Thuật ngữ Hàng hải

STOWAGE PLAN (sơ đồ xếp hàng) Bản vẽ mặt cắt theo chiều dọc của tàu biển cho biết vị trí của tòan bộ hàng hóa được sắp xếp trên tàu. Để tránh nhầm lẫn, người ta thường dùng màu sắc khác nhau để phân biệt vị trí của những lô hàng có cùng một cảng trả hàng. “Sơ đồ xếp hàng” thường được gửi trước cho những người làm công việc dỡ hàng tại cảng trả hàng để họ chuẩn bị dỡ hàng phù hợp. STATEMENT OF FACTS (biên bản sự kiện) Bản kê chi tiết mọi hoạt động của tàu biển tại cảng nhận hàng hoặc cảng trả hàng do đại lý tàu biển tại cảng làm, nêu rõ ngày giờ tàu đến cảng, hoạt động của tàu tại cảng (di chuyển, làm thủ tục nhập cảnh ), thời điểm bắt đầu, quá trình, kết thúc bốc/dỡ hàng , thời gian và lý do ngừng làm hàng (cần cẩu hỏng, thời tiết xấu ). Thuật ngữ này còn gọi là port log.

doc4 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 5075 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thuật ngữ Hàng hải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THUẬT NGỮ HÀNG HẢI LS. VÕ NHẬT THĂNG&LS. NGÔ KHẮC LỄ (Biên soạn) 14/11/2006 PECIES ACT OF 1996. STOWAGE PLAN (sơ đồ xếp hàng) Bản vẽ mặt cắt theo chiều dọc của tàu biển cho biết vị trí của tòan bộ hàng hóa được sắp xếp trên tàu. Để tránh nhầm lẫn, người ta thường dùng màu sắc khác nhau để phân biệt vị trí của những lô hàng có cùng một cảng trả hàng. “Sơ đồ xếp hàng” thường được gửi trước cho những người làm công việc dỡ hàng tại cảng trả hàng để họ chuẩn bị dỡ hàng phù hợp. STATEMENT OF FACTS (biên bản sự kiện) Bản kê chi tiết mọi hoạt động của tàu biển tại cảng nhận hàng hoặc cảng trả hàng do đại lý tàu biển tại cảng làm, nêu rõ ngày giờ tàu đến cảng, hoạt động của tàu tại cảng (di chuyển, làm thủ tục nhập cảnh…), thời điểm bắt đầu, quá trình, kết thúc bốc/dỡ hàng…, thời gian và lý do ngừng làm hàng (cần cẩu hỏng, thời tiết xấu…). Thuật ngữ này còn gọi là port log. STRENGTHENED HOLD (hầm hàng được gia cường) Hầm hàng của tàu biển có mặt sàn (tank top) được gia cố, thiết kế đặc biệt để có thể chịu được tải trọng của những loại hàng nặng như quặng, sắt thép… TIME BARRED (hết thời hiệu khởi kiện) Hết thời hạn do luật pháp quy định để người khiếu nại đưa vụ việc ra tòa án hoặc trọng tài đòi người vận chuyển bồi thường. Thông thường, tòa án hay trọng tài không thụ lý những khiếu nại đã quá thời hạn theo luật định. Ví dụ: Điều 118 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 nêu: “Thời hiệu khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hai năm, kể từ ngày người khiếu nại biết, hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm”. Như vậy, sau hai năm kể từ ngày người khiếu nại biết, hoặc phải biết quyền lợi của mình bị xâm phạm, tòa án hay trọng tài sẽ từ chối thụ lý đơn khởi kiện với lý do đã hết thời hạn được pháp luật bảo vệ quyền được khiếu nại (gọi là “hết thời hiệu khởi kiện”). TRAMP SHIP (tàu vận chuyển theo chuyến) Tàu biển chở hàng, có thể ghé vào bất kỳ cảng nào để chở bất kỳ loại hàng gì. Thông thường, việc vận chuyển này dựa trên cơ sở một hợp đồng vận chuyển theo chuyến cho tòan bộ dung tích hay trọng tải của tàu (gọi là charter) hay cho một phần dung tích hay trọng tải của tàu (gọi là part charter). SWEAT (đổ mồ hôi) Hiện tượng ngưng tụ hơi nước xảy ra trong hầm hàng khi tàu đi từ vùng có khí hậu lạnh sang vùng có khí hậu ấm hơn và ngược lại. Để tránh cho hàng hóa bị hư hỏng do hiện tượng này, người ta thường dùng biện pháp thông gió, tức là cho gió lưu thông thích hợp ở trong và ngoài hầm hàng. AS IS, WHERE IS (theo nguyên trạng) Chất lượng hàng hóa (hay tàu biển) và vị trí của hàng hóa (hay tàu biển) được giữ nguyên như hiện có vào lúc chào bán. Thuật ngữ này dùng để diễn tả hàng hóa hay tàu biển khi chào bán không có sửa chữa, bảo dưỡng gì (giữ nguyên trạng) và ở nguyên vị trí lúc chào bán. Ví dụ: một tàu biển được chào bán theo điều kiện “as is, where is” tại Singapore, giá… USD, có nghĩa là tàu biển đó được chào bán với tình trạng chất lượng như hiện có, không sửa chữa, bảo dưỡng gì, và tàu được chuyển giao tại Singapore cho người mua tàu (người mua chấp nhận chất lượng tàu như hiện có và nhận tàu tại Singapore). NEOBULK (chuyến hàng đồng loại) Tòan bộ hàng chở trên tàu biển chỉ bao gồm một loại hàng. Ví dụ: toàn bộ hàng trên tàu là sắt thép, hoặc toàn bộ là than đá... FULL CONTAINER LOAD (hàng nguyên container) Số lượng hàng hóa đủ để xếp hết trọng tải (weight) hoặc dung tích (measurement) của container, viết tắt là f.c.l. hoặc FCL. INFLATION ADJUSTMENT FACTOR (phụ phí lạm phát) Số tiền phải trả thêm (ngoài tiền cước vận chuyển) theo quy định của các hãng tàu chuyên tuyến hay Công hội tàu chuyên tuyến (thay mặt hội viên của mình) để trang trải chi phí do ảnh hưởng của lạm phát tại nước gửi hàng. STEVEDORE (công nhân xếp dỡ) Người làm công việc bốc hàng lên tàu biển, san xếp, sắp đặt hàng trong hầm hàng (hoặc trên boong tàu) và dỡ hàng ra khỏi tàu biển. STARBOARD (bên phải) Phía bên phải của tàu biển nhìn từ phía đuôi tàu (đứng từ phía đuôi tàu nhìn về phía mũi tàu, bên phải của tàu ở phía tay phải). Thuật ngữ này còn gọi là starboard side. METHANE CARRIER (tàu chở khí mê-tan) Tàu được thiết kế để chở khí mê-tan (khí tự nhiên hóa lỏng). Khí mê-tan được giữ ở áp suất, nhiệt độ thích hợp và được vận chuyển bằng tàu biển trong những két đặc biệt có hình khối cầu hoặc hình trụ nhô lên khỏi boong tàu (trông giống như những “đống rơm”). Tàu chở khí loại này còn có tên gọi khác là liquefied natural gas carrier hoặc liquid gas carrier. MAKE GOOD AS GENERAL AVERAGE (TO) (bồi thường hy sinh tổn thất chung) Bồi thường cho chủ hàng về những mất mát hay thiệt hại do hy sinh tổn thất chung gây ra. LIGHTERS (sà lan) Tàu loại nhỏ dùng để vận chuyển một phần hàng hóa từ tàu biển vào bờ (còn gọi là chuyển tải). Việc vận chuyển này được thực hiện khi mớn nước của tàu biển quá lớn, không thể vào cảng, nên một phần hàng hóa phải được dỡ xuống sà lan để giảm bớt mớn nước của tàu biển. CARGOWORTHINESS (thích hợp để chở hàng) Khả năng của tàu biển để vận chuyển một loại hàng hóa nào đó đáp ứng được yêu cầu về an toàn và đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển. ON-CARRIAGE (vận chuyển tiếp) Tiếp tục vận chuyển hàng từ cảng hay nơi hàng được dỡ ra khỏi tàu biển đến một nơi nào đó bằng một phương tiện vận tải khác như tàu hỏa, ôtô, sà lan… Chặng vận chuyển tiếp theo này thường được người vận chuyển đường biển thu xếp bằng một hợp đồng phụ (sub-contract) với một công ty khác. Điều quan trọng đối với người gửi hàng, người giao hàng hay người nhận hàng là cần biết ai là người chịu trách nhiệm trong trường hợp có xảy ra hư hỏng, mất mát hàng hóa. SUPERCARGO (người giám sát hàng hóa) Người do chủ tàu, người vận chuyển, người thuê vận chuyển, người thuê tàu (hoặc người giao hàng) thuê để theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc bốc dỡ hàng tại cảng. GENERAL AVERAGE CLAUSE (điều khoản tổn thất chung) Điều khoản trong vận đơn hoặc trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến quy định về việc phân bổ tổn thất chung, xác định nơi (nước hoặc vùng lãnh thổ) phân bổ tổn thất và phân bổ theo quy tắc nào (thường theo quy tắc York-Antwerp). ROLLING CARGO (hàng tự hành) Hàng hóa có gắn bánh xe, tự di chuyển lên hoặc xuống tàu biển nhờ vào người lái như xe ôtô vận tải có người lái, xe moóc được xe khác kéo lên xuống tàu… Thuật ngữ này thường dùng để chỉ loại tàu chuyên dụng chở loại hàng tự di chuyển, gọi là tàu “Ro-Ro” với các thiết bị để đưa hàng lên xuống tàu như các cầu dẫn nối tàu với bờ (ramp) và các boong tàu được thiết kế riêng để chở các loại xe (vehicle decks) như xe hơi, xe vận tải, xe buýt hay xe nâng, máy xúc, máy ủi… CEILING (gỗ lát sàn hầm hàng) Gỗ được lắp đặt trên sàn hầm hàng của tàu biển để giữ cho hầm hàng khỏi bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. INTERNATIONAL ASSOCIATION OF CLASSIFICATION SOCIETIES (hội đăng kiểm quốc tế) Tổ chức gồm nhiều hãng đăng kiểm lớn với mục tiêu hoạt động chính là hoàn thiện/cải tiến (improvement) các tiêu chuẩn về an toàn trên biển. Viết tắt là I.A.C.S. DELIVERY (OF A SHIP) (giao tàu biển) Việc chủ tàu chuyển giao tàu cho người thuê tàu định hạn toàn quyền sử dụng tàu vào thời gian bắt đầu cho thuê tàu tại địa điểm và thời gian đã thỏa thuận. Nơi giao tàu thường là ở nơi khá dễ dàng cho việc xác định thời gian tàu đến, chẳng hạn như trạm hoa tiêu, để tính thời gian bắt đầu thuê tàu. Thông thường, việc kiểm tra, giám định tàu khi giao tàu được thực hiện ngay khi có thể để xác định tình trạng của tàu và số lượng dầu, nước ngọt… còn lại trên tàu vào thời điểm giao tàu. ROADS (vũng tàu) Vùng nước thuộc cảng biển hoặc ở gần cảng biển dùng làm nơi neo đậu an toàn cho tàu biển. Thuật ngữ này còn gọi “roadstead”. FRUIT CARRIER (tàu chở hoa quả) Tàu được trang bị hệ thống làm lạnh để vận chuyển các loại hàng hoá dễ hư hỏng, như: hoa quả, rau, thịt, cá… Về cơ bản, tàu có cấu trúc như một tàu chở hàng bách hóa thông thường. Việc làm lạnh hầm hàng được thực hiện bằng cách đưa không khí lạnh với nhiệt độ thích hợp đối với từng loại hàng hóa vào hầm hàng. Hầm hàng thường được cách nhiệt bằng các vách nhôm hay hợp kim để có thể duy trì nhiệt độ mong muốn. Gọi là “tàu chở hoa quả” khi tàu được sử dụng để chở những loại hàng này. Khi được dùng để chở những loại hàng khác, tàu được gọi chung là “tàu đông lạnh” (“refrigerated ship” hay “reefer ship”). TUG (tàu kéo) Tàu loại nhỏ có công suất lớn dùng để kéo hoặc đẩy tàu biển trong cảng, trên sông, biển hoặc kéo, đẩy các công trình nổi (ụ tàu nổi, giàn khoan dầu ngoài biển…). ROPE SLING (dây thòng lọng, dây “xì lắng”) Một đoạn dây thừng có hai đầu được nối với nhau tạo thành một vòng khép kín. Đoạn dây khép kín này được cuốn quanh bao hàng hay kiện hàng… theo kiểu buộc dây thòng lọng để có thể nhấc (bao hàng hay kiện hàng) lên được. Thuật ngữ này thường được gọi tắt là “sling”. FREIGHT ACCOUNT (hóa đơn thu cước) Hoá đơn của hàng tàu chuyên tuyến hoặc của người vận chuyển gửi cho người gửi hàng hoặc người thuê vận chuyển, trên đó thể hiện số tiền cước vận chuyển phải trả. Tuỳ theo thỏa thuận trong hợp đồng, hóa đơn còn nêu cách thức trả tiền cước (tên ngân hàng, địa chỉ, số tài khoản, tên người hưởng…), phụ phí, tiền hoa hồng… EXTREME BREADTH (chiều rộng cực đại) Chiều rộng lớn nhất của tàu biển đo từ mép ngoài của tôn mạn (plating). BLACK CARGO (hàng đen) Loại hàng mà công nhân bốc dỡ hàng tại cảng tẩy chay, không muốn bốc dỡ vì một lý do nào đó, thường là do hàng nguy hiểm hoặc có hại cho sức khỏe con người. TROPICAL ZONE (vùng nhiệt đới) Một trong nhiều vùng địa lý theo định nghĩa của Hội nghị quốc tế về mạn khô tàu biển (International Conference on Load Lines) mà tại vùng đó mạn tàu biển (hull) được phép ngập trong nước không vượt quá đường nước chở hàng vùng nhiệt đới (tropical load line).
Tài liệu liên quan