Viết bài cho website rõ ràng là khác với viết cho báo in, vì thế, dù bạn muốn
viết bài cho báo điện tử, cho weblog của bản thân, cho các dạng trang thông
tin kiểu wiki hay đơn giản là các bài thảo luận trên diễn đàn thì đều nên lưu ý
một vài nguyên tắc cơ bản dưới đây để thu hút nhiều độc giả cũng như sự tôn
trọng của họ.
Càng ngắn càng tốt: Độc giả sẽ cảm ơn những người viết không làm họ mất thời
giờ. Ngôn ngữ đơn giản, trực tiếp sẽ chuyển tải suy nghĩ của người viết hiệu quả
hơn là những câu nhằm khoe khoang trình độ văn học bởi nó sẽ khiến độc giả ngủ
gật vì tưởng đang đi. học thêm ngoài giờ.
9 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1673 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thủ thuật viết bài cho website và vài thủ thuật khi phỏng vấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủ thuật viết bài cho website
và Vài thủ thuật khi phỏng vấn
Viết bài cho website rõ ràng là khác với viết cho báo in, vì thế, dù bạn muốn
viết bài cho báo điện tử, cho weblog của bản thân, cho các dạng trang thông
tin kiểu wiki hay đơn giản là các bài thảo luận trên diễn đàn thì đều nên lưu ý
một vài nguyên tắc cơ bản dưới đây để thu hút nhiều độc giả cũng như sự tôn
trọng của họ.
Càng ngắn càng tốt: Độc giả sẽ cảm ơn những người viết không làm họ mất thời
giờ. Ngôn ngữ đơn giản, trực tiếp sẽ chuyển tải suy nghĩ của người viết hiệu quả
hơn là những câu nhằm khoe khoang trình độ văn học bởi nó sẽ khiến độc giả ngủ
gật vì tưởng đang đi... học thêm ngoài giờ.
Thì chủ động: Dù là viết bằng ngôn ngữ gì - tiếng Anh hay tiếng Việt - thì đều nên
viết "làm việc đó" chứ không phải là "việc đó được làm." Để dành thì bị động cho
những tình huống mà ta không biết rõ về chủ ngữ, ví dụ như các báo cáo về tội
phạm hoặc cáo trạng của tòa. Nhưng ngay cả trong những trường hợp đó thì cũng
nên cố gắng dùng nhiều câu ở thì chủ động.
Động từ mạnh: Nhưng động từ đắt là sự mô tả hay nhất. Đừng nghĩ rằng nhiều
động từ yếu đứng cạnh nhau sẽ làm cho câu văn rõ hơn và mạnh hơn. Hãy học
cách dùng ít tính từ và phó từ.
Nêu rõ nguồn tin: Nếu không cho độc giả biết bạn lấy những thông tin ở đâu thì
nhiều người sẽ cho rằng bạn bịa. Nguồn tin khiến độc giả tin tưởng ở bạn, vì họ
biết rằng bạn chẳng có gì phải giấu diếm và nếu họ kiểm tra thì bạn hoàn toàn
đúng.
Kết nối: Nên tạo cơ hội để độc giả có thể kết nối sang các nội dung hỗ trợ chi tiết
bên ngoài trang của bạn nếu họ có nhu cầu. Nói chung các bài báo đều dẫn nguồn,
nhưng lợi điểm trên website là người viết thậm chí có thể đưa độc giả đến thẳng
với các nguồn tin hỗ trợ. Nên ghi lại đường dẫn của các nguồn tin khi đi thu thập
thông tin để tạo hyperlink trong bài.
Nên tạo link với các tên riêng, từ khóa hoặc một cụm từ, chứ không nên viết cả
đoạn đường dẫn dài hoặc tệ hơn là kiểu yêu cầu "Hãy click vào đây."
Trình bày phù hợp: Hãy phá những khối chữ đặc kịt, xám xịt và buồn tẻ bằng cách
sử dụng:
- các danh mục (list)
- tít xen đậm
- làm nổi bật bằng những câu gây chú ý (blockquotes)
và nhiều thủ thuật trình bày dễ dàng khác bằng cách lệnh HTML hoặc công cụ
editor.
Soát lỗi chính tả: Hãy đọc kỹ để sửa hết lỗi chính tả vì chẳng ai chấp nhận sự khó
chịu này.
Vài thủ thuật khi phỏng vấn
Làm thế nào “moi” thông tin từ một ông Tổng giám đốc hay những siêu sao
giải trí? Họ đồng ý trả lời phỏng vấn rồi, nhưng làm thế nào trong tình huống
họ không thân thiện, họ buồn tẻ, hay phóng viên phát hiện họ đang nói dối?
Chúng ta có thể giải quyết thế nào với một cuộc phỏng vấn không suôn sẻ?
KHÓ HẸN ĐƯỢC PHỎNG VẤN: Bạn muốn phỏng vấn một "ông cốp" hay một
cô nàng nổi tiếng, trước hết hãy nhìn vào uy tín của mình. Bạn có được biết đến
như một phóng viên thật thà, chăm chỉ, cởi mở, tác nghiệp vì lợi ích cộng đồng hay
không?
Uy tín của bạn, cũng giống như uy tín của cơ quan truyền thông nơi bạn làm việc
thường đi trước bạn. Vì vậy, hãy xây dựng cho một mình uy tín nghề nghiệp. Khi
đã vượt qua điều khúc mắc về uy tín và danh tiếng này, bước tiếp theo là:
- Thể hiện lòng nhiệt tình về bài viết của mình.
- Kiên trì. “Nếu cửa trước bị khóa, thử cửa sau xem sao. Nếu cửa sau cũng bị khóa,
hãy thử cửa sổ!” Đối với những nhân vật nổi tiếng trong giới giải trí, cửa trước
chính là những đại diện công chúng (PR) của họ. Cửa sau là các hiệp hội mà họ
tham gia hay các ông bầu. Cửa sổ chính là bạn bè, đối tác làm ăn, họ hàng của họ.
Nhiều phóng viên thích gọi điện cho mẹ của các nhân vật nổi tiếng, vì các bà mẹ
thường muốn nói về con mình. Đôi khi, các nhân vật nổi tiếng đồng ý trả lời phỏng
vấn chỉ để biết xem mẹ mình đã nói về mình như thế nào.
- Lạc quan. Chưa thử đề nghị phỏng vấn mà bạn đã nghĩ là mình có thể thất bại là
một suy nghĩ rất tiêu cực.
- Viết thư cho nguồn tin nói về nội dung bạn muốn phỏng vấn. Có thể gửi bằng
email, hoặc cách nào đó tùy bạn sáng tạo, miễn là đến được tay nguồn tin.
- Gửi cho họ vài câu khen ngợi, đưa ra những câu hỏi cho họ thỏa sức thể hiện cái
tôi.
- Gọi cho nguồn tin mà bạn định phỏng vấn để kiểm tra lại thông tin bạn có từ các
nguồn khác. Đây là bước đầy hứa hẹn để bạn có thể có được phỏng vấn.-
- Hãy tìm cách tiếp cận nguồn tin của bạn một cách không chính thức. Đó có thể
sau buổi nói chuyện với công chúng, ở cuộc họp báo, trong một buổi gặp gỡ tiệc
tùng xã giao, trên đường chạy dạo bộ. Một cuộc nói chuyện vu vơ có thể khiến họ
cởi mở hơn với bạn.
- Hãy tập trung vào chủ đề mà bạn biết nguồn tin sẽ thích nói và thích chia sẻ.
- Nói lời khen nịnh xã giao: “Biết là anh/chị bận. Người bận thường là những
người thú vị nhất và quan trọng nhất Nếu không tôi làm phiền với anh/chị làm
gì”
HỎI NHỮNG CÂU NHẠY CẢM: Những câu hỏi này có thể khiến cho nguồn tin
xấu hổ, hoặc thể hiện sự chỉ trích liên quan tới công việc hay hoạt động chung của
họ, hoặc câu hỏi riêng tư liên quan đến một sự kiện đáng buồn/đáng xấu hổ trong
cuộc đời của họ.Thường thì các phóng viên điều tra không viết bài dựa trên những
gì một chính trị gia hoặc thương nhân trả lời trong cuộc phỏng vấn của họ. Họ sẽ
phải làm “bài tập” ở nhà: nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn những người khác, có
bằng chứng để “vặn vẹo” khi nguồn tin muốn khẳng định, từ chối, giải thích, và
nếu có thể, đưa ra thông tin mới.
Những phóng viên kinh nghiệm tránh tranh cãi, hay buộc tội trong cơn tức giận,
hay tỏ ra không thiện cảm.
Với những câu hỏi riêng tư: Chỉ nên hỏi những câu hỏi này nếu chúng phục vụ cho
một phần bài viết. Nên có lý do phù hợp cho câu hỏi. Hãy giải thích vì sao bạn hỏi
vậy: vì lợi ích của cộng đồng, để giáo dụcchứ không phải để khai thác và chỉ
trích vấn đề khó khăn khúc mắc của nguồn tin. Ai cũng có những khó khăn khúc
mắc của riêng mình. Nếu bạn đủ sức thuyết phục, họ sẽ kể cho bạn nhiều hơn bạn
tưởng.
Tránh ép buộc. Hãy để nguồn tin tự do chọn lựa những chi tiết họ muốn kể. Hãy
tiếp cận các lĩnh vực nhạy cảm một cách gián tiếp. Nếu bạn muốn hỏi về kinh
nghiệm của một người dùng ma tuý, hay nói về những gì bạn biết xảy ra với những
người khác.
Hãy lắng nghe những tín hiệu gợi mở từ phía nguồn tin. Đôi khi, họ muốn kể
chuyện về bản thân họ, nhưng họ không chắc là bạn có quan tâm hay không. Còn
bạn, lúc đó lại ngại hỏi. Tốt nhất, bạn nên chủ động hỏi, vì họ biết đâu sẽ nói chi
tiết thú vị cho bài viết mà bạn bỏ qua vì không nghe hoặc không để ý.
HÃY CHÍNH XÁC: Những phóng viên mới phỏng vấn thường rất lo lắng về nhiều
chuyện: thiết lập quan hệ thế nào, tránh câu hỏi ngốc nghếch thế nào, nên đôi khi
đãng trí quên những chi tiết nhỏ. Do đó kết quả là thiếu chính xác: tên sai, hiểu
nhầm, thông số kỹ thuật sai, câu mà nguồn tin nói đôi khi bị dẫn sai.
- Để giải quyết, bạn hãy kiểm tra lại tên, địa chỉ, tuổi, chức danh của nguồn tin.
“Tôi muốn kiểm tra lại” Bạn cũng cần kiểm tra lại những điểm chính. Hãy nhắc
lại những thông tin quan trọng mà bạn có được trong cuộc phỏng vấn để chắc chắn
rằng bạn hiểu đúng.
- Những câu nói. Trừ phi bạn chắc chắn về độ chính xác, còn nếu không tốt nhất
hãy đọc lại để nguồn tin xác nhận là bạn đã ghi nhận đúng.
- Hãy đưa ra bối cảnh. Những bình luận của nguồn tin có thể bị hiểu sai vì phóng
viên không hiểu bối cảnh (thậm chí tồi tệ hơn nữa là bỏ qua). Bạn dẫn lời nói của
một siêu sao nói rằng: Tôi ghét mẹ tôi. Thực tế, cô ấy nói rằng: “Mẹ và tôi có mối
quan hệ yêu – ghét bình thường như tất cả các bà mẹ và con cái khác. Có lúc mẹ
tôi cố chỉ huy tôi hoặc uốn nắn những sai sót trong tính cách của tôi, những lúc này
tôi ghét mẹ tôi. Nhưng cũng có lúc tôi yêu mẹ tôi. Đó là khi mẹ làm bánh và gửi
cho tôi với lời nhắn: Mẹ yêu con vì con đặc biệt.
- Hãy kiểm tra chéo. Đôi khi, bạn đưa tin sai vì nguồn tin nói sai. Hãy kiểm tra lại
với một nguồn tin khác nếu bạn thấy nghi ngờ.
- Bạn có ý nghĩ rằng ý nghĩ của mình là đúng. Bạn kết luận trước khi bạn đặt câu
hỏi và nghe họ giải thích. Khi núi lửa St. Helen ở Washington phun trào năm 1980,
rất đông phóng viên tường thuật ngọn núi ở bang Oregon. Một biên tập viên ở New
York đã giải thích rằng: “Đây là một trong những điều mà mọi người đều biết, nên
phóng viên chả buồn kiểm tra lại.” Thực tế cho tháy, những suy nghĩ của họ không
phải lúc nào cũng đúng và sai sót là điều không tránh khỏi.