Nhưng lời nói ấy, cho đến nay và mai sau,
lại có thể “tư vấn” cho những ai chọn nghề
báo làm nghiệp dĩ. Rằng: Có những sự thật
như thể “vạch áo cho người xem lưng”, như thể phơi lộ vết chàm
lỡ nhúng để làm tổn thương chính mình, “người mình”, đất nước
mình trước thiên hạ. Nhưng ngẫm cho cùng, và thực tế đã chứng
minh mạnh mẽ rằng, nói lên sự thật – đặc biệt là loại sự thật làm
đau xót cả cộng đồng mà bản năng con người luôn muốn che đậy
– là m ột trong những phẩm chất làm vinh danh cộng đồng ấy,
22 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1465 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Viết phóng sự: Khi sự thật là trên hết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viết phóng sự: Khi sự thật là trên hết
Viết phóng sự: Khi sự thật là trên hết
Nhưng lời nói ấy, cho đến nay và mai sau,
lại có thể “tư vấn” cho những ai chọn nghề
báo làm nghiệp dĩ. Rằng: Có những sự thật
như thể “vạch áo cho người xem lưng”, như thể phơi lộ vết chàm
lỡ nhúng để làm tổn thương chính mình, “người mình”, đất nước
mình trước thiên hạ. Nhưng ngẫm cho cùng, và thực tế đã chứng
minh mạnh mẽ rằng, nói lên sự thật – đặc biệt là loại sự thật làm
đau xót cả cộng đồng mà bản năng con người luôn muốn che đậy
– là một trong những phẩm chất làm vinh danh cộng đồng ấy, đất
nước ấy, dân tộc ấy. Phải có trình độ dân trí cao, tổ chức xã hội
cao, có hệ thống pháp lý minh bạch, có đời sống dân chủ mới có
đất cho sự thật lên tiếng nói.
Sự thật được phanh phui trong loạt phóng sự điều tra Buried
Secrets, Brutal Truth (Bí mật chôn vùi, sự thật tàn bạo) của báo
The Blade ở bang Ohio là loại sự thật cay đắng như thế, đối với
quân đội Mỹ, nhân dân Mỹ. Đăng vào giữa tháng 10 năm 2003 và
đoạt giải Pulitzer 2004. Đây là giải Pulitzer đầu tiên của tờ báo địa
phương có tuổi xuất bản hơn 150 năm này. Ngay sau đó, những
tờ báo danh tiếng nhất nước Mỹ đã xin phép The Blade đăng lại
thiên phóng sự Buried Secrets, Brutal Truth, để cả nước Mỹ có
thêm cơ hội biết được sự thật bị chôn vùi hơn 36 năm. Nhiều nhà
xuất bản trên thế giới cũng đã vào cuộc.
Đọc Buried Secrets, Brutal Truth những người viết phóng sự có
thể nhặt được vài kinh nghiệm về viết sự thật.
Phong cách cổ điển
Buried Secrets, Brutal Truth xuất hiện vào thời điểm thể loại
phóng sự điều tra rơi vào tình trạng suy yếu toàn cầu, đặc biệt ở
khối báo chí phương Tây. Không phải vì các nhà báo giữ chuyên
mục phóng sự điều tra đồng loạt đánh mất năng lực tác nghiệp,
càng không phải bạn đọc đồng loạt quay lưng với thể loại hấp
dẫn nhất trên mặt báo là phóng sự điều tra. Mà có một thực tế là,
các phóng viên điều tra hiện nay không cần “động thủ” vẫn có đủ
thông tin để viết phóng sự dạng điều tra. Sự phát triển mạnh mẽ
các tổ chức phi chính phủ (NGO) cũng như các bộ phận quan hệ
cộng đồng (PR) của rất nhiều cơ quan, tổ chức, tập đoàn đã từng
giờ, từng ngày tạo nên nguồn tin khổng lồ cho báo chí, trên mạng
internet cũng như trong hồ sơ, trong đó có cả hồ sơ điều tra
nghiêm chỉnh, do các điều tra viên chuyên nghiệp thực hiện. Nhà
báo không còn giữ vai trò chính trong chặng đường phát hiện
thông tin mà chỉ cần ngồi ở phòng tin có máy điều hòa để “xử lý
thông tin” được cung cấp. Nói xử lý vì những nguồn tin khi cung
cấp miễn phí thông tin cho các tòa báo đều nhằm mục đích riêng.
Tất nhiên không loại trừ mục đích nói lên sự thật của những tổ
chức đứng đắn. Hãy nhìn lại một sự kiện chấn động toàn cầu gần
đây và thử đặt câu hỏi: Ai phát hiện việc lính Mỹ tra tấn tù nhân
tại Afghanistan năm 2003? Không phải nhà báo mà là tổ chức
nhân quyền quốc tế. Theo các thống kê, nguồn tài chính dành
cho việc thu thập và tìm kiếm thông tin đang giảm đi tại phần lớn
những tòa báo.
Vì thế, người ta đã có lý khi cho rằng Buried Secrets, Brutal Truth
là thiên phóng sự điều tra được thực hiện theo phong cách cổ
điển. Báo The Blade đã không tiếc kinh phí cử ba phóng viên
Michael D. Sallah, Mitch Weiss, Joe Mahr và phóng viên ảnh
Andy Morrison bay sang Việt Nam, tiếp xúc các nhân vật liên
quan đến các vụ thảm sát ở thung lũng sông Vệ tỉnh Quảng Ngãi
do trung đội thám báo Tiger Force (Mãnh Hổ) thuộc Đại đội chỉ
huy của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 327 Sư đoàn dù 101 thực hiện
vào năm 1967. Các nhà báo The Blade đã đi qua rất nhiều bang
nước Mỹ để phỏng vấn các cựu binh thuộc đơn vị Tiger Force và
các nhân vật liên qua cũng như đi-về Washington-Ohio như con
thoi trong vòng tám tháng trời để tìm kiếm thông tin từ hàng ngàn
trang tư liệu ở Cục lưu trữ Quốc gia. Những chuyến đi, những
cuộc phỏng vấn trực diện đã phục hồi độ tin cậy cũng như vẻ đẹp
riêng của thể phóng sự điều tra. Trong đó, vấn đề đạo đức của
nhà báo cũng được nhấn mạnh. Kurt Franck, trưởng ban biên tập
tin của The Blade phát biểu: “Chúng tôi đăng tải thông tin lính Mỹ
thảm sát dân thường Việt Nam 36 năm trước như một nghĩa vụ
đạo đức báo chí”.
“Thời sự than hồng”
Có nhiều tình huống để khai mở ý tưởng cho một thiên phóng sự
điều tra: Từ thư bạn đọc, từ bản báo cáo của một tổ chức chính
trị xã hội, từ sự rò rỉ thông tin của một tập đoàn kinh tế, từ bản tin
của đồng nghiệp, từ một phiên tòa... Ý tưởng thực hiện phóng sự
Buried Secrets, Brutal Truth khởi đi từ những trăn trở của xã hội
Mỹ hiện tại với món nợ chiến tranh Việt Nam trong quá khứ. Các
nhà phóng sự điều tra gọi loại đề tài này là “nổi gió thổi bùng
ngọn lửa đỏ từ hòn than hồng vùi trong tro xám”. Quá khứ được
hâm nóng bởi những cuộc chiến tranh Mỹ đang tiến hành trên thế
giới, nóng nhất là Iraq. Hơn thế, ý tưởng đó đã trở thành một
quyết định đặc trưng của nghề báo, nghề cung cấp sự thật cho
công chúng, khi trưởng ban biên tập tin của The Blade cho biết:
“Chúng tôi đã bắt đầu từ chỗ chính phủ Mỹ dừng lại”.
Chính phủ Mỹ đã muốn “quên” sự kiện Trung đội thám báo tinh
nhuệ Tiger Force thảm sát dân thường Việt Nam tại tỉnh Quảng
Ngãi trong suốt 7 tháng trời của năm 1967. Trong thực tế, Bộ
quốc phòng Mỹ đã mở một cuộc điều tra về hành vi tàn bạo của
Tiger Force cũng như việc cố tình thực hiện sai lạc nhiệm vụ của
sĩ quan chỉ huy đơn vị này. Cuộc điều tra ròng rã hơn bốn năm,
từ 1971 đến 1975 với một quy mô rộng khắp. Hơn 100 điều tra
viên tỏa ra 63 thành phố ở Mỹ và ở nước ngoài như Đức, Hàn
Quốc, Philippines để thu thập chứng cứ. (Điều lạ là không đến
chiến trường xưa Việt Nam). Kết luận ban đầu của cuộc điều tra
đã được chuyển đến Lầu Năm Góc và Nhà Trắng. Trong đó xác
định có 18 quân nhân thuộc Trung đội thám báo Tiger Force
phạm các tội ác chiến tranh, từ tội làm trái nhiệm vụ, hành hung
đến tội giết người dân thường. Nhưng đã không có ai trong số 18
“nhân vật” ấy phải ra tòa án binh. Họ bình yên tiếp tục đời binh
nghiệp, thậm chí được khen thưởng. Chính phủ Mỹ đã dừng lại ở
đấy. Và từ đấy, The Blade bắt đầu, với thể loại mạnh mẽ nhất,
hiệu quả chính trị xã hội cao nhất của báo chí: phóng sự điều tra.
Thật ra đã có những tố cáo tội ác đơn vị Tiger Force từ năm 1969
của Dennis Stout, phóng viên tờ báo quân đội Screaming Eagle.
Với cương vị phóng viên chiến trường Dennis Stout đã chứng
kiến binh sĩ Tiger Force hành quyết một lúc 35 dân làng không có
vũ khí ở thung lũng sông Vệ, Quảng Ngãi năm 1967. Ông nói với
The Blade: “Họ dẫn từng nhóm 5 người ra bờ ruộng, bắn chết
từng người. Tôi không quên được cảnh tượng đó, chừng nào con
sống. Nhiều đêm choàng thức tôi vẫn nhìn thấy trước mắt những
người đàn bà đó, đám con nít đó...”. Nhưng phải đợi đến khi xuất
ngũ, khi không còn bị đe dọa bởi sự trả thù của các “sát thủ”
Tiger Force trong môi trường chiến trường, ông mới có thể tố
cáo. Và chính phủ Mỹ đã bắt đầu điều tra từ những cáo buộc của
Dennis Stout. Mãi đến khi tiếp xúc các nhà báo The Blade,
Dennis Stout vẫn còn giữ nguyên nỗi bức xúc phải nói ra sự thật:
“Hàng trăm đàn bà và trẻ con đã bị giết vô cớ. Đó là tội giết
người. Và tôi sẽ nói vậy cho tới lúc chết”.
Buried Secrets, Brutal Truth cho thấy khái niệm thời sự có thể
hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ nhằm vào những sự việc “đương
thời”. Đối tượng, đề tài để làm phóng sự điều tra cũng thế. “Điểm
nóng” không nhất thiết phải là “lửa ngọn” mà có thể là “than vùi”.
Điều quan trọng, và hấp dẫn nữa, là dù câu chuyện đã xảy ra hơn
36 năm về trước nhưng đến nay vẫn còn trong bí mật, vẫn cần
phải điều tra để phơi lột sự thật trước công chúng. Và cuộc “khai
quật” quá khứ là nhằm vào “thời sự”, vào hiện tại, và cả tương lai.
Trưởng nhóm phóng viên điều tra Michael D. Sallah cho biết:
“Đưa ra ánh sáng vụ việc bị dìm vào bóng tối là để những vụ việc
như thế hiện nay sẽ không bị che khuất nữa. Không ai trong
chúng ta muốn phải chờ đợi đến 36 năm sau để đọc được sự
thật về một vụ thảm sát vừa xảy ra tại cuộc chiến ở Iraq chẳng
hạn”.
Nghệ thuật trình bày sự thật
Câu chuyện được các nhà báo The Blade kể theo phong cách cổ
điển: chương hồi. Các chương lần lượt mở ra các sự thật khủng
khiếp trong chiến tranh Việt Nam, dù chỉ thu gọn trong một thung
lũng hoang vắng và chỉ với một đơn vị nhỏ trong quân đội Mỹ
tham chiến ở Việt Nam. Các tác giả không ngại lặp lại sự kiện
trong các chương khác nhau, để xoáy sâu vào vấn đề, để khắc
họa chân dung kẻ thủ ác, để tô đậm nỗi đau đớn hãi hùng của
nạn nhân. Sự lặp lại nằm trong ý định của các tác giả, được sắp
xếp, phân bố hợp lý, đan cài và tác động qua lại. Một cuộc bắn
giết tập thể nông dân trên cánh đồng trống trải ở chương này do
chính một thành viên Tiger Force nhớ lại hành vi ác độc đến phi
lý của mình và đồng đội thời trai trẻ. Ở chương khác một người
dân ở thung lũng sông Vệ vừa khóc vừa kể lại cái chết thảm của
cha mình ngay trước mắt mình trong cuộc thảm sát. Ở một
chương khác sự kiện này được ghi lại bởi điều tra viên Bộ Quốc
phòng Mỹ. Ở chương khác nữa tội ác này được phân tích bởi
một chuyên gia... Mỗi góc nhìn có cái chung, cái riêng nhưng hiệu
quả cuối cùng là cung cấp sự thật, kể cả khi “sát thủ” tìm cách nói
lời biện hộ cho hành vi phi nhân tính của hắn hay tiếp tục trơ tráo
như James Hawkins, trung úy chỉ huy Trung đội Tiger Force, nay
đã về hưu với hàm thiếu tá: “Tôi không hối hận điều gì cả!”
Tất nhiên không phải thành viên nào của Tiger Force cũng khát
máu. Nhưng hầu hết những người không đồng tình với nhóm thủ
ác đã không dám phản kháng ra mặt vì sợ bị giết. Chỉ trung úy
Donald Wood và trung sĩ Gerald Bruner là hai trường hợp ngoại
lệ. Khi một nông dân tay không đang quỳ lạy xin tha mạng bị bắn
vào đầu, Gerald Bruner còn cam chịu, nhưng khi đồng đội chĩa
súng lục 45 ly vào đầu một cậu bé –là em trai của người nông
dân vừa bị giết – thì anh đã nâng súng, hướng về phía đồng đội,
tuyên bố sẽ bắn ngay những ai còn tiếp tục giết thường dân. Cứu
được cậu bé nhưng anh bị cấp trên đưa đi gặp bác sĩ tâm thần.
Và cũng như trung úy Donald Wood, người phản đối trung úy
James Hawkins ra lệnh giết hại dân thường, anh bị điều khỏi
Tiger Force.
Buried Secrets, Brutal Truth không đặt trọng tâm vào việc mô tả
các hành vi khát máu của từng thành viên Tiger Force, mặc dù
các tác giả đã làm người đọc rùng mình, mất ngủ bởi sở thích lột
da đầu, cắt tai xâu thành chuỗi đeo vào cổ, hãm hiếp phụ nữ
thoải mái, thử súng bằng “bia di động” là dân lành, và vô số hình
thức giết chóc man rợ khác của những binh sĩ Tiger Force. Mà
Buried Secrets, Brutal Truth muốn trình bày một thực tế quan
trọng hơn và đến nay vẫn tồn tại trong đời sống một bộ phận
quân nhân Mỹ: chiến tranh khốc liệt đã hun đúc một thứ “văn hóa”
lính tráng ngoài chiến trường là khuyến khích nhau thực hiện tội
ác và che giấu tội ác trong đơn vị. Thứ “văn hóa” ấy thường được
khởi xướng và bảo vệ bởi các sĩ quan chỉ huy đơn vị. Trả lời
phỏng vấn của The Blade, cựu binh William Carpenter thừa nhận
rằng hồi ấy ông đã cố không bắn vào những người dân, mà ông
biết rõ là họ không muốn cũng như không có khả năng làm phiền
gì đến ai hết, nhưng đã không dám ngăn cản đồng đội, càng
không dám lên tiếng tố cáo tội ác xảy ra trước mắt mỗi ngày vì
trong đơn vị ngấm ngầm thi hành một thứ luật riêng, bất thành
văn, gọi là “luật im lặng”. Ai phạm luật sẽ không có cơ may sống
sót để trở về với gia đình. Theo các chuyên gia tâm lý, không khí
giết chóc vô tội vạ hàng ngày ấy như hàm chứa độc tố, dần dần
thâm nhập, làm biến cải nhân tính của binh sĩ trong các đơn vị.
Hồ sơ của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy y sĩ Barry Bowman đã thú
nhận với điều tra viên rằng ông từng từ chối lệnh giết một tù binh,
nhưng chỉ bốn tháng sau sống trong cái tập thể Tiger Force khát
máu chuyên “tìm-và-diệt” bất cứ thứ gì “di chuyển được” trong
thung lũng sông Vệ, ông đã không ngần ngại bắn chết một dân
làng đang bị thương mà đáng ra với cương vị y sĩ ông phải cứu
chữa. The Blade muốn nói đến một lò luyện con người thành dã
thú.
Món nợ công lý
Và hơn thế, qua thiên phóng sự Buried Secrets, Brutal Truth, The
Blade tự dò tìm trong hàng ngàn hồ sơ lưu trữ và khai thác ý kiến
của các chuyên gia hàng đầu, có uy tín về các lĩnh vực chính trị,
quân đội, luật pháp, tâm lý để chỉ ra những nguyên nhân chính trị
nào, những nhân vật nào ở Ngũ Giác Đài và ở Nhà Trắng đã
quyết định khép lại vụ trọng án tội ác chiến tranh của Tiger Force.
Giáo sư luật và cựu chiến binh Việt Nam Michael Belknap đã
nhận định trong cuốn Xét xử chiến tranh Việt Nam xuất bản 2003:
Nếu tội ác giết hàng trăm người và hơn thế nữa (vì đến nay vẫn
còn là con số bí mật) đầy ngẫu hứng ở thung lũng sông Vệ vào
năm 1967 sớm được điều tra, xét xử thì năm sau, 1968, đã có
thể hơn 500 dân làng Mỹ Lai tránh được cuộc thảm sát. Và “sự
thật Mỹ Lai” cũng phải nhờ đến một nhà báo Mỹ, Seymour Hersh,
làm nhân chứng và tố cáo thì mới được phơi bày trước công luận
và công lý.
Nhưng Buried Secrets, Brutal Truth cho thấy vẫn có một thứ tòa
án khác không ngừng hoạt động trong suốt hơn 36 năm qua, bất
kể ngày hay đêm và không một nghi phạm nào có thể trốn thoát
vì nó hoạt động ngay trong ký ức của từng nghi phạm. Đó là tòa
án lương tâm. “Đệ nhất sát thủ” binh nhì Sam Ybarra, người luôn
xuất hiện với xâu chuỗi lỗ tai những nạn nhân của mình, người có
sở thích lột da đầu tù binh, người từng chặt phăng đầu một hài
nhi chỉ để chiếm hữu cái vòng kiền trên cổ hài nhi và dễ dàng
thực hiện hàng trăm hành động khát máu khác đã không sống
“dễ dàng” những ngày “hậu chiến”. Khi các nhà báo thực hiện
thiên phóng sự Buried Secrets, Brutal Truth thì Sam đã qua đời vì
sầu muộn từ 20 năm trước đó (1982). Họ chỉ phỏng vấn được mẹ
của Sam. Bà Therlene Ramos nhớ lại hình ảnh Sam thường tìm
góc tối trong nhà để ngồi uống rượu, hút cần sa, tay luôn run lẩy
bẩy và không ngừng khóc lóc. “Nó thường ngồi đó và khóc. Chỉ
ngồi đó và khóc. Nó bảo tôi: Con thấy khổ lắm, mẹ ơi. Con xin
Chúa tha thứ cho những gì con đã làm. Con đã giết tất cả những
người ấy, tất cả những thường dân ấy, tất cả những trẻ em ấy,
những người chẳng hề có ý định làm hại gì đến con...”.
Cũng phải đề cập đến thế mạnh của phóng sự điều tra thể hiện
qua những bức ảnh ghi tại chỗ. Trong trường hợp của Buried
Secrets, Brutal Truth, The Blade không thể cung cấp hình ảnh tại
chỗ các vụ thảm sát nhưng đã gửi đến bạn đọc chùm ảnh của
phóng viên ảnh Andy Morrison về những người Việt đương thời ở
sông Vệ đang hồi tưởng quá khứ và tiếp tục đau đớn bởi tội ác
đã bắt đầu từ hơn 36 năm trước nhưng đến nay vẫn chưa được
kết thúc trong công lý. Thật khó lòng cầm được nước mắt khi
nhìn vào đôi mắt ràn rụa nước mắt của cô hướng dẫn viên du lịch
20 tuổi Trần Thị Anh Thư khi kể chuyện với du khách về chiến
tranh ở Quảng Ngãi hay đôi mắt già nua nhắm nghiền cho nước
mắt chảy lặng vào bên trong của ông Kiều Trác khi hồi tưởng
cảnh ông chứng kiến giây phút cha mình ngã chết trên thảm lúa ở
sông Vệ bởi viên đạn bắn ở cự ly gần của một thành viên nào đó
thuộc trung đội thám sát khát máu Tiger Force năm 1967.
Buried Secrets, Brutal Truth bằng nhiều thủ pháp phóng sự đã nỗ
lực phơi bày sự thật bị nhốt trong kho lưu trữ. Nhưng trình bày sự
thật trên mặt báo không chỉ để đọc theo lối tiêu khiển, đáp ứng thị
hiếu tò mò của bạn đọc. Giá trị của một thiên phóng sự điều tra
được đo bằng giá trị sự thật nó cung cấp và mức độ tác động của
nó vào đời sống công lý. Sau khi Buried Secrets, Brutal Truth gây
tiếng vang lớn với sự hỗ trợ đáng kể của giải thưởng Pulitzer, đã
có dấu hiệu Lầu Năm Góc và Nhà Trắng phủi bụi bộ hồ sơ tội ác
chiến tranh xảy ra ở thung lũng sông Vệ xa xôi. Xa xôi cả thời
gian lẫn không gian. Cựu phóng viên chiến trường Dennis Stout
và cựu y sĩ Rion Causey cho tờ The Blade biết rằng điều tra viên
của Bộ Quốc phòng Mỹ đã liên lạc với họ đầu tháng 2 năm 2004
như những nhân chứng để lấy lại lời khai về các tội ác mà Trung
đội thám báo Tiger đã thực hiện tại thung lũng sông Vệ. Cả hai
nhân chứng tỏ ra hưng phấn và không kém phần ngạc nhiên về
hiệu quả ban đầu của thiên phóng sự. Nhưng các nhà báo The
Blade biết rằng tiến trình đấu tranh cho công lý còn dài và cũng
không dễ dàng hơn trước đây. The Blade thường xuyên yêu cầu
các đơn vị của quân đội Mỹ có trách nhiệm về vụ án cung cấp
thông tin cập nhật nhưng hiếm khi họ nhận được hồi âm. Nói như
Michael D. Sallah, một trong ba tác giả của trường thiên phóng
sự Buried Secrets, Brutal Truth, đến nay quân đội Mỹ vẫn đang
nợ một lời giải thích cho người dân hai nước, Mỹ và Việt Nam.
Còn với ba phóng viên Michael D. Sallah, Mitch Weiss, Joe Mahr
của The Blade, người Việt Nam sẽ cảm thấy mắc nợ họ nếu
không nói lên một lời cảm ơn./.