cho cuộc sống gia đình và làm của hồi môn khi đi lấy chồng. Theo dòng chảy của thời gian và tác động của kinh tế thị trường, nghề dệt thổ cẩm ở Hàm Yên đã có lúc bị quên lãng. Tuy nhiên, nhờ tình yêu và sự quyết tâm của người dân mà nghề này đã được khôi phục. Điển hình như trường hợp anh Nguyễn Văn Mạnh, quê ở xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, với quyết tâm làm giàu từ chính nghề truyền thống của quê hương, năm 1997, anh thành lập xưởng dệt Mạnh Bình. Trải qua nhiều thăng trầm, Mạnh Bình nay đã trở thành một xưởng dệt lớn của Hàm Yên. Người Tày ở Hàm Yên có nghề dệt thổ cẩm từ lâu đời. Phụ nữ dân tộc vùng cao Hàm Yên rất giỏi nghề dệt thổ cẩm. Một xưởng dệt thổ cẩm ở Hàm Yên. Sản phẩm khăn dệt thổ cẩm mang đậm bản sắc văn hóa vùng cao. Hình hoa văn trên dệt thổ cẩm. Áo dân tộc với các họa tiết trang trí bằng thổ cẩm. Dệt thổ cẩm là nghề thu hút nhiều lao động, đặc biệt là lao động nữ. Chính vì thế mà từ ngày xưởng dệt Mạnh Bình ăn nên làm ra, nghề dệt thổ cẩm ở Hàm Yên cũng như có thêm sức sống mới. Cho đến nay, cơ sở Mạnh Bình đã đào tạo được nghề cho hơn 100 lao động địa phương. Hàng ngày, ngoài việc tham gia dệt thổ cẩm ở ngay tại xưởng, người Tày, Dao sinh sống ở các thôn bản như Khau Lình, Pá Han, Pác Cáp, Khuổi Nọ, Nà Có (xã Phù Lưu), Ba Chãng (thị trấn Tân Yên) còn có thể nhận hàng đem về nhà để sản xuất thêm. Đây là một cách làm sáng tạo của vợ chồng anh Nguyễn Văn Mạnh và chị Lục Thị Bình, nhằm tạo điều kiện cho người dân vừa có thể chăm nom việc đồng áng, nhà cửa, vừa có thể tham gia dệt vải để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Thổ cẩm Hàm Yên có mẫu mã và hoa văn độc đáo, tinh xảo, mang đặc trưng văn hóa của các tộc người vùng núi cao phía Bắc. Từ các loại thổ cẩm này, người ta đã sản xuất ra rất nhiều mặt hàng độc đáo như khăn, túi, mũ, ví, vỏ gối, vỏ chăn, quần áo dân tộc (Tày, Dao, Mông) nên rất được du khách ưa chuộng khi đến với Tuyên Quang. Vì vậy, sản phẩm thổ cẩm Hàm Yên không chỉ được cung cấp cho cộng đồng các dân tộc trong vùng, xuất khẩu sang Trung Quốc, mà còn được cung cấp cho các khu du lịch, khách sạn, nhà hàng để phục vụ nhu cầu của khách du lịch, đặc biệt du khách nước ngoài. Việc Hàm Yên bảo tồn và phát triển được nghề dệt thổ cẩm truyền thống không chỉ gìn giữ được một nét đẹp văn hóa đặc sắc của đồng bào vùng cao phía Bắc, mà còn tạo điều kiện tích cực cho việc phát triển kinh tế địa phương.
Tài liệu liên quan