Thực hiện đổi mới dạy học ở trường trung học phổ thông và một số tác động

1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới giáo dục ở Việt Nam với trọng tâm là chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm của quá trình dạy học sang dạy học định hướng vào học sinh (HS). Phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS là định hướng chung cho việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Để tìm hiểu thực tiễn đổi mới giáo dục Trung học phổ thông (THPT), chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 526 HS ở cả 3 khối lớp, 210 giáo viên (GV) môn học ở các trường đại diện các vùng thuận lợi, khó khăn, bình thường thuộc 5 tỉnh thành đại diện cho 5 vùng miền (Thành phố Hải Phòng đại diện cho thành phố và vùng Đông bắc; Nam Định đại diện cho vùng Đồng bằng Sông Hồng; Thanh Hóa đại diện cho vùng Bắc Trung bộ; Bình Định đại diện cho vùng Nam Trung bộ; Tây Ninh đại diện cho vùng Đông Nam Bộ). Đồng thời, chúng tôi tiến hành phỏng vấn nhóm cán bộ quản lí và tổ trưởng chuyên môn (TTCM ) ở các trường được chọn.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực hiện đổi mới dạy học ở trường trung học phổ thông và một số tác động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HIỆN ĐỔI MỚI DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG NGUYỄN THANH BÌNH(*) TÓM TẮT Bài viết đề cập đến những mặt được và những rào cản trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy hoc ở trường THPT. Đồng thời, tác giả đã trình bày và phân tích những tác động của đổi mới giáo dục THPT đến cách dạy và cách học trong thực tiễn. ABSTRACT The article demonstrates improvements as well as existing limitations in implementing the teaching method renewal for upper secondary schools. The author also presents and analyses the impacts of the renewal on teaching and learning methods in practice. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới giáo dục ở Việt Nam với trọng tâm là chuyển từ dạy học lấy giáo viên làm trung tâm của quá trình dạy học sang dạy học định hướng vào học sinh (HS). Phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của HS là định hướng chung cho việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH). Để tìm hiểu thực tiễn đổi mới giáo dục Trung học phổ thông (THPT), chúng tôi đã thăm dò ý kiến của 526 HS ở cả 3 khối lớp, 210 giáo viên (GV) môn học ở các trường đại diện các vùng thuận lợi, khó khăn, bình thường thuộc 5 tỉnh thành đại diện cho 5 vùng miền (Thành phố Hải Phòng đại diện cho thành phố và vùng Đông bắc; Nam Định đại diện cho vùng Đồng bằng Sông Hồng; Thanh Hóa đại diện cho vùng Bắc Trung bộ; Bình Định đại diện cho vùng Nam Trung bộ; Tây Ninh đại diện cho vùng Đông Nam Bộ). Đồng thời, chúng tôi tiến hành phỏng vấn nhóm cán bộ quản lí và tổ trưởng chuyên môn (TTCM ) ở các trường được chọn. 2. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA 2.1. Thực hiện đổi mới dạy học của giáo viên Để nhận được những thông tin khách quan về thực trạng đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, chúng tôi tìm hiểu ý kiến của HS. Kết quả được phản ánh trong bảng dưới đây: Bảng 1. Ý kiến của học sinh về thực hiện đổi mới trong dạy học (Điểm tối đa là 5, tối thiểu là 1) TT Ý kiến N ĐTB Độ lệch chuẩn (*) PGS.TS, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 1. GV khuyến khích em/ các bạn liên hệ và áp dụng nội dung bài học vào thực tế 526 3.43 0.780 2. GV sử dụng phương pháp khuyến khích em và các bạn tích cực tham gia bài học 526 3.71 0.903 3. Em muốn tham gia tích cực vào bài học 526 3.93 0.828 4. GV thường sử dụng những phương tiện dạy học khác nhau trong bài học giúp em học 526 2.97 0.894 5. GV sử dụng các phần mềm/áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học 526 2.71 0.819 6. Em và các bạn được thực hành 526 2.98 0.805 7. Em và các bạn nắm được bài học ngay trên lớp 526 3.51 0.755 8. GV đặt câu hỏi kiểm tra nhằm đánh giá năng lực của HS 526 4.06 0.813 9. Em và các bạn được tham gia đánh giá kết quả học tập 526 2.97 1.153 10. Khi chấm bài GV chỉ ra lỗi để HS rút kinh nghiệm 526 4.01 0.932 11. GV và HS nghiêm túc trong kiểm tra và thi 526 4.18 0.865 12. GV dạy cách học môn học và dạy cách tự học 526 3.57 0.996 13. Em biết cách học từng môn học 526 3.37 0.924 14. Em thực hiện mọi yêu cầu của GV đặt ra 526 3.90 0.801 15. Em tự học ngay cả khi GV không yêu cầu 526 3.49 0.950 Nguồn: Phiếu hỏi HS Những nội dung có điểm trung bình cao (>3,5 điểm) như: GV và HS nghiêm túc trong kiểm tra và thi; GV đặt câu hỏi kiểm tra nhằm đánh giá năng lực của HS; Khi chấm bài GV chỉ ra lỗi để HS rút kinh nghiệm; Em muốn tham gia tích cực vào bài học; Em thực hiện mọi yêu cầu của GV đặt ra; GV sử dụng phương pháp khuyến khích em và các bạn tích cực tham gia bài học phản ánh: HS đã chủ động tích cực tham gia học tập; GV đã quan tâm đến phát triển năng lực tư duy của HS và đổi mới đánh giá năng lực học tập của HS. Tuy nhiên, những khía cạnh liên quan đến vận dụng, áp dụng kiến thức vào thực tiễn, được thực hành, GV sử dụng các phương tiện dạy học khác nhau và vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học, HS được tham gia đánh giá có điểm trung bình thấp (dưới 3,0 điểm). Điều đó thể hiện GV còn chưa quan tâm thỏa đáng đến sử dụng phương tiện dạy học và vận dụng kiến thức vào thực hành, thực tiễn cuộc sống. Có đến 27.9% HS trong mẫu khảo sát cho biết lí do em và các bạn ít quan tâm hoặc không quan tâm đến các môn học là vì PPDH của GV không khuyến khích em học, 16.5% HS không quan tâm đến môn học vì GV dạy môn học đó thiếu nhiệt tình, 12.0% HS cho rằng thái độ của GV dạy môn đó thiếu thân thiện, 9.3% HS cho rằng GV dạy môn học đó chưa có kiến thức sâu, rộng (Nguồn: Phiếu hỏi HS). Qua phản ánh của cán bộ quản lí thì GV còn lúng túng về kĩ năng tổ chức thảo luận nhóm, cách đặt câu hỏi kích thích tư duy và sáng tạo của HS, liên hệ với thực tế của địa phương. Kết quả phỏng vấn nhóm cán bộ quản lí và TTCM của nhà trường cho thấy những khó khăn, rào cản trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên là: a) Điều kiện phục vụ cho đổi mới chưa đồng bộ (thiết bị dạy học bộ môn còn thiếu nhiều, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, phòng học bộ môn chưa có). b) Mâu thuẫn giữa yêu cầu áp dụng phương pháp tích cực với nội dung bài học dài. GV chưa yên tâm chỉ tập trung vào kiến thức trọng tâm, một phần vì HS chưa thực sự tự giác học tập, một phần vì kiến thức khó đối với HS ở vùng khó khăn và HS ngoài công lập có chất lượng đầu vào thấp. c) GV chưa hiểu sâu bản chất của đổi mới phương pháp, kĩ năng thực hiện đổi mới phương pháp chưa được như mong muốn (theo đánh giá của Sở Giáo dục – Đào tạo Hải Phòng chỉ có khoảng 40% GV có đủ năng lực thực hiện đổi mới PPDH như mong đợi). d) Một số GV có sức ỳ khá lớn. Thời gian đầu tư cho bài dạy hạn chế. Tâm huyết và điều kiện sống của GV còn hạn chế. GV chưa tin vào khả năng HS nên ngại vận dụng đổi mới; đặc biệt ở những trường có đầu vào thấp. e) HS chưa có động cơ và phương pháp học, nên tính tích cực và chủ động hạn chế. f) Cách dạy và học vẫn bị cách thi cử chi phối. Một số GV chưa biết dạy cách học cho HS. 2.2. Tác động của việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học phổ thông Bảng 2. Ý kiến của giáo viên về tác động của việc thực hiện đổi mới TT Tác động Rõ Phân vân Chưa rõ Không trả lời N % N % N % N % 1. Tạo không khí làm việc, học tập hào hứng trong toàn trường 134 63.8 55 26.2 18 8.6 3 1.4 2. GV nhiệt tình, tích cực học hỏi, tự bồi dưỡng 177 84.3 27 12.8 5 2.4 1 0.5 3. Trên lớp, HS học tập hào hứng hơn 100 47.6 89 42.4 19 9.0 2 1.0 4. HS không còn bỏ học, trốn tiết 67 31.9 10 1 48.1 38 18.1 4 1.9 5. Quan hệ GV - HS - phụ huynh tích cực hơn 113 53.8 78 37.2 15 7.1 4 1.9 6. HS biết tự đánh giá tốt hơn 100 47.6 80 38.1 25 11.9 5 2.4 7. GV biết được những điểm mạnh, điểm yếu về nghề nghiệp của mình để có hướng điều chỉnh 176 83.8 29 13.8 5 2.4 0 0 8. Quan hệ giữa các thế hệ GV trong trường gần gũi, tích cực hơn 154 73.3 43 20.5 12 5.7 1 0.5 9. Kết quả học tập của HS được nâng lên 86 41.0 98 46.7 25 11.8 1 0.5 10. Kết quả đánh giá hạnh kiểm của HS nâng lên 97 46.2 85 40.4 26 12.4 2 1.0 11. Trình độ chuyên môn của GV được nâng lên 176 83.8 27 12.9 7 3.3 0 0 12. Trình độ nghiệp vụ của GV được nâng lên 181 86.2 22 10.5 6 2.8 1 0.5 13. Ảnh hưởng của nhà trường đối với cộng đồng ngày càng tích cực 137 65.2 57 27.2 13 6.2 3 1.4 Nguồn: Câu 10. Phiếu hỏi GV Bảng 2 cho thấy: - Tác động đối với ý thức về sự phát triển năng lực nghề nghiệp của GV là rõ nhất. Điều này được phản ánh qua tỉ lệ GV đánh giá sự thay đổi về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thái độ học hỏi, tự bồi dưỡng và hiểu được điểm mạnh, điểm yếu về chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân chiếm tỉ lệ cao nhất từ 83,8% đến 86,2%. - Kế tiếp là tác động đối với quan hệ giữa các thế hệ GV trong trường, làm cho quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau gần gũi, tích cực hơn (73.3%). - Tiếp đến là tác động đối với không khí dạy - học và ảnh hưởng của nhà trường đối với cộng đồng, quan hệ GV - HS - phụ huynh tích cực hơn. - Cuối cùng là tác động đối với thái độ và kết quả học tập của HS, mặc dù tỉ lệ GV xác nhận tác động này chỉ chiếm trên 40%. Bảng 3. Ý kiến của HS về những thay đổi tích cực của bản thân qua quá trình thực hiện đổi mới dạy học ở trường THPT TT Nội dung thay đổi Rõ Chưa rõ Không thay đổi Không trả lời N % N % N % N % 1. Có trách nhiệm đối với việc học tập hơn 447 85.0 63 12.0 10 1.9 6 1.1 2. Tích cực tham gia chia sẻ và đặt câu hỏi trong giờ lên lớp 187 35.5 255 48.5 74 14.1 10 1.9 3. Trung thực trong kiểm tra, thi cử 312 59.3 171 32.5 35 6.7 8 1.5 4. Chủ động tìm kiếm thông tin, tri thức cần thiết cho bản thân 304 57.8 175 33.3 38 7.2 9 1.7 5. Biết cách học từng môn học 215 40.9 275 52.3 30 5.7 6 1.1 6. Biết tổ chức tự học 248 47.1 213 40.6 56 10.6 9 1.7 Nguồn: Câu 8. Phiếu hỏi HS Bảng 3 cho thấy: - Đổi mới có tác động rõ nhất đối với trách nhiệm học tập của HS: có 85% HS trong mẫu khảo sát có thay đổi rõ rệt. - Sau là đến thái độ trung thực trong kiểm tra, thi cử, có gần 60% HS xác nhận sự thay đổi này. - Tiếp đến là tác động đến vai trò chủ thể của HS thông qua việc chủ động tìm kiếm thông tin, tri thức cần thiết cho bản thân (57.8% HS có thay đổi rõ). - Những thay đổi khác như biết tổ chức tự học và biết cách học từng môn chỉ có hơn 40% HS có thay đổi rõ, nhưng cũng là đáng ghi nhận. - Tỉ lệ HS có thay đổi rõ về sự tích cực tham gia chia sẻ và đặt câu hỏi trong giờ lên lớp là thấp nhất chỉ chiếm 35,5% - cũng khá tương đồng với nhận xét của GV và cũng là lí do để GV phàn nàn là khó vận dụng PPDH tích cực do HS thụ động. Kết quả phỏng vấn nhóm khách thể là Ban Giám hiệu và TTCM cho kết quả như sau: a) Đối với cách dạy của giáo viên: - Cách dạy của GV chưa thật sự đổi mới về bản chất. Mặc dù hiện tượng đọc chép đã hạn chế rất nhiều, nhưng giáo án của GV ở nhiều bộ môn chưa thể hiện rõ dạy học theo hướng phân hóa. - GV đã cố gắng theo hướng đổi mới nhưng việc thực hiện chưa hoàn toàn, chưa triệt để (chủ yếu còn mang tính trình diễn ở các buổi thao giảng). Còn nhiều GV lúng túng trong việc áp dụng các PPDH tích cực sao cho phù hợp với từng bài và từng nhóm trình độ của HS. - GV chưa thật chú trọng và còn lúng túng trong việc dạy cách học cho HS. b) Đối với cách học của học sinh: - HS chưa chủ động như mong đợi, chỉ có những HS khá - giỏi là thể hiện được tính chủ động. Đối với những môn học mà các em cho là phụ, sự thụ động thể hiện rất rõ. Theo nhận định của Ban Giám hiệu nhà trường, chỉ có khoảng 50% là chủ động (trường được coi là tốt), còn ở trường khó khăn thì còn tới 70% HS học theo lối thụ động. - HS trung thực hơn trong học tập, mặc dù vẫn còn hiện tượng quay cóp. Phần lớn các em chưa biết cách tự học, tự nghiên cứu. Kĩ năng học nhóm đã có tiến bộ. Như vậy, đánh giá về sự thay đổi của HS từ phía cán bộ quản lí và GV thấp hơn so với tự đánh giá của HS. 3. KẾT LUẬN Thực hiện đổi mới học ở trường THPT là một quá trình khó khăn, còn nhiều bất cập chưa được như mong đợi do điều kiện đổi mới chưa đồng bộ. Nhưng 3 năm triển khai thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa cũng đạt được những kết quả bước đầu. Thái độ làm việc của cán bộ quản lí các cấp và GV nghiêm túc, HS cũng có những chuyển biến nhất định. Việc tổ chức và quản lí quá trình dạy học đã theo hướng dạy thật, học thật. Cán bộ quản lí tập trung vào quản lí chất lượng dạy học. Ý thức phát triển năng lực nghề nghiệp của GV có sự thay đổi rõ, HS có thái độ học tập tốt hơn, đi học chuyên cần, thể hiện vai trò chủ thể trong học tập rõ hơn trong giờ lên lớp, tự học ở nhà và trong kiểm tra đánh giá. Cha mẹ quan tâm đến con trong cả việc đôn đốc và tạo điều kiện cho con em học tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Bình và cộng sự (tháng 6/2009). Báo cáo đánh giá 3 năm chỉ đạo và thực hiện đổi mới giáo dục THPT, thuộc Dự án Phát triển Giáo dục Trung học Phổ thông do Vụ Giáo dục THPT, Cục Nhà giáo (Bộ Giáo dục & Đào tạo) và Trường Đại học Sư phạm thực hiện. .
Tài liệu liên quan