Tóm tắt. Giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội là một phần của nội dung giáo
dục tình cảm xã hội trong chương trình giáo dục mầm non, đồng thời đây cũng là 1 trong
những nội dung được đưa vào đánh giá trong bộ chuẩn 5 tuổi dành cho trẻ mầm non. Để
có thể hòa nhập tốt, trẻ rối loạn phổ tự kỉ cần có kĩ năng ứng xử phù hợp, có khả năng thiết
lập các mối quan hệ xã hội với những người xung quanh. Thực tế cho thấy, việc giáo dục
kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở các trường mầm non hòa
nhập chưa cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có cả sự ảnh hưởng của
các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng giáo dục
kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi tại một số trường
mầm non trên địa bàn Hà Nội, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho giáo viên trong quá
trình giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở trường mầm
non hòa nhập.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi tại một số trường mầm non trên địa bàn Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0014
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 1, pp. 112-122
This paper is available online at
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI
CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 4 - 5 TUỔI TẠI MỘT SỐ TRƯỜNGMẦM
NON TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Đỗ Thị Thảo, Đỗ Thị Thảo (B)
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội là một phần của nội dung giáo
dục tình cảm xã hội trong chương trình giáo dục mầm non, đồng thời đây cũng là 1 trong
những nội dung được đưa vào đánh giá trong bộ chuẩn 5 tuổi dành cho trẻ mầm non. Để
có thể hòa nhập tốt, trẻ rối loạn phổ tự kỉ cần có kĩ năng ứng xử phù hợp, có khả năng thiết
lập các mối quan hệ xã hội với những người xung quanh. Thực tế cho thấy, việc giáo dục
kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở các trường mầm non hòa
nhập chưa cao. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có cả sự ảnh hưởng của
các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan. Bài viết nhằm đánh giá thực trạng giáo dục
kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi tại một số trường
mầm non trên địa bàn Hà Nội, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho giáo viên trong quá
trình giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ ở trường mầm
non hòa nhập.
Từ khóa:Giáo dục, quan hệ xã hội, giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội, rối loạn
phổ tự kỉ, mầm non hòa nhập.
1. Mở đầu
Trong những năm gần đây, giáo dục đặc biệt nhận được sự quan tâm rộng khắp của nhiều
ban ngành, tổ chức xã hội. Số lượng trẻ khuyết tật nói chung và trẻ rối loạn phổ tự kỉ nói riêng học
tại các trường mầm non hòa nhập ngày càng gia tăng. Môi trường giáo dục được mở rộng vừa là
điều kiện thuận lợi, vừa là những thách thức mà trẻ phải đối mặt. Môi trường hòa nhập đòi hỏi các
trẻ cần có kĩ năng tự phục vụ tốt, kĩ năng ứng xử phù hợp, có khả năng thiết lập các mối quan hệ
xã hội với những người xung quanh. Chính vì lẽ đó, giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội
cho trẻ nói chung và trẻ rối loạn phổ tự kỉ nói riêng ngay từ bậc học mầm non là điều quan trọng.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về kĩ năng này cho trẻ khuyết tật nói chung trẻ rối loạn phổ
tự kỉ nói riêng trên thế giới và ở Việt Nam chưa nhiều. Có thể kể ra đây vài nghiên cứu điển hình
như: Krantz P. J. và Mc Clannahan - kĩ năng tương tác xã hội đối với trẻ tự kỉ: Quy trình giảm
dần phụ đề cho trẻ mới biết đọc [5]; Nikopoulos C. K.và Keenan M.- Ảnh hưởng của video làm
mẫu đối với khả năng tương tác xã hội ở trẻ tự kỉ [6]; Shabani, D. B. et al -Tăng cường khả năng
tương tác xã hội ở trẻ tự kỉ: Ảnh hưởng của biện pháp gợi nhắc bằng vật thật [7]; Yun Chin H.,
Bernard-Opitz V. - Dạy kĩ năng hội thoại cho trẻ tự kỉ: Ảnh hưởng đối với việc phát triển thuyết
tâm trí [8]. Nguyễn Văn Đình - Biện pháp hình thành và phát triển kĩ năng xã hội cho trẻ chậm
Ngày nhận bài: 10/08/2014. Ngày nhận đăng: 15/01/2015.
Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: thao2006trang@yahoo.com.
112
Thực trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi...
phát triển trí tuệ trong môi trường giáo dục hòa nhập bậc tiểu học [2]. Hiện nay, quá trình giáo dục
kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại 1 số trường mầm non hòa nhập
chưa mang lại hiệu quả cao bởi nhiều nguyên nhân. Trong bài viết này chúng tôi tập trung tìm hiểu
và phân tích thực trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội tại 3 trường mầm non trên
địa bàn Hà Nội. Từ đó, rút ra bài học trong quá trình giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội
cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ trong trường mầm non hòa nhập.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ
Khái niệm mối quan hệ xã hội: Theo Bách khoa toàn thư “mối quan hệ xã hội là những
quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động kinh tế, chính trị, pháp
luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa”.
Mối quan hệ giữa mối quan hệ xã hội với hành động xã hội và tương tác xã hội: Mối quan
hệ xã hội không tách rời khỏi hành động xã hội và tương tác xã hội. Hành động xã hội tạo ra tương
tác xã hội, tương tác xã hội lặp đi lặp lại tạo ra mối quan hệ xã hội. Hành động xã hội và tương tác
xã hội tạo ra mức độ nông, sâu, bền vững của các mối quan hệ xã hội. Mối quan hệ xã hội được
xác lập sẽ chi phối hành động xã hội và tương tác xã hội. Các mối quan hệ chằng chịt tạo ra mạng
lưới tương đối ổn định.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể hiểu: “Mối quan hệ xã hội là mối quan hệ giữa con
người với con người trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống hàng ngày, mối quan hệ này được xây
dựng dựa trên tương tác xã hội ổn định, bền vững và có tính lặp lại”.
Khái niệm giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ: Hiện
nay theo hiểu biết của chúng tôi thì chưa có 1 định nghĩa hoặc khái niệm chính thức nào về giáo
dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề
cập môi trường giáo dục hòa nhập, môi trường giáo dục này bao gồm cả quá trình giáo dục trẻ rối
loạn phổ tự kỉ tại nhà trường (có quá trình sư phạm) và quá trình giáo dục kĩ năng tại gia đình và
ngoài xã hội. Do đó từ những khái niệm công cụ về mối quan hệ xã hội, kĩ năng thiết lập mối quan
hệ xã hội, chúng tôi xây dựng khái niệm về giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội như
sau: “Giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội là quá trình tác động có mục đích, có hệ
thống của nhà giáo dục tới trẻ rối loạn phổ tự kỉ thông qua việc tổ chức các hoạt động giáo dục
nhằm hình thành, rèn luyện cho trẻ khả năng xây dựng mối quan hệ xã hội với người khác”.
Như vậy kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội không phải khi chúng ta sinh ra đã có, mà
được hình thành qua quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Quá trình hình thành
kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội diễn ra cả trong hệ thống giáo dục, gia đình và xã hội.
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng
Chúng tôi nghiên cứu trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn
phổ tự kỉ 4 -5 trong môi trường giáo dục Hà Nội. Khảo sát được tiến hành trên 50 giáo viên, cán
bộ quản lí (CBQL) và 30 cha mẹ trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại 3 trường mầm non hòa nhập trên địa bàn
Hà Nội. Kết quả như sau:
2.2.1. Nhận thức của giáo viên và cha mẹ về mục tiêu giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan
hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi
Bảng 2.1 cho thấy phần lớn giáo viên và cha mẹ trẻ đều đồng ý với 3 mục tiêu được đưa ra
khi giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ. Trong đó mục tiêu
được xếp thứ bậc 1 là “ trẻ biết thực hiện 1 số quy tắc ứng xử (chào/ hỏi, nói lời cảm ơn/ xin lỗi)
đúng hoàn cảnh” với điểm trung bình đạt tối đa X¯ = 3, 00. Xếp thứ bậc 2 là mục tiêu “Chơi thân
113
Đỗ Thị Thảo, Đỗ Thị Thảo (B)
thiện, hòa đồng trong nhóm” với điểm trung bình = 2,95, trong đó ý kiến đánh giá của giáo viên và
CBQL có điểm trung bình cao hơn ý kiến đánh giá của cha mẹ trẻ (X¯ = 2, 96 > X¯ = 2, 93). Mục
tiêu xếp thứ bậc 3 là “Biết chia sẻ, luân phiên khi tham gia hoạt động” với điểm trung bình = 2,83.
Trong đó đánh giá của giáo viên và CBQL với điểm trung bình X¯ = 2, 88 và đánh giá của cha mẹ
trẻ có điểm trung bình thấp hơn với X¯ = 2, 73. Khi chúng tôi tiến hành phỏng vấn sâu giáo viên
và CBQL để tìm hiểu nguyên nhân của việc sắp xếp mục tiêu ưu tiên, câu trả lời như sau: “Để tạo
lập mối quan hệ với những xung quanh, trẻ phải biết được những quy tắc ứng xử đơn giản nhất đó
là chào/ hỏi người lớn, thầy/ cô, cha mẹ khi gặp, khi tới trường, khi về nhà. Do đó kĩ năng đầu tiên
chúng tôi chú trọng giáo dục trẻ là trẻ biết chào/ hỏi người lớn khi tới trường, về nhà hoặc ra ngoài
xã hội”. Một số cha mẹ trẻ lại có ý kiến cho rằng kĩ năng luân phiên, chờ đợi là kĩ năng nhỏ, trẻ rối
loạn phổ tự kỉ có thể có hoặc không cần thiết “Mục tiêu giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ
xã hội nên tập trung vào 2 mục tiêu: Trẻ biết chơi hòa đồng với các bạn và trẻ biết thực hiện một
số quy tắc ứng xử còn kĩ năng trẻ biết chờ đợi đến lượt có thể có hoặc chưa cần thiết vì đây là kĩ
năng nhỏ có thể bỏ qua để tập trung thời gian vào các kĩ năng lớn quan trọng hơn”. Như vậy, một
phần cha mẹ trẻ chưa hiểu đúng đắn về mục tiêu khi giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội
cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ.
Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên và cha mẹ về mục tiêu giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội
1 < X¯ < 3
STT Các mục tiêu giáo dục
Giáo viên, CBQL N = 50 Cha mẹ trẻ N = 30 Chung N = 80
X¯ ĐLC Thứhạng X¯ ĐLC
Thứ
hạng X¯ ĐLC
Thứ
hạng
1 Chơi thân thiện, hòađồng trong nhóm 2,96 0,20 2 2,93 0,25 2 2,95 0,22 2
2
Biết thực hiện 1 số quy
tắc ứng xử (chào/ hỏi,
nói lời cảm ơn/ xin lỗi)
đúng hoàn cảnh.
3,00 0,00 1 3,00 0,00 1 3,00 0,00 1
3 Biết chia sẻ, luân phiênkhi tham gia hoạt động 2,88 0,33 3 2,73 0,45 3 2,83 0,38 3
2.2.2. Đánh giá của giáo viên và cha mẹ về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện của các
kĩ năng trong nội dung giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn
phổ tự kỉ nhẹ 4 - 5 tuổi
Bảng 2.2a. Đánh giá của giáo viên và cha mẹ về mức độ cần thiết giáo dục kĩ năng
thiết lập các mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi
STT Nội dung
Mức độ cần thiết
giáo viên, CBQL N = 50 Cha mẹ trẻ N = 30 Chung N = 80
X¯ ĐLC Thứhạng X¯ ĐLC
Thứ
hạng X¯ ĐLC
Thứ
hạng
1 Hòa đồng với các bạn 2,80 0,40 2 2,70 0,47 2 2,76 0,43 2
2 Thực hiện 1 số quy tắcứng xử phù hợp 3,00 0,00 1 2,77 0,43 1 2,91 0,28 1
3 Chia sẻ đồ chơi 2,54 0,50 4 2,37 0,56 4 2,48 0,53 4
4 Luân phiên 2,70 0,46 3 2,57 0,50 3 2,65 0,48 3
Tổng chung 2,76 0,34 2,60 0,49 2,70 0,42
114
Thực trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi...
Bảng 2.2b. Đánh giá của giáo viên và cha mẹ về thực hiện giáo dục
kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi
STT Nội dung
Mức độ cần thiết
Giáo viên, CBQL N = 50 Cha mẹ trẻ N = 30 Chung N = 80
X¯ ĐLC Thứhạng X¯ ĐLC
Thứ
hạng X¯ ĐLC
Thứ
hạng
1 Hòa đồng với các bạn 2,64 0,49 2 1,77 0,57 2 2,31 0,67 2
2 Thực hiện 1 số quy tắcứng xử phù hợp 2,84 0,37 1 2,53 0,51 1 2,73 0,45 1
3 Chia sẻ đồ chơi 2,58 0,50 4 1,73 0,58 3 2,26 0,67 3
4 Luân phiên 2,62 0,49 3 1,60 0,62 4 2,24 0,73 4
Tổng chung 2,67 0,46 1,91 0,57 2,38 0,63
Bảng 2.2a và 2.2b cho thấy: Các khách thể (giáo viên, CBQL và cha mẹ trẻ) đều cho rằng
việc giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi các kĩ năng thuộc nhóm thiết lập các mối quan hệ xã
hội là cần thiết và đã đưa vào giảng dạy cho trẻ. Để kiểm định mối tương quan giữa mức độ nhận
thức và mức độ thực hiện của các khách thể chúng tôi sử dụng công thức tính hệ số tương quan
Spearman. Kết quả thu được R = 0,8 thể hiện mối tương quan giữa nhận thức và hành động là mối
tương quan thuận và chặt chẽ. Tuy nhiên, mức độ thực hiện lại chưa tương ứng và thấp hơn so với
nhận thức về mức độ cần thiết (X¯ = 2, 38 < X¯ = 2, 70). Kết quả này có thể được lí giải như sau:
(1) các giáo viên chúng tôi tiến hành khảo sát ngoài việc dạy học còn phải dành thời gian chăm sóc
trẻ, liên tục thực hiện các hoạt động trang trí, sắp xếp lớp học theo chủ điểm từng tháng. Chính vì
vậy, ngoài thời gian phân bổ chính dành cho hoạt động giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã
hội trên lớp, giáo viên không có thời gian tổ chức hoạt động ngoài giờ học. (2) Số lượng tài liệu,
các tình huống, cơ sở vật chất (băng hình, máy chiếu) để thực hiện hoạt động giáo dục kĩ năng thiết
lập mối quan hệ xã hội tại các trường Mầm non khảo sát còn hạn chế. (3) Về phía cha mẹ: Phần
lớn cha mẹ trẻ rối loạn phổ tự kỉ chúng tôi tiến hành khảo sát chưa có nhiều kĩ năng để làm việc
cùng con, việc hướng dẫn con thực hiện những kĩ năng xã hội và kĩ năng thiết lập các mối quan hệ
xã hội còn nhiều hạn chế, một số cha mẹ có tâm lí ỷ lại cho giáo viên hoặc gia sư.
2.2.3. Thực trạng mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của các hình thức tổ chức giáo dục
mà giáo viên đã sử dụng trong quá trình giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã
hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4-5 tuổi trong môi trường hòa nhập
Bảng 2.3. Mức độ sử dụng và mức độ hiệu quả của các hình thức giáo dục giáo viên
sử dụng trong quá trình giáo dục kĩ năng thiết lập các mối quan hệ xã hội
cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi trong môi trường hòa nhập
STT Các hình thức giáo dục
Mức độ sử dụng Mức độ hiệu quả
X¯ ĐLC Thứ hạng X¯ ĐLC Thứ hạng
1 Tổ chức tích hợp vào hoạt động CS 2,76 0,43 3 2,58 0,50 3
2 Hoạt động vui chơi 2,82 0,39 1 2,70 0,46 1
3 Giờ học chuyên biệt 2,00 0,57 5 1,92 0,49 5
4 Thầy/ cô, cha/me làm gương 2,80 0,40 2 2,68 0,47 2
5 Phối hợp với gia đình 2,72 0,45 4 2,52 0,51 4
Tổng chung 2,62 0,45 2,48 0,49
115
Đỗ Thị Thảo, Đỗ Thị Thảo (B)
Kết quả Bảng 2.3 cho thấy: Trong số 5 hình thức tổ chức giáo dục được đề cập, phần lớn
các giáo viên và CBQL đều nhận định “hình thức dạy học thông qua hoạt động vui chơi” được sử
dụng thường xuyên nhất ở nhà trường (X¯ = 2, 82) và đây cũng là hình thức mang lại hiệu quả cao
nhất (X¯ = 2, 70) bởi vui chơi là hoạt động chủ động của trẻ ở lứa tuổi mầm non, tư duy của trẻ là
lối tư duy trực quan hành động, khả năng tập trung chú ý ngắn, nếu tạo không khí học tập vui vẻ,
tự nhiên trẻ sẽ hứng thú và tham gia bài học một cách tốt nhất.
Hình thức tổ chức giáo dục được sử dụng xếp thứ bậc 2 là “giáo viên và cha mẹ làm gương
để trẻ học theo” với điểm trung bình là 2,80 và mức độ hiệu quả đứng thứ bậc 2 (X¯ = 2, 68). Các
hành động và cách ứng xử được lặp đi lặp lại trong sinh hoạt ngày hàng sẽ trở nên gần gũi với trẻ
từ đó giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn.
“Tổ chức tích hợp các nội dung giáo dục vào hoạt động chăm sóc hàng ngày” đứng thứ 3
với điểm trung bình X¯ = 2, 76, tương tự mức độ hiệu quả đạt điểm trung bình X¯ = 2, 58. Đây là
một trong những hình thức được sử dụng thường xuyên và mang lại hiệu quả khá cao tại trường.
Bởi tích hợp là tiêu chí luôn được đặt lên hàng đầu trong giáo dục mầm non.
Hình thức tổ chức giáo dục xếp thứ bậc 4 là “sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình” điểm
trung bình đạt X¯ = 2, 72 và mức độ hiệu quả điểm trung bình đạt X¯ = 2, 52.
Phỏng vấn sâu giáo viên cho biết: “Nhà trường vẫn thường xuyên có sự liên hệ với gia đình
và cha mẹ trẻ. Tuy nhiên, sự tích cực chỉ từ phía nhà trường, bằng các hình thức như gửi sổ liên
lạc, trao đổi qua điện thoại, hướng dẫn cha mẹ thông qua kế hoạch giáo dục của trẻ nhưng ít nhận
được sự phản hồi từ phía gia đình. Có những gia đình khá bận rộn không có thời gian chơi cùng
con hoặc không có kĩ năng làm việc với trẻ, chính vì vậy hiệu quả mang lại chưa cao”.
Hình thức tổ chức giáo dục ít được tổ chức nhất thậm chí có trường không sử dụng đó là
“hình thức tạo ra các giờ học chuyên biệt” để dạy kĩ năng tự phục vụ và và kĩ năng thiết lập các
mối quan hệ đạt điểm trung bình X¯ = 2, 00, đây cũng là hình thức giáo dục được đánh giá là mang
lại hiệu quả thấp nhất với điểm trung bình đạt X¯ = 1, 92.
Dựa vào bảng số liệu có thể nhận thấy: Mức độ sử dụng các hình thức giáo dục là khá cao
và thường xuyên, điểm trung bình đạt X¯ = 2, 62 nhưng hiệu quả mang lại chưa nhiều và thấp hơn
so với mức độ sử dụng, điểm trung bình X¯ = 2, 48. Có thể lí giải các kết quả trên như sau: Thứ
nhất, chưa có sự duy trì thường xuyên và thống nhất trong phối hợp giữa nhà trường và gia đình trẻ
khi sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục; Thứ hai, giáo viên tại các trường hòa nhập tốt nghiệp
chủ yếu với chuyên ngành mầm non, kinh nghiệm làm việc, kĩ năng hỗ trợ với trẻ rối loạn phổ tự
kỉ chưa nhiều. Chính vì vậy các hình thức tổ chức dạy học có thể hiệu quả với trẻ mầm non bình
thường nhưng chưa mang lại hiệu quả cao đối với trẻ rối loạn phổ tự kỉ; Thứ ba, số lượng giáo viên
tại các trường hòa nhập không nhiều chính vì vậy dù giáo viên có vận dụng linh hoạt các hình thức
dạy học nhưng không thể kiểm soát hành vi của trẻ và hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ trong tất cả các
hoạt động để mang lại hiệu quả cao nhất.
2.2.4. Thực trạng sử dụng các phương pháp giáo dục trong quá trình dạy trẻ rối loạn
phổ tự kỉ 4-5 tuổi kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội trong môi trường giáo dục
hòa nhập
Dựa vào bảng 2.4a và 2.4b chúng tôi nhận thấy: Phương pháp được sử dụng thường xuyên
nhất, xếp thứ bậc 1 là “phương pháp luyện tập” với điểm trung bình X¯ = 2, 65, trong đó mức độ
sử dụng của giáo viên và cán bộ cao hơn mức độ sử dụng của cha mẹ là (X¯ = 2, 68 > X¯ = 2, 60).
Đây cũng là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình giáo dục nhóm kĩ năng này
với X¯ = 2, 60. Phương pháp xếp thứ bậc 2 là “Sử dụng lời nói là chủ yếu” với điểm trung bình
X¯ = 2, 56. Đây là phương pháp được cha mẹ sử dụng thường xuyên, đứng sau phương pháp luyện
tập (X¯ = 2, 67). Tuy nhiên về mức độ hiệu quả thì cả cha mẹ trẻ và giáo viên đều nhận thấy chưa
mang lại hiệu quả cao xếp thứ bậc 5 trong 6 phương pháp với điểm trung bình X¯ = 2, 09. “Phương
pháp sử dụng tình huống” được xếp thứ bậc 3 với điểm trung bình X¯ = 2, 48. Khi yêu cầu giáo
116
Thực trạng giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi...
viên và cha mẹ của trẻ đánh giá mức độ hiệu quả mà phương pháp mang lại, cả 2 đối tượng đều
cho rằng đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao và phù hợp với trẻ rối loạn phổ tự kỉ với điểm
trung bình X¯ = 2, 54.
Bảng 2.4a. Thực trạng mức độ sử dụng của các phương pháp giáo dục kĩ năng thiết lập
các mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập
1 < X¯ < 3
STT Các phương pháp
Mức độ sử dụng
Giáo viên, CBQL (N = 50) Cha mẹ (N = 30) Chung (N = 80)
X¯ ĐLC Thứhạng X¯ ĐLC
Thứ
hạng X¯ ĐLC
Thứ
hạng
1 Phương pháp sử dụngĐD trực quan 2,44 0,50 5 2,33 0,48 3 2,40 0,49 4
2 Phương pháp sử dụngtình huống 2,64 0,49 2 2,20 0,66 4 2,48 0,59 3
3 Phương pháp luyện tập 2,68 0,47 1 2,60 0,50 2 2,65 0,48 1
4 Phương pháp dùng lờilà chủ yếu 2,50 0,51 4 2,67 0,48 1 2,56 0,50 2
5 Phương pháp động não 1,40 0,50 6 1,27 0,45 6 1,35 0,48 6
6 Phương pháp hợp tácnhóm 2,56 0,50 3 1,43 0,63 5 2,14 0,78 5
Tổng chung 2,37 0,49 2,08 0,53 2,26 0,55
Bảng 2.4b. Thực trạng mức độ hiệu quả của các phương pháp giáo dục kĩ năng thiết lập
các mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi trong môi trường giáo dục hòa nhập
1 < X¯ < 3
STT Các phương pháp
Mức độ hiệu quả
Giáo viên, CBQL (N = 50) Cha mẹ (N = 30) Chung (N = 80)
X¯ ĐLC Thứhạng X¯ ĐLC
Thứ
hạng X¯ ĐLC
Thứ
hạng
1 Phương pháp sử dụngĐD trực quan 2,36 0,49 4 2,27 0,45 4 2,33 0,47 4
2 Phương pháp sử dụngtình huống 2,56 0,50 2 2,50 0,51 2 2,54 0,50 2
3 Phương pháp luyện tập 2,62 0,49 1 2,57 0,50 1 2,60 0,49 1
4 Phương pháp dùng lờilà chủ yếu 2,10 0,61 5 2,07 0,64 5 2,09 0,62 5
5 Phương pháp động não 1,46 0,50 6 1,33 0,48 6 1,41 0,50 6
6 Phương pháp hợp tácnhóm 2,54 0,50 3 2,37 0,49 3 2,48 0,50 3
Tổng chung 2,27 0,52 2,19 0,51 2,24 0,51
Xếp thứ bậc 4 là “phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan” với điểm trung bình X¯ = 2, 40.
Trong đó tần suất sử dụng của giáo viên và CBQL không cao X¯ = 2, 44, xếp thứ bậc 5/ 6 phương
pháp. Trong khi đối với cha mẹ thì đây lại là phương pháp có tần suất sử dụng khá thường xuyên
xếp thứ 3/ 6 phương pháp với điểm trung bình X¯ = 2, 33. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại chỉ xếp
117
Đỗ Thị Thảo, Đỗ Thị Thảo (B)
thứ 4 với điểm trung bình X¯ = 2, 33. Mặc dù hiệu quả giáo dục từ phương pháp chưa cao nhưng
lại được cha mẹ khá thường xuyên. Tiến hành phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận được sự lí giải từ một
số cha mẹ như sau: “Chúng tôi được biết trẻ rối loạn phổ tự kỉ luôn cần đến sự hỗ trợ bằng đồ dùng
trực quan (chủ yếu là tranh ảnh). Do đó chúng tôi áp dụng, mặt khác những đồ dùng trực quan như
tranh ảnh, mô hình chúng tôi dễ dàng tìm thấy và mua ngoài thị trường, giá thành lại rẻ”.
Như vậy, có thể thấy hiểu biết của cha mẹ trẻ về các phương pháp dạy học cho trẻ