1. Mở đầu
Văn học thiếu nhi Việt Nam kể từ thời kì Đổi mới (1986) đã phát triển phong
phú, đa dạng về đề tài, thể loại và thực sự đã có những kết tinh nghệ thuật, những
thành tựu đáng ghi nhận. Mảng đề tài viết về miền núi, nếu trước kia ít được quan
tâm và mới chỉ xuất hiện những tác phẩm rải rác, chủ yếu là truyện viết về miền
núi kháng chiến, ví dụ Hai làng Tà phình và Động Hía của Bắc Thôn; Kim Đồng,
Vừ A Dính của Tô Hoài. . . thì tới giai đoạn này đã được quan tâm với sự xuất hiện
của hàng loạt tác phẩm viết về mọi lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như: Chú bé
thổi khèn của Quách Liêu, Một lớp trưởng khác thường của Lương Tố Nga, Truyền
thuyết trong mây của Đào Hữu Phương, Kỉ vật cuối cùng của Hà Lâm Kì, Chân trời
mở rộng của Đoàn Lư, Đường về với Mẹ Chữ của Vi Hồng, Đồi sói hú của Nguyễn
Quỳnh. . . , và đặc biệt là Dương Thuấn - một mình chiếm lĩnh một sân thơ. Năm
1992, anh trình làng tập thơ Cưỡi ngựa đi săn được tặng giải A Giải thưởng Văn
học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Từ bấy đến nay, Dương Thuấn vẫn cần
mẫn làm giàu thêm, đẹp thêm những sáng tác của mình. Thực ra, mảng thơ viết
cho thiếu nhi chỉ là một phần trong sự nghiệp khá đồ sộ của anh hơn hai mươi năm
qua. Nhưng dù viết cho người lớn hay viết cho trẻ em, thì thơ anh vẫn là những
trăn trở, những khúc ca rạo rực mê say về quê hương.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn - Khúc ca cao nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 33-38
THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA DƯƠNG THUẤN
- KHÚC CA CAO NGUYÊN
Lã Thị Bắc Lý
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
1. Mở đầu
Văn học thiếu nhi Việt Nam kể từ thời kì Đổi mới (1986) đã phát triển phong
phú, đa dạng về đề tài, thể loại và thực sự đã có những kết tinh nghệ thuật, những
thành tựu đáng ghi nhận. Mảng đề tài viết về miền núi, nếu trước kia ít được quan
tâm và mới chỉ xuất hiện những tác phẩm rải rác, chủ yếu là truyện viết về miền
núi kháng chiến, ví dụ Hai làng Tà phình và Động Hía của Bắc Thôn; Kim Đồng,
Vừ A Dính của Tô Hoài. . . thì tới giai đoạn này đã được quan tâm với sự xuất hiện
của hàng loạt tác phẩm viết về mọi lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như: Chú bé
thổi khèn của Quách Liêu, Một lớp trưởng khác thường của Lương Tố Nga, Truyền
thuyết trong mây của Đào Hữu Phương, Kỉ vật cuối cùng của Hà Lâm Kì, Chân trời
mở rộng của Đoàn Lư, Đường về với Mẹ Chữ của Vi Hồng, Đồi sói hú của Nguyễn
Quỳnh. . . , và đặc biệt là Dương Thuấn - một mình chiếm lĩnh một sân thơ. Năm
1992, anh trình làng tập thơ Cưỡi ngựa đi săn được tặng giải A Giải thưởng Văn
học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Từ bấy đến nay, Dương Thuấn vẫn cần
mẫn làm giàu thêm, đẹp thêm những sáng tác của mình. Thực ra, mảng thơ viết
cho thiếu nhi chỉ là một phần trong sự nghiệp khá đồ sộ của anh hơn hai mươi năm
qua. Nhưng dù viết cho người lớn hay viết cho trẻ em, thì thơ anh vẫn là những
trăn trở, những khúc ca rạo rực mê say về quê hương.
2. Nội dung nghiên cứu
1 . Sinh ra và lớn lên ở xứ Tày - Bắc Kạn, yêu hồn nhiên và đắm đuối từ
khung cảnh thiên nhiên đến cuộc sống giản dị, đơn sơ của con người vùng cao,
Dương Thuấn giới thiệu về quê mình một cách đầy tự hào:
Có sông Năng men quanh núi biếc
Có hồ Ba Bể nước chảy ngược ra sông
Có bản Hon nhà sàn bốn mái đẹp như tranh. . .
33
Lã Thị Bắc Lý
Đó còn là cỏ cây hoa trái muôn sắc màu, là tiếng suối reo, là hòn sỏi thần kì,
là tiếng hò săn bắn, là một làn khói sớm với mùi thịt nướng, là những phong tục
tập quán, những huyền thoại làm mê đắm lòng người. Trong những vần thơ viết cho
người lớn, Dương Thuấn cũng không ít lần hồn nhiên thốt lên:
Kìa thảo nguyên đẹp là thế
Em ơi, sao em chưa ra xem đi
Hoa dại nở khắp triền đồi thắm đỏ
Ngựa ngồi nửa yên còn một nửa chờ em. . .
Thơ Dương Thuấn đã dựng nên một không gian rộng lớn, vừa hùng vĩ vừa
lãng mạn; vừa xa xôi lại vừa rất đỗi gần gũi, thân thương và quyến rũ. Đó chính là
nguồn cảm hứng vô tận trong thơ anh. Anh giới thiệu về quê mình bằng một thứ
ngôn ngữ thật giản dị, nhưng đó lại chính là Khúc ca ngân mãi trong lòng người:
Quê mình
Nằm gối hoa lau
Đắp chăn bông gạo
Quả đứng chờ người hái. . .
Ở vùng quê ấy, con người được sống hồn nhiên, vô tư trong sự bao bọc, vỗ về
của thiên nhiên, trong cái đẹp vô biên của trời đất. Người và cảnh, cảnh và người
giao hòa, quấn quýt với nhau trong một tình yêu bất tận:
Nơi đó chỉ có mây và suối
Người ngủ cùng mặt trăng
(Mách với trẻ con)
Bay bay
Đâu đâu cũng thấy
Sớm xuân tha hồ chơi bắt sương
(Bắt sương)
Người đi trong mây gió
Trăng xuống chơi trên cỏ
Sao trẩy về bản sâu
(Cao Bằng)
Lên Mã Pí Lèng
Bạn sẽ nhìn thấy
Trăng rất gần thôi
Một bàn tay vẫy
Đụng tới trăng rồi
(Trăng Mã Pí Lèng)
Cảm hứng bao trùm trong những vần thơ anh viết cho con trẻ là niềm tự hào
và tình yêu tha thiết với bản Hon, với núi rừng Bắc Kạn. Và anh đã thể hiện tình
34
Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn - Khúc ca cao nguyên
yêu đó trong khát vọng được giãi bày, được mong muốn giới thiệu quê hương với bè
bạn, trong lời mời mọc chân tình mà quyến rũ:
Bản Chờ Hoa đang chờ
Trẻ con ơi đến chơi
Đường lên là đi mây về gió
(Mách với trẻ con)
Đây như là huyền thoại
Đây như là trong mơ
Đây quê hương cổ tích
Bạn lên Bản Hon nhé
Hoa mơ trắng đang chờ
(Hoa mơ)
Miền sơn cước ấy không chỉ hấp dẫn bởi vẻ đẹp hồn nhiên, rực rỡ mà còn hấp
dẫn bởi những sản vật địa phương lạ và quý như: Nhót, Hạt dẻ, Gắm, Xổ, Bồ khai,
Núc nác, Cây sui, Chuối rừng, quả ngõa, quả vối, quả mác mật, quả mắt chài. . .
Dường như từng góc núi, mỏm đá, từng con suối, lối đi đều thấm hồn tác giả, ăm
ắp tâm trạng. Tất cả đều toát lên vẻ đẹp kín đáo và thuần khiết. Dương Thuấn đã
làm sống dậy cả một nền văn hóa Tày cùng bề dày lịch sử bằng những câu chuyện
cổ tích, những huyền thoại với tất cả sự sinh động, hiện hữu, vừa chân thực, vừa
gợi cảm khi Xuân đến, Vào hè, Tháng ba, Tháng bảy v.v. . . với vị Nếp nương vừa
dẻo vừa ngon của món Xôi đài hái; với những Tiếng mõ, Tiếng khèn, Tiếng lượn,
Lời ru; những trò chơi truyền thống như Tung còn, Đánh yến, Chơi quay; những
cuộc Cưỡi ngựa đi săn, Đuổi quạ, Bắt trăn v.v. . . và đặc biệt là văn hóa tín ngưỡng
của người Tày như Tín ngưỡng mẹ Hoa, Lễ bán tháng, Chợ phiên, Lễ hội lồng tồng
v.v. . .
Quả thật:
Ai chưa lên Cao Bằng
Chưa thể biết được đâu. . .
(Cao Bằng)
2 . Từ bản Hon nhỏ bé mà nên thơ, Dương Thuấn đã đến với nhiều miền quê
khác để sống và trải nghiệm, để hiểu thêm về nguồn cội với những phong tục tập
quán, những thảo nguyên rực rỡ nắng và hoa, những con người nhòe lẫn với thiên
nhiên. . . Nhìn về, quê hương xa mờ trong nỗi nhớ, nhưng có lẽ cũng chính vì thế
mà kỉ niệm dường như lại càng rõ hơn:
35
Lã Thị Bắc Lý
Những em bé xứ mây
Tóc nâu
Da thơm mùi cỏ
Chạy đuổi theo trăng
Trăng chạy xuống nước
Cả lũ đứng cười ha hả
Những bà mẹ đem gạo ra giã
Hỏi nhau gạo đã giã mấy giăng
Những bà mẹ thì đi giày vải
Các em chạy bằng gót chân trần
Các em vẫn đuổi trăng trên thảm cỏ. . .
(Những em bé xứ mây)
Mấy chục năm xa quê hương, cũng là ngần ấy năm nung nấu nỗi nhớ quê nhà.
Thi thoảng, có dịp trở về thăm quê, những cảm xúc thăm thẳm lại ùa về:
Đi lâu lâu
Về muốn nhìn lâu lâu
Cái cầu thang có dấu chân của mẹ
(Về bản)
Cái cầu thang bình dị, thân quen mà có sức gợi thật lớn bởi nó “có dấu chân
của mẹ”, nó gắn liền với những kỉ niệm ấu thơ, nó nuôi dưỡng hồn thơ anh mỗi
ngày, để từ đó, Dương Thuấn cần mẫn gùi từng viên đá sỏi xây lên tòa lâu đài thơ
của mình. Tuyển tập Dương Thuấn, (3 tập - riêng tập 3 dành cho thiếu nhi), xuất
bản song ngữ Tày - Kinh (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2010) đánh dấu một chặng
đường sáng tác của anh. Không phải Dương Thuấn tự dịch thơ của mình mà là anh
sáng tác - sáng tác bằng cả hai ngôn ngữ - tiếng mẹ đẻ của anh: tiếng mẹ đẻ thứ
nhất - tiếng Tày, và tiếng mẹ đẻ thứ hai - tiếng Kinh. Anh tâm sự: “Tôi làm thơ
bằng cả hai thứ tiếng: Tày và Kinh. Khi viết bằng tiếng Tày, tôi không nghĩ là chỉ
viết cho người Tày đọc, hoặc khi viết bằng tiếng Kinh, tôi cũng không nghĩ chỉ viết
cho người Kinh đọc”. Mong muốn của anh là giới thiệu được thật nhiều hình ảnh
của quê hương và văn hóa dân tộc tới mọi người. Anh vẫn đang tiếp tục cuộc hành
trình với đầy khát vọng, đam mê và niềm tin, như anh từng bộc lộ:
Thuở bé tôi cứ tin
Sẽ có ngày núi mọc thêm một ngọn
Sẽ có ngày chim phượng lại bay về
Tôi yêu chín mươi chín ngọn núi
Âm thầm tôi đợi một ngày kia. . .
3 . Với mong muốn giới thiệu được thật nhiều hình ảnh của quê hương và văn
hóa dân tộc tới mọi người, Dương Thuấn đã vận dụng tới mức tối đa những chất
36
Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn - Khúc ca cao nguyên
liệu riêng biệt của vùng quê văn hóa Tày để làm nên một thế giới nghệ thuật sinh
động và độc đáo.
Những hình tượng nghệ thuật trong thơ anh, từ hình tượng con người đến
hình tượng thiên nhiên đều mang những nét điển hình của vùng Tày Bắc Kạn. Đó
là: Những bà mẹ xứ Mây, Những em bé xứ Mây, những chàng trai, cô gái xứ Mây;
là cuộc sống vùng sơn cước giản dị mà huyền bí:
Có lần bị bụi rơi vào mắt
Bà lại bảo đem chổi làm gối
Lúc ngủ say chổi sẽ quét bụi đi
(Chổi rơm thần kì)
Đi đường chân mỏi
Đem sỏi lên nghe
Thì chân sẽ khỏe
(Hòn sỏi thần kì). . .
Đó là dòng sông, ngọn núi, thảo nguyên bốn mùa hoang sơ, kì ảo; là bản làng
quanh năm thơm mùi nếp nương, bắp bãi; là ngất ngây tiếng cười và men rượu trong
những Chợ phiên, những Lễ hội Lồng tồng, những rằm Tháng bảy, những tết Trung
thu. . . say người, say cảnh. . .
Cưỡi ngựa
Đạp mây
Bay
Tàn sao rơi như lửa. . .
Dương Thuấn tâm sự, lần đầu tiên được giao lưu văn hóa ở Washington, anh
đã đọc những bài thơ bằng tiếng Tày và hát then bằng tiếng Tày. Khi đọc xong,
anh vô cùng cảm kích vì nhận thấy sự tán thưởng thích thú của mọi người. Vậy
là, từ bản Hon bé nhỏ, anh đã hòa nhập vào thế giới. Ngôn ngữ Tày, văn hóa Tày
của anh đã tới được những miền đất xa xôi nhất, văn minh và hiện đại nhất trên
hành tinh. Đó cũng chính là một động lực để anh trân trọng và mãi gìn giữ chất liệu
trong sáng tác của mình. Ngôn ngữ Tày, ngôn ngữ Kinh hòa nhập trong tư duy duy
cảm mà đầy triết lí sâu xa của Dương Thuấn. Anh khai thác nhiều mô típ dân gian
quen thuộc và làm mới những huyền thoại đó bằng chính cái nhìn vừa lãng mạn,
bay bổng lại vừa hiện thực, sắc sảo của mình (Sự tích hồ Ba Bể, Cóc thắng trời, Hạt
thóc, Cái kiềng, Anh em chuột, Chim cú và mèo. . . ), bởi hơn ai hết, Dương Thuấn
rất hiểu vùng quê của mình:
Đất không cho bạc
Trời không cho của
Phải rơi giọt mồ hôi mới có ăn. . .
37
Lã Thị Bắc Lý
3. Kết luận
Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn - Khúc ca cao nguyên đã ngân lên
hơn hai chục năm qua và vẫn đang còn tiếp tục ngân vang, ngân xa, làm đẹp cho
văn học thiếu nhi, văn học nước nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Khoa Điềm, 2010. Đọc Dương Thuấn, Lời giới thiệu Tuyển tập Dương
Thuấn (tập 3), Nxb Hội Nhà văn.
[2] Vân Long, 2010. Thay lời tựa, Lời giới thiệu Tuyển tập Dương Thuấn (tập 2),
Nxb Hội Nhà văn.
[3] Chu Văn Sơn, 2010. Khu vườn thiếu nhi của chú Dương Thuấn, Lời giới thiệu
Tuyển tập Dương Thuấn (tập 3), Nxb Hội Nhà văn.
[4] Dương Thuấn, 2010. Tuyển tập Dương Thuấn (3 tập), Nxb Hội Nhà văn.
ABSTRACT
Poetry writing for children of Duong Thuan - Highland songs
Duong Thuan is typical poetry from Vietnam Children’s literature written on
the theme of the Highlands. Inspired coverage of his poems is dearly loved by all in
the mountains of Bắc Kan. Tho Dương Thuấn’s poems have created a large space of
romance, pride and grandeur; distant and close; loving and charming. It is the color-
ful trees, flowing streams, the magical pebbles, chants of hunting, smoke filling the
air with the odour of barbecues local products are incredible and precious with the
style customs, legends of infatuated and innocent hearts, impartial in the wrapper,
comfort and beauty of nature’s infinite sky. Dương Thuấn created an exhibition of
the culture of Tay and a long history with vivid, visible passionate honesty.
38