Tóm tắt. Giao tiếp có vai trò quan trọng trong đời sống của mọi người, trong đó có học sinh
khuyết tật trí tuệ (HS KTTT) cấp tiểu học. Kĩ năng giao tiếp tốt sẽ giúp các em thiết lập
được các mối quan hệ xã hội, tham gia vào các hoạt động nhóm, hỗ trợ quá trình lĩnh hội
kiến thức trong học tập cũng như thúc đẩy tiến trình hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên,
do đặc điểm khuyết tật mang lại mà HS KTTT còn gặp nhiều hạn chế trong giao tiếp như
khả năng tập trung kém, ngôn ngữ hạn chế, khó thiết lập và duy trì hội thoại,. Do vậy,
trong môi trường giáo dục nhà trường, bên cạnh việc cung cấp, trang bị kiến thức cho học
sinh, việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cũng cần được coi là một nhiệm vụ quan trọng. Trong
bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả khảo sát trên 78 giáo viên dạy hòa nhập học sinh
KTTT ở Bắc Giang, Đà Nẵng và Yên Bái để tìm hiểu về thực trạng giáo dục kĩ năng giao
tiếp cho HS KTTT. Kết quả khảo sát cũng đưa ra cơ sở để xây dựng hệ thống các biện pháp
rèn luyện và phát triển kĩ năng này cho HS KTTT, giúp các em có thể học tập và hòa nhập
tốt hơn vào cộng đồng.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học tiểu học hòa nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0117
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 110-118
This paper is available online at
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH
KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ HỌC TIỂU HỌC HÒA NHẬP
Đinh Nguyễn Trang Thu
Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt.Giao tiếp có vai trò quan trọng trong đời sống của mọi người, trong đó có học sinh
khuyết tật trí tuệ (HS KTTT) cấp tiểu học. Kĩ năng giao tiếp tốt sẽ giúp các em thiết lập
được các mối quan hệ xã hội, tham gia vào các hoạt động nhóm, hỗ trợ quá trình lĩnh hội
kiến thức trong học tập cũng như thúc đẩy tiến trình hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên,
do đặc điểm khuyết tật mang lại mà HS KTTT còn gặp nhiều hạn chế trong giao tiếp như
khả năng tập trung kém, ngôn ngữ hạn chế, khó thiết lập và duy trì hội thoại,... Do vậy,
trong môi trường giáo dục nhà trường, bên cạnh việc cung cấp, trang bị kiến thức cho học
sinh, việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cũng cần được coi là một nhiệm vụ quan trọng. Trong
bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả khảo sát trên 78 giáo viên dạy hòa nhập học sinh
KTTT ở Bắc Giang, Đà Nẵng và Yên Bái để tìm hiểu về thực trạng giáo dục kĩ năng giao
tiếp cho HS KTTT. Kết quả khảo sát cũng đưa ra cơ sở để xây dựng hệ thống các biện pháp
rèn luyện và phát triển kĩ năng này cho HS KTTT, giúp các em có thể học tập và hòa nhập
tốt hơn vào cộng đồng.
Từ khóa: Học sinh khuyết tật trí tuệ, tiểu học, kĩ năng giao tiếp, giáo dục hòa nhập, giáo
viên dạy hòa nhập.
1. Mở đầu
Giao tiếp là nhu cầu trong đời sống tinh thần của con người. “Khi giao tiếp con người đã
tham gia vào nhiều hình thức xã hội phức tạp và ở đó tạo nên các mối quan hệ xã hội” (V. Lênin).
Giao tiếp là phương thức tồn tại và phát triển của cá nhân và xã hội, tạo nên các mối quan hệ xã
hội và bản chất con người. Thông qua giao tiếp, con người sẽ hình thành được năng lực tự ý thức.
Với trẻ em, giao tiếp là tiền đề để phát triển tâm lí và hình thành nhân cách.
Trong môi trường giáo dục hòa nhập, học sinh khuyết tật trí tuệ (HS KTTT) thường ở mức
độ nhẹ đến trung bình, ít kèm theo vấn đề về hành vi. Mặc dù vậy, HS KTTT vẫn còn gặp khá
nhiều khó khăn về mặt nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, đặc biệt là khó khăn trong giao tiếp
cũng như trong việc thiết lập các mối quan hệ xã hội với bạn bè, thầy cô. Chính những khó khăn
này đã gây ra các rào cản trong quá trình hòa nhập của các em như: hạn chế lĩnh hội kiến thức,
khó khăn trong thiết lập mối quan hệ tương tác giữa thầy – trò, giữa các bạn cùng trang lứa...ảnh
hưởng không nhỏ tới các mối quan hệ trong trường học và khả năng học tập của các em. Với HS
KTTT, ngoài việc quan tâm đến khả năng nhận thức trong học tập, việc xem xét đến các kĩ năng
khác như kĩ năng giao tiếp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các em lĩnh hội kiến thức
và hòa nhập cộng đồng.
Ngày nhận bài: 25/5/2015. Ngày nhận đăng: 15/8/2015.
Liên hệ: Đinh Nguyễn Trang Thu, e-mail: trangthudn@yahoo.com
110
Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học tiểu học hòa nhập
Nghiên cứu về vấn đề giao tiếp của trẻ KTTT đã được nhiều nghiên cứu đưa ra với các
hướng chính như: các nghiên cứu về đặc điểm về giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ KTTT của tác giả
Trần Thị Lệ Thu (2003) [5], Nguyễn Thị Hoàng Yến, Đỗ Thị Thảo (2010) [7]; các nghiên cứu về
biện pháp rèn các kĩ năng giao tiếp cho trẻ chậm phát triển trí tuệ của Vũ Thị Bích Hạnh và Đặng
Thái Thu Hương (2004); các biện pháp để tăng cường và hỗ trợ giao tiếp cho trẻ có khó khăn về
giao tiếp, trong đó bao gồm cả trẻ KTTT của tác giả Kirtin Bostelmann và Vivien Heller, trường
Đại học Huế (2007) [3]; các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp của trẻ chậm phát triển trí tuệ
học hòa nhập trong trường tiểu học của tác giả Nguyễn Thị Hiền (2010);...Các hướng nghiên cứu
này đã đề cập đến đối tượng trẻ KTTT cụ thể, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về
thực trạng việc giáo dục kĩ năng giao tiếp trên đối tượng học sinh KTTT học tiểu học hòa nhập và
giáo viên dạy học trong môi trường hòa nhập – người có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến đối
tượng học sinh này. Do vậy, tiến hành điều tra để tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp
cho HS KTTT của giáo viên dạy hòa nhập là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Kết quả điều tra này
sẽ đưa ra các cơ sở để điều chỉnh cũng như đề xuất các biện pháp rèn luyện phù hợp và phát triển
kĩ năng này cho HS KTTT, giúp các em có nền tảng tốt để học tập, lĩnh hội kiến thức và hòa nhập
cộng đồng sau này.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Kĩ năng giao tiếp của HSKTTT và giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HSKTTT
2.1.1. Khuyết tật trí tuệ
Sổ tay chẩn đoán và thống kê những rối nhiễu tâm thần V (DSM-V, 2013) của Hiệp hội rối
nhiễu tâm thần Mỹ (APA) đã đưa ra định nghĩa và các tiêu chí chẩn đoán về KTTT như sau [2]:
Khuyết tật trí tuệ (rối loạn phát triển trí tuệ) là một rối loạn diễn ra trong suốt quá trình phát
triển, bao gồm sự thiếu hụt cả về trí tuệ và chức năng thích ứng về khái niệm, xã hội và các lĩnh
vực thực hành, bắt buộc phải có ba tiêu chuẩn sau:
A. Bị thiếu hụt các chức năng trí tuệ như lí luận, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, tư duy
trừu tượng, phán xét, kĩ năng học tập, học hỏi từ trải nghiệm. Các thiếu hụt này được kiểm chứng
thông qua các đánh giá lâm sàng và cá nhân, kiểm tra trí thông minh đã được tiêu chuẩn hóa.
B. Bị thiếu hụt trong chức năng thích ứng dẫn đến thất bại trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn
phát triển văn hóa xã hội, độc lập cá nhân và trách nhiệm xã hội. Không có sự hỗ trợ, những thiếu
hụt trong chức năng thích ứng này sẽ dẫn đến những hạn chế một hoặc nhiều hoạt động trong cuộc
sống hàng ngày như thông tin liên lạc, tham gia xã hội, sống độc lập; và trong nhiều môi trường
như gia đình, trường học, nơi làm việc và cộng đồng.
C. Những thiếu hụt về trí tuệ và chức năng diễn ra trong suốt quá trình phát triển.
HS KTTT là những học sinh có độ tuổi thực từ 6 đến 12 tuổi, có ba tiêu chuẩn A, B, C kể
trên.
2.1.2. Kĩ năng giao tiếp
Có nhiều khái niệm khác nhau về giao tiếp như: Giao tiếp được hiểu là sự trao đổi thông
tin, cảm xúc giữa con người, là sự tác động qua lại lẫn nhau, là sự tri giác của con người [6]; Giao
tiếp là quá trình trao đổi thông tin, nhu cầu, tình cảm giữa ít nhất hai đối tượng, nhờ các hình thức
khác nhau của giao tiếp [4]; Giao tiếp là một kĩ năng được cho là dĩ nhiên và đóng vai trò quan
trọng trong sự phát triển toàn diện của học sinh [3].
Kĩ năng giao tiếp là khả năng nhận thức những biểu hiện bên ngoài và tâm lí bên trong của
đối tượng và bản thân chủ thể giao tiếp, là khả năng sử dụng hợp lí các phương tiện ngôn ngữ và
phi ngôn ngữ, biết cách tổ chức, điều chỉnh quá trình giao tiếp nhằm đạt được mục tiêu đề ra [1].
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, dựa trên cách phân chia các kĩ năng trong lĩnh vực
giao tiếp của thang đo hành vi thích ứng Vineland II (2005), các kĩ năng giao tiếp bao gồm: nhóm
kĩ năng tiếp nhận (chú ý, nghe hiểu và làm theo chỉ dẫn); nhóm kĩ năng biểu đạt (biểu đạt tiền lời
111
Đinh Nguyễn Trang Thu
nói, bắt đầu nói, biểu đạt những ý phức tạp và lời nói tương tác) và nhóm kĩ năng văn bản (đọc,
viết).
2.1.3. Đặc điểm kĩ năng giao tiếp của HS KTTT [5, 7]
Đặc điểm về kĩ năng tiếp nhận: khả năng chú ý của HS KTTT bị hạn chế, các em khó duy
trì sự chú ý trong một thời gian lâu, do vậy, HS KTTT khó duy trì chủ đề một cuộc hội thoại. Ngoài
ra, do khả năng ngôn ngữ bị hạn chế nên HS KTTT cũng gặp khó khăn trong việc hiểu các mệnh
lệnh, yêu cầu mà được diễn đạt bằng các ý phức tạp hoặc các từ trừu tượng.
Đặc điểm về kĩ năng biểu đạt: ngôn ngữ của HS KTTT chậm hơn so với HS không KTTT
cùng độ tuổi, các em thường chậm biết nói, vốn từ ít và nghèo nàn, từ tích cực ít, từ thụ động nhiều.
Nhiều em thường phát âm sai, phân biệt âm kém, nói sai ngữ pháp, ít sử dụng tính từ, động từ. . .
và không nắm được quy tắc ngữ pháp. Do vậy, các em luôn gặp khó khăn trong việc diễn đạt suy
nghĩ của bản thân cũng như khó diễn đạt, biểu đạt lại suy nghĩ, mong muốn của người khác.
Đặc điểm về kĩ năng văn bản: mặc dù HS KTTT vẫn có khả năng học đọc, học viết, nhưng
do hạn chế về khả năng nhận thức, tư duy, trí nhớ mà các em luôn gặp khó khăn trong việc nhận
diện, giải mã (đọc, viết) văn bản. Thông thường, đây cũng là kĩ năng mà hầu như mọi HS KTTT
đều gặp khó khăn nhiều nhất.
2.1.4. Giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HS KTTT
Quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HS KTTT là quá trình tác động có mục đích, có
định hướng của giáo viên tới học sinh, thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm hình
thành, rèn luyện các kĩ năng giao tiếp cần thiết.
Trong quá trình này, người giáo viên đóng vai trò là nhà giáo dục, là chủ thể tác động, có vai
trò chủ đạo: tổ chức, điều khiển quá trình hình thành những kĩ năng giao tiếp phù hợp với chuẩn
mực đã được quy định. Học sinh được coi là đối tượng giáo dục, tiếp nhận sự tác động có định
hướng, có kế hoạch, có phương pháp, có tổ chức, có hệ thống của giáo viên. Ngoài ra, HS còn là
một thực thể chủ động, tiếp thu có chọn lọc, có khả năng tự vận động, biến những tác động bên
ngoài thành những tác động bên trong của bản thân, do vậy chính HS còn tồn tại với tư cách là một
chủ thể tự giáo dục.
2.2. Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HS KTTT
2.2.1. Khái quát về quá trình điều tra
Mục đích điều tra: Khảo sát thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HS KTTT học tiểu
học hòa nhập.
Địa bàn điều tra: Ở 11 trường, ba tỉnh thành: Hà Giang, Đà Nẵng và Yên Bái.
Đối tượng điều tra: 78 giáo viên dạy tiểu học hòa nhập. Trong đó: Hà Giang có 36 giáo
viên, Đà Nẵng có 25 giáo viên và Yên Bái có 17 giáo viên.
Nội dung điều tra: Nhận thức của giáo viên về kĩ năng giao tiếp và giáo dục kĩ năng giao
tiếp, mức độ giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HS, nội dung, hình thức tổ chức và biện pháp giáo dục
kĩ năng giao tiếp, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HS
KTTT.
2.2.2. Kết quả điều tra
Thông tin chung về giáo viên
Số lượng giáo viên nữ ở cả ba địa bàn điều tra là 70, giáo viên nam là 8, như vậy trung bình
tỉ lệ giữa giáo viên nữ và giáo viên nam là 8/1. Về phân bố độ tuổi, số lượng giáo viên ở độ tuổi
31-40 chiếm nhiều nhất (32/78, chiếm 41%), tiếp đó là số lượng giáo viên ở độ tuổi 41-50 (28/78,
chiếm 35,8%), ít nhất là số lượng giáo viên ở độ tuổi trên 50 (8/78, chiếm 1%). Về thâm niên dạy
tiểu học, đa số giáo viên đều đã có thâm niên dạy học trên 10 năm (58/78, chiếm 74,3%), tiếp đó là
112
Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học tiểu học hòa nhập
giáo viên có thâm niên dạy học từ 5-10 năm (12/78, chiếm 15,3%) và cuối cùng ít nhất là số lượng
giáo viên có thâm niên dưới 5 năm (8/78, chiếm 10,4%). Như vậy, có thể thấy, lực lượng giáo viên
đều đang ở độ tuổi có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy này sẽ là điều kiện thuận lợi về nguồn
nhân lực ở các trường tiểu học hòa nhập trong việc giáo dục HS nói chung và HS KTTT nói riêng.
Bảng 1. Thời gian dạy HS KTTT của giáo viên
Thời gian Hà Giang Đà Nẵng Yên Bái Tổng
SL % SL % SL % SL %
Dưới 5 năm 27 75,0 21 84,0 12 70,6 60 76,9
5-10 năm 1 2,8 3 12,0 2 11,8 6 7,7
Trên 10 năm 8 22,2 1 4,0 3 17,6 12 15,4
Tuy nhiên, kinh nghiệm dạy HS KTTT của đa số giáo viên còn hạn chế. Hầu như các giáo
viên mới chỉ có kinh nghiệm dạy dưới 5 năm (60/78, chiếm 76,9%). Kết quả tìm hiểu về việc học
tập, bồi dưỡng chuyên môn về giáo dục trẻ khuyết tật của giáo viên cũng cho thấy, mới chỉ có số
ít giáo viên được tham gia tập huấn, đào tạo (23/78, chiếm 29,4%), còn số đông giáo viên (55/78,
chiếm 70,6%) chưa được tập huấn, đào tạo.
Đánh giá của giáo viên về kĩ năng giao tiếp của HS KTTT
Bảng 2. Mức độ kĩ năng giao tiếp của HS KTTT
Nội dung Mức độ
Tốt Khá TB Kém Yếu
1. Lắng nghe để thu thập thông tin từ người khác 1 10 27 30 10
2. Phản hồi lại các mệnh lệnh, yêu cầu của người khác 0 5 27 42 4
3.Thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với người khác 0 3 20 51 4
4. Sử dung ngôn ngữ phù hợp trong các hoàn cảnh
giao tiếp 0 3 16 41 18
5. Sử dụng phù hợp các yếu tố phi ngôn ngữ trong các
hoàn cảnh giao tiếp 0 11 21 36 10
6. Thể hiện thái độ, cảm xúc phù hợp khi giao tiếp 0 5 31 34 8
7. Mở đầu, kết thúc khi giao tiếp 0 6 17 42 13
8. Hưởng ứng tham gia và duy trì cuộc hội thoại 0 6 20 37 15
9. Đọc, viết trong quá trình giao tiếp 0 0 2 11 65
Hầu như các ý kiến giáo viên đều đánh giá kĩ năng giao tiếp của HS KTTT ở mức độ Kém
và Trung bình. Cụ thể, HS KTTT kém về Thể hiện sự chia sẻ, đồng cảm với người khác; Mở đầu
và kết thúc khi giao tiếp; Sử dụng ngôn ngữ phù hợp trong các hoàn cảnh giao tiếp; Phản hồi lại
các mệnh lệnh, yêu cầu của người khác. Đặc biệt, HS KTTT bị đánh giá Yếu về kĩ năng Sử dụng
ngôn ngữ phù hợp trong các hoàn cảnh giao tiếp; Mở đầu, kết thúc khi giao tiếp cũng như kém về
kĩ năng Hưởng ứng tham gia và duy trì cuộc hội thoại.
Dựa trên đánh giá về kĩ năng giao tiếp của HS KTTT, các giáo viên cũng đồng ý những
điểm mạnh của HS KTTT trong giao tiếp như sau: ngoan ngoãn và dễ nghe lời (56/78), hòa đồng
với các bạn, thầy cô (54/78), có thể theo được những chủ đề hội thoại nếu có hệ thống câu hỏi
rõ ràng (44/78), có thể chú ý trong thời gian ngắn (38/78), có thể tương tác, làm việc trong nhóm
(36/78), thực hiện được các cuộc hội thoại đơn giản (35/78).
Các giáo viên cũng thống nhất những hạn chế trong giao tiếp của HS KTTT là: khó hiểu và
113
Đinh Nguyễn Trang Thu
thực hiện theo các mệnh lệnh đòi hỏi khả năng ngôn ngữ và tư duy trừu tượng (78/78); thời gian
phản hồi các yêu cầu lâu hơn (77/78); khó thể hiện ý kiến, suy nghĩ của bản thân bằng giao tiếp
có lời và không lời (77/78); không biết giao tiếp hoặc ứng xử phù hợp trong một số hoàn cảnh
giao tiếp (61/78); có những hành vi bất thường làm ảnh hưởng đến hoạt động của bạn bè/lớp học
(60/78).
Đánh giá của giáo viên về khái niệm, ý nghĩa và vai trò của giáo dục KNGT cho HS
KTTT
Số lượng giáo viên hiểu đúng, đủ về khái niệm giáo dục KNGT có 51/78 giáo viên, chiếm
65,4%. Còn lại là số lượng giáo viên đã hiểu đúng nhưng chưa đủ.
Đánh giá về vai trò của giáo dục KNGT cho HS KTTT, số lượng giáo viên đánh giá việc
giáo dục KNGT ở mức độ Rất quan trọng chiếm nhiều nhất (55/78, chiếm 70,6%), tiếp đó là mức
độ Quan trọng (21/78, chiếm 26,9%), cuối cùng là mức độ Ít quan trọng (2/78, chiếm 2,5%).
Đánh giá về ý nghĩa của giáo dục KNGT cho thấy: Số giáo viên đánh giá việc giáo dục
KNGT cho HS KTTT giúp HS tham gia hòa nhập vào các hoạt động trên lớp chiếm số lượng
nhiều nhất (70/78), tiếp đó ý nghĩa giúp HS KTTT tự thể hiện bản thân (25/78) và tiếp thu kiến
thức trên lớp dễ dàng hơn (20/78), giúp giáo viên và bạn bè hiểu HS KTTT (18/78) và cuối cùng
là ý nghĩa giúp cha mẹ và người xung quanh hiểu các em (11/78).
Đánh giá về mức độ, nội dung, hình thức tổ chức và biện pháp giáo dục KNGT cho
HS KTTT
Biểu 1. Mức độ giáo dục kĩ năng giao tiếp
Về mức độ giáo dục KNGT cho HS KTTT, tỉ lệ giáo viên tiến hành giáo dục Thường xuyên
chiếm cao nhất (37/78, 47,4%), tiếp đó là tỉ lệ giáo viên giáo dục Rất thường xuyên (35/78, 44,8%).
Không có giáo viên Không bao giờ thực hiện. Điều này cho thấy các giáo viên đã quan tâm và
dành thời gian nhất định cho hoạt động giáo dục này.
Đánh giá về nội dung giáo dục KNGT, kết quả cho thấy:
Bảng 3. Nội dung giáo dục KNGT
Nội dung
Mức độ
Rất
QT QT BT
Ít
QT
Không
QT
1. Chú ý và lắng nghe 43 29 6 0 0
2. Hiểu và thực hiện theo yêu cầu, mệnh lệnh 23 46 9 0 0
3. Nhắc lại các mệnh lệnh, yêu cầu 25 44 9 0 0
4. Thể hiện cho người khác hiểu suy nghĩ của bản thân 19 48 8 2 1
114
Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học tiểu học hòa nhập
5. Phản hồi và trả lời lại khi được hỏi 21 45 11 0 1
6. Sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp 24 43 9 1 1
7. Nói lời yêu cầu đề nghị người khác hợp tác, giúp đỡ 29 35 13 1 0
8. Kể lại được nội dung một sự kiện liên quan đến bản
thân hoặc một câu chuyện 25 39 12 0 2
9. Trò chuyện đúng chủ đề, tham gia và duy trì cuộc
hội thoại
23 37 14 3 1
10. Có thể thay đổi chủ đề hội thoại nếu được yêu cầu 19 31 18 6 4
11. Sử dụng hợp lí ngữ điệu, nhịp điệu và giọng nói 28 29 16 4 1
12. Nói trước đám đông 24 27 12 5 0
13. Đọc và hiểu được đại ý các bài đọc theo trình độ lớp
đang học
23 28 17 7 3
14. Viết chính tả (tập chép) các đoạn văn ở trình độ lớp
đang học 17 25 29 3 4
Nội dung giáo dục KNGT được các giáo viên đánh giá Rất quan trọng là các nội dung: chú
ý và lắng nghe; nói lời yêu cầu đề nghị người khác hợp tác, giúp đỡ; sử dụng hợp lí ngữ điệu, nhịp
điệu và giọng nói; đúng ngữ điệu; sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp; Trò chuyện
đúng chủ đề, tham gia và duy trì cuộc hội thoại. Các nội dung giáo dục KNGT được đánh giá Quan
trọng là: Hiểu và thực hiện theo yêu cầu, mệnh lệnh; thể hiện cho người khác hiểu suy nghĩ của
bản thân; nhắc lại các mệnh lệnh, yêu cầu. Một số nội dung Ít quan trọng là: có thể thay đổi chủ
đề hội thoại nếu được yêu cầu; viết chính tả (tập chép) các đoạn văn ở trình độ lớp đang học.
Đánh giá về hình thức tổ chức giáo dục KNGT, kết quả cho thấy:
Biểu 2. Hình thức tổ chức giáo dục KNGT
Về hình thức tổ chức giáo dục KNGT, các giáo viên thường xuyên Tích hợp nội dung giáo
dục KNGT vào các môn học (trong đó tích hợp vào môn Đạo đức nhiều nhất, sau đó là tích hợp
vào môn Tiếng Việt, môn Tự nhiên xã hội, môn Âm nhạc và Mĩ thuật); tiếp đó là Tổ chức các
115
Đinh Nguyễn Trang Thu
hoạt động ngoài giờ (nhiều nhất trong giờ sinh hoạt tập thể, giờ chào cờ, giờ chơi); Hỗ trợ cá nhân
(nhiều nhất trong tiết học, giờ chơi, giờ phụ đạo); cuối cùng là Tổ chức các hoạt động xã hội (nhiều
nhất là tổ chức các buổi nói chuyện theo chủ đề, các hoạt động giao lưu, hoạt động tham quan).
Về biện pháp giáo dục KNGT, kết quả cho thấy:
Nội dung
Mức độ
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
bao giờ
1. Dạy học các nội dung về kĩ năng giao tiếp 70 4 3 1
2. Thiết kế các tài liệu (tờ rơi, phiếu ghi nhớ. . . )
viết về nội dung các kĩ năng giao tiếp 42 21 11 4
3. Sưu tầm các bài thơ, bài hát dễ nhớ, dễ thuộc có
nội dung về kĩ năng giao tiếp
32 39 5 2
4. Thiết kế các bài tập rèn từng kĩ năng giao tiếp và
xử lí các tình huống giao tiếp 42 29 7 0
5. Tổ chức trò chơi có nội dung về kĩ năng giao tiếp 31 43 4 0
6. Tổ chức các cuộc thi có nội dung liên quan đến
kĩ năng giao tiếp 30 40 8 0
7. Trao đổi thường xuyên với gia đình về các kĩ
năng giao tiếp được dạy cho học sinh
72 4 2 0
8. Tổ chức các buổi phổ biến kiến thức về cách thức
rèn luyện các kĩ năng giao tiếp cho gia đình
23 37 4 14
9. Tổ chức diễn đàn cho các cha mẹ học sinh trao
đổi và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình rèn kĩ
năng giao tiếp cho học sinh
29 11 21 17
10. Tạo môi trường lớp học và trường học thân
thiện, tích cực giao lưu với học sinh KTTT
58 17 3 0
11. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa (như hội chợ,
triển lãm, hội trại. . . ) có sự tham gia của các lực
lượng xã hội (hội cha mẹ, tổ chức Đội thiếu niên
tiền phong. . . )
35 17 11 15
12. Tổ chức hoạt động giao lưu giữa các lớp trong
trường và giữa các trường với nhau
22 32 10 14
13. Cung cấp kiến thức, rèn kĩ năng giao tiếp cho
từng cá nhân học sinh trong tiết học cá nhân
73 4 1 0
14. Thường xuyên xây dựng và điều chỉnh chương
trình kế hoạch giáo dục cá nhân cho học sinh 72 5 1 0
15. Xây dựng nhóm bạn bè hỗ trợ thường xuyên 75 3 0 0
Như vậy, một số biện pháp giáo viên thường xuyên sử dụng để giáo dục KNGT cho HS
KTTT bao gồm: dạy học các nội dung về KNGT; trao đổi thường xuyên với gia đình về các KNGT
được dạy cho HS; cung cấp kiến thức, rèn KNGT cho từng cá nhân HS trong tiết học cá nhân;
thường xuyên xây dựng và điều chỉnh chương trình kế hoạch giáo dục cá nhân cho HS; Xây dựng
nhóm bạn bè hỗ trợ thường xuyên. Một số biện pháp giáo viên ít sử dụng hơn như: tổ chức hoạt
116
Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học tiểu học hòa nhập
động giao lưu giữa các lớp trong trường và giữa các trường với nhau; tổ chức các b