Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trong những năm gần đây phát triển rất nhanh. Dân số tăng lên nhanh chóng đặc biệt là tại các khu đô thị, các thành phố lớn. Dân số Việt Nam năm 2005 là 83,106 triệu người đến năm 2009 đã là 85,78 triệu người. Sự gia tăng dân số đã kéo theo việc sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt ngày càng tăng.
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thử nghiệm khả năng xử lý nước thải ô nhiễm bằng chế phẩm EM thứ cấp từ EM gốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
®Ò tµi khoa häc cÊp bỘ “Thử nghiệm khả năng xử lý nước thải ô nhiễm bằng chế phẩm EM thứ cấp từ EM gốc”. Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Việt Dũng Giáo viên hướng dẫn : TS. Vũ Thị Thanh Thủy Nhóm ,cơ quan phối hợp thực hiện : Nhóm Sinh viên lớp 39BMT 01. La Công Biểu 02. Nguyễn Đức Hoan Thời gian thực hiện : Từ 3/2008 - 9/2008 Địa điểm thực tập : Khu KTX A Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOA TÀI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG NỘI DUNG TRÌNH BÀY Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Tổng quan tài liệu Phần III: Đối tượng nội dung phương pháp nghiên cứu Phần IV: Kết quả và thảo luận Phần V: Kết luân và đề nghị 1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Nước thải sinh hoạt đang trở thành một vấn đề nan giải mà xã hội đang quan tâm hiện nay. Để giải quyết những vấn đề đó cần có những công trình nghiên cứu về xử lý nước thải sinh hoạt nhằm giảm thiểu ô nhiễm khi thải ra môi trường góp phần gìn giữ và bảo vệ môi trường. Phần 1ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa trong những năm gần đây phát triển rất nhanh. Dân số tăng lên nhanh chóng đặc biệt là tại các khu đô thị, các thành phố lớn. Dân số Việt Nam năm 2005 là 83,106 triệu người đến năm 2009 đã là 85,78 triệu người. Sự gia tăng dân số đã kéo theo việc sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt ngày càng tăng. Vấn đề xử lý nước thải đang trở thành một vấn đề đáng quan tâm tại các thành phố lớn và các khu dân cư của nước ta. Dân số tỉnh Thái Nguyên theo điều tra dân số 01/04/2009 là 1.124.786 người. Tốc độ gia tăng hàng năm là 0,7%/năm. Thành phố Thái Nguyên là nơi đông dân cư và tập trung nhiều trường đại học. Sự gia tăng dân số cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, đặc biệt là sự tập trung đông dân cư ở các vùng trung tâm gây ra sự quá tải về việc sử dụng nước, thoát nước từ các hộ gia đình và các trường đại học. Nước thải ở những nơi đó trở thành một vấn đề quan tâm đặc biệt. Việc phát triển của khoa học và công nghệ kỹ thuật trong việc xử lý nước thải sinh hoạt đã và đang trở thành việc hết sức cần thiết để giảm thiểu ô nhiễm và hạn chế việc khai thác quá mức mực nước ngầm góp phần bảo vệ môi trường. Vì vậy để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải chống bồng tắc bồn cầu đạt hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường và thuận lợi trong việc sử dụng chế phẩm tại địa phương với giá thành rẻ chúng em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thử nghiệm khả năng xử lý nước thải ô nhiễm bằng chế phẩm EM thứ cấp từ EM gốc”. 1.2. Mục đích của đề tài Đánh giá thực trạng nước thải sinh hoạt tại khu KTX A trường ĐH Nông Lâm Thử nghiệm khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của chế phẩm EM thứ cấp từ EM gốc tại địa phương với giá thành rẻ cho hiệu cao. Đề xuất biện pháp xử lý nước thải bằng chế phẩm sinh học EM thứ cấp từ EM gốc một cách hiệu quả, thân thiện và an toàn với môi trường. Phần 3ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng phương pháp nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Nước thải sinh hoạt tại KTX trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Hai loại chế phẩm DW.97 và chế EM thứ cấp. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về diễn biến hàm lượng đạm tổng số, pH, phôtphat tổng số, Colifom của nước thải sinh hoạt tại khu vực kí túc xá (KTX) A, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm: Ký túc xá A trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Thời gian: Từ 06/03/2009 - 28/2/2010 3.3. Nội dung nghiên cứu Đánh giá thực trạng xử lý nước thải tại KTX A trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Thử nghiệm khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của một số chế phẩm sinh học. Đề xuất một số biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Điều tra thực trạng xử lý nước thải sinh hoạt. - Điều tra trực tiếp tình hình sử dụng nước thải tại khu KTX A, lượng nước thải tại các phòng, khu KTX. 3.4.2. Lấy mẫu nước thải 3.4.2.1: Lựa chọn vị trí lấy mẫu - Nước thải từ khu KTX A qua bể lắng rồi chảy vào ao cá sau KTX. Mẫu sẽ được lấy tại ống thoát nước thải sau bể lắng và mẫu nước ở tại ao. 3.4.2.2. Cách lấy mẫu Thí nghiệm được tiến hành vào sáng 23/9/2009. Nước thải được lấy tại ao sao khu ký túc với 4 vị trí khác nhau. Cách lấy nước như sau: Dùng chai định lượng lấy trực tiếp tại 4 vị trí theo mô hình trên, sau đó đổ đều 4 mẫu nước của 4 vị trí vào nhau,kế tiếp cho vào 3 thùng xốp (sạch và không bị rò rỉ), mỗi thùng xốp đựng 10 lít. Hình 3.1. Mô hình ao cá sau KTX A trường Đại học NL Ao cá Mẫu được để nơi thoáng mát, sạch sẽ có mái che. Mẫu được sắp xếp lần lượt như sau: + Công thức 1: đựng mẫu đối chứng ®Ëy n¾p kÝn. + Công thức: đựng mẫu được xử lý bằng chế phẩm DW.97 dạng bột (xử lý yếm khí) đậy nắp thùng + Công thức 3: đựng mẫu được xử lý bằng chế phẩm EM.2 (xử lý yếm khí) đậy kín nắp thùng. Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá thực trạng xử lý nước thải sinh hoạt tại khu KTX A trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên 4.1.1. Vài nét về đặc điểm khu vực nghiên cứu có liên quan đến đề tài Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc tổ 10 xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên, nằm ở phía tây của thành phố, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km, với tổng diện tích là 125 ha. Phía Bắc giáp với phường Quán Triều. Phía Tây, Tây Bắc giáp với xã Phúc Hà. Phía Tây Nam giáp với nhà máy Z115. Phía Nam giáp với phường Tân Thịnh. Phía Đông giáp với xã Quyết Thắng. Số lượng học sinh, sinh viên (HSSV) và các loại hình đào tạo: Tổng số HSSV năm học 2007 - 2008: 8.456 HSSV. - Hệ chính quy tập trung: 3.693 HSSV (Trong đó: NCS: 23 Học viên cao học: 98, ĐH: 3.140 SV, CĐ: 318 SV, THCN: 114 HS). - Hệ không chính quy: 4.763 HSSV (Trong đó: ĐH: 3.367 SV, Trung học: 717 Học sinh, Liên kết đào tạo ĐH: 679 SV). Bảng 4.1. Số lượng tuyển sinh hệ chính quy trong những năm gần đây - Hiện nay trường có 2 khu kí túc xá: kí túc xá A và B, đây là nơi tập trung 1 lượng lớn sinh viên học nội trú, đáp ứng được khoảng 40% sinh viên chính quy. Do nhu cầu sinh hoạt của sinh viên nên hàng ngày một lượng lớn nước thải được thải ra. Bên cạnh đó, ở khu vực cổng trường lại tập trung khá đông các hộ dân cư sinh sống, nhà trọ tập thể với một số lượng lớn sinh viên là những nơi thường xuyên xả một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý xuống suối quanh khu vực tổ 10 xã Quyết Thắng gây ô nhiễm môi trường. Khu ký túc xá A được xây dựng trong khuôn viên trường với quy mô bao gồm 3 dãy nhà 3 tầng với tổng số phòng là 180 phòng. Hàng năm phục vụ trên dưới 650 sinh viên. Theo số liệu thống kê năm 2009 số lượng sinh viện của ký túc xá A là 670 sinh viên trong đó số sinh viên nam là 168 sinh viên chiếm 25%, số sinh viên nữ là 502 chiếm 75% Bảng 4.2. Số lượng nước thải của khu KTX A 4.2. Thử nghiệm khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của chế phẩm vi sinh và EM.2 4.2.1. Kết qủa phân tích nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu của nước thải sinh họat chưa qua xử lý 4.2.2. Thí nghiệm xử lý nước thải sinh hoạt bằng một số chế phẩmBảng 4.5. Diễn biến hàm lượng nitơ tống số trong nước thải sinh hoạt qua 2 tuần xử lý * Diễn biến hàm lượng photpho trong nước thải đã qua xử lý bằng chế phẩm vi sinhBảng 4.6. Diễn biến hàm lượng photpho tống số trong nước thải sinh hoạt qua 2 tuần xử lý * Diễn biến hàm lượng COD trong nước thải đã qua xử lý bằng chế phẩm vi sinhBảng 4.7. Diễn biến hàm lượng COD tống số trong nước thải sinh hoạt qua 2 tuần xử lý * Diễn biến hàm lượng Colifom trong nước thải đã qua xử lý bằng chế phẩm vi sinhBảng 4.8. Diễn biến hàm lượng Colifom tống số trong nước thải sinh hoạt qua 2 tuần xử lý Nhận xét Dựa vào những kết quả trên đây có thể kết luận rằng, hai loại chế phẩm tiến hành nghiên cứu đều có khả năng xử lý hiệu quả đối với nước thải sinh hoạt đặc biệt với các chỉ tiêu như Nitơ tổng số và Colifom sau khi tiến hành xử lý đều cho kết quả đạt tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải sinh hoạt. Các khu tập thể, KTX sinh viên hàng ngày phải xả ra một lượng lớn nước thải sinh hoạt. Việc sử dụng chế phẩm EM thứ cấp cũng đạt được kết quả cao, giá thành rẻ phù hợp với công tác xử lý nước thải sinh hoạt ở những nơi hàng ngày có lượng nước thải lớn mà phải xử lý thường xuyên. Phần 5KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua việc phân tích mẫu nước thải sinh hoạt lấy từ ao KTX A Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho thấy nước ao đang bị ô nhiễm. Kết quả xử lý nước khi xử lý bằng chế phẩm sau 2 tuần: + Chỉ tiêu nitơ tổng số: DW.97giảm 138,2 mg/l tương ứng 59,04 %, EM.2 giảm 160,59 mg/l tương ứng 68,61%, để tự nhiên giảm 98,68 mg/l tương ứng 42,23 %. + Chỉ tiêu phốtpho tổng số: DW.97giảm 10,33 mg/l tương ứng 97,18 %, EM.2 giảm 9,03 mg/l tương ứng 84.95 %, Đối chứng giảm 4.49 mg/l tương ứng 42.24 %. + Chỉ tiêu COD: DW.97giảm 8.92 mg/l tương ứng 9.24%. EM.2 giảm 7.72 mg/l tương ứng 8.0%. Đối chứng giảm 10,49 mg/l tương ứng 98,68%. + Chỉ tiêu Colifom DW.97 giảm 2552 MPN/100ml tương ứng 98.15 %. EM.2 giảm 2509 MPN/100ml tương ứng 96.5 %. Đối chứng giảm 1470 MPN/100ml tương ứng 56.54 %. So sánh kết quả phân tích đối với hai loại chế phẩm: EM thứ cấp và DW.97 cho thấy khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của DW.97 đạt hiệu quả cao hơn ở hầu hết các chỉ tiêu. Vậy khuyến khích người dân nên dùng chế phẩm này. 5.2. Đề nghị Mở rộng nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm nước thái sinh hoạt của các loại chế phẩm ra các chỉ tiêu khác như: pH, BOD5, COD, Colifom…. và các kim loại nặng… Đề nghị trong thời gian tới trong điều kiện kinh phí cho phép nhà trường nên có hệ thống xử lý nước thải tập trung cho hai khu ký túc xá sinh viên với các phương pháp xử lý triệt để trước khi cho nước thải chảy thẳng ra môi trường gây ô nhiễm môi trường đối với các khu vực xung quanh. Theo thông tin từ Đại học Thái nguyên và của nhà trường cho biết hiện nay trong khuôn viên trường đang tiến hành thi công xây dựng khu nhà ở cho sinh viên trên diện tích khá lớn với quy mô bao gồm 21 dãy nhà 5 tầng và các công trình phụ trợ. Như vậy: Để tránh xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra, thiết nghĩ nhà trường và các cơ quan tiến hành xây dựng nên đầu tư một cách thỏa đáng cho công tác xử lý nước thải sinh hoạt từ các công trình này. TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Dư Ngọc Thành (2008), "Bài giảng Quản lý tài nguyên nước" 2. Dương Thanh Tú, (2008), B¸o c¸o kÕt qu¶ ®Ò tµi nghiªn cøu khoa häc cÊp trêng. Đ¹i häc N«ng L©m Th¸i Nguyªn. 3. Đinh Văn Sâm, Trần Văn Nhân, Đặng Kim Chi, Bài giảng về xử lý khí thải, công nghệ xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn và độc hại. 4. Lâm Vĩnh Sơn, Bài giảng kỹ thuật xử lý nước thải 5. Nguyễn Ngọc Sơn Hải (2007), B¸o c¸o kÕt qu¶ ®Ò tµi nghiªn cøu khoa häc cÊp trêng. §¹i häc N«ng L©m Th¸i Nguyªn. 6. Trang Web cña Bé Tµi nguyªn vµ M«i trêng ViÖt Nam 7. Trang Web Trung tâm thông tin - Bộ Tài nguyên và Môi trường 8. Trang Web cña Bé Tµi nguyªn vµ M«i trêng ViÖt Nam 9. Trang Web Trung tâm thông tin - Bộ Tài nguyên và Môi trường 10. TCVN 6772 và TCVN 5942:1995 về tiêu chẩn môi trường nước 11. Trung t©m øng dông tiÕn bé khoa häc vµ c«ng nghÖ, Së Khoa häc vµ C«ng nghÖ tØnh Th¸i Nguyªn. 2006. C«ng nghÖ vi sinh vËt hữu hiÖu E.M. 12. TS.Hoàng Hải (2008), Bài giảng vi sinh vật đại cương 13. TS Lương Đức Phẩm (2003), Công nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học. MỘT HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU Địa điểm lấy mẫu nước thải Lấy mẫu Thí nghiệm Lấy mẫu đi phân tích Mẫu đem đi phân tích