Thức ăn vật nuôi

Trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại nhiều hệ thống canh tác đa dạng, cho nên nguồn thức ăn gia súc cũng rất phong phú. Hệ thống canh tác lúa nước và hệ thống canh tác cây trồng cạn là 2 hệ thống chính sản xuất các nguồn thức ăn giàu tinh bột. Với trên 30 triệu tấn thóc từ hệ thống canh tác cây lúa nước, hàng năm đã có gần 4,5 triệu tấn cám và tấm vốn là nguồn thức ăn năng lượng cổ truyền cung cấp cho đàn lợn và gia cầm. Hệ thống canh tác cây trồng cạn trồng các loại hoa màu như ngô, sắn, khoai lang, khoai sọ, kê,.

doc10 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2182 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thức ăn vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V THỨC ĂN VẬT NUÔI 5.1. TIỀM NĂNG THỨC ĂN GIA SÚC VIỆT NAM Trên lãnh thổ Việt Nam tồn tại nhiều hệ thống canh tác đa dạng, cho nên nguồn thức ăn gia súc cũng rất phong phú. Hệ thống canh tác lúa nước và hệ thống canh tác cây trồng cạn là 2 hệ thống chính sản xuất các nguồn thức ăn giàu tinh bột. Với trên 30 triệu tấn thóc từ hệ thống canh tác cây lúa nước, hàng năm đã có gần 4,5 triệu tấn cám và tấm vốn là nguồn thức ăn năng lượng cổ truyền cung cấp cho đàn lợn và gia cầm. Hệ thống canh tác cây trồng cạn trồng các loại hoa màu như ngô, sắn, khoai lang, khoai sọ, kê,...Ngô là loại cây trồng lâu đời hiện có nhiều khả năng về mở rộng diện tích gieo trồng và tăng năng suất. Đầu thế kỷ 20 các nước Đông Dương đã từng xuất khẩu ngô qua Pháp làm thức ăn gia súc, thời gian 10 năm qua diện tích trồng ngô tăng gần gấp 2 lần, hiện đã đạt xấp xỉ 700.000 ha. Việc sử dụng rộng rãi các giống ngô lai, với 6 vùng ngô tập trung, cùng với sắn và khoai lang, chăn nuôi sẽ có cơ sở thức ăn mới khả dĩ tạo được bước ngoặt chuyển từ chăn nuôi tự túc sang chăn nuôi hàng hoá. Hệ thống canh tác cây trồng cạn, không chỉ sản xuất nguồn thức ăn giàu tinh bột mà còn sản xuất đậu đỗ, đậu tương, lạc, vừng, bông. Hạt cây có dầu ngắn ngày là nguồn thức ăn giàu protein đa dạng của chăn nuôi. Hệ thống canh tác cây công nghiệp dài ngày có liên quan đến nguồn thức ăn giàu protein còn có dừa và cao su. Việt Nam hiện đã có 500.000 ha trồng dừa và trên 400.000 ha cao su (Niên giám thống kê, 2000). Trong hệ thống canh tác cây công nghiệp còn phải đề cập đến cây mía. Cây mía đã từng trồng ở Việt Nam từ lâu đời, hiện nay sản xuất mía đường đang được khuyến khích phát triển. Các vùng trồng mía tập trung ở Duyên hải miền Trung, miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long sẽ là chỗ dựa lớn của chăn nuôi về thức ăn thô xanh và rỉ đường. Hệ thống canh tác vườn ao có năng suất rất cao, tạo ra nguồn rau xanh đủ loại thích hợp với mọi mùa vụ. Việt Nam có 1 triệu km2 lãnh hải, 314.000 ha mặt nước và 56.000 ha đầm hồ. Với tài nguyên mặt nước như vậy, chăn nuôi lại có thêm nguồn thức ăn dạng thực vật thủy sinh trong đó đáng giá nhất là nguồn thức ăn protein động vật. Để vượt qua sự hạn chế về đất, người nông dân Việt Nam cần cù và sáng tạo đã tích luỹ được nhiều kỹ thuật phong phú về tăng vụ, gối vụ, trồng xen. Do kết quả của quá trình lao động và sáng tạo này mà vừa tăng được nguồn lương thực, thực phẩm cho người vừa tạo cho chăn nuôi nhiều nguồn lớn về phụ phẩm làm thức ăn gia súc. Ước tính hàng năm có 25 triệu tấn rơm và gần 10 triệu tấn thân cây ngô già, ngọn mía, dây lang, dây lạc, cây đậu tương.v.v. Với việc mở rộng các nhà máy chế biến hoa quả, sẽ lại có thêm nguồn phụ phẩm lớn làm thức ăn gia súc có giá trị như bã dứa, bã cam chanh... Thiên nhiên Việt Nam thuận lợi cho việc sản xuất thức ăn gia súc, nhưng hình như bao giờ cũng vậy, cùng với thuận lợi đồng thời cũng có những khó khăn phải khắc phục ở công đoạn sau thu hoạch và bảo quản. Khai thác và sử dụng có hiệu quả cao các sản phẩm chính và các sản phẩm phụ của hệ thống canh tác đa dạng nói trên là nhiệm vụ to lớn của những người làm công tác nghiên cứu cũng như những người làm công tác quản lý. Việt Nam không có những cánh đồng cỏ bát ngát và tương đối bằng phẳng như các nước khác. Cỏ tự nhiên mọc trên các trảng cỏ ở trung du và miền núi, còn ở đồng bằng cỏ mọc ở ven đê, ven bãi các con sông lớn, dọc bờ ruộng, đường đi và trong các ruộng màu. Các trảng cỏ tự nhiên vốn hình thành từ đất rừng do kết quả của quá trình lâu dài khai thác không hợp lý đất đồi núi (thói quen đốt nương làm rẫy). Có tài liệu cho biết, đất có trảng cỏ Việt Nam ước tính 5.026.400 ha. Một đặc điểm lớn trên các trảng cỏ và bãi cỏ tự nhiên là rất hiếm cỏ họ đậu, chỉ có hoà thảo thân bò, tầm thấp chiếm vị trí độc tôn. Lượng dự trữ chất hữu cơ trong đất thấp, các trảng cỏ dốc ở các độ dốc khác nhau, lại bị rửa trôi mạnh nên năng suất cỏ tự nhiên thấp. Qui luật chung là đầu vụ mưa cỏ tự nhiên phát triển mạnh nhưng rồi chóng ra hoa và đến cuối vụ mưa, phát triển chậm và ngừng phát triển trong vụ khô hanh. Trảng cỏ tự nhiên ở trung du miền núi chưa được tận dụng hết vì liên quan đến độ dốc, nguồn nước cho gia súc uống, phân bố dân cư thưa (35 người/km2) trái lại vùng đồng bằng (635 người/km2), cỏ tự nhiên được tận dụng triệt để bằng biện pháp vừa chăn thả vừa thu cắt cho ăn tại chuồng. Do có ưu thế về điều kiện khí hậu mà cỏ trồng có tiềm năng năng suất cao, nhất là đối với cỏ voi và cỏ ghi-nê. Có những hộ chăn nuôi bò sữa trồng cỏ voi thâm canh, một năm thu hoạch 9-10 lứa với tổng lượng sinh khối trên 300 tấn /ha. Do đất canh tác rất hạn hẹp (bình quân diện tích đất trên đầu người Việt Nam đứng thứ 128 trong tổng số gần 200 nước trên thế giới), phụ phẩm làm thức ăn gia súc phong phú, quy mô chăn nuôi còn nhỏ, cho nên diện tích cỏ trồng không đáng kể, chủ yếu phân bố lẻ tẻ ở các vành đai chăn nuôi bò sữa. Đối với nhiều nước nguồn thức ăn phốt pho dễ tiêu thường đắt tiền. Việt Nam có trữ lượng lớn về phân lân. Đã có những đề án xây dựng cơ sở sản xuất phốt phát khử flo làm thức ăn gia súc không những đủ tiêu dùng trong nước mà còn thừa để trao đổi với các nước khác. Có thể nói nước ta có tiềm năng lớn về nguồn phốt phát và nguồn can xi cho gia súc. 5.2. PHÂN LOẠI THỨC ĂN 5.2.1. Phân loại thức ăn theo giá trị dinh dưỡng Có rất nhiều cách phân loại thức ăn như: Phân loại theo nguồn gốc, phân loại dựa theo toan tính và kiềm tính, phân loại theo thành phần và giá trị dinh dưỡng… Thông thường, để tiện việc đánh giá giá trị nguyên liệu và thuận tiện trong việc tổ hợp khẩu phần người ta phân loại theo thành phần và giá trị dinh dưỡng; nếu phân loại đầy đủ các thức ăn cho thú người ta phân loại theo nguồn gốc. Sau đây là cách phân lọai theo giá trị dinh dưỡng: (1) Thức ăn thô Là những thức ăn có hàm lượng chất xơ khá cao ( ³18% VCK), thông thường được sử dụng cho thú nhai lại, gồm một số loại sau: cỏ tươi, phó sản của ngành trồng trọt, cỏ khô, rơm… Trong thức ăn của thú nhai lại, thức ăn thô rất quan trọng cho nhóm thu nhai lại, đối với thú độc vị thì chất xơ hiện diện trong khẫu phần với số lượng hạn chế từ 5-10% tùy theo loại thú. (2) Thức ăn cung năng lượng Là những thức ăn có nguồn cung cấp năng lượng cao : hàm lượng glucid ³ 50%, hoặc lượng lipid ³ 20%, có hàm lượng protein < 18% và lượng xơ thô < 18%. Gồm các loại hạt hòa bản, đậu nành hạt, các loại khoai, chất béo….. (3) Thức ăn cung đạm Là những thức ăn giàu chất đạm, có hàm lượng protein ³18% và lượng xơ thô dưới 18%., như: bột sữa, bột cá, bột thịt, bột lông vũ, bột huyết, bánh dầu đậu nành, bánh dầu phọng, bánh dầu dừa, bánh dầu bông vải, các loại nấm men, trùng đất.... (4)Thức ăn bổ sung Bao gồm các loại thức ăn bổ sung sau: Thức ăn bổ sung sinh tố Thức ăn bổ sung khoáng Thức ăn bổ sung tổng hợp hóa học hoặc sinh học 5.2.2. Phân loại thức ăn theo nguồn gốc 5.2.2.1. Thức ăn nguồn gốc thực vật: 5.2.2.1.1. Thức ăn xanh Lượng nước cao. Chất khô có nhiều chất dinh dưỡng và tương đối dễ tiêu. Thành phần dd tùy vào giống cây trồng, môi trường, kỹ thuật canh tác. Ở VN phong phú đa dạng nhưng chỉ tập trung vào mùa mưa. Rau, bèo Chất khô thấp (6%- 10%). Chất khô giàu protein (16-17%) va khoáng (10-15%). Dễ gây nhiễm bệnh ký sinh trùng đường ruột cho gia súc. Rau muống 1 kg rau muống có 250kcal ME, 17 - 25g protein, 13-20g đường, 11,5g khoáng tổng số. Bèo dâu Sinh trưởng nhanh, vừ là thức ăn xanh cho thú vừa là nguồng phân xanh. Năng suất thâm canh: 21-34 tấn/ha (chất khô 8 – 9%) , 331-838kg protein thô. Bột bèo dâu có lượng đạm cao, caroten 90-200mg/kg bột, đạt tiêu chuẩn thức ăn xanh cấp 1 của Anh.. Lượng khoáng cao, lượng lysine và methionin không thua đậu nành. Bèo tấm cánh nhỏ: Sinh trưởng tự nhiên vào mùa hè. Giàu protein (180-190g/kg chất khô), ít xơ. Bèo tây: Sinh trưởng tự nhiên vào mùa hè trên mặt nước ao hồ, có lá to, rể khá phát triển. Giàu protein (180-190g/kg chất khô), nhiều chất xơ, giàu chất khoáng. Cỏ hòa thảo Tăng trưởng nhanh ở VN, năng suất cao nhưng nhanh hóa xơ. Lượng protein thô trung bình 75-145g/1kg chất khô. Lượng chất xơ khá cao: 269-372g/1kg chất khô. Cần thu hoạch cỏ đúng lứa. Cỏ hòa thảo thường thiếu Ca và P. Cỏ voi, elephant grass (Pennisetum Purpureum): Cỏ nầy hiện nay được trồng để cắt cho bò ăn ở nhiều trại chăn nuôi quốc doanh và gia đình. Cỏ rất dễ trồng ưa đất nhiều màu tươi xốp chịu được hạn không chụi ngập úng, dễ trồng có thể trồng bằng hôm (như mía) bằng nhánh hay bằng hạt (ít trồng). Sau khi trồng 60 - 90 ngày là cắt lứa đầu, nếu phân đầy đủ cứ 40 ngày sau cắt lại một lần. Một năm có thể cắt từ 8 - 9 lần. Năng suất khoảng 400 – 500 tấn/ha. Cỏ sả, cỏ Ghinê, cỏ sữa, guinea grass (Panicum Maximum): Đây là loại cỏ trường niên có thể trồng để chăn thả bò hoặc cắt cho bò ăn,cỏ sả chịu được khí hậu khô hạn vì có bộ rể phát triển khá sâu. Cỏ sả lá nhỏ để chăn thả, năng suất 80-100 tấn/ha. Cỏ sả lá lớn để cắt, năng su61t trung bình 150-250 tấn/ha. Cỏ lông tây, cỏ para (Bracharia mutica) : Cỏ mọc tương đối mạnh, thích hợp nơi ẩm ướt nhiều ánh sáng. Thân cỏ bò lan trên mặt đất đâm rể và nọc nhiều nhánh. Cỏ rất dễ trồng có thể trồng bằng nhánh hay bằng hột. Thường trồng bằng nhánh. Lúc cỏ vừa đơm bông thì thu hoạch. Năng suất trung bình 70 - 100 tấn/ha/năm. Cây cỏ họ đậu: Điều kiện tự nhiên không thích hợp các giống ôn đới, các giống nhiệt đới có năng suất thấp. Chiếm tỷ lệ 4-5% trên đồng cỏ tự nhiên. Giàu protein thô (167g/kg chất khô), vitamin, khoáng. Hàm lượng chất khô cao (200-260g/kg thực liệu), giá trị năng lượng cao hơn họ hòa thảo. Ưu điểm là rễ có khả năng cộng sinh với vsv tạo protein, vitamin, khoáng mà không cần bón nhiều phân. Nhược điểm là thường chứa một số chất khó tiêu hóa hay độc tố. Cỏ Stylo (Stylosanthes): Thích hợp đất nghèo dinh dưỡng và chua, trồng phủ đất chống sói mòn. Nhanh bị xơ hóa, nên thu hoạch lúc còn non, bắt đầu có nụ. Chất khô 220-260g/kg thực liệu. Protein thô 160g và xơ thô cao 266-272g/kg chất khô. Thường được trồng xen với với cỏ hòa thảo để chăn thả hay làm cỏ khô. Cây keo dậu (Leucaena leucocephala): Phát triển trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Protein thô cao 270-280g và xơ thô thấp 155g/kg chất khô. Trong keo dậu có độc tố momosin nên dùng giới hạn cho gia súc. Đậu hồng đáo (Vigna ungiuculata) Cây họ đậu một năm, thân bò, trồng chống sói mòn và làm TĂGS. Tỷ lệ VCK 17-18%. Trong 1kg chất khô có 200-210g pretein và 2000-2100 Kcal ME. 5.2.2.1.2. Thức ăn thô khô Gồm cỏ khô và các phụ phẩm nông nghiệp khác. Xơ cao, nghèo chất dinh dưỡng. Rơm Sản lượng rơm ở VN cao, rẻ tiền. Chất xơ cao 320-350g/kg chất khô, chất xơ rơm hơi khó tiêu hóa. Lượng protein thô thấp (2-4%) và tỷ lệ tiêu hóa protein ở thú nhai lại cũng thấp (30-37%). Cỏ khô Có giá trị dinh dưỡng cao hơn các phụ phẩm khác. Chất lượng tùy vào giống cỏ và điều kiện khi thu hoạch. Bảo quản khi ẩm độ còn từ 15-17%. Cỏ khô gồm cỏ hòa thảo và cỏ họ đậu có gía trị dinh dưỡng tốt hơn. Thân cây bắp sau khi thu hoạch Nguồn thức ăn tận thu khá quan trọng. Trong 1 kg thân cây bắp có 600-700g chất khô, 280-300g xơ, 60-70g protein. 5.2.2.1.3. Thức ăn nhóm khoai, củ, trái Là thức ăn tương đối phổ biến cho gia súc. Đặc điểm chung của nhóm thức ăn nầy là nhiều nước, nghèo protein, nghèo chất béo, chác chất khoáng thấp; giàu tinh bột , đường và xơ thấp nhưng dễ tiêu. Khoai lang Thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vùng. Lượng chất khô 270-290g/kg. Lượng protein thấp 35-39g/kg CK, tinh bột và đường cao: 850-900g/kgCK. Khoai mỳ Được sử dụng tương đối rộng rãi trong chăn nuôi. Lượng chất khô 277-343g/kg. Lượng protein thấp 29g/kg CK, tinh bột và đường cao: 850-900g/kgCK, mỳ đằng có lượng tinh bột cao hơn mỳ ngọt. Khoai mỳ tươi chứa chất cyanoglucoside ,bị men linamarinasase hoạt hóa tạo ra acid cyanhydric. Khi phơi hay nấu sẽ làm giãm lượng HCN. 5.2.2.1.4. Thức ăn hạt hòa thảo Cung cấp chủ yếu nguồn nguồn thức ăn cung năng lượng cho thú dạ dày đơn. Thành phần chính của hạt là tinh bột. Sau khi phơi chất khô biến đổi từ 86-90%. Chất xơ thấp, hàm lượng protein từ 7-12%. Bắp: Được sử dụng tương đối rộng rãi trong chăn nuôi gia súc. Có thể dùng bắp trong khẩu phần với tỷ lệ cao tùy theo giá cả trên thị trường. Bắp giàu Carotene, đây là một nguồn cung vit.A trong khẩu phần. Hàm lượng xơ thấp giúp thú độc vị tiêu hóa tốt. Bắp chứa nhiều các acid béo chưa bão hòa làm mỡ heo nhão, dễ bị oxyd hóa nên khó bảo quản. Bắp sau khi thu hoạch phải được sấy đến khi ẩm độ dưới 14% mới được dự trữ. Nếu không sẽ bị mốc gây độc cho thú. Tinh bột và đường : 720-800g/kgCK, ME: 3100-3200kcal/kg. Lượng protein từ 80-120g/kg. Bắp thiếu Lysine, Tryptophan và Threonin nên phải được phối hợp với các thực liệu cung protein khác để cân bằng acid amin trong khẩu phần. Lúa: Là nguồn lương thực chủ yếu cho người ở các nước nước nhiệt đới. Có thể sử dụng một phần cho gia súc. Lượng protein từ 80-90g/kg và chất xơ từ 90-120g/kg. Trong lúa có trấu giàu silic có hai cho đường tiêu hóa của thú. Cao lương: Có rất nhiều loại, thường trồng làm thức ăn gia súc ở nhưng vùng lượng mưa thấp. 5.2.2.1.5. Thức ăn hạt họ đậu Giàu protein và các acid amin không thay thế cho gia súc. Phần lớn có chứa độc chất hoặc chất ức chế quá trình tiêu hóa. Đậu nành Là thức ăn gốc thực vật giàu protein:410-430g/kg CK. Chất béo 160-180g/kg CK, năng lượng 3600-3700Kcal/kg CK. Giàu acid amin lysine, tryptophan. Cần phải sử lý nhiệt làm mất hiệu lực của một số độc tố như: antitrypsin, ureasase, lipoxydasase… 5.2.2.1.6. Phó sản chế biến nông sản Tấm Việt Nam sản xuất nhiều lúa nên các phụ phẩm trong quá trình xay xát lúa (tấm, cám) được sử dụng rất phổ biến trong nuôi heo. Tấm có thể thay thế hoàn toàn bắp trong khẩu phần mà không ảnh hưởng đến năng suất của gia súc. Giá tấm và bắp thường gần bằng nhau nhưng tấm ít bị nhiễm nấm mốc hơn bắp nên thường được ưu tiên dùng cho heo con. Tuy nhiên dùng cho heo, kích thước hạt tấm phải ≤ 2 mm. Hàm lượng protein 70-90g/kg Cám gạo Là sản phẩm phụ của công nghiệp xay sá. Hình thành từ lớp vỏ nội nhũ, mầm phôi của hạt. Hàm lượng protein từ 120-140g/1kg CK, chất béo 110-180g/1kg CK Các acid amin giới hạn là Lys, Thr, Met. Do hàm lượng béo cao nên cám trữ lâu dễ bị ôi làm giảm tính ngon miệng. Ngoài ra nếu có nhiều trấu trong cám, khả năng tiêu hóa sẽ giảm. Vì vậy phải rất hạn chế dùng cám cho heo con, nhưng có thể dùng trong khẩu phần heo lớn với tỷ cao khi giá cám hạ. Cám gạo mới thường có mùi thơm nên kích thích heo ăn nhiều. Cám rất giàu vitamin nhóm B (B1, PP, B5) và acid béo. Các loại bánh dầu như: bánh dầu đậu nành, bánh dầu phọng, bánh dầu bông, bánh dầu dừa… cũng được sử dụng để cung cấp đạm nguồn gốc thực vật cho thú. Các phụ phẩm khác: ngoài ra còn nhiều phụ phẩm của ngành chế biến khác như: hèm bia,phụ phẩm chế biến đậu nành và tàu hủ, phụ phẩm chế biến bột my, rỉ mật đường, phó sản chế biến thơm……. 5.2.2.2. Thức ăn nguồn gốc động vật Gồm tất cả các sản phẩm chế biến từ nguyên liệu động vật như: bột sữa, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột lông vũ, bột huyết……Hầu hết những thức ăn đều giàu protein và có tương đối đầy đủ các acid amin không thay thế, các nguyên tố khoáng cần thiết và một số sinh tố. Tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong thức ăn động vật rất cao. Đây là nguồn thức ăn bổ sung protein quan trọng cho gia súc gia cầm ở Việt Nam. Một số thức ăn nguồn gốc động vật thường sử dụng cho vật nuôi như: Bột cá Là thức ăn động vật có protein chất lượng cao nhất, được chế biến từ cá tươi chế biến từ phế phẩm của công nghiệp chế biến cá. Thành phần dinh dưỡng của bột cá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu. Protein trong bột cá sản xuất tại Việt Nam biến động từ 30 – 70% và muối từ 0,5 – 20% . Bột thịt có hai loại là bột thịt không xương và bột thịt có xương, thông thường được chế biến từ thân thịt vật nuôi không dùng làm thực phẩm cho người hoặc từ các phế phẩm của lò mổ. Tỷ lệ protein trong bột thịt từ 30 – 50% , khoáng từ 8 – 35% và mỡ từ 8 – 15%. Sữa và các phụ phẩm tử ngành chế biến sữa 5.3. CÁCH CHẾ BIẾN THỨC ĂN GIA SÚC Chế biến thức ăn giữ vai tò quan tọng trong chăn nuôi. Nhiều chất dinh dưỡng sẽ trở nên vô hiệu hoăc giảm giá tri của thức ăn nếu không được chế biến thích hợp. Mục đích chế biến là: Làm tăng khẩu vị thức ăn. Giảm bớt khối lượng, độ cứng, tăng độ đồng đều. Loại trừ hoặc làm giảm các chất độc hại. Làm tăng tỷ lệ tiêu hóa, tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn. (1) Chế biến cơ học: Cắt ngắn: Thường áp dụng với thức ăn thô. Nghiền nhỏ: áp dụng với thúc ăn hạt. (2) Chế biến qua nhiệt: Nguồn năng lượng. Mục đích: Phá hủy độc chất ( hạt bông gossypol, đậu nành có antitrysin khoai tây có solamin, khoai mỳ có HCN. Chuyển một phần tinh bột thành đường, năng cao tỷ lệ tiêu hóa. (3) Chế biến hóa học: *Kiềm hóa rơm : Giúp tăng tỷ lệ tiêu hóa chất ơơ của rơm. Lấy 1kg vôi sống pha vào 100 lít nước được nước vôi 1% cho rơm băm nhỏ (5 - 10cm) vào bể xi măng hoặc lu cứ 1kg rơm khô tưới 6kg nước vôi 1% trộn đều trong 3 ngày (mỗi ngày đảo 2 -3 lần). Sau đó vớt rơm cho lên giá nghiêng để chảy hết nước vôi, dùng nước sạch rửa lại hết nước vôi, có thể đem cho bò ăn ngay hoặc phơi khô cho bò ăn dần. Mỗi ngày bò có thể ăn 5 - 10kg. Kiềm hóa bằng vôi (1%): 1 thức ăn 6 nước, thời gian từ 2-3 ngày. Kiềm hóa bằng NaOH 2% trong 8-12 giờ. * Ủ rơm với urê : Mục đích làm tăng độ tiêu hóa và tăng giá trị dinh dưỡng của rơm cho bò. Hố ủ : Có thể dùng hố nửa nổi nửa chìm xây bằng gạch hoặc hố ủ bằng đất lót đáy và thành hố bằng nilon hoặc ủ thành cây rơm xung quanh có nilon bao kín. Lấy 400g urê pha đều vào 10 lít nước, cân 10kg rơm mỗi lần rải đều một lớp dầy 20 - 30cm vào hố ủ. Dùng bình tưới rau tưới nước 4% urê vào rơm, cứ 10kg thì tưới 10kg nước pha urê, nếu rơm ướt thì cho nước ít hơn (khoảng 7 lít) nhưng vẫn đủ 400g urê. Dùng chân dậm chặt rơm, sau đó rải tiếp 10kg rơm và lập lại các động tác như trên cho đến khi đủ số lượng bò ăn trong 7 ngày. Cuối cùng phủ nylon kín đều mặt trên. Sau 7 ngày ủ bắt đầu lấy cho bò ăn và ủ tiếp vào hố ủ thứ 2. Một bò mỗi ngày có thể ăn từ 5 - 7kg rơm ủ. Chú ý : Không cho nước mưa và gió lọt vào, khi cho bò ăn rơm ủ urê phải cho bò uống nước đầy đủ. Tuyệt đối không cho bò ăn trực tiếp urê. * Ủ thức ăn xanh (còn gọi là thức ăn ủ chua). Thức ăn ủ xanh là phương pháp dự trữ thức ăn cho bò tương đối tốt và được xử dụng phổ biến ở nhiều trại chăn nuôi bò ở Việt nam cũng như các nước khác nhất là những khu vực không có thức ăn xanh đều hòa trong cả năm. Thức ăn ủ xanh giữ được phần lớn chất dinh dưỡng của nguyên liệu, bò ăn ngon miệng và kích thích sự tiêu hóa. Thức ăn ủ xanh dể làm và dể bảo quản. Nguyên liệu ủ có nhiều loại, trong chăn nuôi gia đình nên ủ chỏ, thân bắp gieo dầy hoặc ủ cả 2 thứ với 20 - 25% cỏ họ đậu hoặc dây đậu phộng. Thức ăn được cắt ngắn khoản 10cm cho vào hố ủ bằng xi măng hoặc bằng đất. Hố ủ phải sạch kín không để không khí và nước mưa lọt vào. Khi ủ nên lót một lớp rơm hay cỏ khô dầy 10 - 20cm ở đáy. Cho vào hố từng lớp dày 30 - 40cm rồi nén thật chặt. Lập lại cho đến khi cỏ cao hơn thành hố 30cm, phủ một lớp rơm hoặc nylon rồi đắp đất phủ lớp trên cùng. Tuyệt đối không được để nước thấm vào hố ủ cỏ. Sau khi ủ 50 - 60 ngày là có thể lấy cho bò ăn được. Thức ăn ủ xanh đạt yêu cầu là còn màu xanh, có mùi thơm và hơi chua do lên men tạo acid lactic. Lấy thức ăn cho bò lần lượt từ đầu nầy sang đầu kia hoặc từ trên xuống dưới. Không mở rộng miệng hố, không khí vào sẽ làm thâm màu cỏ, lấy cỏ xong đậy ngay nylon che hố ủ lại. Thức ăn ủ xanh tốt có thể dự trử lâu hàng năm. Mỗi ngày 1 bò có thể ăn từ 10 - 15kg cỏ ủ. (4) Thức ăn viên: Thức ăn viên có lợi như sau: Tránh lãng phí thức ăn. Tránh hiện tượng chọn lựa thức ăn. Tăng tính ngon miệng. Giảm không gian dự trữ, thuận tiện dùng cho máng ăn tự động. Dễ đóng gói, vận chuyển và dự trữ được lâu. Phá hũy một số chất ức chế sinh trưởng và vi khuẩn gây bệnh. Những nhược điểm của thức ăn viên: Giá thành tăng. Có thể mất một số chất dinh dưỡng khi dập viên. Tăng tiêu thụ nước. 5.4. NHU CẦU CỦA THÚ: Nh
Tài liệu liên quan