Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Tóm tắt. Bài viết tập trung đánh giá tổng quan về cơ sở vật chất của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đồng thời tiến hành khảo sát và đánh giá được mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Nhà trường, kết quả cho thấy mức độ đáp ứng đa số ở mức trung bình và khá với điểm trung bình cao. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Nhà trường, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị để khai thác cơ sở vật chất hiện có của Nhà trường nhằm phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học hiệu quả hơn.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 350 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 1, pp. 158-166 THỰC TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn Xuân Tuyển Phòng Quản trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài viết tập trung đánh giá tổng quan về cơ sở vật chất của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đồng thời tiến hành khảo sát và đánh giá được mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Nhà trường, kết quả cho thấy mức độ đáp ứng đa số ở mức trung bình và khá với điểm trung bình cao. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Nhà trường, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị để khai thác cơ sở vật chất hiện có của Nhà trường nhằm phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học hiệu quả hơn. Từ khóa: Cơ sở vật chất; cơ sở vật chất phục vụ đào tạo; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 1. Mở đầu Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) Hà Nội là trường trọng điểm, đầu ngành trong hệ thống các trường sư phạm. Trong những năm gần đây Nhà trường đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về quy mô, loại hình đào tạo đòi hỏi cơ sở vật chất (CSVC) phục vụ cho đào tạo (ĐT) và nghiên cứu khoa học (NCKH). Để Trường ĐHSP Hà Nội xứng đáng là trường trọng điểm, phấn đấu đạt chuẩn quốc tế và khu vực, đặc biệt đứng trước yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục thì một trong những vấn đề cần được quan tâm là nâng cao chất lượng quản lí cơ sở vật chất để phục vụ tốt hơn nữa cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học [4]. Bởi vì, CSVC là công cụ hiện thực nội dung, mục tiêu, chương trình, phương pháp dạy học, là điều kiện cần thiết để đa dạng hóa hình thức dạy học [2, 3]. Do đó, việc đánh giá thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội có ý nghĩa rất lớn, là cơ sở để đề xuất những biện pháp quản lí cơ sở vật chất phục vụ đào tạo có hiệu quả. 2. Nội dung nghiên cứu Đối tượng khảo sát: Để đánh giá thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chúng tôi lựa chọn 22 Khoa trực thuộc Trường ĐHSP Hà Nội. Tổng số đối tượng khảo sát là: Ngày nhận bài: 12/09/2013. Ngày nhận đăng: 15/01/2014. Liên hệ: Nguyễn Xuân Tuyển, e-mail: tuyenqtdhsp@gmail.com. 158 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 65 người bao gồm: Ban chủ nhiệm khoa và cán bộ phụ trách CSVC, thiết bị dạy học của Khoa. Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu được sử dụng là bảng hỏi và phỏng vấn sâu. 2.1. Kết quả và thảo luận 2.1.1. Cơ sở lí luận về cơ sở vật chất - Khái niệm cơ sở vật chất: CSVC trường học được hiểu là những phương tiện vật chất, kĩ thuật và sản phẩm khoa học, công nghệ, thông tin của nhà trường được sử dụng làm công cụ để thực hiện nhiệm vụ ĐT và nghiên cứu khoa học. - Các loại CSVC trường học bao gồm: + Đất đai (mặt bằng); + Các công trình kiến trúc (trụ sở, phòng làm việc, hội trường và phòng họp, giảng đường và phòng học, thư viện, phòng thí nghiệm, nhà xưởng, trạm biến áp, trạm bơm nước, nhà kho, nhà để xe, trạm y tế, kí túc xá, nhà ăn tập thể, nhà luyện tập thể thao. . . ); + Các công trình ngoại thất như sân vườn, cây cảnh, đài kỷ niệm, cầu cống, đường xá, ao hồ, bể bơi, sân thể thao, sân vận động. . . ; + Các loại máy móc, phương tiện đi lại, trang thiết bị...; + Dụng cụ, đồ dùng...; + Ấn phẩm, tài liệu, sách báo, tư liệu điện tử (bao gồm cả mạng máy tính và các phần mềm công cụ, dữ liệu thông tin); + Vật liệu, nhiên liệu, hóa chất... - Vị trí, vai trò của cơ sở vật chất trong hoạt động đào tạo. Tác giả Vũ Trọng Rỹ nhấn mạnh: “Muốn tiến hành một hoạt động giáo dục nào đó và tiến hành có hiệu quả thì nhất thiết phải có CSVC - kĩ thuật tương ứng” [5]. Trong giáo dục đại học, người dạy sử dụng CSVC với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của người học, còn đối với người học thì đây là nguồn tri thức, giúp họ tiếp tục đi sâu lĩnh hội các khái niệm, lí thuyết khoa học, hình thành phương pháp luận, các kĩ năng, kĩ xảo theo yêu cầu mục tiêu ĐT. 2.1.2. Tổng quan về cơ sở vật chất ở Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường ĐHSP Hà Nội là trường trọng điểm đa ngành, những năm qua cùng với quá trình phát triển về quy mô, nhà trường không ngừng đầu tư nâng cấp CSVC nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng ĐT. Từ kết quả ở Bảng 1 về thực trạng CSVC của Nhà trường hiện nay và Chiến lược phát triển trường ĐHSP Hà Nội đến năm 2020 của chúng tôi dưới đây cho thấy một số điểm đạt được và những hạn chế tồn tại sau. 159 Nguyễn Xuân Tuyển Bảng 1. Tổng quan cơ sở vật chất ở trường ĐHSP Hà Nội STT Nội dung Đơn vịtính Số lượng Ghi chú I Diện tích đất đai Tổng diện tích theo QĐ 187/TTg ngày 7/6/1980 và giấy sử dụng đất số 4356UB/KTCB tháng 10/1980 của UB nhân dân TP Hà Nội m 2 270.000 ( 27 ha) Trong đó: Diện tích trường ĐHSP HN hiện đang sử dụng là m 2 112.994 Diện tích nhà ở CBGV m2 33.690 Đã chuyển giao cho TP HN quản lí năm 2007 Sử dụng khác (Chùa Thánh Chúa) m 2 13.712 ĐH Quốc gia và trường ĐH Ngoại ngữ đang sử dụng chờ chuyển lên Hòa Lạc m 2 109.604 II Tổng diện tích sàn xây dựng m2 121.188 1 Giảng đường A Phòng học cho SV và học viênCao học Số phòng phòng 180 Diện tích m2 30.973 B Phòng học Trường THPT chuyên và Trường THPT Nguyễn Tất Thành Số phòng phòng 52 Diện tích m2 3.240 2 Phòng học máy tính Số phòng phòng 35 Diện tích m2 2.113 3 Phòng học Ngoại ngữ Số phòng phòng 9 Diện tích m2 504 4 Thư viện m2 5.581 5 Phòng thí nghiệm Số phòng phòng 46 Diện tích m2 2.824 6 Xưởng thực tập, thực hành Số phòng phòng 30 160 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội Diện tích m2 8.216 7 Ký túc xá Số phòng phòng 354 Diện tích m2 18.971 Công trình nhà A12 m2 15.500 Quý 3 - 2014đưa vào SD 8 Diện tích nhà ăn m2 1.200 9 Diện tích khác m2 51.182 Diện tích hội trường m2 380 ( Hội trường nhàK + B1) Công trình hội trường lớn đa năng m 2 4.250 Quý 2 - 2014đưa vào SD Diện tích câu lạc bộ SV m2 456 Diện tích nhà thi đấu đa năng m2 2.537 Diện tích bể bơi m2 0.000 Diện tích sân vận động, sân đa năng m 2 12.096 Phòng làm việc các khoa, phòng ban m 2 Số phòng phòng 119 Diện tích m2 28.531 Diện tích khác (Nhà gửi xe, dịch vụ, trạm bơm, trạm điện, nhà trực bảo vệ) m 2 16.338 a. Điểm mạnh - Trường ĐHSP Hà Nội có đủ diện tích lớp học theo quy định cho việc dạy và học, có kí túc xá cho người học và sân bãi cho các hoạt động văn hóa thể thao. Trường có hệ thống giảng đường với tổng diện tích là 30.973m2 với 180 phòng; hội trường có tổng diện tích là 121.188m2. Phòng học, hội trường đều được thiết kế theo tiêu chuẩn của Viện thiết kế trường học và được trang bị đủ các thiết bị nghe nhìn. Câu lạc bộ SV với diện tích 456m2; 1 Nhà thi đấu, luyện tập thể dục thể thao với diện tích 2.718m2 được trang bị tương đối hiện đại, 1 sân vận động với 12.096m2 được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế (FIFA). Kí túc xá có 354 phòng với diện tích sử dụng 18.971m2 có thể đáp ứng 30% số người học có nhu cầu ở nội trú. Diện tích bình quân chỗ học tập và chỗ ở cho người học đáp ứng quy định hiện hành (khoảng 10m2/SV), có đủ sân bãi cho các hoạt động văn hóa thể thao và các hoạt động ngoại khóa. - Trường có hệ thống thư viện với CSVC, trang thiết bị khá hiện đại, nguồn dữ liệu thông tin tương đối đầy đủ phục vụ ĐT và NCKH của nhà trường. Trung tâm thông tin thư viện bố trí hợp lí các phòng làm việc và các phòng chức 161 Nguyễn Xuân Tuyển năng, gồm 31 phòng đọc với diện tích 2.545m2, phòng làm thẻ, phòng xử lí nghiệp vụ - biên mục, hệ thống phòng mượn, phòng Tin học. Ngoài ra còn có 23 thư viện chuyên ngành ở 23 khoa ĐT. Trung tâm Thông tin Thư viện có 80.734 đầu sách với 356.103 bản, trong đó bao gồm: Giáo trình có 2.262 đầu sách với 97.244 bản, sách tham khảo tiếng Việt có 33.868 đầu sách với 102.374 bản, tiếng Nga có 25.700 đầu sách với 113.205 bản, tiếng Anh - Pháp - Đức có 10.515 đầu sách với 24.542 bản, tiếng Trung có 1.750 đầu sách với 2.095 bản, và một số ít ngoại ngữ khác. Tổng số đầu báo tiếng Việt là 85, tạp chí là 819 (trong đó có 230 đầu tạp chí tiếng Việt và 589 đầu tạp chí nước ngoại). Thư viện đã tạo lập được 4 cơ sở dữ liệu (Sách, báo/tạp chí, luận văn/luận án, bài trích tạp chí) của mình. Riêng cơ sở dữ liệu bài trích tạp chí có phần tóm tắt nội dung và được đưa lên Website để bạn đọc tra cứu. Thư viện đã được trang bị một phòng Internet nhằm giúp bạn đọc khai thác nguồn thông tin trên mạng. Thư viện đã từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động quản lí và phục vụ bạn đọc của mình. Thư viện được nối mạng cục bộ (LAN), Intranet và Internet. Thư viện được đầu tư 134 máy tính, trong đó có 04 máy chủ, 02 máy in Barcode Blaster, 06 máy đọc mã vạch, 08 máy in mạng HP laser JET 4200, 08 máy photocopy, 06 máy Scanner màu HP và Microtek, 16 đầu camera, 02 hệ thống đảm bảo an ninh. - Trường ĐHSP Hà Nội có đủ các phòng thực hành, thí nghiệm phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và NCKH theo yêu cầu của từng ngành ĐT. Hiện nay, Trường có 83 phòng thí nghiệm có diện tích sử dụng với 2.545m2, 01 vườn thí nghiệm có diện tích 600m2, 59 xưởng thực tập, thực hành với tổng diện tích 3.496m2. Hàng năm, Nhà trường đã chủ động lập các dự án xây dựng các phòng thí nghiệm, thực hành phục vụ ĐT và NCKH (Tòa nhà NCKH Công nghệ và Quan hệ quốc tế với tổng vốn đầu tư 68 tỉ đồng; Tòa nhà Nghiên cứu Giáo dục và Trung tâm Nghiệp vụ sư phạm với số vốn là 32 tỉ đồng). - Trường có đầy đủ thiết bị tin học và có Trung tâm Công nghệ thông tin hỗ trợ các hoạt động dạy - học, NCKH, công tác quản lí và điều hành. Hàng năm, Trường đều tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ và SV về ứng dụng CNTT trong dạy và học, dành kinh phí xây dựng các phần mềm dạy học, E-learning, E-book. Trường có đủ máy tính cho GV và người học trong các hoạt động giảng dạy, NCKH và học tập. Trường có 36 phòng máy tính với 2.812m2, 900 máy tính đang hoạt động, trong đó 700 máy được dùng cho học tập, 200 máy dùng cho văn phòng. Trường có mạng máy tính nội bộ, được kết nối internet, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và NCKH, có các phòng học đa năng cho các ngành ĐT, có các phần mềm quản lí để hỗ trợ các bộ phận chức năng như: Phần mềm tuyển sinh, Phần mềm quản lí thư viện. Phòng Bộ môn, phòng làm việc của các giáo sư, hệ thống phòng nghiệp vụ sư phạm, các phòng, các phòng học năng khiếu, trường trung học phổ thông Chuyên, trường Thực hành Nguyễn Tất Thành, trường Mầm non Búp Sen Xanh. b. Tồn tại 162 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội - Quy mô phát triển của Trường ĐHSP Hà Nội ngày càng tăng nhưng CSVC phát triển không tương thích, đặc biệt là đất đai không hề tăng mà còn bị chia cắt, giảm bớt. - Một số nhà cửa, công trình, phương tiện, thiết bị kĩ thuật đã được xây dựng, mua sắm trước những năm 80 đã bị lạc hậu, xuống cấp cần phải khắc phục. - Kết cấu hạ tầng công trình thiếu đồng bộ, không có hội trường, không đủ không gian làm việc cho giảng viên, chưa có đủ phòng làm việc cho Giáo sư; các xưởng, phòng thí nghiệm chuyên ngành chưa được mở rộng; cơ sở hạ tầng về CNTT và viễn thông chưa hoàn chỉnh, CSVC phục vụ nghiên cứu triển khai ứng dụng còn thiếu. - So với yêu cầu chuẩn hoá của Trường ĐHSP đầu ngành và trọng điểm thì hiện trạng CSVC của Trường ĐHSP Hà Nội còn chưa đáp ứng được đầy đủ. Phòng học, phòng thí nghiệm, các cơ sở hành chính phục vụ còn thiếu, lạc hậu và không đồng bộ; các cơ sở sân bãi, cảnh quan môi trường sinh thái phục vụ nhu cầu đời sống văn hoá, giáo dục thể chất không đảm bảo. c. Cơ hội - Ngày nay, với việc giáo dục đào tạo và KHCN được xác định là quốc sách hàng đầu, Trường ĐHSP Hà Nội được Nhà nước xác định là một trong nhóm các trường ĐH được tập trung đầu tư có trọng điểm. - Nhà nước hiện đã có Quy hoạch xây dựng Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hoà Lạc, có cơ hội để Đại học Quốc gia Hà Nội bàn giao cơ sở tại 136 Xuân Thủy cho Trường ĐHSP Hà Nội. - Cơ chế tự chủ tài chính đã tạo cho Trường ĐHSP Hà Nội cơ hội thông thoáng để tổ chức các nguồn thu, tự chủ nguồn thu, tích luỹ ngày càng tăng để đầu tư phát triển. d. Thách thức - Yêu cầu về phát triển quy mô ĐT, nhất là ĐT bậc cao, ĐT đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, NCKH đạt trình độ tiên tiến trong điều kiện CSVC thiếu và yếu là thách thức lớn, nếu không được sớm khắc phục sẽ gây khó khăn cho hoạt động ĐT, NCKH và hợp tác quốc tế của Trường. - Cảnh quan, môi trường và dịch vụ hoàn hảo sẽ góp phần tạo nên sự khác biệt và cạnh tranh trong thị trường giáo dục, đòi hỏi Nhà trường phải có chiến lược đầu tư cho CSVC. 2.1.3. Kết quả khảo sát mức độ cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu đào tạo Trong những gần đây, với sự tăng trưởng các nguồn kinh phí nhờ mở rộng hoạt động ĐT và hợp tác quốc tế, tiềm năng CSVC của trường ĐHSP Hà Nội đã được cải thiện nhiều. Trường đã xây dựng được nhiều giảng đường hiện đại như giảng đường nhà V, giảng đường nhà K1, hoàn thiện Trung tâm thư viện hiện đại với nguồn tài nguyên, học liệu bao gồm nhiều chủng loại: sách giáo trình, sách tham khảo, cơ sở dữ liệu tạp chí, luận văn, luận án, đề tài khoa học. . . dưới dạng ấn bản hoặc điện tử, bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh và các tiếng nước ngoài khác. Hệ thống tài liệu thường xuyên được cập nhật, bổ xung góp phần giúp cán bộ của Nhà trường và sinh viên tiếp cận các nghiên cứu cơ bản và ứng dụng mới trên thế giới. Nhà trường cũng kiện toàn và phát triển lên tâm cao mới Trung 163 Nguyễn Xuân Tuyển tâm Nghiên cứu và sản xuất Học liệu góp phần phục vụ tốt cho hoạt động đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, xét toàn cục, đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu mới của giáo dục đại học. Vẫn còn nhiều CSVC lạc hậu, thiết bị không đồng bộ, thư viện chưa phong phú về tư liệu, thông tin. Năng lực đáp ứng về CSVC đối với hoạt động đào tạo của trường đại học trên thực tế phụ thuộc không chỉ vào kinh phí, mà còn ở hiệu quả đầu tư và cách tổ chức, khai thác sử dụng. Để tìm hiểu về mức độ đáp ứng của CSVC phục vụ đào tạo chúng tôi tiến hành hỏi Ban Chủ nhiệm khoa và cán bộ trợ lí cơ sở vật chất, thiết bị câu hỏi: "Ông/Bà đánh giá mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất phục vụ đào tạo hiện nay". Kết quả thể hiện ở Bảng 2. Bảng 2. Mức độ đáp ứng CSVC phục vụ ĐT theo 15 nội dung TT Các loại CSVC Mức độ đáp ứng (lượt ý kiến) Tổng điểm Điểm trung bìnhX Thứ bậcKhông Thấp Trungbình Khá Tốt 1 Giảng đường, phòng làm việc khối phòng ban, phòng làm việc Ban chủ nhiệm, văn phòng khoa, phòng làm việc cho Giáo sư 1 2 16 30 15 248 3,82 7 2 Hội trường, phònghọp 0 1 18 31 15 255 3,92 4 3 Phòng thực hànhthí nghiệm 1 3 33 23 5 223 3,43 14 4 Bàn ghế giảngđường 0 2 26 26 11 241 3,71 9 5 Bàn ghế, tủ tài liệu tại các phòng làm việc khối phòng ban, Ban chủ nhiệm, văn phòng các khoa, phòng Giáo sư... 0 1 23 24 17 252 3,88 6 6 Đồ dùng, thiết bị phục vụ thực hành thí nghiệm 0 6 31 24 4 221 3,40 15 7 Sân vân động, nhà luyện tập thi đấu thể thao 0 1 14 30 20 264 4,06 2 8 Hệ thống điện chiếu sáng, quạt, điều hòa... 0 3 22 30 10 242 3,72 8 164 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ đào tạo ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội 9 Hệ thống nước phục vụ sinh hoạt, thí nghiệm 0 3 23 29 10 241 3,71 9 10 Dịch vụ công cộng, quang cảnh khuôn viên nhà trường 0 2 17 28 18 257 3,95 3 11 Công tác vệ sinhmôi trường 1 0 8 34 22 271 4,17 1 12 Cơ sở vật chất Trung tâm thông tin Thư viện 0 2 15 35 13 254 3,91 5 13 Phòng làm việc cho các Trung tâm, các Viện nghiên cứu 0 0 25 34 6 241 3,71 9 14 Cơ sở vật chất Kítúc xá 0 0 33 29 3 230 3,54 13 15 Các thiết bị phụcvụ đào tạo 0 5 21 36 3 232 3,57 12 Ghi chú: 15 nội dung được đánh giá với mức cho điểm của từng nội dung như sau: Đáp ứng Tốt: 5 điểm Đáp ứng Khá: 4 điểm Đáp ứng Trung bình: 3 điểm Đáp ứng Thấp: 2 điểm Không đáp ứng: 1 điểm Từ kết quả ở bảng trên cho thấy đa số cán bộ, giảng viên được hỏi đánh giá khả năng đáp ứng của CSVC phục vụ ĐT của Nhà trường ở mức trung bình và khá với điểm trung bình khá cao. Trong đó: Công tác vệ sinh môi trường xếp thứ bậc 1 về mức độ đáp ứng, điều này cũng phù hợp với thực tế hai năm qua Nhà trường đã đầu tư cho công tác này rất bài bản, chuyên nghiệp bằng cách thuê 2 công ti chuyên về vệ sinh môi trường nhờ đó công tác này đã được cải thiện rõ rệt và được cán bộ, giảng viên đánh giá cao nhất với X = 4, 17. Sân vận động, nhà luyện tập thi đấu thể thao xếp thứ bậc 2 về mức độ đáp ứng với X = 4, 06. Điểm số này phù hợp với việc đầu tư của Nhà trường cho việc xây dựng sân vận động đạt tiêu chuẩn FIFA. Xếp thứ bậc 3 là "Dịch vụ công cộng, quang cảnh khuôn viên nhà trường" với X = 3, 95. Xếp thứ bậc 14 và 15 lần lượt là "Phòng thực hành thí nghiệm" và "Đồ dùng, thiết bị phục vụ thực hành thí nghiệm". Đây chính là CSVC cần được Nhà trường đầu tư nâng cấp và khai thác có hiệu quả phục vụ ĐT trong những năm học tới. 165 Nguyễn Xuân Tuyển 3. Kết luận Thông qua việc đánh giá tổng quan về điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức về CSVC của Nhà trường, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và đánh giá được mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của Nhà trường cho thấy cán bộ, giảng viên đánh giá mức độ đáp ứng ở mức trung bình và khá với điểm trung bình cao. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng CSVC phục vụ ĐT ở trường chúng tôi đề xuất một số kiến nghị với Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường để khai thác hiệu quả hơn CSVC hiện có của Nhà trường nhằm phục vụ hiệu quả hoạt động ĐT: Đảng ủy, Ban Giám hiệu có sự thống nhất về cơ chế, chính sách đầu tư CSVC phục vụ ĐT; Cần thống nhất quản lí CSVC cho chủ thể quản lí là phòng Quản trị để nâng cao hiệu quả quản lí CSVC, tránh chồng chéo về quản lí giữa các phòng; Đầu tư, nâng cấp phòng thực hành thí nghiệm và đồ dùng, thiết bị phục vụ thực hành thí nghiệm, tăng cường sử dụng chung phòng thí nghiệm giữa một số khoa, bộ môn để khai thác, sử dụng hiệu quả phòng thực hành thí nghiệm và đồ dùng, thiết bị phục vụ thực hành thí nghiệm TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chính phủ (2005), Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. [2] Học viện Quản lí Giáo dục, 2012. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lí khoa/phòng trường đại học, cao đẳng, (Biên soạn theo Quyết định số 382/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT), Quyển 1, 2, Hà Nội. [3] Trần Kiểm, 2011. Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lí giáo dục. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [4] Trường ĐHSP Hà Nội. Định hướng phát triển Trường ĐHSP Hà Nội đến năm 2020. [5] Vũ Trọng Rỹ, 1997.Một số vấn đề lí luận về phương tiện dạy học, Tài liệu dùng cho học viên cao học. Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội. ABSTRACT Overall evaluation of the facilities of Hanoi National University of Education to respond to the training requirements This paper provides an overall evaluation of strengths, limitations, opportunities, and challenges of the facilities of Hanoi National University of Education. It also explores and assesses the extent that the facilities respond to the training requirements of HNUE. The survey shows the majority of evaluation of response of such facilities at moderate and fairly good level while the number of teaching staff assessing the response at good level is quite low. From results of this baseline study, we propose a number of recommenda- tions to the Party committee, the University’s board of management to exploit the existing facilities more effectivelly for an improvement of educational and training activities. 166
Tài liệu liên quan