Thời đại đồ đá – tiền đề của nghệ thuật điêu khắc đá mỹ nghệ

THỜI ĐẠI ĐÁ CŨ Thời đại đồ đá cũ được tính bắt đầu từ lúc dụng cụ bằng đá đầu tiên được chế tác. Kéo dài từ 2,6 triệu năm trước đến cuối Kỷ Băng Hà, khoảng 12 000 năm trước. Sản phẩm chủ yếu trong thời kỳ này là các công cụ bằng đá được ghè đẽo. Bên cạnh đó, người nguyên thủy còn sử dụng các vật dụng từ gỗ và xương. Các nhà khoa học còn chia thời kỳ này ra thành 3 giai đoạn nhỏ. Đó là thời kỳ đá cũ hạ, thời kỳ đá cũ trung và thời kỳ đá thượng. THỜI ĐẠI ĐÁ CŨ HẠ Thời đại đá cũ hạ hay còn có tên gọi khác là sơ kỳ thời đại đá cũ. Bắt đầu từ 2,6 triệu năm trước kéo dài đến 250 000 năm trước. Đây là thời kỳ sớm nhất trong thời đại đá cũ. Ngoài ra, đây cũng chính là giai đoạn phát hiện được vết tích của dụng cụ đá đầu tiên. Hai nền kỹ nghệ đá lớn nhất trong thời gian này là nền kỹ nghệ Oldowan và Acheulean. Các nền kỹ nghệ này kéo dài cho đến lúc thời kỳ đá cũ trung xuất hiện. Kỹ nghệ Oldowan đặc trưng bởi các lõi đá đơn giản, mảnh đá nhỏ trong các loại công cụ đá. Không có khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc rõ ràng cho nền kỹ nghệ này. Chỉ có một điều chắc chắn là nó xuất hiện trong giai đoạn trễ của nền Acheulean. Tộc người Homo erectus đã đem kỹ thuật đá từ châu Phi sang truyền bá đến khu vực Đông Á. Nguyên liệu đá được sử dụng chủ yếu là đá núi lửa, thạch anh.

docx8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thời đại đồ đá – tiền đề của nghệ thuật điêu khắc đá mỹ nghệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ – TIỀN ĐỀ CỦA NGHỆ THUẬT ĐIÊU KHẮC ĐÁ MỸ NGHỆ Đá là nguyên liệu gắn liền với nhân loại từ thuở sơ khai. Dụng cụ đầu tiên con người chế tạo ra cũng được làm từ đá. Vì thế, có thể nói, thời đại đồ đá chính là bước tiền đề quan trọng cho nghề điêu khắc đá mỹ nghệ sau này. CÁC GIAI ĐOẠN TRONG THỜI ĐẠI ĐỒ ĐÁ Thời đại đồ đá được chia thành 3 giai đoạn. Đó là thời đại đá cũ, thời đại đá giữa và thời đại đá mới. Phần đầu của bài viết sẽ giới thiệu qua từng thời kỳ giúp độc giả có cái nhìn tổng quan. THỜI ĐẠI ĐÁ CŨ Thời đại đồ đá cũ được tính bắt đầu từ lúc dụng cụ bằng đá đầu tiên được chế tác. Kéo dài từ 2,6 triệu năm trước đến cuối Kỷ Băng Hà, khoảng 12 000 năm trước. Sản phẩm chủ yếu trong thời kỳ này là các công cụ bằng đá được ghè đẽo. Bên cạnh đó, người nguyên thủy còn sử dụng các vật dụng từ gỗ và xương. Các nhà khoa học còn chia thời kỳ này ra thành 3 giai đoạn nhỏ. Đó là thời kỳ đá cũ hạ, thời kỳ đá cũ trung và thời kỳ đá thượng. THỜI ĐẠI ĐÁ CŨ HẠ Thời đại đá cũ hạ hay còn có tên gọi khác là sơ kỳ thời đại đá cũ. Bắt đầu từ 2,6 triệu năm trước kéo dài đến 250 000 năm trước. Đây là thời kỳ sớm nhất trong thời đại đá cũ. Ngoài ra, đây cũng chính là giai đoạn phát hiện được vết tích của dụng cụ đá đầu tiên. Hai nền kỹ nghệ đá lớn nhất trong thời gian này là nền kỹ nghệ Oldowan và Acheulean. Các nền kỹ nghệ này kéo dài cho đến lúc thời kỳ đá cũ trung xuất hiện. Kỹ nghệ Oldowan đặc trưng bởi các lõi đá đơn giản, mảnh đá nhỏ trong các loại công cụ đá. Không có khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc rõ ràng cho nền kỹ nghệ này. Chỉ có một điều chắc chắn là nó xuất hiện trong giai đoạn trễ của nền Acheulean. Tộc người Homo erectus đã đem kỹ thuật đá từ châu Phi sang truyền bá đến khu vực Đông Á. Nguyên liệu đá được sử dụng chủ yếu là đá núi lửa, thạch anh. Công cụ đá thời kỳ Acheulean phức tạp hơn thời Oldowan. Khác với Oldowan, kỹ nghệ Acheulean được xác định rõ ràng mốc thời gian. Thời kỳ này xuất hiện từ 1,7 triệu năm trước đến 250 000 năm trước. Châu Phi chính là cội nguồn của nền kỹ thuật đá Acheulean và lan rộng đến cả khu vực Á-Âu. Các công cụ đá thời kỳ này phức tạp hơn với các hình dáng khác nhau. Sản phẩm đá tiêu biểu là rìu đá, cuốc chim đá và dao đá. Công cụ đá Acheulean tinh xảo và phức tạp hơn Oldowan. THỜI ĐẠI ĐÁ CŨ TRUNG Trung kỳ thời đại đá cũ cũng là một tên gọi khác cho thời kỳ này. Thời đại này bắt đầu từ 250 000 năm trước và kết thúc vào 30 000 năm trước. Trong thời kỳ này, kỹ thuật chế tác đá tập trung vào việc tạo hình cho lõi đá. Kỹ thuật này đòi hỏi sự mài giũa khéo léo hơn rất nhiều so với thời kỳ trước. Các lưỡi dao đá cũng đã được tạo ra trong khoảng thời gian này. Dụng cụ đá được chế tác hình dáng phù hợp với từng mục đích nhất định. Bề mặt đá đã được làm phẳng với các mặt giác thích hợp cho việc cắt chém. THỜI ĐẠI ĐÁ CŨ THƯỢNG Một tên gọi khác cho thời đại này là hậu kỳ thời đại đá cũ. Thời kỳ này được xác định nằm trong khoảng 40 000 năm trước đến 10 000 năm trước. Lưỡi dao đá đã xuất hiện phổ biến trong thời điểm này. Những dụng cụ sơ khai từ xương động vật hay gạc nai, ngà voi đã hoàn toàn được thay thế. Các vũ khí bằng đá như cây giáo, lao móc, mũi tên đá đã bắt đầu xuất hiện. THỜI ĐẠI ĐÁ GIỮA Thời đại đá giữa bắt đầu từ cuối Kỷ Băng Hà cho đến khi nền nông nghiệp bắt đầu hình thành. Khoảng thời gian kết thúc cụ thể không xác định được mà phụ thuộc vào những vùng khác nhau. Mặt bằng chung, nền nông nghiệp bắt đầu xuất hiện vào khoảng 9 000 năm trước Công nguyên. Các dụng cụ đá được chế tác nhỏ gọn, không còn dày và thô như trước. Thậm chí, có những mũi giáo chỉ có độ dày cỡ 4mm. Với công cụ tinh gọn như vậy cũng chứng minh sự khéo léo của con người giai đoạn này. Vũ khí săn bắn thời đại này vô cùng phát triển với đầu mũi tên sắc bén. Vì thế, năng suất săn bắt thú rừng tăng cao dẫn đến cạn kiệt nguồn lương thực. Văn hóa hái lượm dần chuyển sang nông nghiệp. THỜI ĐẠI ĐÁ MỚI Thời đại này đánh dấu sự xuất hiện và phát triển của nền nông nghiệp. Các nhà khoa học chọn thời điểm kết thúc thời kỳ này bằng việc sử dụng công cụ bằng đồng. Những dụng cụ nông nghiệp bằng đá được tìm thấy trong khoảng thời gian này. Ví dụ như lưỡi liềm, dao gặt lúa, lưỡi khoan CÁC NỀN VĂN HÓA ĐỒ ĐÁ ĐẶC SẮC Ở VIỆT NAM Việt Nam là một trong những nơi có nền văn hóa nguyên thủy sớm nhất Đông Nam Á. Ứng với mỗi thời kỳ, các nền văn hóa cổ đại Việt Nam phát triển rực rỡ. Phần tiếp theo của bài viết sẽ dẫn dắt độc giả khám phá những giá trị khảo cổ to lớn ở nước ta. VĂN HÓA NÚI ĐỌ, THANH HÓA Đây là nền văn hóa tiêu biểu cho giai đoạn sơ kỳ thời đại đồ đá cũ – Acheaulean. Di chỉ núi Đọ thuộc xã Thiệu Tân và Thiệu Khánh, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Các nhà khảo cổ học đã thu thập được di tích về sự sinh sống của người vượn nguyên thủy. Hàng vạn công cụ đá thô sơ được ghè đẽo từ thuở sơ khai được phát hiện ra tại nơi đây. Địa chất đá tại đây khá cứng, khó ghè vỡ nhưng lại vô cùng sắc bén. Vì thế, đây là nguyên liệu hoàn hảo khi mà kỹ thuật chế tác đá chưa được phát triển. Bằng nhiều phương pháp nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định 2 phương pháp chế tác đá được sử dụng trong thời kỳ này. Đó là phương pháp dùng đá đẽo đá và phương pháp ghé đá trực tiếp. Ở phương pháp đá đẽo đá, người nguyên thủy phải tìm vật có độ cứng và khối lượng tương đương. Vì thế, đá núi Đọ có 2 công dụng vừa làm phương tiện vừa làm nguyên liệu để chế tác. Đối với phương pháp ghè đá trực tiếp, họ phải cố định hạch đá rồi dùng hòn ghè đá đập xuống theo những hướng xác định. Các mảnh tước được tách ra từ đây. Mảnh tước chiếm hơn 90% số khảo cổ tìm thấy tại Núi Đọ, Thanh Hóa. Trong số các khảo vật thu thập được, mảnh tước chiếm hơn 90%, còn lại là rìu đá. Mảnh tước tại núi Đọ có kích thước biến đổi, từ rất lớn đến nhỏ. Diện ghè mảnh tước cũng thay đổi từ rất rộng đến rất nhỏ. VĂN HÓA NGƯỜM Hậu kỳ thời đại đá cũ tại Việt Nam tồn tại song song 2 nền văn hóa với 2 kỹ nghệ khác nhau. Đó là văn hóa Sơn Vi thuộc kỹ nghệ cuội ghè và văn hóa Ngườm với kỹ nghệ mảnh tước. Văn hóa Ngườm kéo dài từ 40 000 năm đến 20 000 năm trước Công nguyên. Vết tích cổ đại được tìm thấy ở hang Miệng Hổ, thung lũng Thần Sa và mái đá Ngườm. Công cụ nơi đây chủ yếu sử dụng các mảnh tước nhỏ có tu chỉnh. Nền văn hóa này xuất hiện trước văn hóa Sơn Vi. Đây đánh dấu giai đoạn tiến hóa từ người tối cổ sang người tinh khôn ở Việt Nam. Thời kỳ này bước đầu đã xuất hiện các công xã thị tộc, cư dân sống chung trong mái đá. Nguyên liệu chế tác đá chủ yếu là đá cuội nhỏ ở sông suối có góc cạnh. Sau đó, những viên đá này sẽ được tước thành mảnh với hình dáng ứng với từng loại công cụ. Kỹ nghệ Ngườm hoàn toàn khác với kỹ nghệ cuội đồ đá lớn ở các nền văn hóa sau này. VĂN HÓA SƠN VI Như đã giới thiệu ở phần trên, nền văn hóa này thuộc giai đoạn hậu kỳ thời đại đá cũ. Tuy nhiên, nền văn hóa này xuất hiện sau kỹ nghệ Ngườm với kỹ thuật chế tác phát triển hơn. Người tinh khôn đã thay thế hoàn toàn người tối cổ vào giai đoạn này. Vì thế, tư duy của họ phát triển hơn hẳn các văn hóa trước. Theo giáo sư Hà Tấn, họ đã biết cách phân loại và lựa chọn loại đá cho từng công cụ. Văn hóa Sơn Vi trải dài qua nhiều tỉnh thành như Sơn La, Lai Châu, Lào Cai Thậm chí, nhiều khu vực khác như Đồng Nai cũng tìm thấy dấu vết của nền văn hóa này. VĂN HÓA HÒA BÌNH Một trong những nền văn hóa đặc sắc mà ta không thể bỏ qua chính là văn hóa Hòa Bình. Đây là nền văn hóa độc đáo đầy sức cuốn hút với nhiều nhà khảo cổ học. Nền văn hóa Hòa Bình đã được thế giới công nhận từ năm 1932. Theo các nghiên cứu, niên đại văn hóa này khoảng từ 18 000 năm trước đến 7 500 năm trước. Văn hóa Hòa Bình đặc sắc ở việc là cột mốc giao thoa giữa thời đại đá cũ và thời đại đá mới. Ngoài ra, đây còn là minh chứng khẳng định Việt Nam là một trong những chiếc nôi của loài người. Kỹ thuật chế tác đá tại thời điểm này rất phát triển. Cũng như văn hóa Sơn Vi, nguyên liệu đá chủ yếu là đá cuội. Tuy nhiên, các công cụ đá có hình dạng phong phú như hình bầu dục hay hình hạnh nhân. Để có thể đẽo khắc các hình không góc cạnh đòi hỏi kỹ thuật điêu luyện của người Việt cổ. Phương pháp ghè tỉa được áp dụng giúp lưỡi đá cuội có độ sắc bén cùng chức năng đa dạng hơn. Công cụ đá của nền văn hóa Hòa Bình có hình dạng phong phú. Rìu ngắn là sản phẩm được chế tác nhiều nhất có thể được sử dụng như cuốc đá. Các mảnh cước đá đều được gia công thành công cụ nạo hay dao đá. Các công cụ bằng đá đặc trưng cho nền văn hóa Hòa Bình chứng minh kỹ thuật mài đá đã bắt đầu phát triển. LỜI KẾT Đá đã là người bạn thân thiết, gắn bó với người Việt chúng ta từ thời đại đồ đá. Kỹ thuật chế tác đá dần được cải thiện và phát triển theo thời gian. Ngày nay, với sự giúp sức của công nghệ, các sản phẩm đá càng tinh xảo hơn. Sản phẩm đá thời này mang tác dụng phong thủy như lục bình đá. Tùy thuộc vào từng thời kỳ xã hội mà đá được chế tác phục vụ các mục đích khác nhau. Không còn là vũ khí đá, sản phẩm đá thời nay phục vụ đời sống tinh thần của con người. Với mục đích tâm linh thì có các mẫu tượng thờ như tượng Phật, tượng Chúa. Nhằm tác dụng phong thủy thì có các mẫu lục bình đá mỹ nghệ, con giống đá Còn với vai trò trang trí đơn thuần thì lại có phù điêu đá hay tượng nghệ thuật. Cơ sở Huy Hùng chúng tôi luôn trau dồi phát triển nâng cao kỹ thuật điêu khắc đá. Mặt hàng, mẫu mã sản phẩm đa dạng giúp khách hàng dễ chọn lựa. Chất lượng và tính thẩm mỹ của sản phẩm chúng tôi luôn được khách hàng tin dùng. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn ngay về từng loại sản phẩm. Xem thêm: https://damynghehuyhungnt.com/tin-tuc/thoi-dai-do-da-tien-de-cua-nghe-thuat-dieu-khac-da-my-nghe.html
Tài liệu liên quan