Thực hành với Visual Basic (Phần 2)

Sử dụng Câu lệnh InputBox Lệnh (hàm) InputBox có chức năng nhập dữ liệu từ người dùng, tương tự như Readln trong PAscal, scanf trong C, Accept trong Foxpro . Hàm InputBox có thể nhận một trong 3 tham số quan trọng là: Dòng nhắc “Prompt”, Tiêu đề của hộp thoại “Title” và giá trị mặc định “Default”. Hàm này trả về giá trị mà người dùng vừa nhập. • Thực hành 1 : nhập họ tên của người dùng bằng hàm InputBox Gõ đoạn lệnh sau vào trong thủ tục Form_Load : SubForm_Load Dim HoTen As String HoTen = InputBox(“Nhập họ tên”) Msgbox “Bạn vừa nhập xâu là : “ &HoTen End Sub • Thực hành 2: Nhập Họ tên và tuổi, sau đó thông báo ra màn hình bằng MsgBox SubForm_Load Dim HoTen As String Dim Tuoi As Integer HoTen = InputBox(“Nhập họ tên”,”Tiêu đề: Nhập thông tin”) Tuoi = InputBox(“Tuổi của bạn : “,”Nhập thông tin”, 20) Msgbox “Bạn vừa nhập xâu là : “ &HoTen MsgBox “Tuổi là : “ &Tuoi End Sub Một số nhận xét: • Thủ tục SubForm_Load tương tự như hàm main trong C hay Begin End. trong PAscal sẽ được gọi đầu tiên khi chương trình chạy. • Hàm MsgBox, Debug.Print và InputBox đư

pdf72 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực hành với Visual Basic (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hành với Visual Basic Biên tập bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Thực hành với Visual Basic Biên tập bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Các tác giả: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Phiên bản trực tuyến: MỤC LỤC 1. Bài thực hành số 1: Cài đặt Visual Basic và môi trường làm việc của VB 1.1. Cài đặt phần mềm Visual Basic 1.2. Chạy chương trình Visual Basic 6.0 1.3. Thiết lập môi trường làm việc 1.4. Lưu dự án (Project) ra đĩa 1.5. Chạy và đóng chương trình Visual Basic (VB) 1.6. Viết lệnh (Code) cho Form để hiển thị lời chào “Hello World” 1.7. Sử dụng câu lệnh Debug.Print 1.8. Sử dụng Câu lệnh InputBox 2. Bài thực hành số 2: Biến, mảng, hàm, thủ tục và các cấu trúc điều khiển 2.1. Khai báo, gán và hiển thị giá trị của các loại biến cơ bản 2.2. Khai báo và sử dụng biến mảng 2.3. Định nghĩa và sử dụng kiểu dữ liệu mới - Kiểu bản ghi 2.4. Định nghĩa Hàm (function) trong Visual Basic 2.5. Định nghĩa thủ tục trong Visual Basic 2.6. Truyền tham trị cho chương trình con 2.7. Truyền tham chiếu cho chương trình con 2.8. Cấu trúc rẽ nhánh If...Then và If ... ElseIf...Then 2.9. Cấu trúc đa rẽ nhánh Select Case 2.10. Cấu trúc lặp For 2.11. Cấu trúc lặp Do ... Loop While | Do ... Loop Until 3. Bài thực hành số 3: Sử dụng các điều khiển cơ bản trong Visual Basic 3.1. Sử dụng TextBox, Label kết hợp với Command Button 3.2. Sử dụng điều khiển Option 3.3. Sử dụng điều khiển CheckBox 3.4. Sử dụng điều khiển ListBox 3.5. Sử dụng điều khiển PictureBox 3.6. Sử dụng điều khiển Image 3.7. Sử dụng HscrollBar (Thanh cuộn ngang) 3.8. Sử dụng điều khiển Timer, Drive, Dir và File 4. Bài thực hành số 4: Sử dụng các hộp thoại 4.1. Sử dụng các hộp thoại 5. Bài thực hành số 5: Sử dụng Menu và các thanh công cụ 1/139 5.1. Tạo menu có nhiều cấp 5.2. Tạo một Menu ngang có nhiều mục 5.3. Tạo một Menu ngang (Menu bar) đơn giản. 5.4. Viết lệnh cho các mục của menu 5.5. Tạo thanh công cụ Toolbar 5.6. Viết lệnh cho các nút trên thanh công cụ 5.7. Xây dựng chương trình soạn thảo văn bản đơn giản 5.8. Xây dựng chương trình nghe nhạc đơn giản 6. Bài thực hành số 6: Tạo, thao tác với cơ sở dữ liệu và sử dụng các đối tượng 6.1. Tạo một bảng CSDL trong Microsoft Access 2000 6.2. Kết nối đến CSDL sử dụng đối tượng ADO Data Control 6.3. Hiển thị bảng CSDL trong Data Grid 6.4. Thêm một bản ghi vào bảng CSDL 6.5. Sửa đổi nội dung của bản ghi 6.6. Tìm kiếm một bản ghi trong bảng 6.7. Loại bỏ (Xoá) một bản ghi khỏi bảng CSDL 6.8. Sử dụng các phương thức của đối tượng RecordSet đề duyệt các bản ghi Tham gia đóng góp 2/139 Bài thực hành số 1: Cài đặt Visual Basic và môi trường làm việc của VB Cài đặt phần mềm Visual Basic Để cài đặt Visual Basic 6.0 chúng ta cần có bộ Visual Studio 6.0 (hoặc đĩa cài VB riêng) lưu trong đĩa cứng hoặc đĩa CD-ROM. Với bộ Visual Studio cài đặt trên đĩa cứng, Các bước thực hiện như sau : B1: Tìm và chạy file Setup.exe Chạy file Setup B2: Chọn Next Chọn Next 3/139 B3: Chọn “I Accept the Agreement”, sau đó chọn (click) Next 12 Các điều khoản về bản quyền B4: Chọn Next Nhập thông tin đăng ký B5: Chọn “Custom” và chọn Next (Hoặc có thể chọn Products để cài đặt các sản phẩm riêng biệt – Đây là cách đơn giản nhất) 12 4/139 Lựa chọn sản phẩm cần cài đặt B6: Nếu muốn cài Visual Studio vào thư mục khác, click chọn Browse. Tiếp theo chọn Next Chọn đường dẫn để cài đặt B7: Chọn Continue, Bước tiếp theo chọn OK 5/139 Tiến hành cài đặt B8: Để khỏi tốn dung lượng đĩa cứng, nên bỏ các thành phần không cần thiết (bỏ dấu kiểm tra đối với mục không muốn cài đặt) như hình 8 dưới đây: Sau đó chọn Continue và chờ cho quá trình cài đặt kết thúc (Finish). Chọn các thành phần cần cài đặt 6/139 Chạy chương trình Visual Basic 6.0 Click chọn Start→ Programs→ MS Visual Studio 6.0→ MS Visual Basic 6.0. Sau đó chọn kiểu dự án là Standard EXE khi có hộp thoại hiện ra: 21 Chọn kiểu dự án cần phát triển Sau khi nhấn nút Open, thì VB sẽ tạo sẵn cho chúng ta một Project, có giao diện như hình dưới đây : 7/139 Cửa sổ giao diện chính của Visual Basic 8/139 Thiết lập môi trường làm việc Từ cửa sổ chính, click chọn thực đơn (Menu) Tools, và chọn mục options Đặt các tuỳ chọn cho môi trường làm việc Huỷ lựa chọn tự động kiểm tra cú pháp và đặt độ rộng phím TAB = 8 (hoặc 6 v.v...) 1 2 3 Đặt chế độ kiểm tra cú pháp và yêu cầu khai báo biến Chọn Font chữ hiển thị cho văn bản chương trình nguồn. Hãy chọn font chữ là font vntime hoặc VK Sans serif. 9/139 Chọn font và màu chữ cho văn bản chương trình nguồn Đặt độ rộng của lưới trên Form : Đặt độ rộng cho lưới Ngoài ra còn nhiều thiết lập khác nữa, yêu cầu sinh viên tự thực hành ! 10/139 Lưu dự án (Project) ra đĩa Để lưu dự án ra đĩa, chọn menu File → Save Project. Hoặc nhấn biểu tượng đĩa mềm trên thanh công cụ. Lưu ý khi lưu Project: Một project có thể chứa các Form, report, module, image, clAss v.v Thì mỗi đối tượng này nên lưu vào một thư mục riêng tương ứng như thư mục Forms, reports, modules, images, clAss v.v Còn riêng file *.vbp (Visual Basic Project) thì được lưu ở thư mục cha. Dưới đây là một hình ảnh của việc lưu trữ các thành phần của một Project: Việc tổ chức lưu trữ các thành phần của một dự án 11/139 Chạy và đóng chương trình Visual Basic (VB) Để chạy chương trình, chúng ta có thể vào menu Run → Start (F5) hoặc Run→Start with Full compile (Ctrl + F5) • Run → Start: Chạy chương trình nhưng không dịch toàn bộ chương trình (tức là chương trình chạy đến đâu thì máy dịch tới đó) • Run → Start with full compile : Dịch toàn bộ chương trình trước khi chạy, như vậy nếu có xuất hiện lỗi ở bất cứ đâu trong chương trình thì máy sẽ dừng lại và thông báo lỗi. 12/139 Viết lệnh (Code) cho Form để hiển thị lời chào “Hello World” Hiển thị lời chạy trong cửa sổ trung gian (Intermediate Window) Bước 1: Tạo một Project : Vào menu Project → New Project, sau đó chọn loại Project là Standard EXE như Hình 9. Bước 2 : Mở cửa sổ soạn thảo lệnh: Vào menu View → Code Bước 3: Viết lệnh như sau: Viết lệnh trong cửa sổ Code Bước 4: Chạy chương trình : Nhấn phím F5 hoặc tổ hợp phím Ctrl-F5 và quan sát kết quả, ta sẽ thấy xuất hiện dòng chữ “Hello world” trong một cửa sổ có tên là Immediate. Có thể hiện cửa sổ này bằng tổ hợp phím Ctrl-G. Như vậy, lệnh Debug.print có chức năng hiển thị kết quả ra màn hình, nó tương tự như lệnh Writeln trong PAscal, printf trong C hay ? trong Foxpro Hiển thị lời chào trong hộp thoại - MsgBox. Các bước thực hiện giống như phần a) nhưng viết lệnh sau thay vì lệnh print: 13/139 Hiển thị lời chào bằng lệnh MsgBox Nhấn F5 để chạy chương trình, ta có kết quả: Kết quả chạy chương trình Như vậy, lệnh MsgBox cũng có chức năng hiển thị kết quả ra màn hình giống như Debug.Print nhưng trên một cửa sổ (hộp thoại) riêng. 14/139 Sử dụng câu lệnh Debug.Print Lệnh Print dùng để in một biểu thức ra cửa sổ tạm thời (Immediate). Chương trình sau đây sẽ hiển thị một xâu, một số, một biến số, một xâu với một biến, một biểu thức bất kỳ bằng lệnh Debug.Print. Các cách sử dụng lệnh Print Nhấn F5 để chạy chương trình. Cửa sổ Immediate cho ta kết quả như sau: Kết quả chạy chương trình Lưu ý: Dấu “&” dùng để ghép các giá trị cần in. 15/139 Sử dụng Câu lệnh InputBox Lệnh (hàm) InputBox có chức năng nhập dữ liệu từ người dùng, tương tự như Readln trong PAscal, scanf trong C, Accept trong Foxpro ... Hàm InputBox có thể nhận một trong 3 tham số quan trọng là: Dòng nhắc “Prompt”, Tiêu đề của hộp thoại “Title” và giá trị mặc định “Default”. Hàm này trả về giá trị mà người dùng vừa nhập. • Thực hành 1 : nhập họ tên của người dùng bằng hàm InputBox Gõ đoạn lệnh sau vào trong thủ tục Form_Load : SubForm_Load Dim HoTen As String HoTen = InputBox(“Nhập họ tên”) Msgbox “Bạn vừa nhập xâu là : “ &HoTen End Sub • Thực hành 2: Nhập Họ tên và tuổi, sau đó thông báo ra màn hình bằng MsgBox SubForm_Load Dim HoTen As String Dim Tuoi As Integer HoTen = InputBox(“Nhập họ tên”,”Tiêu đề: Nhập thông tin”) Tuoi = InputBox(“Tuổi của bạn : “,”Nhập thông tin”, 20) Msgbox “Bạn vừa nhập xâu là : “ &HoTen MsgBox “Tuổi là : “ &Tuoi End Sub Một số nhận xét: • Thủ tục SubForm_Load tương tự như hàm main trong C hay Begin End. trong PAscal sẽ được gọi đầu tiên khi chương trình chạy. 16/139 • Hàm MsgBox, Debug.Print và InputBox được sử dụng như những lệnh nhập xuất dữ liệu đơn giản nhất trong Visual Basic. 17/139 Bài thực hành số 2: Biến, mảng, hàm, thủ tục và các cấu trúc điều khiển Khai báo, gán và hiển thị giá trị của các loại biến cơ bản Khai báo biến • Thực hành: Khai báo các biến tương ứng với các kiểu dữ liệu cơ bản trong VB, sau đó gán giá trị và hiển thị giá trị của các biến ra màn hình bằng hàm MsgBox. • Hướng dẫn: Các kiểu dữ liệu cơ bản trong VB bao gồm Byte, Integer, Long, Single, Double, String, Variant • Viết lệnh: Tạo một Project mới và gõ đoạn lệnh sau trong Form Option Explicit Dim ToanCucTrongFormAs Integer Public ToanCucTrongUngDung As Integer Private SubForm_Load() Dim b As Byte Dim Bool As Boolean Dim i AsInteger Dim L As Long Dim F As Single Dim D As Double Dim S As String Dim S1 As String * 30 Dim V As Variant App.Title = "Khai báo biến trong Visual Basic" 18/139 MsgBox "Biến b, chiếm 1 byte, phạm vi biểu diễn 0-255" MsgBox "Biến Bool, 2 byte, biểu diễn giá trị True và False" MsgBox "Biến i, 2 byte, phạm vi: -32768 ... +32767" MsgBox "Biến L, chiếm 4 byte, phạm vi: -2,147,483,648 đến 2,147,483,647 " MsgBox "Biến F, chiếm 4 byte, biểu diễn số thực âm và dương" MsgBox "Biến D, chiếm 8 byte, biểu diễn số thực âm và dương rất lớn" MsgBox "Biến S, chiếm 10+độ dài của xâu. có thể lưu tới 2 tỉ ký tự" MsgBox "Biến S1 là biến xâu có độ dài cố định (trường hợp này là 30)." & _ "có thể lưu tối đa khoảng 65400 ký tự" MsgBox "Biến V là biến Variant, chiếm 16 byte. Nó có thể lưu bất kỳ loại giá trị nào" End sub Giải thích thêm: • Biến ToanCucTrongForm (Toàn cục trong Form) được khai báo với từ khoá Dim là biến có thể sử dụng ở bất kỳ đâu trong chính Form nó được khai báo. • Biến ToanCucTrongUngDung (toàn cục trong toàn ứng dụng) được khai báo với từ khoá Public có thể sử dụng ở bất kỳ Form nào trong toàn ứng dụng. • Các biến khai báo trong SubForm_Load được gọi là các biến cục bộ trong thủ tục, chúng chỉ được sử dụng bên trong chính thủ tục đó mà thôi. • Đối với các biến thuộc kiểu Variant thì khi khai báo chỉ cần viết, ví dụ: Dim V • Khai báo Dim V, S As String tương đương với : Dim V As Variant, S As String (V sẽ có kiểu là Variant chứ không phải là string !!!). • Biến kiểu Variant không được hỗ trợ trong phiên bản VB.NET !. • Dấu & _ (Có 1 dấu cách giữa dấu & và dấu _ ) cho phép ngắt câu lệnh trên nhiều dòng. Gán và hiển thị giá trị của các biến Thực hành: Gán giá trị cho các biến và hiển thị ra màn hình Viết lệnh: Gõ đoạn code sau vào trong Form Option Explicit 19/139 Dim ToanCucTrongFormAsInteger Public ToanCucTrongUngDung AsInteger PrivateSubForm_Load() Dim b As Byte Dim Bool As Boolean Dim i AsInteger Dim L As Long Dim F As Single Dim D As Double Dim S As String Dim S1 As String * 30 Dim V As Variant App.Title = "Khai báo biến trong Visual Basic" b = 100 Bool = True i = 30000 L = 500000 F = 123.456 D = 1.5E+30 S = "Khoa Công nghệ Thông tin" S1 = "Bộ môn Công nghệ phần mềm" V = 10000 20/139 ToanCucTrongForm = 10 ToanCucTrongUngDung = 1000 MsgBox "b=" & b MsgBox "Bool=" & Bool MsgBox "i=" & i MsgBox "L = " & L MsgBox "F=" & F MsgBox "D=" & D MsgBox "S=" & S MsgBox "S1=" & S1 MsgBox "V=" & V MsgBox "ToanCucTrongForm=" & ToanCucTrongForm MsgBox "ToanCucTrongUngDung=" & ToanCucTrongUngDung End sub 21/139 Khai báo và sử dụng biến mảng Khai báo hai biến mảng để lưu danh sách họ tên và điểm của 100 SV. Viết lệnh: Hãy gõ đoạn code sau vào trong Form: Option Explicit Dim HT(100) As String '/// Mảng chứa được 101 phần tử từ 0 đến 100 Dim Diem(1 To 100) As Single '/// Mảng chứa được 100 phần tử từ 1 đến 100 Dim MaTran1(4, 4) As Single '/// Ma trận (mảng 2 chiều) có 5 hàng 5 cột Dim MaTran2(1 To 4, 1 To 4) As Single '/// Mảng 2 chiều có 4 hàng, 4 cột PrivateSubForm_Load() HT(0) = "Bill" HT(1) = "John" HT(2) = "Gorge" Diem(1) = 7 Diem(2) = 9 Diem(3) = 10 MaTran1(0, 0) = 5 MaTran1(0, 1) = 6 MaTran1(0, 4) = 8 MaTran2(1, 1) = 8 MaTran2(1, 2) = 9 MaTran2(4, 4) = 10 MsgBox "Giá trị của phần tử đầu tiên của mảng HT là : " & HT(0) 22/139 MsgBox "Diem(2) = " & Diem(2) MsgBox "MaTran1(0,4)=" & MaTran1(0, 4) MsgBox "MaTran2(4,4) = " & MaTran2(4, 4) End sub • Lưu ý: • Nếu khi khai báo mảng mà không chỉ rõ cận dưới (không có từ khoá To) thì mặc định VB sẽ lấy cả phần tử có chỉ số là 0. • Để truy cập đến một phần tử của mảng thì viết tên mảng kèm thêm chỉ số đặt trong cặp ngoặc đơn. • Lbound(M) (LBound = Lower Bound = Cận dưới) cho biết chỉ số dưới của mảng M. Ví dụ LBound(Diem) cho ta 1. LBound(MaTran1) cho ta 0. • Ubound(M) (UBound = Upper Bound = Cận trên) cho ta chỉ số trên của mảng M. UBound(Diem) → 100. • Khi khai báo một biến mảng mà không chỉ rõ số phần tử, ví dụ: Dim D() AsInteger thì D được gọi là một mảng động (Dynamic array). • Đối với mảng động, ta có thể thay đổi lại số phần tử của mảng bằng câu lệnh Redim. Ví dụ, xin 50 phần tử lưu trữ cho mảng D bằng cách viết : Redim D(50). 23/139 Định nghĩa và sử dụng kiểu dữ liệu mới - Kiểu bản ghi Thực hành: Định nghĩa kiểu dữ liệu mới để biến thuộc kiểu dữ liệu này có thể lưu trữ được các thông tin về một cuốn sách (Tên sách, Tên tác giả, năm xuất bản, giá). Hướng dẫn: Kiểu dữ liệu mới nên định nghĩa trong Module, còn nếu định nghĩa trong Form thì chỉ có thể ở dạng Private (tức chỉ sử dụng cục bộ trong Form) mà không thể ở dạng Public (Sử dụng trong mọi Form). Minh hoạ: Tạo module mới: Vào menu Project → Add Module. Lưu module này với tên : modDataTypes.bAs Gõ đoạn lệnh dưới đây vào trong module vừa tạo: Option Explicit '/// Định nghĩa kiểu dữ liệu mới : KieuSach Public Type KieuSach TenSach As String TacGia As String NamXB AsInteger Gia As Single End Type Gõ đoạn lệnh dưới đây trong thủ tục Form_Load: Option Explicit Dim Sach As KieuSach Dim KhoSach(100) As KieuSach Private SubForm_Load() Sach.TenSach = "Lập trình VB thật là đơn giản" Sach.TacGia = "Software Team - UTEHY" 24/139 Sach.NamXB = 2006 Sach.Gia = 45000 '/// Gán một số giá trị cho phần tử có chỉ số là 1 cho mảng KhoSach(1).TenSach = "Bài tập Visual Basic" KhoSach(1).TacGia = "Software Team - UTEHY" KhoSach(1).NamXB = 2006 KhoSach(1).Gia = 34500 MsgBox Sach.TenSach & " giá : " & Sach.Gia MsgBox KhoSach(1).TenSach & " Giá : " & KhoSach(1).Gia End sub • Ghi chú: • Đoạn chương trình trên định nghĩa kiểu bản ghi (tương tự như Record trong PAscal hay struct trong C/C++) bằng câu lệnh Type, từ khoá Public đứng trước để chỉ ra rằng kiểu dữ liệu này có thể được dùng trong mọi Form, mọi module. Còn nếu sử dụng từ khoá Private thay vì Public thì kiểu dữ liệu mới này chỉ được sử dụng trong chính module đó mà thôi. • Đoạn code tiếp theo khai báo 2 biến thuộc kiểu dữ liệu vừa định nghĩa. Một là biến thông thường, biến thứ hai là một mảng. ? Kiểu dữ liệu mảng thường được thao tác kết hợp với vòng lặp. Các ví dụ thêm về mảng kết hợp với vòng lặp sẽ được đề cập ở các phần tiếp sau. 25/139 Định nghĩa Hàm (function) trong Visual Basic Hàm và thủ tục được gọi là những chương trình con, giúp cho chương trình dễ bảo trì, dễ hiểu và tránh phải viết lại những đoạn lệnh tương tự nhau. Thực hành: Định nghĩa hàm tính tổng của 2 số nguyên, kết quả được trả lại (gán) về cho hàm. Hướng dẫn: Vì hàm cần tính tổng của 2 số nguyên nên số tham số đầu vào là 2, kiểu của tham số đầu vào là Integer, và vì chỉ cần lấy giá trị của tham số vào mà không có nhu cầu thay đổi giá trị của nó do vậy ta sẽ khai báo 2 tham số của hàm thuộc dạng tham trị. Minh hoạ: Option Explicit '/// Hàm tính tổng của hai số nguyên, 2 tham số truyền vào dưới dạng tham trị Function Tong(byVal a AsInteger, byVal b AsInteger) As Long Dim S As Long S = a + b Tong = S '/// Gán kết quả cho hàm End Function '/// Sử dụng hàm vừa tạo PrivateSubForm_Load() Dim X AsInteger, Y AsInteger, Z As Long X = 5 Y = 10 Tong 10,20 '/// Gọi hàm Tong độc lập Z = Tong(X,Y) '// Gọi hàm Tong và gán KQ cho Z 26/139 MsgBox "Tổng là : " & Tong(10, 20) '// Gọi hàm Tong End sub Chú ý: • Khi định nghĩa hàm, nếu trước các tham số hình thức (tham số a, b ở trên) mà không có từ khóa byVal thì VB sẽ hiểu là tham số đó ở dạng tham chiếu (tham biến) mà ta sẽ nói sau. • Hàm thì có thể gọi độc lập (ví dụ : Tong 10,20), khi đó các tham số không được đặt trong cặp ngoặc đơn. Còn nếu hàm tham gia vào biểu thức hay câu lệnh khác (2 cách gọi còn lại ở trên) thì các tham số phải được đặt trong cặp ngoặc đơn. • Việc gán kết quả cho tên hàm được gọi là trả kết quả về cho hàm. 27/139 Định nghĩa thủ tục trong Visual Basic Khi tính tổng của 2 số nguyên như phần trên thì ta cần lấy kết quả trả về là tổng của chúng, khi tính sin(x) thì ta cần kết quả trả về là sin của số x... lúc đó ta cần phải định nghĩa hàm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi viết các chương trình con, nếu không cần phải kết quả trả về từ chương trình con, lúc đó ta nên định nghĩa chương trình con đó ở dạng thủ tục (Sub). Thực hành: Hiển thị ngày tháng năm, giờ phút giây hiện tại trong máy tính. Hướng dẫn: Hàm Now cho ta biết thông tin về ngày/tháng/năm và giờ/phút/giây hiện tại trong máy tính. Muốn trích riêng ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây thì dùng các hàm tương ứng là Year, Month, day, hour, minute, second.... Viết lệnh: Option Explicit '/// Thủ tục hiển thị thời gian hiện tại trong máy tính Private Sub ThoiGian() Dim D As Date '// Khai báo một biến kiểu Date/Time D = Now '// Lấy ngày, tháng, năm, giờ, phút, giây hiện hành trong máy tính MsgBox "Hôm nay là ngày " & Day(D) & " tháng " & Month(D) & " năm " & Year(D) MsgBox "Bây giờ là " & Hour(D) & " giờ " & Minute(D) &" phút và " & Second(D) & " giây" End sub Private SubForm_Load() Call ThoiGian '/// Gọi thủ tục ThờiGian (Có thể bỏ qua từ khoá Call) End sub 28/139 Kết quả thực hiện chương trình Chú thích: • Vì công việc ở trên chỉ đơn thuần là hiển thị thời gian hiện có trong máy tính mà không cần lấy giá trị trả về từ chương trình con, do vậy chương trình con được định nghĩa ở đây nên là dạng thủ tục (Sub). • Việc gọi độc lập hàm hay thủ tục có thể kèm thêm từ khoá Call, nhưng không bắt buộc (Từ khoá Call được VB giữ lại từ phiên bản Basic for Dos). Tuy nhiên khi chúng ta gọi chương trình con với từ khoá Call thì các tham số (nếu có) bắt buộc phải đặt trong cặp ngoặc đơn. • Câu lệnh Date = và Time = để đặt lại thời gian của máy tính. Ví dụ: Date = #February 12, 1985# và Time = #4:35:17 PM# để thay đổi thời gian trong máy tính. 29/139 Truyền tham trị cho chương trình con Khi ta có một biến số và truyền biến số này cho một chương trình con nhưng ta không muốn giá trị trong biến số này bị thay đổi khi gọi chương trình con đó thì lúc định nghĩa chương trình con, tham số hình thức tương ứng phải ở dạng tham trị (có từ khoá byVal đứng trước). Thực hành: Viết chương trình tăng giá trị của một số lên 1 đơn vị và hiển thị. Hướng dẫn: Hãy gõ đoạn lệnh dưới đây và chạy, bạn sẽ quan sát thấy rằng, giá trị của biến số X sẽ không bị thay đổi giá trị sau khi kết thúc gọi thủ tục Tang, mặc dù trong chương trình có làm thay đổi giá trị của tham số truyền vào. Tham số truyền vào chỉ bị thay đổi tạm thời trong thủ tục đó mà thôi, bởi vì tham số ta khai báo ở dạng THAM TRỊ. Viết lệnh: Option Explicit '/// Khai báo thủ tục với tham số ở dạng tham trị (Có từ khoá byVal) PrivateSub Tang(ByVal a AsInteger) a = a + 1 MsgBox "Giá trị của tham số trong thủ tục là : " & a End sub PrivateSubForm_Load() Dim X AsInteger X = 10 MsgBox "X ban đầu là " & X Tang X MsgBox "X sau khi gọi thủ tục vẫn là : " & X End sub 30/139 Kết quả sau khi chạy Kết luận: • Khi tham số hình thức khai báo ở dạng tham trị thì tham số thực sự truyền vào sẽ khôn
Tài liệu liên quan