Tóm tắt. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng kĩ năng sống (KNS) của học sinh
tiểu học (HSTH) người dân tộc thiểu số (DTTS) ở khu vực Tây nguyên trên các phương
diện: nhận thức của cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV) về quan niệm KNS, mức độ
cần thiết phải đẩy mạnh giáo dục KNS; trình độ KNS của HSTH người DTTS; các con
đường giáo dục KNS và những khó khăn của GV trong quá trình giáo dục KNS với mong
muốn làm rõ thực trạng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp tăng cường giáo dục KNS
cho HSTH người DTTS.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 186 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng sống của học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0055
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 295-303
This paper is available online at
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở KHU VỰC TÂY NGUYÊN
1Hoàng Văn Chi và 2Lê Thị Thu Hà
1Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum, 2Trường Đại học Hồng Đức
Tóm tắt. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng kĩ năng sống (KNS) của học sinh
tiểu học (HSTH) người dân tộc thiểu số (DTTS) ở khu vực Tây nguyên trên các phương
diện: nhận thức của cán bộ quản lí (CBQL), giáo viên (GV) về quan niệm KNS, mức độ
cần thiết phải đẩy mạnh giáo dục KNS; trình độ KNS của HSTH người DTTS; các con
đường giáo dục KNS và những khó khăn của GV trong quá trình giáo dục KNS với mong
muốn làm rõ thực trạng làm cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp tăng cường giáo dục KNS
cho HSTH người DTTS.
Từ khóa: Kĩ năng sống, học sinh tiểu học, dân tộc thiểu số;giáo dục KNS.
1. Mở đầu
Giáo dục KNS cho HSTH nói chung, HSTH người DTTS nói riêng có vai trò hết sức quan
trọng, giúp học sinh (HS) có được kiến thức, kĩ năng cần thiết để rèn luyện hành vi có trách nhiệm
đối với bản thân, gia đình và cộng đồng; có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của
cuộc sống; giúp các em sống an toàn và khỏe mạnh. Giáo dục KNS cho HS là cả một quá trình lâu
dài, tốn nhiều thời gian và công sức đòi hỏi phải được quan tâm tiến hành ngay từ bậc tiểu học để
góp phần tạo ra sự phát triển hài hòa, cân đối ở trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển nhân
cách của các em trong tương lai.
Liên quan đến vấn đề này đã có những công trình đã được công bố như” Một số vấn đề về
Giáo dục KNS cho HSTH” [3], Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa nội dung giáo dục KNS
trong các môn học ở tiểu học [4], Thực trạng KNS của HSTH người dân tộc thiểu số khu vực
miền núi phía Bắc[5], Giáo dục KNS cho HSTH người dân tộc thiểu số thông qua tình huống [6],
Giáo dục KNS cho HSTH người dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc qua môn Khoa học
[7]. . . Các công trình này đã đề cập đến những vấn đề chung về giáo dục KNS cho HS tiểu học,
thực trạng KNS của HSTH người dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc còn yếu, hệ thống
hóa nội dung có thể giáo dục KNS cho HS tiểu học qua các môn học theo tiếp cận nội dung; phân
tích các con đường giáo dục KNS cho HSTH người dân tộc như qua tình huống, qua môn khoa
học. Tuy nhiên vấn đề thực trạng KNS của HSTH người dân tộc ở vùng Tây nguyên, cũng như con
đường giáo dục KNS cho HSTH người dân tộc theo tiếp cận phương pháp chưa được nghiên cứu
cũng như chưa có công trình nào được công bố.
Ngày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018
Liên hệ: Hoàng Văn Chi, e-mail: chihoang77@gmail.com, lethithuha@hdu.edu.vn
295
Hoàng Văn Chi và Lê Thị Thu Hà
HSTH người DTTS khu vực Tây Nguyên sinh sống ở khu vực có điều kiện tự nhiên không
thuận lợi, đời sống kinh tế khó khăn, phạm vi giao tiếp của các em chỉ bó hẹp trong giới hạn làng
bản, ít tiếp xúc với đời sống hiện đại bên ngoài... Đây chính những nguy cơ mà các em phải đối
phó với nhiều thách thức từ phía xã hội làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các em nói
chung, quá trình giáo dục KNS cho các em nói riêng. Bài viết dưới đây phân tích thực trạng giáo
dục KNS của HSTH người DTTS ở khu vực Tây nguyên để thấy cần phải tìm cách nâng cao chất
lượng giáo dục KNS cho các em.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Tổ chức nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu trong bài viết được tổng kết từ quá trình khảo sát 590 giáo viên và
CBQL được lựa chọn ngẫu nhiên ở 20 trường tiểu học tại 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai và Đăk Lăk.
Để đánh giá thực trạng giáo dục KNS cho HSTH người DTTS ở khu vực Tây nguyên chúng
tôi sử dụng phối hợp các phương pháp như: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn, quan
sát và phương pháp thống kê toán học, trong đó phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương
pháp chính, các phương pháp nghiên cứu còn lại là các phương pháp bổ trợ.
2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng nhận thức của GV, CBQL ở khu vực Tây nguyên về giáo dục KNS cho
HSTH người DTTS
* Thực trạng nhận thức của GV, CBQL về sự cần thiết phải giáo dục KNS cho HSTH người
DTTS
Tìm hiểu ý kiến của GV, CBQL về “Cần phải đẩy mạnh GDKNS cho HSTH người DTTS
ở khu vực Tây nguyên” kết quả thu được 100% rất đồng ý và đồng ý, trong đó đồng ý ở mức độ
cao chiếm 82,71%. Như vậy, tất cả GV, CBQL nhận thức đúng về vai trò của GDKNS cho HSTH
người DTTS hiện nay.
Tuy nhiên, khi trao đổi với Cô Nguyễn Thị T (P. Hiệu trưởng trường tiểu học IaPhi – Chư
Pah – Gia Lai) cho biết: “HSTH là lứa tuổi đang định hình và phát triển về mặt nhân cách, nhưng
kinh nghiệm sống của các em còn hạn chế. Đặc biệt HSTH người DTTS còn nhiều trở ngại giao
tiếp, nhút nhát, tự ty, khả năng thích ứng chưa cao, thiếu hụt nhiều kĩ năng sống cơ bản. . . Đây
cũng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bỏ học, bạo lực học đường, nghiện game
online. . . và nhiều hành vi lệch chuẩn khác. Chính vì vậy việc giáo dục KNS cho HSTH người
DTTS là vô cùng cần thiết để hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện”
Thầy Nguyễn Văn Ng (Trường tiểu học Đăk Trăm- Đăk Tô – Kon Tum) chia sẻ: “Về cơ bản
GV, CBQL đều nhận thức được tầm quan trọng của KNS và GDKNS cho học sinh, nhưng công
tác giáo dục KNS nhiều khi còn mang tính lí thuyết, hình thức chưa chú trọng đến chất lượng và
hiệu quả của nó”.
Như vậy, từ nhận thức đến việc làm còn là một khoảng cách đòi hỏi GV, CBQL cần khắc
phục những khó khăn, vượt qua các rào cản để tiến hành các hoạt động GDKNS cho các em hiệu
quả hơn.
* Thực trạng quan niệm của GV, CBQL về GDKNS cho HSTH người DTTS
Tìm hiểu quan niệm của GV, CBQL về giáo dục KNS, kết quả được thể hiện ở bảng sau:
296
Thực trạng giáo dục kĩ năng sống của học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số...
Bảng 1. Quan niệm của GV, CBQL ở khu vực Tây nguyên về giáo dục KNS [8]
TT Quan niệm/Ý kiến Mức độ đánh giá
Rất
đồng ý%
Đồng
ý%
Phân
vân%
Không
đồng ý% T.Bậc
M SD
1
GDKNS là trang bị cho
HS tất cả những kĩ năng
của cuộc sống
44,07 35,93 16,27 3,7 4 3.20 0.843
2 GDKNS là hình thànhthái độ tích cực ở HS 28,64 62,71 8,13 2,2 6 3.19 0.591
3
GDKNS là thay đổi
những hành vi, thói quen
tiêu cực ở HS
43,73 53,73 0,3 2,2 3 3.38 0.613
4
GDKNS là trang bị cho
người học tri thức về các
kĩ năng sống
25,25 31,36 16,27 21,12 9 2.54 1.138
5
GDKNS là trang bị cho
người học kĩ năng giao
tiếp hiệu quả
19,49 67,29 12,03 1,19 8 3.05 0.600
6
GDKNS là trang bị cho
người học kĩ năng giải
quyết vấn đề hiệu quả
15,08 79,49 5,25 0,17 7 3.09 0.448
7
GDKNS là trang bị cho
người học kĩ năng quản
lí bản thân hiệu quả
21,19 77,46 1,36 0 5 3.19 0.431
8
GDKNS nói khái quát
là trang bị cho người
học năng lực ứng phó
với thách thức trong cuộc
sống
98,3 1,53 0,17 0 1 3.98 0.147
10 Ý kiến khác là. . . .
(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Tây Nguyên năm 2017)
Bình luận và phân tích
Số liệu ở Bảng 1 cho thấy có tới 80% GV, CBQL có quan niệm GDKNS là trang bị cho HS
tất cả những kĩ năng của cuộc sống. Điều này cho thấy đa số GV và CBQL nhầm lẫn giữa KNS và
kĩ năng của cuộc sống. Việc nhầm lẫn này sẽ dẫn đến việc chỉ đạo thực hiện giáo dục KNS và việc
thực hiện GDKNS của GV sẽ không trúng. Bên cạnh đó còn có 51,61% GV và CBQL cho rằng
GDKNS là trang bị cho người học tri thức về các kĩ năng sống.
Mặt khác, cũng có hầu hết GV, CBQL đồng ý là “GDKNS nói khái quát là trang bị cho
người học năng lực ứng phó với thách thức trong cuộc sống”,” GDKNS là thay đổi những hành vi,
thói quen tiêu cực ở HS”; đây là những quan niệm phù hợp.
Những quan niệm chưa đầy đủ những đúng về KNS như “GDKNS là trang bị cho người học
kĩ năng quản lí bản thân hiệu quả”; “GDKNS là trang bị cho người học kĩ năng giao tiếp hiệu quả”;
“GDKNS là trang bị cho người học kĩ năng giải quyết vấn đề hiệu quả” cũng được GV, CBQL lựa
chọn với tỉ lệ cao.
Điều này cho thấy, nhận thực của GV, CBQLmột số trường Tiểu học ở khu vực Tây Nguyên
về bản chất của KNS còn chưa sâu sắc. Để nâng cao chất lượng giáo dục KNS ở đây thì trước tiên
cần làm cho họ hiểu thấu đáo về bản chất của KNS, phân biệt được KNS và kĩ năng của cuộc sống.
297
Hoàng Văn Chi và Lê Thị Thu Hà
Lí giải cho kết quả trên, khi trao đổi với một số GV, CBQL, chúng tôi được biết ở các trường
tiểu học đã được tập huấn về chương trình giáo dục KNS cho HS, nhưng do cách thức và thời lượng
tập huấn chưa đủ để GV và CBQL hiểu thấu đáo.
Để tìm hiểu sâu hơn vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn, và thu được kết quả
như sau:
Cô Thái Thị Thanh H (Trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi – Đăk Hà) cho rằng: “GV, CBQL
chủ yếu tập trung đầu tư vào chuyên môn, giảng dạy, ít quan tâm đến GDKNS cho HS nên cũng
chưa nắm được bản chất của khái niệm GDKNS”.
Thầy Nguyễn Quang X (Trường tiểu học Đam San- EaHleo Đăk Lăk) cho rằng: “Ở vùng
khó khăn như EaHleo, GV làm tốt được công tác giảng dạy, duy trì được sĩ số, vận động học sinh
tới trường là đã quá tải rồi, nên không thể quan tâm được đến những công việc khác”.
Từ những phân tích trên cho thấy, đa số GV, CBQL đã biết về GDKNS, tuy nhiên chưa thực
sự đầy đủ và chính xác.
2.2.2. Thực trạng KNS của HSTH người DTTS ở khu vực Tây Nguyên
Để tìm hiểu về KNS của HSTH người DTTS khu vực Tây nguyên, chúng tôi tiến hành khảo
sát bằng phiếu hỏi kết hợp với quá trình quan sát trực tiếp quá trình học tập, sinh hoạt của các em
tại một số trường tiểu học trên địa bàn 3 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lak. Kết quả thu được ở
Bảng 2.
Bảng 2. Đánh giá KNS của HSTH người DTTS ở khu vực Tây Nguyên [8]
TT Kĩ năng sống ĐiểmTB Xếp loại
Độ lệch
chuẩn Thứ bậc
1 Tự tin 2.23 Yếu 0.723 15
2 Giao tiếp 2.16 Yếu 0.812 17
3 Thương lượng 2.85 TB 0.683 4
4 Thuyết phục 2.60 TB 0.581 9
5 Thiện chí với người khác 4.05 Khá 0.904 1
6 Ra quyết định 2.37 Yếu 0.900 14
7 Giải quyết vấn đề 2.45 Yếu 0.696 12
8 Tư duy phê phán 2.21 Yếu 0.627 16
9 Tư duy sáng tạo 2.65 TB 0.652 8
10 Tự nhận thức bản thân 2.91 TB 0.671 2
11 Quản lí cảm xúc 2.89 TB 0.742 3
12 Quản lí thời gian 2.52 Yếu 0.690 11
13 Lắng nghe tích cực 2.08 Yếu 0.927 18
14 Hợp tác 2.66 TB 0.746 7
15 Giải quyết mâu thuẫn, bất đồng 2.65 TB 0.806 8
16 Trình bày suy nghĩ, ý tưởng 2.45 Yếu 0.825 12
17 Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm 2.83 TB 0.706 5
18 Kĩ năng tự bảo vệ bản thân 2.55 Yếu 0.686 10
19 Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ 2.81 TB 0.617 6
20 Kĩ năng kiên định từ chối áp lực các hủ tụcnhư: tảo hôn, ma chay, cúng bái. . . 2.00 Yếu 0.776 19
21 Kĩ năng bảo vệ môi trường 2.42 Yếu 0.795 13
22 Kĩ năng sống vệ sinh 1.93 Yếu 0.724 20
298
Thực trạng giáo dục kĩ năng sống của học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số...
23 Kĩ năng phòng tránh phòng tránh xâm hại,buôn bán trẻ em 1.93 Yếu 0.771 20
Điểm trung bình 2.53
(Vận dụng công thức (Max – Min)/ n để tính khoảng phân biệt giữa các mức độ là 0,8,
cho phép phân chia các mức độ như sau:“Kém” (1 ≤ X< 1.8 điểm); “Yếu” (1,8 ≤ X< 2,6 điểm);
“Trung bình” (2,6 ≤ X< 3,4 điểm); “Khá” (3,4 ≤ X< 4,2 điểm); “Tốt” (4,2 đến ≤ X= 5 điểm).)
(Nguồn. Kết quả khảo sát của đề tài tại Tây Nguyên năm 2017)
Bình luận và phân tích
ĐTB của tất cả các KNS ở HSTH người DTTS ở khu vực Tây nguyên là 2.53 tương ứng
với mức độ yếu. Trong tổng số 23 KNS được khảo sát, có tới 13 KNS chiếm tỉ lệ (56.52%) được
đánh giá là Yếu, có 9 KNS chiếm tỉ lệ (39.13%) được đánh giá ở mức Trung bình và chỉ có 01
KNS chiếm tỉ lệ (4.35%) được đánh giá ở mức độ Khá. Trong 23 KNS của HSTH người DTTS chỉ
có 01 KNS là “thiện chí với người khác” được GV, CBQL đánh giá ở mức khá (ĐTB =4.05). Tuy
nhiên, kĩ năng phòng tránh xâm hại, buôn bán trẻ em lại ở mức rất yếu (ĐTB = 1.93). Đây chính là
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng HSTH người DTTS dễ bị lừa gạt, mua chuộc, lợi dụng lòng tốt...
Bên cạnh việc điều tra bằng phiếu hỏi, chúng tôi còn quan sát giờ học bằng cách bí mật gắn
camera cho thấy: phần lớn HS thiếu tự tin, nhút nhát, rụt rè trước những vấn đề học tập, chỉ đến
khi GV chỉ định và gợi ý các em mới dám trả lời, ngay cả khi thảo luận nhóm, lớp học cũng không
sôi nổi, không có sự tranh luận, trao đổi lẫn nhau; Trong khi đó, giờ ra chơi khác hẳn không khí
trong lớp học, các em hoạt động rất sôi nổi, nhiệt tình trong các hoạt động sinh hoạt chung ngoài
giờ học, đặc biệt là các trò chơi các em thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó và tương trợ lẫn nhau.
Điều này cho thấy, khi HSTH người DTTS được tự do, không có cảm giác bị gò bó, áp lực học tập
thì các em trở nên hồn nhiên, mạnh dạn. Do đó trong giờ học, đòi hỏi GV phải hiểu đặc điểm tâm
lí của HS, tạo bầu không khí học tập sôi nổi, thân thiện và sử dụng các phương pháp dạy học phù
hợp nhằm thu hút sự tập trung chú ý của HS vào giờ học. Qua đó làm giảm thiểu những rào cản
tâm lí trong học tập cho các em.
Ngoài ra, kết quả phỏng vấn GV, CBQL về KNS của HSTH người DTTS cho thấy: hầu hết
các ý kiến cho rằng các em mới chỉ có khả năng thích ứng trong các tình huống quen thuộc và sẽ
thực sự khó khăn khi gặp các tình huống mới lạ. Trao đổi với Cô Nguyễn Thị Thùy D (Trường tiểu
học Võ Thị Sáu – TP. Kon Tum) cho rằng: “Do HSTH người DTTS nhút nhát, môi trường sống bó
hẹp, điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn nên dẫn đến việc thiếu các KNS, đồng thời trong các giờ
học GV lại không đủ thời gian để quan tâm đến việc rèn luyện các kĩ năng cho HS nên dẫn đến
thực trạng trên”.
Thầy Trần Văn Đ (Trường tiểu học Hà Tây - ChưPah – Gia Lai) cho biết: “HSTH người
DTTS sống chân thành, gần gũi, thiện chí với mọi người, nhưng lại lúng túng khi tiếp xúc với
người lạ, e dè khi giao tiếp, chưa biết trình bày những khó khăn của mình để được giúp đỡ, chưa
biết thực hiện theo thời gian biểu, chưa biết hợp tác...”.
Thầy Nguyễn Trần T (Trường tiểu học Đăk Lak) chia sẽ: “Đối tượng HS phần lớn là con em
người đồng bào, các em rất hứng thú với những điều mới lạ của của cuộc sống, nhưng khả năng
giao tiếp còn hạn chế, khả năng phán đoán chưa cao, kĩ năng thích ứng với môi trường không tốt,
thụ động trước vấn đề của cuộc sống đặt ra, thiếu hụt nhiều KNS cơ bản. . . Điều đó đã dẫn tới
sự sa sút trong học tập, vụng về trong giao tiếp ứng xử, chọn nghề không phù hợp với năng lực
cá nhân”.
Qua phân tích định tính và định lượng có thể kết luận: 1) KNS của HSTH người DTTS khu
299
Hoàng Văn Chi và Lê Thị Thu Hà
vực Tây nguyên chỉ đạt ở mức độ yếu, 2) có sự khác biệt về trình độ giữa các KNS. Những khó
khăn về điều kiện địa lí, kinh tế, xã hội đã ảnh hưởng đến KNS và giáo dục KNS cho HSTH người
DTTS. Do đó, cần nâng cao chất lượng GDKNS cho các em giúp các em tránh được những rủi ro
trong cuộc sống là việc làm vô cùng cần thiết.
2.2.3. Các con đường GDKNS cho HSTH người DTTS
Kết quả khảo sát, tìm hiểu GV, CBQL về các con đường GDKNS cho HSTH người DTTS
khu vực Tây nguyên được phản ánh ở Bảng 3.
Bảng 3. Đánh giá của GV, CBQL về các con đường GDKNS
cho HSTH người DTTS [8]
TT Cách tiếp cận Mức độ thực hiện M SD Thứbậc
Hiệu quả Ít hiệu quả Chưa thực hiện
SL % SL % SL %
1
Giáo dục KNS qua
tích hợp, lồng ghép
trong nội dung các
môn học
354 60.00 221 37.46 15 2.5 3.71 0.749 1
2
Giáo dục KNS qua
các hoạt động ngoài
giờ lên lớp
320 54.24 253 42.88 17 2.88 3.64 0.736 2
3
Giáo dục KNS qua
tích hợp trong các
phương pháp, kĩ
thuật dạy học
231 39.15 301 51.02 58 9.83 3.35 0.791 3
4
Giáo dục KNS qua
các tình huống trong
cuộc sống
263 44.58 176 29.83 151 25.59 3.28 0.989 4
(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại Tây Nguyên năm 2017)
Kết quả ở Bảng 3 cho thấy:
Giáo dục KNS qua các tình huống trong cuộc sống có tỉ lệ % chưa sử dụng là cao nhất
chiếm 25.59%, mặc dù đây là con đường giáo dục hiệu quả nhất vì nó gắn với thực tiễn đời sống
nhà trường và các mối quan hệ thực của các em.
Giáo dục KNS qua tích hợp trong các phương pháp, kĩ thuật dạy học ở mức độ thực hiện
hiệu quả chiếm tỉ lệ thấp nhất (39.15%). Trong khi đó, con đường này sẽ không làm nặng nề, quá
tải thêm nội dung các môn học; mà ngược lại, do sử dụng các PPDH và KTDH tích cực, giáo viên
(GV) còn lôi cuốn được HS tham gia tích cực vào quá trình khám phá và lĩnh hội tri thức; làm cho
việc học tập các môn học trở nên hứng thú, hấp dẫn hơn, thiết thực và bổ ích hơn đối với HS [2].
Trong khi đó, Giáo dục KNS qua tích hợp, lồng ghép trong nội dung các môn học được GV
đánh giá thực hiện hiệu quả chiếm tỉ lệ cao nhất (60%).
Điều này cho thấy GV Tiểu học ở khu vực Tây nguyên quen với việc tích hợp giáo dục KNS
qua dạy học theo tiếp cận nội dung bài học, mà chưa biết khai thác tiềm năng giáo dục KNS của
các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Trong khi đó có thể giáo dục KNS theo tiếp cận
phương pháp- sử dụng các phương pháp kĩ thuật dạy học tích cực có thể thực hiện ở tất cả các môn
học. Điều này cho thấy cần có biện pháp để giúp GV Tiểu học ở khu vực Tây nguyên có năng lực
300
Thực trạng giáo dục kĩ năng sống của học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số...
Giáo dục KNS qua các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.
Căn cứ vào điểm trung bình có thể thấy: GV Tiểu học ở khu vực Tây nguyên giáo dục KNS
cho HSTH người DTTS hiệu quả nhất là qua tích hợp, lồng ghép trong nội dung các môn học; tiếp
đến qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp; sau là qua tích hợp trong các phương pháp, kĩ thuật dạy
học; cuối cùng là qua các tình huống trong cuộc sống.
Qua phỏng vấn GV, CBQL chúng tôi nhận thấy một thực trạng rõ nét hơn: GV quan tâm
tiến hành tích hợp GDKNS nhiều nhất là các môn Đạo đức, Tự nhiên – Xã hội, Khoa học, còn các
môn học khác ít được quan tâm hơn. Hầu như GV nào cũng biết trách nhiệm phải lồng ghép nội
dung GDKNS trong các môn học, nhưng thực tế cho thấy GV còn lúng túng trong việc tích hợp,
lồng ghép nội dung GDKNS vào nội dung bài học, do đó họ đã lơ là trong việc lồng ghép mà chỉ
tập trung vào nội dung bài dạy. Điều này được Cô Nguyễn Thị T (Trường tiểu học Tu Mơ Rông –
Kon Tum cho biết: “Do đối tượng HS là người DTTS, có những trở ngại tâm lí trong học tập, ngôn
ngữ nên việc lồng ghép, tích hợp nội dung GDKNS vào nội dung bài học gặp rất nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, cách thức tổ chức và phương pháp thực hiện GDKNS của GV chưa thực sự phù hợp,
chưa thu hút được HS nên chưa mang lại hiệu quả”.
Qua phỏng vấn GV còn được biết: GDKNS qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ học là
một trong những con đường giáo dục có nhiều ưu thế trong hoạt động GDKNS cho HS nhưng lại
ít được GV quan tâm vì nhiều nguyên nhân: Do năng lực tổ chức hoạt động của GV chưa cao, do
tâm lí ngại thay đổi sợ mất nhiều thời gian công sức cho thiết kế và chuẩn bị tổ chức hoạt động, do
điều kiện địa lí, kinh tế nói chung cũng như cơ sở vật chất và điều kiện học tập của nhà trường còn
rất nhiều khó khăn....Vì vậy để nâng cao chất lượng GDKNS cho HS cần có sự phối hợp giữa nhà
trường, các tổ chuyên môn, với tổ chức Đội và Sao nhi đồng trong nhà trường; giữa lực lượng giáo
dục trong và ngoài nhà trường. . .
Qua phân tích thực trạng các con đường GDKNS cho HS chúng tôi cho rằng, cần tiếp cận
đồng bộ trong GDKNS, trong đó cần quan tâm đến cách tiếp cận phương pháp để giáo dục KNS
qua dạy học và tổ chức hoạt động GDNGLL hiệu quả hơn, đồng thời cần quan tâm giáo dục KNS
qua các tình huống thật của đời sống học đường.
2.2.4. Những khó khăn trong GDKNS cho HSTH người DTTS ở khu vực Tây Nguyên
Tìm hiểu những khó khăn của GV gặp phải trong quá trình GDKNS cho HS và thu được
kết quả ở Bảng 4
Bảng 4. Những khó khăn GV gặp phải trong quá trình GDKNS
cho HSTH người DTTS ở khu vực Tây Nguyên [8]
TT Những khó khăn Số lượng Tỉ lệ %
01 Không phân biệt được KNS và các kĩ năng khác trong cuộc sống 108 18.30
02 Không biết cách giáo dục KNS 187 31.69
03 Không được bồi dưỡng, chia sẻ kinh nghiệm về giáo dục KNS 390 66.10
04 Không có tài liệu hướng dẫn về GDKNS cho HSTH người DTTS 461 78.13
05 Cơ sở vật chất, phương tin, kinh phí hỗ trợ cho quá trình GDKNScòn hạn chế 454 76.94
06 Lãnh đạo nhà trường không quan tâm 420 71.18
07 Học sinh thiếu tự giác, tích cực, chủ động 563 95.42
08 Không có thời gian 487 82.54
(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài tại