Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong đào tạo trực tuyến tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt Trong những năm trở lại đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo trực tuyến (E- Learning) cũng như trong các hoạt động hỗ trợ học tập đã và đang được quan tâm một cách sâu rộng. Đặc biệt, hoạt động học trong phương thức đào tạo trực tuyến đã được quan tâm và đẩy mạnh triển khai bằng nhiều hệ thống và phương thức khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học và tổ chức nghiên cứu khoa học là những hoạt động chưa được quan tâm và đầu tư một cách thích đáng trong các chương trình đào tạo trực tuyến. Bài viết này nhằm chỉ ra thực trạng và đề xuất một số giải pháp để triển khai hoạt động này.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 292 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học trong đào tạo trực tuyến tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
425 THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ThS. Phạm Thảo ThS. Nguyễn Quỳnh Mai ThS. Tống Minh Ngọc TS. Đặng Minh Quân Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Trong những năm trở lại đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý đào tạo trực tuyến (E- Learning) cũng như trong các hoạt động hỗ trợ học tập đã và đang được quan tâm một cách sâu rộng. Đặc biệt, hoạt động học trong phương thức đào tạo trực tuyến đã được quan tâm và đẩy mạnh triển khai bằng nhiều hệ thống và phương thức khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu khoa học và tổ chức nghiên cứu khoa học là những hoạt động chưa được quan tâm và đầu tư một cách thích đáng trong các chương trình đào tạo trực tuyến. Bài viết này nhằm chỉ ra thực trạng và đề xuất một số giải pháp để triển khai hoạt động này. Từ khóa: E-Learning, đào tạo trực tuyến, nghiên cứu khoa học, quản lý nghiên cứu khoa học 1. Đặt vấn đề Ðào tạo trực tuyến (E-Learning) là một trong những loại hình đào tạo góp phần nâng cao dân trí, tạo nguồn nhân lực và cơ hội học tập suốt đời cho mọi người. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo trực tuyến đang được quan tâm một cách sâu rộng và đã được đề cập đến trong nhiều đề án và chương trình hoạt động thời gian gần đây. Có thể thấy, E-learning là việc sử dụng các công nghệ đa phương tiện mới và Internet để nâng cao chất lượng học tập bằng cách tạo điều kiện tiếp cận các nguồn lực và dịch vụ, cũng như trao đổi và hợp tác từ xa [1]. Hơn thế nữa, E-Learning cũng là việc sử dụng công nghệ để mọi người có thể học tập ở mọi lúc, mọi nơi. E-Learning có thể bao gồm quá trình đào tạo, cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, đầy đủ với sự hướng dẫn, tư vấn từ các chuyên gia. Đào tạo theo hình thức E-Learning có các ưu điểm như: học tập mọi lúc mọi nơi, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng; tiết kiệm chi phí; uyển chuyển và linh động trong tự điều chỉnh tốc độ học; tối ưu hóa và nhất quán trong truyền tải nội dung; cho phép theo dõi tiến độ và kết quả học tập. E-Learning về tổng quan có thể được xem xét một cách đầy đủ qua sơ đồ được đưa ra bởi M.U.Paily [2] bằng cách xem xét các thuật ngữ, tiêu chuẩn học tập, công cụ, công nghệ và hệ thống quản lý người học. 426 Hình 1. Tổng quan E-Learning [2] Sơ đồ trên cho thấy, E-Learning đã được quan tâm và triển khai ở các lĩnh vực: Các tiêu chuẩn (Standards); Hệ thống quản lý học tập (LMS); Các công nghệ và công cụ (Tools/Technologies); Các tùy chọn chuyển giao (Delivery Options); Các hệ thống học điện tử (E-Lectronic Learning); Các kết nối đầu cuối (Associated Teminologies). Trong khi đó, các hoạt động nghiên cứu khoa học trong học tập trực tuyến chưa được quan tâm một cách thích đáng. Nghiên cứu khoa học (NCKH) là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng. Hoạt động NCKH được đưa vào chương trình đào tạo bậc đại học với mục tiêu cơ bản là hình thành nhân cách người cán bộ tương lai một cách toàn diện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Bằng nhiều hình thức khác nhau như viết tiểu luận, báo cáo thực tập, làm khóa luận, NCKH sẽ rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phê phán, bác bỏ hay chứng minh một cách khoa học những quan điểm, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy logic, xây dựng tinh thần hợp tác [3]. Nghiên cứu khoa học là một yếu tố vô cùng cần thiết trong đào tạo tại các trường đại học nói chung và đào tạo trực tuyến nói riêng. Phát triển đầu tư nghiên cứu khoa học trong trường đại học là hết sức cần thiết bởi những nghiên cứu này không chỉ đóng góp vào sự phát triển khoa học công nghệ của đất nước mà còn nâng cao chất lượng giảng dạy trong các trường đại học. Đặc biệt, những đề tài nghiên cứu 427 mang tính ứng dụng còn mang lại nguồn thu lớn, góp phần đầu tư trở lại cho hoạt động nghiên cứu [4]. Ðẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học tích hợp với hoạt động đào tạo sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học [5]. Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học, cải thiện chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học tại các trường đại học là những khía cạnh đã được quan tâm bởi các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu. Trong quá trình triển khai đề án “Tăng cường ứng duṇg công nghê ̣ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025”, nhiều hoạt động đã được triển khai như: các hệ thống học tập trực tuyến; phương thức học tập kết hợp; hệ thống cơ sở dữ liệu toàn ngành; quản lý thông tin trực tuyến; đổi mới nội dung, phương pháp học tập. Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác[6]; Tuy nhiên, công tác quản lý khoa học chưa được quan tâm một cách thích đáng. Với đặc trưng của các đối tượng người học trực tuyến, nhu cầu nghiên cứu khoa học gắn với thực tiễn thì việc chú trọng và quan tâm tới hoạt động nghiên cứu khoa học của hình thức học trực tuyến là một vấn đề cần quan tâm. Phần tiếp theo sẽ phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp để có thể thúc đẩy và nâng cao ý nghĩa của hoạt động này. 2. Thực trạng công tác quản lý nghiên cứu khoa học tại Đại học Kinh tế Quốc dân Đối với sinh viên nói chung và sinh viên tham gia các chương trình đào tạo từ xa, trực tuyến nói riêng, thực hiện một nghiên cứu là một công việc khá phức tạp thậm chí là khó khăn đòi hỏi người nghiên cứu phải có lòng đam mê khoa học, có óc tư duy sáng tạo, suy nghĩ logic cũng như niềm đam mê công việc. Sự hiểu biết của sinh viên về phong trào NCKH trong trường chưa đủ cả về chất và lượng. Cần có chính sách thu hút, khuyến khích mạnh mẽ sinh viên nghiên cứu khoa học. Sinh viên chưa có đủ thông tin về nghiên cứu khoa học, cần có môi trường riêng tập trung các thông tin nghiên cứu khoa học và được hướng dẫn một cách cụ thể đối với sinh viên về các địa chỉ và nguồn thông tin này. Đối với sinh viên hệ từ xa và học trực tuyến thì một trong các yếu tố khó khăn nữa là các thiếu các phương tiện, công cụ triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học. Ngoài ra còn tồn tại một số nguyên nhân như: tài chính dành cho nghiên cứu khoa học khiêm tốn [7]; hệ thống quản lý các hoạt động khoa học trong nhà trường cũng như hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý nghiên cứu khoa học còn hạn chế. 428 Mục tiêu của Trường ĐHKTQD là trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu. Đây cũng là cái nôi của phong trào NCKH sinh viên và giảng viên. Trong những năm trở lại đây, Đại học KTQD cũng đã đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị tham gia loại hình đào tạo E-Learning với thương hiệu NEU-EDUTOP. Thúc đẩy hiệu quả giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường, nắm vững nhu cầu thông tin, đáp ứng kịp thời, đầy đủ và chính xác là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị thông tin khoa học và thư viện trong các trường đại học [8]. 3. Giải pháp thúc đẩy nghiên cứu khoa học tại Đại học Kinh tế Quốc dân Dựa trên khảo sát và phân tích thực trạng của công tác nghiên cứu khoa học tại Trường ĐHKTQD nói chung và hệ đào tạo trực tuyến nói riêng, nhóm tác giả xin đề xuất một số giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về ứng dụng của CNTT như sau: Một là: Đẩy mạnh phong trào NCKH cho sinh viên bằng cách tổ chức các cuộc thi, sân chơi trí tuệ nhằm thu hút sinh viên tham gia, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, kiến thức từ những đối tượng tham gia. Điều này sẽ thúc đẩy, tuyên truyền, giúp sinh viên hiểu được vai trò và tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học. Hai là: Tổ chức giao lưu giữa sinh viên với các nhà khoa học có uy tín, kinh nghiệm, có khả năng sáng tạo nhằm khơi dậy niềm đam mê NCKH trong sinh viên. Thông qua hoạt động này, sinh viên có cơ hội để được mở mang tầm nhìn, được khám phá những kiến thức mà học tập đơn thuần chưa truyền tải hết. Với hình thức học là trực tuyến, có thể sử dụng các phương tiện công cụ hội nghị trực tuyến để triển khai tốt việc này. Ba là: Trong quá trình hướng dẫn, định hướng NCKH cho sinh viên, cần đổi mới phương pháp xác định nhiệm vụ nghiên cứu. Điều này có nghĩa là các nhà nghiên cứu, các đơn vị đào tạo như khoa/viện, bộ môn nên gợi mở định hướng cho sinh viên những chủ đề, nội dung nghiên cứu sao cho phù hợp và có ý nghĩa. Đối với đặc thù đối tượng học trực tuyến như đã phân tích ở trên là những người ít nhiều có kinh nghiệm thực tế thì việc định hướng nghiên cứu khoa học nên triển khai những đề tài mang tính ứng dụng thực tế sát với nhu cầu và mong muốn của người học. Bốn là: Hoàn thiện công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học bằng cách tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Giải pháp này cần hướng tới triển khai ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể trong trường đại học, bao gồm các hoạt động quản lý nghiên cứu khoa học và hoạt động học. Cụ thể, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động NCKH, đồng thời phát huy vai trò to lớn của CNTT trong công tác quản lý, nhóm tác giả đề xuất một mô hình quản lý nghiên cứu khoa học trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm các thành phần như dưới đây: 429 Hình 2. Mô hình quản lý nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Nguồn: Đề tài NCKH cấp cơ sở KTQD/V2017.58 [9] Nhóm các giải pháp đã triển khai: (1) Quản lý NCKH cán bộ giảng viên Hoạt động này hướng tới việc cung cấp cho các nhà nghiên cứu, cán bộ, giảng viên một môi trường trực tuyến có thể đăng nhập và cập nhật các thông tin cá nhân, lý lịch khoa học của mình lên hệ thống. Đây cũng là nơi để các nhà khoa học cộng tác và chia sẻ các nghiên cứu của mình với những người xung quanh. Đồng thời, hệ thống còn cho phép nhà nghiên cứu thực hiện chức năng kê khai các công trình nghiên cứu, tính giờ nghiên cứu định kì theo yêu cầu của cơ sở đào tạo. Quản lý thông tin các công trình có thể gắn với hoạt động kê khai nghiên cứu của mỗi cán bộ, giảng viên trong nhà trường. Ngoài ra, các nhà quản lý cũng có thể theo dõi, tra cứu hồ sơ các công trình của các nhà nghiên cứu. Điều này sẽ tạo điều kiện cho công tác báo cáo, thống kê một cách dễ dàng và thuận tiện. Quy trình này đã được nghiên cứu và triển khai thử nghiệm tại một số bộ môn [10], cần tiếp tục nghiên cứu triển khai đại trà trong thời gian tới. (2) Quản lý công trình nghiên cứu Danh mục các công trình nghiên cứu có thể được phân chia thành các nhóm chính như: Đề tài các cấp; Các bài hội thảo; Các bài báo đăng trên tạp chí; Sách, giáo trình và các tài liệu tham khảo khác. Các công trình này có thể được tập hợp theo cùng một cách thức và cấu trúc dữ liệu đồng nhất. 430 Hệ thống này cho phép quản lý các thông tin về các công trình nghiên cứu và các file đính kèm theo từng hạng mục kết quả nghiên cứu. Về chi tiết, hệ thống có khả năng: cập nhật thông tin các công trình nghiên cứu theo loại công trình nghiên cứu; tra cứu và xem nội dung các công trình đã đưa vào trong hệ thống; lập các báo cáo thống kê số lượng công trình đã thực hiện số hóa. Việc xây dựng chức năng quản lý công trình nghiên cứu trong hệ thống sẽ hỗ trợ một cách hiệu quả cho các nhà quản lý nói chung và nhà nghiên cứu nói riêng trong việc tra cứu công trình nghiên cứu đã có theo các tiêu chí cần thiết. (3) Quản lý thông tin hội thảo Hệ thống này sẽ cung cấp các thông tin về các hội thảo được tổ chức trong trường theo trình tự thời gian, theo lĩnh vực nghiên cứu, đơn vị tổ chức... Các nhà nghiên cứu trong và ngoài trường có thể tìm kiếm các thông tin về hội thảo một cách nhanh chóng, khoa học và hiệu quả. Nhóm các giải pháp đề xuất triển khai: (1) Quản lý đăng kí, phê duyệt Đặc trưng của quá trình này là đơn vị quản lý khoa học phải tổ chức thực hiện công tác tiếp nhận, đánh giá các công trình nghiên cứu các cấp với số lượng và quy mô lớn. Từ đó, lựa chọn và phê duyệt công trình đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn để giao nhiệm vụ. Việc xây dựng một quy trình quản lý đầy đủ với sự trợ giúp của công cụ phần mềm sẽ giúp cho viêc quản lý được thực hiện một cách chuyên nghiệp và bài bản hơn; giúp cho các tổ công tác và phòng quản lý chức năng có thể theo dõi và đưa ra các báo cáo theo từng loại với các đánh giá chi tiết. Từ đó, quá trình quản lý, lưu vết và đăng ký được tốt hơn; việc xác nhận tính giờ nghiên cứu khoa học cũng trở nên đơn giản và chính xác. (2) Quản lý theo dõi tiến độ thực hiện Ngoài việc quản lý đăng kí phê duyệt đề tài NCKH, nhà quản lý còn có một hoạt động không thể thiếu là quản lý theo dõi tiến độ kết quả thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu. Hoạt động này giúp nhà quản lý theo dõi, kiểm soát quá trình thực hiện của các công trình nghiên cứu. Hơn nữa, hệ thống hướng tới việc cho phép nhà quản lý kiểm tra, xem xét, trích xuất các báo cáo để từ đó có các khuyến cáo cũng hình thức xử lý phù hợp đối với những đề tài không đảm bảo đúng hạn. Đây cũng là một phương tiện thúc đẩy quá trình thực hiện đề tài một cách đúng tiến độ. 431 (3) Quản lý NCKH sinh viên Hoạt động này hướng tới việc cung cấp cho tất cả các đối tượng người học là sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh các hệ, các chương trình đào tạo một môi trường để họ có thể nắm bắt được các thông tin liên quan tới nghiên cứu khoa học như: Các chương trình phát động và triển khai NCKH cho sinh viên tổ chức định kì hàng năm; Các thông tin hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học; Thông tin về các định hướng nghiên cứu khoa học; Các công trình nghiên cứu của sinh viên, học viên có chất lượng tốt hoặc được giải trong kỳ thi cấp đơn vị, cấp trường, cấp bộ; Các chế độ chính sách khuyến khích thực hiện nghiên cứu khoa học; Tra cứu toàn văn hoặc tóm tắt các công trình nghiên cứu 4. Kết luận Có thể thấy, quản lý hoạt động NCKH tốt là một trong các yếu tố quan trọng trong công tác đào tạo đại học. Việc gắn kết giữa người học, nhà trường với doanh nghiệp sẽ giúp hoạt động này phát triển bền vững. Với phương pháp tiếp cận mới, đòi hỏi phải có sự đồng thuận và hỗ trợ từ nhiều phía, trong đó nhà trường đóng vai trò đầu tàu, định hướng cho sự thành công của quá trình đào tạo. Sinh viên là trọng tâm của quá trình đào tạo, được tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp các kiến thức cần thiết để thực hành nghiên cứu và hoàn thiện khả năng NCKH. Doanh nghiệp, công ty là đối tượng nghiên cứu, là đối tác để nhà trường và sinh viên định hướng nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm NCKH đúng với chuyên môn và phù hợp với yêu cầu phát triển xã hội hiện nay. Việc xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý là một nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường, tiếp tục khẳng định vị thế của Trường ĐHKTQD trong nước và quốc tế. 432 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alonso, F., et al., An instructional model for web-based e-learning education with a Blended Learning process approach. British Journal of educational technology, 2005. 36(2): p. 217-235. 2. M.U.Paily, E-Learning - CONCEPT AND CHARACTERISTICS. 2010. 3. Hương, H.T. Biện pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học cho sinh viên Trường Đại học Lao động - Xã hội trong đào tạo theo học chế tín chỉ 2016; Available from: 4. T.H.B.T., Cần đầu tư nghiên cứu khoa học tại các trường đại học. 2017. 5. Học, T.Q., Ðẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và sự tích hợp với hoạt động đào tạo góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học. Kỷ yếu Toạ đàm khoa học quốc tế: Chính sách Nghiên cứu và đào tạo trong quá trình chuyển đổi ở Việt Nam, 2004: p. 68-76. 6. Hồng, N., Thực hiện quản lý giáo dục đào tạo trên môi trường mạng. 2017. 7. Vinh, H.N. Làm gì để cải thiện chất lượng, hiệu quả nghiên cứu của các trường đại học? 2017 [cited 2017 11/11]; Available from: duc/nguoi-thay/lam-gi-de-cai-thien-chat-luong-hieu-qua-nghien-cuu-cua-cac- truong-dai-hoc-396358.html. 8. Bảy, T.T., Nắm vững nhu cầu thông tin để phục vụ tốt cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học trong các trường đại học. Website Thư viện, 2013. 9. Phạm Thảo, N.Q.M., Tống Minh Ngọc, Đặng Đình Hải, Đặng Minh Quân, KTQD/V2017.58: Nghiên cứu xây dựng "Hệ thống theo dõi và quản lý tiến độ thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học các cấp" tích hợp vào hệ thống quản lý Phòng Quản lý khoa học. 2017. 10. Nguyễn Quỳnh Mai, T.T.M.D., Phạm Thảo. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong Công tác quản lý giờ nghiên cứu khoa hoc tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 2016.