Thời gian – không gian nghệ thuật trong Thánh tông di thảo

TÓM TẮT Thời gian nghệ thuật – không gian nghệ thuật trong Thánh Tông di thảo là một phương tiện vừa thể hiện nội dung, vừa thể hiện bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả. Thời gian nghệ thuật được xây dựng ở hai kiểu: thời gian tự nhiên và thời gian siêu tự nhiên. Không gian nghệ thuật được miêu tả gồm không gian thực và không gian huyền ảo. Sự đa dạng và đan xen giữa thời gian và không gian trong tác phẩm tạo nên một thế giới nghệ thuật sinh động, hấp dẫn.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 247 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thời gian – không gian nghệ thuật trong Thánh tông di thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 - Thaùng 6/2011 19 THỜI GIAN – KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THÁNH TÔNG DI THẢO ĐẶNG THỊ KHÁNH VÂN (*) TÓM TẮT Thời gian nghệ thuật – không gian nghệ thuật trong Thánh Tông di thảo là một phương tiện vừa thể hiện nội dung, vừa thể hiện bút pháp nghệ thuật độc đáo của tác giả. Thời gian nghệ thuật được xây dựng ở hai kiểu: thời gian tự nhiên và thời gian siêu tự nhiên. Không gian nghệ thuật được miêu tả gồm không gian thực và không gian huyền ảo. Sự đa dạng và đan xen giữa thời gian và không gian trong tác phẩm tạo nên một thế giới nghệ thuật sinh động, hấp dẫn. ABSTRACT Time and space in Thanh Tong’s Works (Thanh Tong Di Thao) is an artistic means showing the content and original style of writing of the writer. In this masterpiece, time can be seen as both natural and supernatural and space as both real and visionary. The diversity and interlacement of time and space in the writings have created a lively and attractive world of art. (*) 1. Lê Thánh Tông để lại một lượng tác phẩm khá đồ sộ, được viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. Tác phẩm văn xuôi tiêu biểu của ông là tập Thánh Tông di thảo gồm 19 truyện (1) (Căn cứ vào nội dung, bút pháp, và các địa danh trong tập truyện, một số nhà nghiên cứu cho rằng có truyện không phải do Lê Thánh Tông viết (2)). Đây là tập truyện truyền kì xuất sắc nhất trước Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ. Có thể thấy trong rất nhiều phương diện thành công về thi pháp tập truyện, không gian - thời gian là một phương diện nổi bật. Không gian, thời gian ở đây, “vừa là phương diện của đề tài, vừa là một trong những nguyên tắc cơ bản để tổ chức tác phẩm” (3). Thời gian – không gian trong Thánh Tông di thảo được tác giả xây (*) ThS, Trường THPT Thiên Hộ Dương, Cao Lãnh, Đồng Tháp dựng như một phương tiện để thể hiện ý đồ nghệ thuật. Thời gian – không gian qua cách thể hiện của tác giả vừa góp phần thể hiện nội dung tác phẩm, vừa thể hiện bút pháp nghệ thuật của tác giả. 2. Thời gian trong Thánh Tông di thảo chủ yếu được xây dựng ở hai kiểu: thời gian tự nhiên và thời gian siêu tự nhiên. 2.1. Thời gian tự nhiên là thời gian luân chuyển của tạo hoá: xuân, hạ, thu, đông; là thời gian sinh mệnh của mỗi cá nhân, là thời gian của các sự kiện, có thể đo đếm được: sáng, trưa, chiều, tối, ngày, tháng, năm; là thời gian hưng vong của lịch sử qua các triều đại; là thời gian mà con người có thể nhìn thấy được, cảm nhận được thông qua các tín hiệu tự nhiên. Tác giả văn học trung đại thường thể hiện thời gian theo trật tự xuôi chiều, thời gian tuyến tính. Hầu hết ở các truyện trong Thánh Tông di thảo, thời gian đều được thể 20 hiện theo trật tự tuyến tính. Điều này bị chi phối bởi nguyên tắc cảm thụ thế giới và tư duy nghệ thuật chưa phát triển cao của văn học trung đại. Thời gian trong truyện không có sự xáo trộn hay xen kẽ trật tự quá khứ, hiện tại, tương lai. Các sự việc được kể nối tiếp nhau theo dòng thời gian. Chẳng hạn như ở Truyện chồng dê, sau khi mẹ mất, người con gái hiếu thảo ở làng Thanh - Khê đã lo ma chay và hương khói cho mẹ rất chu đáo. Trong suốt ba năm, cô không muốn kết duyên cùng ai. Khi hết tang mẹ cô buồn rầu nghĩ phận gái rồi cũng phải theo chồng, lúc đó ai sẽ là người thờ phụng mẹ. Sau đó gặp chàng đánh xe hoá dê, cô đồng ý kết duyên. Hai người trải qua nhiều khó khăn trở ngại nhưng cuối cùng được sống hạnh phúc bên nhau. Ở truyện Hai Phật cãi nhau, câu chuyện được “ta” thuật lại với trật tự trước sau rõ ràng: “Ngày hai bảy tháng tám nước rút. Ta đi thuyền xem xét nơi nào bị thiệt hại thì chẩn cấp cho dân. Buổi chiều đến bến đò Vân Giang Ta buộc thuyền rồi nằm ngủ. Đến canh ba, bốn bên im lặng như tờ ta đẩy cửa trông vào” Trong Thánh Tông di thảo, thời gian đêm tối là phổ biến nhất. Đêm tối là gam màu nổi bật góp phần tạo nên tính kì ảo cho thời gian tự nhiên trong truyện. Đêm tối là thời gian tự nhiên, thời gian sự kiện nhưng tự thân nó đã chứa đựng yếu tố kì ảo. Dù không mê tín nhưng trong tâm linh con người vẫn tin rằng có một thế giới khác đang tồn tại cùng với bao điều bí ẩn. Thế giới ấy đặc biệt sống động khi màn đêm buông xuống. Trong đêm trăng, sáng nữ yêu tinh biến hiện nhiều hình thù quái gở khiến mọi người kinh sợ (Truyện yêu nữ Châu Mai). Trong đêm thanh vắng, hai Phật cãi nhau, Phật Thích Ca say lảo đảo bước ra phân xử (Hai Phật cãi nhau). Thời gian đêm tối gắn với giấc mộng của Chu Sinh trong truyện Duyên lạ nước Hoa, hay giấc mộng Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc, giấc ngủ nửa đêm trên cầu Ninh Chức sông Hát Giang, chàng học trò nghèo đến thuỷ phủ gặp lại ông tổ Tam Đại. Cũng trong đêm tối, Tử Khanh vào miếu ngủ tình cờ gặp lại người anh, nhờ đó mà thi đậu. Có thể nói, thời gian đêm tối trong các truyện của Thánh Tông di thảo chính là một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Có những truyện, nếu không phải là thời gian đêm tối thì các tình huống truyện sẽ không thể diễn ra theo đúng ý đồ nghệ thuật của tác giả. Chẳng hạn, trong Hai Phật cãi nhau, chính thời điểm “canh ba, lúc bốn bên im lặng như tờ, mọi người đều say ngủ”, thì các Phật mới xuất hiện và cãi nhau. Cũng trong đêm tối, tinh chuột mới giả dạng người chồng làm chuyện gian dâm (Truyện Tinh chuột). Trong đêm trăng thanh gió mát, “ta” gặp được tiên thổi địch (Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc), Sự xuất hiện của thời gian đêm tối trong Thánh Tông di thảo là khá phổ biến, nhất là trong những truyện có yếu tố kì ảo. Bởi vì đêm tối là thời gian thích hợp cho những sự lạ. Đêm tối cũng làm tăng thêm tính li kì, hấp dẫn cho câu chuyện. Thời gian đêm tối là đặc trưng của những truyện truyền kì. Đó cũng là điều kiện để tạo nên tính kì ảo của thời gian nghệ thuật. Tuy nhiên trong Thánh Tông di thảo không chỉ có thời gian đêm tối. Ở các truyện khác tác giả cũng miêu tả thời gian theo các mùa, hay thời gian sinh mệnh của một đời người. Trong Truyện người hành khất giàu, thời gian được kể là thời gian của cả một đời người. Hoặc trong một số 21 truyện khác, thời gian thực thường được đo bằng các đại lượng: ngày “ngày hai mươi bảy tháng tám” trong Hai Phật cãi nhau; tháng “cách hai tháng sau” trong Một dòng chữ lấy được gái thần; năm “mười năm, hai năm, một năm”... trong các truyện Yêu nữ Châu Mai, Duyên lạ nước hoa, Thời gian chủ yếu được cấu trúc theo trật tự tuyến tính. Theo đó, câu chuyện được kể theo một trật tự trước sau. Trong nhiều truyện tác giả còn nêu thông tin về thời gian rất cụ thể: “Hồi ấy là năm thứ tư, niên hiệu Thuận Thiên” – Hai gái thần, “Cuối niên hiệu Nguyên Phong đời nhà Trần” – Truyện Yêu nữ Châu Mai, “năm quý Tị lụt to” – Hai Phật cãi nhau, Điều này càng làm tăng thêm tính xác thực cho câu chuyện được kể. Thời gian tự nhiên của Thánh Tông di thảo được miêu tả giống như kiểu thời gian phổ biến của văn học trung đại. 2.2. Thời gian siêu tự nhiên được thể hiện là thời gian tiên cảnh, thời gian dưới thuỷ phủ, là thời gian của một thế giới khác. Thời gian siêu tự nhiên chủ yếu xuất hiện cùng với không gian ảo tạo nên một thế giới nghệ thuật chỉ có ở những truyện có tính chất truyền kì. Thời gian siêu tự nhiên không tính bằng đại lượng đo thời gian thông thường (giây, phút, giờ, ngày, tháng, năm) mà được tính bằng cái chớp mắt (Chuyện lạ nhà thuyền chài), tính bằng một giấc mộng (Duyên lạ nước hoa, Bài kí giấc mộng), hoặc một năm tính bằng mười năm (Truyện chồng dê), tính bằng giáp hoa – một giáp hoa là 60 năm (Hai gái thần)... Đây cũng là một kiểu phi thời gian. Thời gian dưới thuỷ phủ, thời gian ở cõi tiên là những hình tượng đậm chất kì ảo, khác hẳn với thời gian của cõi trần thế. Thời gian của thuỷ phủ hay của cõi tiên gắn liền với cuộc sống giàu sang sung túc, mà ở đó nhân vật thoả ước nguyện, sống trong vinh hoa phú quý mà nếu ở cõi trần họ không bao giờ có được. Thời gian cõi tiên và cõi trần có một sự khác biệt khá lớn. Đó cũng là sự khác biệt giữa mộng và thực. Chàng Chu Sinh ngoài đời thực thì nghèo xơ xác nhưng trong giấc mộng chàng lại là con rể của Quốc mẫu, phò mã Hoa quốc; chàng học trò nghèo ở Vũ Ninh cũng vậy. Thời gian siêu tự nhiên luôn tồn tại cùng với không gian kì ảo để tạo nên một thế giới huyền ảo mà ở đó nhân vật có thể cùng tồn tại hai cuộc đời song song ở hai kiểu thời gian hay hai thế giới khác nhau. Trong một số truyện, thời gian tự nhiên và thời gian siêu tự nhiên có sự khác biệt với nhau nhưng phần lớn là chúng tiếp nối nhau trong cuộc đời nhân vật. Chu Sinh sống trong thế giới ở Hoa quốc khi nằm mộng. Thời gian ở Hoa quốc được tiếp diễn cùng với thời gian tự nhiên ngoài đời. Đó là việc Chu Sinh gặp lại Đồng Nhân theo lời dặn của Mộng Trang. Sau đó, Đồng Nhân sinh con trai, Chu Sinh thấy giống hệt đứa con của Mộng Trang khi ở Hoa quốc. Chu sinh ngạc nhiên “bấm đốt ngón tay, tính đúng ra cũng đã hai mươi sáu tháng”. Trong các truyện khác như Người trần ở thuỷ phủ, Một dòng chữ lấy được gái thần, Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc,đều có sự đan xen thời gian như thế. Thời gian trong Thánh Tông di thảo không chỉ là một đại lượng vật lí mà cùng với không gian nghệ thuật, nó góp phần tạo nên một thế giới nghệ thuật kì ảo, nhất là trong những truyện có tính chất truyền kì. 3. Tồn tại song song với thời gian nghệ 22 thuật là không gian nghệ thuật. Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, nên mang tính chủ quan, ngoài không gian vật thể, có không gian tâm tưởng. Do vậy, không gian nghệ thuật có tính độc lập tương đối, “không quy được vào không gian địa lí” hay “không gian như một nhân tố nghệ thuật của truyện” với các loại “không gian bối cảnh, không gian sự kiện, không gian tâm lí và không gian kể chuyện”(4). Mở rộng hơn, Lại Nguyên Ân trong 150 thuật ngữ văn học cho rằng: “không gian nghệ thuật là “phẩm chất định tính quan trọng của hình tượng nghệ thuật, đảm bảo cho việc tiếp nhận toàn vẹn thực tại nghệ thuật và tổ chức kết cấu của tác phẩm”(5). Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh vai trò của không gian trong chỉnh thể tác phẩm. Nó mang tính chủ quan và dấu ấn sáng tạo của nhà văn. Như vậy, không gian trong tác phẩm là không gian mang tính nghệ thuật, được cấu trúc một cách có hiệu quả theo ý thức sáng tạo của tác giả. Cùng với những yếu tố khác, không gian kiến tạo nên một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Trong những truyện có tính chất truyền kì, không gian đóng một vai trò vô cùng quan trọng, nó góp phần tạo ra khung cảnh, môi trường hoạt động cho nhân vật. Không gian trong Thánh Tông di thảo mang những đặc trưng riêng rất độc đáo. Không gian được miêu tả chủ yếu là không gian thực và không gian huyền ảo. 3.1. Không gian thực là môi trường để nhân vật hoạt động, là không gian bối cảnh của câu chuyện. Mỗi câu chuyện đều xảy ra trong một bối cảnh không gian cụ thể. Không gian thực được xác định bằng không gian sinh sống của nhân vật. Đó là nhà hát, nơi yêu nữ hiện hình thành người con gái đẹp, làm chốn nương thân để chờ chồng. Từ không gian nhà hát tác giả đã tái hiện một góc hiện thực của xã hội phong kiến. Ở đó, thân phận người phụ nữ thật đáng thương khi họ phải chiều chuộng, mua vui cho “những phường ngoài mặt thì như ngọc vàng mà trong lòng thì như bông nát”. Trong một số truyện khác, đó là túp lều xiêu vẹo của người đàn bà hành khất, là căn nhà nát với “chiếc giường và nửa manh chiếu rách” nơi Chu Sinh thường ngủ trước khi “nhập mộng”. Một không gian khác thường thấy trong Thánh Tông di thảo đó là chốn miếu mạo, đền chùa (Hai phật cãi nhau, Hai thần hiếu đễ). Ở đây không phải là nơi sinh sống của con người mà là nơi thờ cúng Thần, Phật theo tín ngưỡng dân gian. Trong một ngôi chùa đổ nát, Phật gỗ và Phật đất cãi nhau tranh giành lợi lộc, Thần Phật còn như thế huống nữa là người. Kì thực, các Phật chẳng khác gì những kẻ tham lam, khoác lác. Trong một ngôi miếu giữa đồng, Tử Khanh thấy có năm vị thần bày hoa quả, bánh trái ngồi quây quần uống rượu làm thơ. Đằng sau cái bài vị trên bàn thờ, các thần cũng tụ họp và say sưa chẳng khác gì dân thường. Nếu trong các truyện của Lĩnh nam chích quái và Việt điện u linh, con người thường được “thần thánh hoá” thì trong Thánh Tông di thảo, Lê Thánh Tông lại “người hoá” các vị thần. Như vậy, không gian thực thường thấy xuất hiện trong Thánh Tông di thảo là không gian “ngôi nhà”: nhà hát trong truyện Yêu nữ Châu Mai; nhà - túp lều của người đàn bà ăn mày trong truyện người hành khất giàu; nhà - nơi Chu Sinh nằm mộng trong Duyên lạ nước hoa, nhà - chùa, miếu nơi thờ cúng trong Hai Phật 23 cãi nhau, Hai thần hiếu đễ. Trong mỗi ngôi nhà ấy, tác giả đã gợi ra một không gian riêng biệt nhưng chúng đều mang nét chung của không gian trong tác phẩm: ngôi nhà là nơi các nhân vật sinh sống, nơi họ sống một cuộc đời thực. Ở mỗi không gian “nhà” tác giả đã tạo ra những dấu ấn riêng phù hợp với từng loại người. Nhà hát, chốn vui chơi đầy lạc thú thì đông vui nhộn nhịp, đủ mọi loại người lui tới; nhà của anh học trò thì nghèo nàn, rách nát; nhà của người ăn mày thì chỉ là một túp lều tạm; nhà gắn với không gian thờ cúng thì tuỳ theo đối tượng được thờ mà sự mô tả sẽ khác nhau. Trong Thánh Tông di thảo lại có kiểu không gian thực cụ thể hơn “nhà”, đó là căn buồng. Trong Truyện Tinh chuột, căn buồng của hai vợ chồng anh học trò trở thành không gian riêng tư. Đó là nơi ân ái vợ chồng và cũng là nơi diễn ra trò gian dâm của tinh chuột trong lốt người. Ở Truyện chồng dê, căn buồng của cô gái lại là nơi dê trắng trong một đêm hoá thành một chàng trai “đẹp vô cùng”. Ở đó diễn ra mối tình “người – dê”, một “mối tình đằm thắm ví với người thường gấp đến mấy lần”. Rải rác trong các truyện Duyên lạ nước Hoa, Một dòng chữ lấy được gái thần, Người trần ở thuỷ phủ, không gian chốn buồng the cũng được nhắc đến tuy không ở mức độ đậm nét như trong hai truyện đã nêu. Xây dựng hình tượng không gian trong truyện là căn buồng, Lê Thánh Tông muốn nói lên khát vọng thành thực của con người về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc ân ái vợ chồng. Căn buồng trong nếp sinh hoạt của người Việt Nam là không gian riêng tư của vợ chồng. Chỉ ở đó người ta mới có thể bày tỏ và thoả mãn những nhu cầu mang tính nhục cảm trong quan hệ vợ chồng. Căn buồng trở thành một tín hiệu nghệ thuật để tác giả giãi bày khát vọng hạnh phúc của con người trần thế. Xã hội phong kiến vốn khắt khe, nói lên được khát vọng chính đáng của con người trong một tác phẩm văn chương vào thời ấy là không dễ dàng. Thông qua không gian nghệ thuật trong tác phẩm, tác giả Lê Thánh Tông đã phần nào bày tỏ được khát vọng mang tính nhân văn sâu sắc. Không gian thực trong Thánh Tông di thảo được thể hiện tập trung ở ba dạng: không gian ngôi nhà, không gian căn buồng, không gian thờ cúng - chùa, miếu. Mỗi kiểu không gian này mang một ý nghĩa nghệ thuật nhất định, và điều quan trọng là chúng làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn. 3.2. Ngoài không gian thực tạo bối cảnh cho câu chuyện, Lê Thánh Tông còn dụng công vào một dạng không gian khác: không gian huyền ảo. Huyền ảo, theo Từ điển Tiếng Việt, “Có vẻ vừa như thực, vừa như hư, như trong giấc mơ, thường tạo nên vẻ đẹp kì lạ và bí ẩn”(6). Trong Thánh Tông di thảo, không gian huyền ảo chỉ xuất hiện trong những truyện mang tính chất truyền kì. Tính “không có thật” và “yếu tố hoang đường” là đặc điểm nổi bật của không gian huyền ảo. Không gian huyền ảo là không gian không có thực. Nó có thể đẹp, mơ hồ, kì bí và cả kì quái nữa. Không gian huyền ảo trong những truyện này chủ yếu được xác định bởi không gian tiên cảnh (Duyên lạ nước hoa, Ngọc nữ về tay chân chủ, Chuyện lạ nhà thuyền chài) và không gian thuỷ phủ (Người trần ở thuỷ phủ, Truyện hai gái thần). Không gian thực là môi trường để nhân vật “nhập mộng” - nhập vào không gian 24 huyền ảo, nhờ mộng mà nhân vật có thể “đi mây về gió”, có thể sống nhiều cuộc đời ở những không gian khác nhau. Không gian mộng là nơi nhân vật sống cuộc đời mình mơ ước. Chu Sinh trong Duyên lạ nước Hoa, sau một đêm nằm mộng thấy mình được đưa đến một nơi tuyệt đẹp. Nếu trong thực tế, chàng là kẻ nghèo khó, lại hay bị người thím nhiếc mắng, bỏ đói thì trong giấc mộng đến Hoa quốc, chàng được đối đãi như thượng khách, được Quốc mẫu nhận làm con rể và cho làm lễ thành hôn với công chúa Mộng Trang. Từ căn nhà rách nát của cha mẹ chỉ có “chiếc ghế mọt, một chiếc giường và nửa manh chiếu rách”, Chu Sinh “nhập mộng” và sống một cuộc đời thứ hai hoàn toàn khác hẳn với cuộc đời thực. Cứ tới ngày hẹn là Chu Sinh lại nằm mộng “ba mươi ngày thì mười ngày nằm mộng”. Mỗi lần nằm mộng chàng lại đến sống trong một không gian đúng là chỉ có ở trong mơ. Nếu không có những giấc mơ kì lạ ấy có lẽ suốt đời Chu Sinh cũng chỉ là một anh học trò lười biếng, nghèo khổ sống trong ngôi nhà nát cho đến hết đời mà thôi. Cũng nằm mộng như Chu Sinh nhưng người học trò hay chữ trong truyện Người trần ở thuỷ phủ không đến cõi tiên mà lại đến thuỷ phủ. Ở nơi suối vàng chàng lại gặp được ông tổ Tam Đại, nhờ lòng trung nghĩa mà được làm quan nơi thuỷ phủ. Ở trần thế, chàng học trò nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ. Thế mà từ khi xuống thuỷ phủ chàng có cuộc sống sung túc. Nhờ sự giúp đỡ của người ông, chàng lại lấy được người con gái mình thương. Về sau, chàng lại còn vinh hiển hơn trước khi thi đậu và được ra làm quan. Bản thân những giấc mộng đã mang tính kì ảo bởi những điều trong mơ là những điều không có thật. Thế mà ở đây, các nhân vật thậm chí còn đi về giữa hai không gian thực - cuộc sống và không gian ảo - giấc mơ. Trong những giấc mơ của các nhân vật, tác giả đã tạo dựng một không gian kì ảo. Và cũng chính tác giả với trí tượng tượng phong phú, đã giúp cho nhân vật từng bước tiến vào thế giới huyền ảo mơ ước của mình. Trong Truyện lạ nhà thuyền chài, không gian ảo được tác giả tạo dựng theo một phương thức khác hẳn. Chàng Thúc Ngư chán việc học hành bỏ nhà đi đâu cha mẹ cũng không rõ, “trong khoảng hai ba năm con đi về thế nào cũng mặc”. Trong một chuyến đi đánh cá, hai vợ chồng nhà thuyền chài lạc đến một Đảo ấp. Lúc ấy, họ mới vỡ lẽ ra là mình đã lạc đến nơi ở của Hải Tiên, nơi con trai mình đã hẹn ước với một nàng học sĩ ở Long cung. Phải chăng ở cuộc đời nơi trần thế, Thúc Ngư không thể tìm được người tâm đầu ý hợp nên mới phải đến nơi hải đảo xa xôi để kết duyên cùng một Hải Tiên? Nhưng cũng chính nhờ lấy được Ngoạ Vân mà gia đình của Thúc Ngư mới trở nên giàu có, sống một cuộc đời sung túc. Thậm chí khi gặp nạn hồng thuỷ, nhờ Ngoạ Vân hoá phép mà họ được bình an vô sự. Tác giả đã xây dựng không gian thực - thế giới hiện thực, tồn tại song song với không gian ảo - thế giới thần tiên. Con người đi đến thế giới thần tiên bằng những giấc mộng, như Chu Sinh, như chàng học trò nghèo hoặc bằng thuật rút đường như vợ chồng thuyền chài. Ở truyện Hai thần hiếu đễ, tác giả lại đưa nhân vật đến cõi âm bằng một hình thức khác, “cỡi xe mây đi chừng nửa khắc thì tới nơi”. Chính sự đa dạng trong cách xây dựng không gian khiến 25 cho không gian huyền ảo trong Thánh Tông di thảo vì thế mà trở nên đặc biệt hấp dẫn. Không gian huyền ảo có mối quan hệ mật thiết với không gian thực trong đời sống của nhân vật. Nhân vật sống trong hai thế giới, hai cuộc đời, đi về giữa hai thế giới như không hề có ranh giới cách biệt. Không gian huyền ảo trong Thánh Tông di thảo tạo nên thế giới nghệ thuật đẹp, sống động, góp phần thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm phong phú hơn, sâu sắc hơn. Tác giả miêu tả không gian huyền ảo rấ