Tóm tắt. Mục tiêu đào tạo của trường ĐHSP là đào tạo những GV tương
lai ra trường có thể đáp ứng ngay được những đòi hỏi của thực tiễn giáo
dục phổ thông. Và một trong những đòi hỏi hiện nay là phải đáp ứng được
các tiêu chuẩn nghề nghiệp GV mà Bộ GD&ĐT đã ban hành. Tuy nhiên,
từ thực tế điều tra của chúng tôi cho thấy không phải tất cả các GV trẻ
mới ra trường có thể đáp ứng tốt tất cả các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Trong
các tiêu chí về năng lực nghề, các nội dung liên quan đến năng lực dạy học
có điểm TB cao hơn so với các chuẩn khác. Mức điểm TB tự đánh giá thấp
nhất là các tiêu chí của chuẩn 2 "Tìm hiểu đối tượng và môi trường GD" và
tiếp đến là "năng lực hoạt động chính trị, xã hội" và "Năng lực phát triển
nghề nghiệp". Trên cơ sở thực trạng mức độ đáp ứng chuẩn NN của GV
trẻ, bài báo đã đề xuất một số phương hướng cải tiến chương trình đào tạo
liên quan đến cấu trúc nội dung đào tạo, đến nội dung đào tạo NVSP bao
gồm cả kiến tập, thực tập sư phạm, đến kiểm tra, đánh giá SVTN trên cơ
sở định hướng chung là coi GIÁO DỤC như là một nghề định hướng thực
tiễn, phải được tiến hành tại thực địa là các trường phổ thông.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trẻ và một số định hướng cải tiến chương trình đào tạo giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
IER., 2011, Vol. 56, pp. 47-55
THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG CHUẨN NGHỀ NGHIỆP
CỦA GIÁO VIÊN TRẺ VÀ MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG
CẢI TIẾN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN
Nguyễn Thị Kim Dung
Viện Nghiên cứu Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: kimdung28863@gmail.com
Tóm tắt. Mục tiêu đào tạo của trường ĐHSP là đào tạo những GV tương
lai ra trường có thể đáp ứng ngay được những đòi hỏi của thực tiễn giáo
dục phổ thông. Và một trong những đòi hỏi hiện nay là phải đáp ứng được
các tiêu chuẩn nghề nghiệp GV mà Bộ GD&ĐT đã ban hành. Tuy nhiên,
từ thực tế điều tra của chúng tôi cho thấy không phải tất cả các GV trẻ
mới ra trường có thể đáp ứng tốt tất cả các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Trong
các tiêu chí về năng lực nghề, các nội dung liên quan đến năng lực dạy học
có điểm TB cao hơn so với các chuẩn khác. Mức điểm TB tự đánh giá thấp
nhất là các tiêu chí của chuẩn 2 "Tìm hiểu đối tượng và môi trường GD" và
tiếp đến là "năng lực hoạt động chính trị, xã hội" và "Năng lực phát triển
nghề nghiệp". Trên cơ sở thực trạng mức độ đáp ứng chuẩn NN của GV
trẻ, bài báo đã đề xuất một số phương hướng cải tiến chương trình đào tạo
liên quan đến cấu trúc nội dung đào tạo, đến nội dung đào tạo NVSP bao
gồm cả kiến tập, thực tập sư phạm, đến kiểm tra, đánh giá SVTN trên cơ
sở định hướng chung là coi GIÁO DỤC như là một nghề định hướng thực
tiễn, phải được tiến hành tại thực địa là các trường phổ thông.
1. Đặt vấn đề
Với xu hướng cải cách giáo dục (GD) dựa vào chuẩn và đánh giá theo chuẩn,
nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến hành xây dựng các bộ chuẩn nghề nghiệp (NN)
giáo viên (GV), trong đó có Việt Nam. Chuẩn NN GV là hệ thống các yêu cầu cơ
bản về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và các năng lực NN mà người GV phải
đạt được để thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học và GD, đáp ứng mục tiêu của GD
phổ thông. Trong hệ thống GD dựa vào chuẩn thì việc giảng dạy, học tập và kiểm
tra đánh giá sẽ được thực hiện theo cùng một hướng. Người học hiểu rõ chúng được
mong đợi hiểu biết và làm những gì, GV tập trung giảng dạy vào việc giúp người
học đạt được những mục tiêu mong đợi; và hiệu trưởng giúp đỡ, tạo điều kiện cho
GV có đủ các nguồn lực và phương tiện cần thiết để giảng dạy có hiệu quả [8].
Bên cạnh đó, mục tiêu đào tạo của trường ĐHSP là đào tạo nghề giáo dục
nên đương nhiên người tốt nghiệp cũng phải đạt được các tiêu chí NN về phẩm chất
47
Nguyễn Thị Kim Dung
nhân cách và các năng lực tương ứng chuẩn NN GV. Do đó, việc đánh giá mức độ
đáp ứng chuẩn nghề nghiệp do Bộ GD&ĐT đã ban hành của GV trẻ - cựu sinh viên
tốt nghiệp đại học Sư phạm (ĐHSP) có thâm niên giảng dạy từ 1 đến 5 năm là rất
cần thiết, làm cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc định hướng cải tiến chương trình
đào tạo GV có hiệu quả.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV trẻ
2.1.1. Thông tin chung về đối tượng điều tra
Tổng số GV trẻ đánh giá theo chuẩn là 128 trong đó cựu SV ĐHSP Hà Nội là
47 GV, ĐHSP Huế là 32 và ĐHSP TP HCM là 49 GV.
Bảng 1. Đối tượng GV phân theo môn đang dạy
Môn đang dạy Số lượng Tỉ lệ % Môn đang dạy Số lượng Tỉ lệ %
Toán 24 18.8 GDQP 2 1.6
Lý 10 7.8 Thể dục 8 6.3
Hoá 17 13.3 Kỹ thuật CN 1 0.8
Sử 6 4.7 Tin học 7 5.5
Địa 13 10.2 GDCD 1 0.8
Văn 21 16.4 Ngoại Ngữ 2 1.6
Công nghệ 1 0.8 Không TL 4 3.1
Sinh 11 8.6 Tổng số 128 100
2.1.2. Thực trạng mức độ đáp ứng từng chuẩn nghề nghiệp của GV trẻ
a. Chuẩn 1: Phẩm chất, đạo đức, chính trị, lối sống
Kết quả xử lý số liệu cho thấy:
- Tất cả các tiêu chí đều có điểm TB đạt từ trên 2 đến trên 3 điểm (điểm tối
đa là 4 điểm cho 1 tiêu chí), trong đó tiêu chí thấp nhất là "đạo đức NN" và cao
nhất là "ứng xử với đồng nghiệp".
- Tiêu chí "ứng xử với HS" ở mức độ 4 có số lượng GV đạt được ít nhất (xấp
xỉ 10%), trong đó thấp nhất là cựu SV ĐHSP Huế (3.1%).
- 01 GV có 1 tiêu chí "đạo đức nghề nghiệp" không đạt mức 1 và 4 tiêu chí
còn lại của GV này cũng chỉ đạt ở mức 1.
- Có sự khác nhau trong đánh giá của GV trẻ - cựu SV của các trường ĐHSP
Hà Nội, ĐHSP Huế và ĐHSP TP Hồ Chí Minh: Tổng điểm chuẩn 1 cao nhất là cựu
SV ĐHSP Hà Nội và thấp nhất là cựu SV ĐHSP TP HCM. Sự chênh lệch này đạt
được mức độ có ý nghĩa về mặt thống kê.
b. Tiêu chuẩn 2 - Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường GD
(điểm tối đa là 8)
48
Thực trạng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trẻ và một số định hướng...
Hình 1. Điểm TB các tiêu chí của Chuẩn 2
Sơ đồ trên cho thấy :
- Có sự thống nhất chung của các GV trẻ được điều tra là điểm tự đánh giá ở
tiêu chí "tìm hiểu đối tượng GD" cao hơn tiêu chí "tìm hiểu môi trường GD". Các
tiêu chí của "tìm hiểu đối tượng GD" có tỉ lệ tự đánh giá đạt được ở mức 4 là rất
cao (35.8%), trong khi với tiêu chí "tìm hiểu môi trường GD" thì chủ yếu đạt ở mức
2 (52.5%). Mức 4 chỉ có 17.5%. Tuy nhiên với "chưa đạt được mức 1" thì chỉ có tiêu
chí "tìm hiểu đối tượng GD" có 2 GV trẻ của Huế (chiếm 6.2%).
- Cả 2 năng lực của tiêu chuẩn 2 đều đạt ở mức độ trung bình khá (từ 2.5 đến
gần 3 điểm). Tuy nhiên, không có tiêu chí nào đạt trên 3 điểm.
- Tổng điểm của chuẩn 2 cao nhất vẫn thuộc về cựu SV ĐHSP Hà Nội. Tuy
nhiên sự chênh lệch giữa 3 trường là không có ý nghĩa về mặt thống kê. Độ phân
tán của các tiêu chí cũng không lớn.
c. Tiêu chuẩn 3 – Năng lực dạy học (điểm tối đa là 32)
Bảng 2. Điểm TB các tiêu chí của Chuẩn 3
Hà Nội Huế HCM ChungCác tiêu chí - chuẩn 3
TB SD TB SD TB SD TB SD
XD kế hoạch dạy học 2.8 0.95 3.12 0.87 3.02 0.97 2.98 0.93
Đảm bảo kiến thức môn
học
2.97 0.87 2.34 0.97 2.19 0.92 2.50 0.92
Đảm bảo chương trình
môn học
3.17 0.9 3.26 0.89 2.86 0.94 3.10 0.91
Vận dụng các PPDH 3.0 0.94 2.43 0.86 2.69 0.85 2.71 0.88
Sử dụng các phương
tiện DH
3.1 0.72 3.19 0.82 3.00 0.94 3.1 0.83
Xây dựng môi trường
học tập
3.0 0.9 2.69 1.12 2.80 1.10 2.83 1.04
Quản lí hồ sơ dạy học 3.28 0.8 3.25 0.98 3.02 1.05 3.18 0.94
KT, đánh giá KQHT
của HS
3.04 0.84 2.97 0.60 2.73 0.88 2.91 0.77
Chuẩn 3 24.36 23.25 22.31 23.31
49
Nguyễn Thị Kim Dung
Từ Bảng 2 có thể rút ra một số nhận định sau:
- Đánh giá chung về "năng lực dạy học" thì cựu SV ĐHSP Hà Nội có điểm
TB cao nhất. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa 3 trường là không đáng kể, chưa đạt
được ở mức độ có ý nghĩa về mặt thống kê.
- Điểm TB ở các tiêu chí thường tiến đến gần hoặc hơn 3 điểm là tương đối
cao. Khi xem xét từng mức độ thì thấy số lượng GV trẻ tự đánh giá ở mức độ 4 là
khá nhiều (hơn 30%).
d. Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục (điểm tối đa là 24)
Bảng 3. Điểm TB các tiêu chí của Chuẩn 4
Hà Nội Huế HCM ChungCác tiêu chí - chuẩn 4
TB SD TB SD TB SD TB SD
Xây dựng kế hoạch các
HĐGD
2.63 1.06 3.19 0.99 2.83 0.91 2.88 0.99
Giáo dục qua môn học 2.9 0.58 3.06 1.12 2.65 1.10 2.87 0.93
GD qua các HĐGD 2.8 0.87 2.94 0.98 2.88 0.98 2.87 0.94
GD qua các HĐ ở cộng
đồng
2.6 0.92 2.96 1.2 2.76 1.11 2.77 1.08
Vận dung các PP, hình
thức GD
2.6 0.86 2.91 1.20 2.75 0.91 2.75 0.99
Đánh giá kết quả, rèn
luyện đạo đức của HS
3.3 0.81 3.45 0.74 2.96 0.94 3.24 0.83
Chuẩn 4 16.83 18.51 16.83 17.38
- Đánh giá chung về "năng lực giáo dục" thì cựu SV ĐHSP Huế có tổng điểm
cao nhất và có nhiều GV đạt điểm tối đa (7 GV - chiếm 21.8%). Tuy nhiên sự chênh
lệch giữa 3 trường là chưa đạt được ở mức độ có ý nghĩa về mặt thống kê. - Các
điểm trung bình của các tiêu chí của cựu SV ĐHSP Hà Nội và ĐHSP TP Hồ Chí
Minh là tương đối chụm, ít phân tán, dao động trên dưới 3 điểm. Còn cựu SV ĐHSP
Huế thì mức phân tán rộng hơn (trừ tiêu chí "đánh giá kết quả, rèn luyện đạo đức
của HS".
e. Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội (điểm tối
đa là 8)
Bảng 4 dưới đây cho thấy:
- Có sự thống nhất chung là năng lực tham gia các hoạt động chính trị XH
của GV trẻ tốt hơn năng lực phối hợp với gia đình HS và cộng đồng.
- Có sự chênh lệch rất lớn giữa cựu SV của 3 trường: tổng điểm cao nhất là
cựu SV ĐHSP Huế - 5.72 điểm. Ở từng tiêu chí cụ thể thì cựu SV ĐHSP Huế cũng
có điểm cao nhất ở tất cả hai tiêu chí và thấp nhất là cựu SV ĐHSP TP HCM. Sự
chênh lệch này đạt được độ có ý nghĩa về thống kê.
50
Thực trạng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trẻ và một số định hướng...
Bảng 4. Điểm TB các tiêu chí của Chuẩn 5
Hà Nội Huế HCM ChungCác tiêu chí - chuẩn 5
TB SD TB SD TB SD TB SD
Phối hợp với gia đình
HS và CĐ
2.39 1.06 2.75 1.48 2.06 1.20 2.4 1.25
Tham gia các HĐ chính
trị xã hội
2.76 0.82 3.07 1.03 2.49 1.14 2.77 1.0
Chuẩn 5 5.15 5.72 4.55 5.17
g. Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp (điểm tối đa là
8)
Bảng 5. Điểm TB các tiêu chí của Chuẩn 6
Hà Nội Huế HCM ChungCác tiêu chí - chuẩn 6
TB SD TB SD TB SD TB SD
Tự đánh giá, tự học, tự
rèn luyện
2.7 0.63 3.0 0.92 2.54 0.97 2.75 0.84
Phát hiện và giải quyết
vấn đề
2.54 1.14 2.83 1.37 2.51 1.14 2.63 1.23
Chuẩn 6 5.24 5.56 5.00 5.38
Ở tiêu chuẩn này thì GV trẻ tốt nghiệp ĐHSP Huế có điểm TB cao nhất và
thấp nhất là ĐHSP TP HCM. Tuy nhiên sự chênh lệch này chưa đạt được độ có ý
nghĩa về mặt thống kê.
2.1.3. Đánh giá chung về mức độ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của GV
trẻ
a. Đánh giá chung
- Trong 6 chuẩn NN GV thì chuẩn về "năng lực dạy học" có điểm TB cao
nhất (phần lớn là sát và trên 3 điểm). Thấp nhất là "năng lực tìm hiểu đối tượng
và môi trường GD".
- Cựu SV của ĐHSP Hà Nội có tổng điểm cao nhất ở 4 chuẩn là "Phẩm chất,
chính trị, đạo đức, lối sống"; " Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường GD","
Năng lực dạy học", " Năng lực phát triển nghề nghiệp" và từ đây dẫn đến tổng điểm
của tất cả các chuẩn của GV trẻ - cựu SV ĐHSP Hà Nội có tổng điểm cao nhất.
- Trong hai chuẩn còn lại là "Năng lực GD" và "Năng lực hoạt động chính trị,
XH" thì cựu SV ĐHSP Huế có điểm cao nhất.
- Có sự thống nhất chung ở tất cả các chuẩn cũng như tổng chung là tổng
điểm đạt được chỉ bằng 2/3 số điểm tối đa có thể ở từng chuẩn cũng như cả bộ
chuẩn.
- Tuy nhiên sự chênh lệch giữa cựu SV các trường ĐHSP được điều tra phần
51
Nguyễn Thị Kim Dung
lớn chưa đạt được sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Chỉ duy nhất có chuẩn
"Năng lực hoạt động chính trị XH" thì có ý nghĩa về mặt thống kê (p = 0.03). Điều
đó được lí giải là sự chênh lệch này có thể chỉ là do sự ngẫu nhiên và yếu tố tốt
nghiệp trường ĐHSP nào không có ảnh hưởng quyết định đến mức độ đạt chuẩn.
b. Xếp loại giáo viên theo kết quả tự đánh giá bằng chuẩn nghề
nghiệp
Theo Quy định Chuẩn NN GV THCS, GV THPT Ban hành kèm theo TT số
30 /2009 /TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT,
việc xếp loại GV phải căn cứ vào tổng số điểm và mức độ đạt được theo từng tiêu
chí, chúng tôi có bảng xếp loại như sau:
Bảng 6. Xếp loại giáo viên theo kết quả tự đánh giá
bằng chuẩn nghề nghiệp
Hà Nội Huế HCM ChungXếp loại
SL % SL % SL % SL %
Chưa đạt 0 0 3 9.4 3 6.1 6 4.69
TB 26 55.32 12 37.5 21 42.9 59 46.09
Khá 17 36.17 16 50.0 22 44.9 55 42.97
Xuất sắc 4 8.51 1 3.1 3 6.1 8 6.25
Chung 47 100% 32 100% 49 100% 128 100%
Kết quả bảng trên cho thấy:
- Đại đa số GV trẻ tự đánh giá ở mức TB và khá (89.06%), cụ thể là: Gần
một nửa số GV tự đánh giá đạt ở mức TB – 59 GV, chiếm 46.09 %; đạt mức khá –
55 người, chiếm 42.97%;
- Có 6 GV không đạt chuẩn, chiếm 4.59%, mức xuất sắc – 8 người, chiếm
6.25%.
2.2. Một số đề xuất phương hướng cải tiến chương trình đào
tạo
Bên cạnh việc đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn NN của GV trẻ, chúng tôi có
tiến hành điều tra, phỏng vấn về những thuận lợi, khó khăn mà GV trẻ gặp phải
trong thực tiễn giảng dạy cũng như những kiến nghị đối với đào tạo tại các trường
sư phạm nhằm giúp cho những GV tương lai khi ra trường có thể đáp ứng được
yêu cầu thực tiễn của phổ thông và chuẩn NN GV. Kết quả cho thấy các ý kiến tập
trung vào những nội dung sau:
2.2.1. Cần nâng tỉ trọng khối kiến thức sư phạm
Nâng tỉ trọng khối kiến thức sư phạm trong tổng số đơn vị học trình/tín chỉ
của chương trình đào tạo, ít ra cũng lên mức trung bình của các nước tiên tiến trên
thế giới (tỉ lệ phổ biến từ trên 20% tới trên 30% dành cho KHGD và LLDH chuyên
ngành-bảng 7). Chú trọng các học phần nhằm hình thành các năng lực cụ thể liên
52
Thực trạng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trẻ và một số định hướng...
quan đến hoạt động sư phạm như năng lực tổ chức các hoạt động dạy học - GD,
năng lực công tác chủ nhiệm lớp, năng lực xử lý các tình huống sư phạm, năng lực
giao tiếp sư phạm với các đối tượng khác nhau là HS, CMHS và cộng đồng [7].
Bảng 7. Ví dụ về sự phân bổ chương trình đào tạo GV của Mỹ
Môn đại cương Môn cơ bản Môn KHGD Thực tập Tổng
P M S P M S P M S P M S P M S
Cử
nhân
51 51 52 37 38 39 31 28 24 15 14 14 134 131 129
P - Tiểu học; M: THCS; S – THPT
2.2.2. Bổ sung, hoàn chỉnh chương trình đào tạo NVSP
(i) Về nội dung rèn luyện NVSP:
Cần tăng thời lượng cũng như bổ sung các nội dung đào tạo NVSP để sinh
viên khi ra trường có thể đáp ứng được các năng lực theo chuẩn, đặc biệt là các
nội dung hiện nay đang còn ít chú ý hoặc thiếu như: xây dựng môi trường học tập,
quản lí hồ sơ dạy học, giáo dục qua môn học, giáo dục qua các hoạt động giáo dục,
giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện
đạo đức của HS, năng lực tự học và nghiên cứu phát triển nghề nghiệp, năng lực
hoạt động chính trị, xã hội... [5].
(ii) Về phương pháp và tổ chức rèn luyện NVSP
- Nội dung rèn luyện NVSP cần trải đều trong 4 năm đào tạo để đảm bảo
tính hệ thống, tính phát triển trong quá trình rèn luyện NVSP, phù hợp với từng
chuyên ngành. SV cần được tiếp cận với thực tiến GD phổ thông sớm, chậm nhất
là từ năm thứ 2.
- Kết hợp nhiều PPDH và tăng cường sử dụng các PPDH tích cực, nhất là
các PP giải quyết vấn đề, dạy học dự án, PP làm việc theo nhóm, DH vi mô... tăng
cường hoạt động tự học của SV, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, xử lí tình huống sư
phạm hiệu quả.
- Cần tích hợp, lồng ghép rèn luyện NVSP vào các môn khoa học chuyên ngành
cơ bản. Sự tích hợp như thế sẽ có tác dụng kép là vừa có kĩ năng nghiệp vụ, vừa có
kiến thức cơ bản sâu sắc.
2.2.3. Đổi mới công tác quản lý, tổ chức hoạt động kiến tập, thực tập
sư phạm
(i) Tăng thời lượng, số tín chỉ của học phần cho kiến tập, thực tập sư phạm:
Thực tế điều tra cho thấy: sinh viên SP nói chung và GV trẻ nói riêng có kiến thức
chuyên môn vững nhưng kĩ năng SP còn yếu [3]. Một trong những nguyên nhân
quan trọng là do thời lượng thực hành, thực tập còn quá ít. So với các nước trên thế
giới, thời lượng TTSP trong chương trình đào tạo của nhiều trường ĐHSP ở Việt
Nam ít hơn rất nhiều trường đại học trên thế giới (xem bảng 8).
53
Nguyễn Thị Kim Dung
Bảng 8. Thời lượng thực tập sư phạm
Úc Tối thiểu là 16 tuần (không có tối đa cụ thể)
Anh Tối thiểu là 24 tuần (không có tối đa cụ thể)
Hồng Kong Từ 8 - 10 tuần
Singapore Tối thiểu là 10 tuần (không có tối đa cụ thể)
Mỹ Tối thiểu là 12 tuần (không có tối đa cụ thể)
Việt Nam Từ 6 - 7 tuần
(ii) Đa dạng và linh hoạt tổ chức thực hiện các học phần thực hành sư phạm
trong đó có kiến tập và thực tập sư phạm. Ở các nước tiên tiến như Úc, Mỹ cách
thức tổ chức thực hành sư phạm khá đa dạng. Một số học phần thực hành sư phạm
được SV thực hiện trong suốt cả học kỳ, mỗi tuần 1-2 ngày ở trường phổ thông, một
số học phần khác được thực hiện thành 2-3 đợt, mỗi đợt 5 ngày liên tục (1 tuần),
một số học phần khác nữa đòi hỏi SV đến trường phổ thông và hoạt động như một
GV thực thụ, dưới sự giám sát của GV phổ thông trong suốt cả học kỳ [2]
(iii) Tăng cường mối quan hệ đối tác, cùng chịu trách nhiệm giữa trường
ĐHSP và các trường phổ thông
Trong thời gian SV thực hành sư phạm ở trường thực tập, mỗi SV nên có 2
GV hướng dẫn: 1 GV phổ thông và 1 giảng viên đại học. Giảng viên đại học cần
định kỳ đến trường thực tập, gặp và trao đổi với GV hướng dẫn về quá trình thực
hành sư phạm của SV trong nhóm mình phụ trách, thống nhất yêu cầu... Cách thức
tổ chức như vậy giúp GV phổ thông hiểu rõ yêu cầu của học phần, có ý kiến phản
hồi về SV và cách thức tổ chức và tiêu chí đánh giá kết quả học phần. Giảng viên
đại học cũng hiểu rõ hơn những ưu điểm, hạn chế của mỗi SV mình phụ trách, của
nội dung chương trình học phần, tình hình thực tế ở trường phổ thông, để từ đó
điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy ở đại học cho phù hợp [6].
3. Kết luận
Trong các tiêu chí về năng lực nghề, các nội dung liên quan đến năng lực dạy
học có điểm TB cao hơn so với các chuẩn khác. Mức điểm TB tự đánh giá thấp nhất
là các tiêu chí của chuẩn 2 "Tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục" và tiếp
đến là "năng lực hoạt động chính trị, xã hội" và "Năng lực phát triển nghề nghiệp".
Mức độ đáp ứng của GV trẻ là khác nhau, tùy thuộc vào từng tiêu chí. Những kết
quả thu được từ đánh giá thực trạng đáp ứng chuẩn NN của GV trẻ giúp cho việc
định hướng xây dựng chương trình đào tạo và đánh giá SVTN.
Để sinh viên ra trường có thể đạt được các yêu cầu của chuẩn NN, chúng tôi
cần cải tiến chương trình đào tạo GV hiện nay theo hướng tăng tỉ trọng các môn
đào tạo NVSP và tăng thời lượng kiến tập, thực tập sư phạm, tăng cường mối quan
hệ đối tác, cùng chịu trách nhiệm giữa trường phổ thông và trường đại học.
54
Thực trạng đáp ứng chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trẻ và một số định hướng...
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Võ Thị Minh Chí, 2010. Thực trạng đáp ứng chuẩn NN của GV trẻ - cựu SV
ĐHSP Hà Nội. Báo cáo viết cho đề tài SPHN-08-248 TĐ do TS Vũ Thị Sơn làm
chủ nhiệm.
[2] Chuẩn nghề nghiệp GV Tiểu học, Trung học của Việt Nam.
[3] Nguyễn Thị Kim Dung, 2010. Xác định những yêu cầu sư phạm đối với SV
tốt nghiệp nhằm đáp ứng chuẩn NN GV phổ thông hiện nay ở nước ta. Mã số:
B2009-17-177.
[4] Kiều Thế Hưng, 2010. Thực tập sư phạm trong vấn đề chất lượng đào tạo GV
hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 6/2010.
[5] Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học
theo hệ thống tín chỉ. Chuyên san của Tạp chí ĐH Sài Gòn, tháng 5 năm 2010.
Tiếng Anh.
[6] Angela F. L. Wong; Goh Kim Chuan, 2006. The Practicum in Teacher Training:
a preliminary and qualitative assessment of the improved National Institute of
Education-School Partnership Model in Singapore. Asia-Pacific Journal of Teacher
Education, Vol 34, No 1; March.
[7] Frank Banks; Jenny Leach; Bob Moon - a Centre for Research and Develop-
ment in Teacher Education, Open University. Extract from new understandings of
teachers’ pedagogic knowledge. The Curriculum Journal, Vol. 16, No. 3, September
2005, pp. 331–340.
[8] Reforming teacher education. Sheila Nataraj Kirby, RAND Education, 2004.
ABSTRACT
How young teachers meet professional standards
and some orientations to improve the teacher-training curriculum
The purpose of Hanoi National University of Education is to turn out future
teachers fully capable of meeting the requirements of general education realities.
One of the present requirements is to meet the Professional Standards for Teachers
issued by the Ministry of Education and Training. However, the results of our survey
have shown that not all newly-graduated young teachers (beginning teachers) can
meet all these professional standards. In the criteria regarding the professional com-
petence, the contents related to the teaching competence have the average points
higher than those of the other standards. The lowest average points of student self-
evaluation are the criteria of Standard 2 called “Studying the object and milieu of
education” and then come the “ability to participate in social activities” and “ability
to continue professional development”. On the basis of such a situation, the article
brings forth some orientations to improve the curriculum in terms of training and
professional competence training including classroom attendance, teaching practice,
examination, assessment of students in the direction of considering education as a
profession done in the field – general schools
55