Tóm tắt. Môn Toán ở các trường trung học cơ sở tại Thủ đô Viêngchăn Cộng hòa
Dân chủ Nhân Dân (CHDCND) Lào có chất lượng học tập kém là do giáo viên
chưa sử dụng phương pháp giảng dạy hợp lý, học sinh học tập bị động, việc quản lý
chương trình dạy học chưa chặt chẽ và có nhiều ảnh hưởng từ môi trường xã hội tác
động vào việc học tập của học sinh. Việc vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy
học môn Toán sẽ làm cho học sinh phát triển kĩ năng tự giác, tích cực, chủ động,
sáng tạo và tạo ra niềm vui trong học tập làm cho kết quả học tập tốt hơn.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở một số trường trung học cơ sở thủ đô Viêngchăn nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2012, Vol. 57, No. 10, pp. 14-18
THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌCMÔN TOÁN
ỞMỘT SỐ TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỦ ĐÔ VIÊNGCHĂN
NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Outhay Bannavong
Nghiên cứu sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
E-mail: outhay_ban@hotmail.com
Tóm tắt. Môn Toán ở các trường trung học cơ sở tại Thủ đô Viêngchăn Cộng hòa
Dân chủ Nhân Dân (CHDCND) Lào có chất lượng học tập kém là do giáo viên
chưa sử dụng phương pháp giảng dạy hợp lý, học sinh học tập bị động, việc quản lý
chương trình dạy học chưa chặt chẽ và có nhiều ảnh hưởng từ môi trường xã hội tác
động vào việc học tập của học sinh. Việc vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy
học môn Toán sẽ làm cho học sinh phát triển kĩ năng tự giác, tích cực, chủ động,
sáng tạo và tạo ra niềm vui trong học tập làm cho kết quả học tập tốt hơn.
Từ khóa: Phương pháp dạy học môn Toán, quan điểm hoạt động, phát triển kĩ năng.
1. Mở đầu
Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng dạy học hiện nay ở một số trường trung học cơ
sở trên địa bàn Thủ đô Viêngchăn trong lĩnh vực đổi mới Phương pháp dạy học (PPDH)
môn Toán và tìm ra nguyên nhân làm cho chất lượng học tập của học sinh chưa cao từ đó
đề xuất các biện pháp khắc phục. Chúng tôi đã dùng phương pháp điều tra và quan sát
khi tìm hiểu thực trạng. Các phiếu câu hỏi được sử dụng để thu thập số liệu về tình hình
giảng dạy của giáo viên và kết quả học tập của học sinh. Việc điều tra đã được tiến hành
trên 100 giáo viên Toán và thống kê điểm thi môn Toán học kỳ I năm học 2009 - 2010 của
3.812 học sinh thuộc 18 trường trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn Thủ đô Viêngchăn.
Các trường được khảo sát bao gồm cả các trường có chất lượng học tập tốt, các trường có
chất lượng học tập bình thường và cả các trường nội thành và các trường ngoại thành. Trên
cơ sở phân tích thực trạng tìm hiểu được, chúng tôi đề xuất một số giải pháp khắc phục.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Tình hình vận dụng phương pháp dạy học của giáo viên
Kết quả điều tra được thể hiện trên Bảng 1. Tuy nhiên đối với Phương pháp vấn đáp
thực tế còn có trường hợp giáo viên đặt câu hỏi rồi giáo viên tự trả lời không để thời gian
cho học sinh suy nghĩ. Những giáo viên này lí giải rằng để đảm bảo thời gian, họ không
thể dừng lại lâu để học sinh suy nghĩ. Cách dạy như thế gây cho học sinh thói quen nghe
14
Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở một số trường...
câu hỏi của giáo viên và chờ câu trả lời của chính thầy/cô mà không chịu suy nghĩ để tự
tìm câu trả lời nữa.
Đối với Phương pháp thuyết trình, giáo viên không thể khuyến khích các hoạt động
suy nghĩ của học sinh, chỉ nặng về truyền thụ kiến thức một chiều. Điều đó làm cho hầu
hết học sinh rơi vào thế bị động. Khi không hiểu bài học sinh cũng không dám hỏi, hơn
nữa họ cũng không biết hỏi câu gì. Khi đó họ chỉ cố ngồi cho hết giờ. Có những học sinh
không thể ngồi yên. Họ làm việc khác hoặc đùa nhau trong tiết học đó.
Phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề là một phương pháp giúp học sinh phát
triển sự suy nghĩ và tăng cường sự chú ý trong việc học nhưng trong thực tế phương pháp
này giáo viên lại ít vận dụng. Qua kết quả điều tra (Bảng 1) vận dụng nhiều chỉ chiếm
54%, vận dụng ít chiếm 43%, và không vận dụng chiếm 3%.
Bảng 1. Tình hình áp dụng các phương pháp giảng dạy
Các PPDH Mức độ sử dụng
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng
Thuyết trình 64% 36% 0%
Vấn đáp 69% 30% 1%
Phát hiện và giải quyết
vấn đề 54% 43% 3%
2.2. Việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng của giáo viên về phương pháp dạy học
Hiện nay ở Lào, việc bồi dưỡng cho giáo viên về các phương pháp dạy học tích cực
vẫn còn hạn chế. Kết quả điều tra ở Thủ đô Viêngchăn (Bảng 2) cho thấy trong thực tế
giáo viên phải tự bồi dưỡng là chính. Họ ít được bồi dưỡng một cách chính quy.
Bảng 2. Tình hình bồi dưỡng giáo viên
Hình thức bồi dưỡng Mức độ bồi dưỡngThường xuyên Thỉnh thoảng Không
Bồi dưỡng theo lớp 28% 43% 29%
Tự bồi dưỡng 72% 21% 7%
Hiện nay việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực trong các trường học còn
ít. Do chưa được bồi dưỡng để nâng trình độ về phương pháp dạy học, nhiều giáo viên cho
rằng khi vận dụng phương pháp dạy học có tính chất kích thích học sinh suy nghĩ hoặc
tạo điều kiện cho học sinh hoạt động trong giờ học sẽ bị thiếu thời gian. Vì vậy chủ yếu
giáo viên chạy theo chương trình và giáo án. Điều này trở thành trào lưu và người đã qua
bồi dưỡng giảng dạy theo phương pháp mới cũng quay lại vận dụng phương pháp thuyết
trình và thực hiện hỏi đáp theo cách giáo viên hỏi, giáo viên tự trả lời. Kết quả điều tra còn
cho thấy giáo viên không có đủ thời gian để soạn bài, nội dung bài giảng quá dài (Bảng
3). Ngoài ra một số giáo viên phải đảm nhiệm dạy nhiều lớp, nhiều giáo án. Có giáo viên
ngoài giảng dạy còn phải làm kiêm nhiệm nhiều việc khác. Có một số giáo viên còn phàn
nàn rằng nội dung bài dạy là khó. Có giáo viên đã bỏ, không dạy những bài khó với những
15
Outhay Bannavong
lí do khác nhau, như không có đồ dùng dạy học, học sinh đông quá,... Đa số giáo viên cần
được bồi dưỡng phương pháp dạy học, bồi dưỡng kiến thức Toán, trao đổi kinh nghiệm
giảng dạy với những người đã giảng dạy lâu năm và đặc biệt cần sự giúp đỡ từ phía cấp
trên thông qua các cơ chế, chính sách khuyến khích giáo viên dạy tốt, dạy giỏi.
Các giáo viên dạy tốt, dạy giỏi được khen thưởng theo các hình thức và mức độ khác
nhau tùy theo khả năng và điều kiện của các địa phương. Thông thường những giáo viên
dạy giỏi sẽ được nhận bằng khen và các phần thưởng. Ngoài kết quả thể hiện trên Bảng 4,
thực tế còn cho thầy chính sách khen thưởng chưa được áp dụng thống nhất và thích ứng
với từng địa phương. Có nơi giáo viên dạy tốt được tăng lương, có nơi giáo viên dạy tốt
vẫn không được tăng lương.
May mắn cho những nơi có cán bộ quản lí giáo dục vốn là những người giáo viên
dạy tốt. Những cán bộ này đã quan tâm tới những giáo viên vận dụng phương pháp dạy
học tích cực để giúp học sinh học tốt, học giỏi. Tuy nhiên những cán bộ quản lý như thế
không nghiều. Số cán bộ quản lý vốn không là giáo viên dạy giỏi, thậm chí thời gian giảng
dạy không nhiều thường không coi trọng việc đổi mới phương pháp, không khuyến khích
giáo viên áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Họ không chú ý xây dựng cơ chế,
chính sách nhằm khuyến khích giáo viên dạy tốt. Do không có cơ chế chính sách quan
tâm thỏa đáng đến giáo viên, khuyến khích giáo viên tích cực phấn đấu cải tiến phương
pháp làm cho các giờ dạy và học ngày càng hiệu quả hơn nên nhiều giáo viên không thiết
tha với nghề nghiệp của mình. Họ giảng dạy thiếu trách nhiệm, thậm chí bỏ nghề. Một số
cán bộ quản lí còn khuyến khích các phương pháp dạy học nặng về thuyết trình. Họ cho
rằng khi dùng phương pháp thuyết trình sẽ giúp cho học sinh hiểu bài sâu hơn so với các
phương pháp khác, làm cho giáo viên tiết kiệm thời gian, dạy hết nội dung chương trình
và quản lí lớp được tốt hơn. Điều đó chứng tỏ rằng cả người quản lí giáo dục và người
giáo viên cần phải có sự hiểu biết nhiều hơn về các phương pháp dạy học và ý thức được
trách nhiệm nghề nghiệp. Muốn thế cần phải bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học
cho họ.
Kết quả điều tra số giáo viên được hưởng các chế độ khen thưởng thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 4. Tình hình giáo viên được khen thưởng
Chính sách Mức độ
Nhiều Ít Không
Biểu dương khen
thưởng 48% 47% 5%
Tăng lương 00% 23% 77%
Đề bạt 30% 59% 11%
2.3. Điểm thi môn Toán học kỳ I năm học 2009 - 2010
Tất cả các nguyên nhân trên đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh. Bảng
5 trình bày kết quả thống kê điểm thi môn Toán học kỳ 1 năm học 2009-2010 của 3.812
học sinh trên 18 trường trung học cơ sở của thủ đô Viêngchăn:
16
Thực trạng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở một số trường...
Bảng 5. Thống kê điểm thi Toán học kỳ I năm học 2009 - 2010
Điểm Toán Điểm 0-4 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10
Phần trăm 42.60% 43.10% 12.15% 2.15%
Kết quả này là do nhiều nguyên nhân, nhất là học sinh chưa tích cực học tập, thiếu
sự suy nghĩ, phương pháp dạy học của giáo viên sử dụng chưa thích hợp và nhiều giáo
viên còn nhiều lúng túng, giáo viên chủ yếu là vận dụng phương pháp dạy học thuyết trình
và phương pháp dạy học vấn đáp kiểu thầy hỏi, thầy tự trả lời và chưa có chính sách thúc
đẩy người dạy tốt, dạy giỏi một cách rộng rãi.
2.4. Những nguyên nhân làm cho học sinh học tập chưa tốt
Tình hình dạy học môn Toán ở các trường trung học cơ sở của thủ đô Viêngchăn,
nói chung chất lượng học tập còn kém khi so sánh với yêu cầu của khoa học - xã hội hiện
nay. Từ những nghiên cứu tình hình thực tế, chúng tôi thấy kết quả học tập kém đó do
những nguyên nhân sau:
i. Đa số giáo viên chưa hiểu sâu về cách sử dụng các phương pháp dạy học cho phù
hợp. Họ sử dụng các phương pháp giáo viên tự hoạt động còn học sinh học bị động. Trong
khi đó những giáo viên không qua sự bồi dưỡng thường xuyên về cách dạy học. Mặc dù
các giáo viên có tự bồi dưỡng bằng cách học hỏi và đọc sách nhưng sự áp dụng chưa được
phù hợp với điều kiện lớp học của Lào. Nguyên nhân đó dẫn đến đa số giáo viên không
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
ii. Bản thân giáo viên bị động, đa số giáo viên không đủ thời gian để nghiên cứu
bài giảng hoặc soạn giáo án của mình, chương trình dài, nội dung khó hiểu, học sinh quá
đông và dụng cụ dạy học hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân đã làm cho giáo viên lúng
túng không biết lựa chọn phương pháp dạy học cho phù hợp và quay lại dạy thuyết trình
và vấn đáp cho bản thân giáo viên.
iii. Chính sách giáo dục để khuyến khích cho giáo viên dạy tốt, dạy giỏi chưa được
thích đáng. Người quản lí giáo dục vẫn đề ý đến việc dạy hết giáo trình mà ít quan tâm
đến các phương pháp dạy học. Hơn nữa họ vẫn cho rằng phương pháp dạy học thuyết trình
là tốt nhất vì có thể tiết kiệm thời gian và dễ quản lí lớp học. Nguyên nhân này làm cho
giáo viên không phấn đấu dạy học tích cực.
iv. Học sinh hiện nay ít quan tâm đến học tập, lười suy nghĩ và có thói quen chở
những câu trả lời sẵn của giáo viên.
Tất cả các nguyên nhân trên đã làm cho kết quả học tập của học sinh kém chất lượng.
Sự điều tra và khảo sát trên đã thực hiện ở các trường trên địa bàn Thủ đô Viêngchăn mà
chất lượng vẫn còn kém như vậy, nếu ở các trường vùng nông thôn xa xôi nhiều điều kiện
học tập còn hạn chế, chất lượng học tập sẽ như thế nào? Điều này tất yếu và cấp thiết phải
tìm ra các phương pháp dạy học cho phù hợp để nâng chất lượng học tập của học sinh.
2.5. Giải pháp nâng cao kết quả học tập môn toán của học sinh
Để khắc phục tình trạng dạy học môn Toán ở các trường trung học cơ sở Nước
CHDCNN Lào, theo chúng tôi phải đổi mới phương pháp dạy học bằng cách vận dụng
17
Outhay Bannavong
quan điểm hoạt động vào dạy học, bởi vì phương pháp dạy học cần hướng vào việc tổ chức
cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và
sáng tạo [1]. Dạy Toán trong hoạt động và bằng hoạt động sẽ góp phần thực hiện nguyên
lí "Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với
xã hội". Điều đó hoàn toàn phù hợp với luận điểm cơ bản của Giáo dục học là con người
phát triển trong hoạt động và học tập diễn ra trong hoạt động.
Nếu vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học môn Toán sẽ làm cho học sinh hình
thành kĩ năng và thái độ tích cực học tập và kết quả học tập có chất lượng cao hơn. Bởi
vì, mỗi nội dung Toán học đều liên quan đến quá trình hoạt động. Giáo viên phát hiện,
lựa chọn, hướng dẫn và tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt động tương thích với nội
dung một cách thức hợp lí nhất sẽ có hiệu quả nhất trong dạy học.
3. Kết luận
Tình hình dạy và học Toán ở các trường THCS Nước CHDCND Lào còn nhiều bất
cập. Cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng quan tâm nhiều đến học sinh,
tích cực khuyến khích các hoạt động của học sinh, biến quá trình học tập thụ động của
học sinh thành quá trình chủ động tiếp thu kiến thức. Nếu áp dụng quan điểm hoạt động
vào quá trình dạy học một cách hợp lí, tình trạng trên sẽ sớm được hắc phục. Chúng tôi hy
vọng rằng việc vận dụng quan điểm hoạt động vào dạy học môn Toán ở các trường THCS
Nước CHDCND Lào sẽ mang ý nghĩa rất lớn, mang tính thời sự của Ngành Giáo dục Lào
và nâng cao chất lượng dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong tình hình
hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Bá Kim, 2008. Phương pháp dạy học môn toán. Nxb Đại học Sư phạm
Hà Nội.
[2] Nguyễn Bá Kim, 1998. Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động. Sách bồi dưỡng
chu kỳ 1997 - 2000 cho giáo viên PTTH và THCS. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
ABSTRACT
Status of inovative Mathematic teaching in some secondary schools
at Vientiane, Lao People Democratic Republic
Mathematics teaching/learning in some secondary schools in Vientiane, Lao PDR,
is low in quality because teachers use methods which are inadequate, students reject learn-
ing, schools managers lack management skills and there is a dearth of affection in the
school environment. If methods were used which would encourage active learning and
the self acquisition of mathematics, students would be better able to develop various skills
and abilities learning with a resultant higher quality result.
18