1. Mở đầu
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, phương pháp đào tạo bậc đại học phải “coi trọng việc bồi dưỡng ý
thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành,
tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” (Quốc hội, 2005).
Tự học là phương pháp học tập mà người học với sự tự nhận thức, tích cực, chủ động, độc lập biến tri thức, kinh
nghiệm của loài người thành tri thức, kinh nghiệm của bản thân (Trần Khánh Đức, 2004). Với sinh viên (SV), tự học là
hình thức học tập cơ bản. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học, SV cần quan tâm đến những vấn đề: phương pháp
nghe giảng, cách đọc giáo trình, sách, tài liệu tham khảo và tự xây dựng kế hoạch học tập cá nhân (Phạm Thành Nghị,
2000; Nguyễn Đức Giang và Phạm Thị Hồng Nhung, 2019). Hoạt động tự học được xem là một trong những nội dung
quan trọng của quá trình dạy học và quản lí trường đại học; trong đó, quản lí hoạt động tự học là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của nhà quản lí đến tất cả các khâu của quá trình tự học, giúp cho SV hoàn
thành tốt nhiệm vụ học tập của mình. Quản lí hoạt động tự học cũng chính là để đảm bảo các điều kiện cho người học
tích cực tự học (Phan Bích Ngọc, 2009; Trần Anh Kiên, 2019; Phí Đình Khương và Lâm Thùy Dương, 2019).
Trong những năm qua, Đại học Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh
và khu vực; tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao về trình độ nguồn nhân lực, nhà trường cần phải có các biện
pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo. Những biện pháp này phải hướng đến SV - chủ thể của quá trình đào
tạo. Thực tế cho thấy, khi vào trường, hầu hết SV chưa có thói quen chủ động và tích cực, chưa có kĩ năng tự học.
Vì vậy, việc đánh giá thực trạng hoạt động tự học của SV các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo của nhà trường là một vấn đề cấp thiết.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 300-305 ISSN: 2354-0753
300
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Phí Đình Khương+,
Lâm Thùy Dương
Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
+Tác giả liên hệ ● Email: khuongpd@tnus.edu.vn
Article History
Received: 20/11/2019
Accepted: 20/02/2020
Published: 08/5/2020
Keywords
self-study activities, study
skills, self-study habits,
services for self-study
support.
ABSTRACT
Evaluating the situation of self-studying activities of Thai Nguyen University
students is an urgent requirement to improve the quality of training to meet
the current social needs. Improving the quality of this activity requires
innovation from the management. The paper analyzes the situation of
students' self-study activities of Thai Nguyen University to propose measures
to improve the quality of this activity management at Thai Nguyen University
in order to meet current social needs.
1. Mở đầu
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, phương pháp đào tạo bậc đại học phải “coi trọng việc bồi dưỡng ý
thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kĩ năng thực hành,
tạo điều kiện cho người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng” (Quốc hội, 2005).
Tự học là phương pháp học tập mà người học với sự tự nhận thức, tích cực, chủ động, độc lập biến tri thức, kinh
nghiệm của loài người thành tri thức, kinh nghiệm của bản thân (Trần Khánh Đức, 2004). Với sinh viên (SV), tự học là
hình thức học tập cơ bản. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của người học, SV cần quan tâm đến những vấn đề: phương pháp
nghe giảng, cách đọc giáo trình, sách, tài liệu tham khảo và tự xây dựng kế hoạch học tập cá nhân (Phạm Thành Nghị,
2000; Nguyễn Đức Giang và Phạm Thị Hồng Nhung, 2019). Hoạt động tự học được xem là một trong những nội dung
quan trọng của quá trình dạy học và quản lí trường đại học; trong đó, quản lí hoạt động tự học là hệ thống những tác
động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của nhà quản lí đến tất cả các khâu của quá trình tự học, giúp cho SV hoàn
thành tốt nhiệm vụ học tập của mình. Quản lí hoạt động tự học cũng chính là để đảm bảo các điều kiện cho người học
tích cực tự học (Phan Bích Ngọc, 2009; Trần Anh Kiên, 2019; Phí Đình Khương và Lâm Thùy Dương, 2019).
Trong những năm qua, Đại học Thái Nguyên đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh
và khu vực; tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao về trình độ nguồn nhân lực, nhà trường cần phải có các biện
pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng đào tạo. Những biện pháp này phải hướng đến SV - chủ thể của quá trình đào
tạo. Thực tế cho thấy, khi vào trường, hầu hết SV chưa có thói quen chủ động và tích cực, chưa có kĩ năng tự học.
Vì vậy, việc đánh giá thực trạng hoạt động tự học của SV các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo của nhà trường là một vấn đề cấp thiết.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng
Để đánh giá thực trạng về hoạt động tự học của SV, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học, mối quan hệ
giữa hoạt động tự học và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động này, năm học 2018-2019, chúng tôi đã tiến hành điều
tra, khảo sát 250 cán bộ quản lí, giảng viên và 380 SV của 5 trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên (Trường Đại
học Sư phạm, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Trường Đại học
Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Nông lâm).
Sau đó, nghiên cứu sử dụng các phương pháp mô tả, điều tra, phân tích các vấn đề nghiên cứu như bảng hỏi được
thiết kế để thu thập dữ liệu kiểm tra các giả thuyết và trả lời câu hỏi liên quan đến thực trạng của đối tượng; phương
pháp kiểm định trung bình chung, sử dụng thang đo Likert 4 cấp; phương pháp kiểm định Chi- bình phương (Chi-
square); phương pháp kiểm định giá trị trung bình (One - way Anova).
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 300-305 ISSN: 2354-0753
301
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng
2.2.1. Nhận thức của sinh viên về hoạt động tự học
Bảng 1. Nhận thức của SV về hoạt động tự học
Nội dung
Mức độ đánh giá
Giá trị
trung
bình
Mô tả đánh giá
Nhận
thức
tốt
Nhận
thức
trung
bình
Nhận
thức
yếu
Không
nhận
thức
4 3 2 1
Việc tự học trong trường đại học 72 243 10 3 3,17 Có ảnh hưởng
Mục tiêu của bạn về chương trình tự học 65 252 11 0 3,16 Có ảnh hưởng
Các hoạt động của bạn trong việc tự học 65 252 11 0 3,16 Có ảnh hưởng
Bạn xây dựng kế hoạch về cách tiến hành các
hoạt động tự học
49 236 37 6 3,0 Có ảnh hưởng
Lợi ích của các hoạt động tự học 132 184 11 1 3,36 Có ảnh hưởng
Điểm trung bình 3,12 Có ảnh hưởng
Bảng 1 cho thấy, phần lớn các SV nhận thức được các hoạt động tự học trong trường đại học. Tất cả những người
trả lời đều biết về các vấn đề khác nhau của hoạt động tự học. Đặc biệt, SV nhận thức được rất rõ lợi ích của việc tự
học (với điểm trung bình 3,36). Có thể thấy rằng, SV đang đạt được kết quả tốt hơn khi cải thiện việc tự học của họ
bằng cách tổ chức, xây dựng ‟chương trình tự học” của cá nhân.
2.2.2. Nhận thức về vai trò của hoạt động tự học đối với các kĩ năng học tập của sinh viên
Bảng 2. Nhận thức về vai trò của hoạt động tự học đối với các kĩ năng học tập của SV
STT Nội dung
Mức độ đánh giá
Giá trị
trung
bình
Mô tả đánh giá
Hoàn
toàn
đồng ý
Đồng ý
Không
đồng ý
Rất
không
đồng ý
4 3 2 1
1 Phát triển kĩ năng đọc 140 176 11 1 3,39 Hoàn toàn đồng ý
2 Nâng cao kĩ năng hiểu 143 174 11 0 3,40 Hoàn toàn đồng ý
3 Nâng cao kĩ năng tư duy phê phán 129 179 15 5 3,32 Hoàn toàn đồng ý
4 Nâng cao kĩ năng giải quyết vấn đề 133 175 17 3 3,34 Hoàn toàn đồng ý
5 Phát triển kĩ năng quản lí thời gian 119 193 13 3 3,30 Hoàn toàn đồng ý
6 Phát triển kĩ năng ghi chép 115 183 27 3 3,25 Hoàn toàn đồng ý
Điểm trung bình 3,32 Hoàn toàn đồng ý
Bảng 2 cho thấy, SV nhận thức được rất rõ về vai trò của hoạt động tự học đối với các kĩ năng học tập của SV.
Các kĩ năng 1, 2, 3, 4, 6 được mô tả ở mức là “rất đồng ý” với giá trị trung bình tương ứng là 3,39; 4,40; 3,32; 3,34;
3,30 và 3,25. Kĩ năng lĩnh hội tri thức là kĩ năng được đánh giá cao nhất (giá trị trung bình là 3,40) và kĩ năng ghi
chép có giá trị trung bình là 3,25 là mức thấp nhất đó là kĩ năng ghi chép. Các kĩ năng học tập của SV nhận được
giá trị trung bình trung là 3,32 được mô tả ở mức là “rất đồng ý”. Qua đó, có thể thấy SV có nhận thức về vai trò của
hoạt động tự học đối với việc phát triển các kĩ năng cá nhân của mình.
2.2.3. Thói quen của sinh viên trong quá trình tự học
Bảng 3. Thói quen của SV trong quá trình tự học
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
Giá
trị
trung
bình
Mô tả
đánh giá
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Ít khi
Không
bao
giờ
4 3 2 1
1
Tôi xem lại các ghi chép lớp học của tôi sau
giờ học
155 147 24 2 3,39
Thường
xuyên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 300-305 ISSN: 2354-0753
302
2
Tôi ghi chép khi tôi đọc sách giáo khoa/tài
liệu đọc của tôi
126 156 40 6 3,23 Thỉnh thoảng
3
Tôi duyệt các tiêu đề, hình ảnh, câu hỏi
chương và tóm tắt trước khi tôi bắt đầu đọc
một chương
119 147 55 7 3,15 Thỉnh thoảng
4
Tôi cố gắng để có được ý nghĩa của từ mới
khi tôi nhìn thấy chúng lần đầu tiên
107 150 58 13 3,07 Thỉnh thoảng
5 Khi tôi tự học, đầu tiên tôi làm môn khó 89 137 73 29 2,82 Ít khi
6
Tôi học trong một khoảng thời gian sau đó
nghỉ ngơi một chút trước khi quay lại học
124 145 48 11 3,16 Thỉnh thoảng
7
Tôi có sẵn tất cả đồ dùng của mình khi học,
như bút, giấy, máy tính,...
196 95 32 5 3,47
Thường
xuyên
Điểm trung bình 3,19 Thỉnh thoảng
Bảng 3 cho thấy, các mức độ thói quen của SV trong quá trình tự học. Trong đó, các hoạt động như “xem lại
các ghi chép trong lớp học”, “có sẵn tất cả đồ dùng học tập” là thói quen thường xuyên của SV. Các hoạt động
như “ghi chép khi đọc sách giáo khoa”, “duyệt các tiêu đề, hình ảnh, câu hỏi chương và tóm tắt trước khi đọc
một chương”, “cố gắng hiểu từ mới khi nhìn thấy lần đầu”, “học trong một khoảng thời gian sau đó nghỉ ngơi
một chút trước khi quay lại học” chỉ thỉnh thoảng SV mới thực hiện. Đặc biệt, SV ít khi “bắt đầu tự học bằng môn
khó”. Như vậy, SV đã nhận thức được thói quen học tập; tuy nhiên, các thói quen trong quá trình tự học này mới
chỉ dừng ở mức thỉnh thoảng.
2.2.4. Hoạt động tự học của sinh viên đối với dịch vụ hỗ trợ tự học
Bảng 4. Hoạt động tự học của SV đối với dịch vụ hỗ trợ tự học
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
Giá
trị
trung
bình
Mô tả đánh giá
Hoàn
toàn
đồng
ý
Đồng
ý
Không
đồng
ý
Rất
không
đồng
ý
4 3 2 1
1
Có một nơi có sẵn để tiến hành tự học xung quanh
khuôn viên trường học
150 132 36 10 3,29
Hoàn toàn
đồng ý
2
Sách và các tài liệu đọc khác có sẵn để sử dụng
để tự nghiên cứu
132 157 35 4 3,27
Hoàn toàn
đồng ý
3 Truy cập Wifi /Internet được cung cấp để tự học 148 143 30 7 3,32
Hoàn toàn
đồng ý
4 Thư viện luôn có sẵn để tự học 155 149 18 6 3,38
Hoàn toàn
đồng ý
5 Phòng học trống được phép sử dụng để tự học 128 151 42 7 3,22 Đồng ý
6
Các tài nguyên như đài phát thanh, truyền hình và
phương tiện điện tử khác có sẵn để tự nghiên cứu
112 166 45 5 3,17 Đồng ý
Điểm trung bình 3,27
Hoàn toàn
đồng ý
Bảng 4 cho thấy sự phân bổ của các dịch vụ để hỗ trợ các điều kiện cho các hoạt động tự học của SV. Trong đó,
các vấn đề 1, 2, 3 và 4 được đánh giá ở mức “rất đồng ý”. Trong số đó, yếu tố “sự phục vụ của thư viện” được đánh
giá cao nhất ở mức 3,38; yếu tố về “phương tiện truyền thông” được đánh giá ở mức thấp nhất. Điều này phản ánh
đúng tình hình thực tế của các nhà trường hiện nay. Các vấn đề 5 và 6 được đánh giá ở mức “đồng ý”. Giá trị trung
bình trung đạt được là 3,27 tức là về cơ bản các điều kiện phục vụ cho hoạt động tự học là đáp ứng được nhu cầu của
SV. Các dịch vụ hỗ trợ tự học đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, là yếu tố quyết định
chất lượng học tập của SV; do đó, đó là yêu cầu cơ bản trong quá trình đào tạo ở trường đại học. Các dịch vụ của
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 300-305 ISSN: 2354-0753
303
trường có sẵn để học bao gồm sách giáo khoa, thư viện điện tử, wifi-Internet, phòng học... thường đáp ứng các yêu
cầu cơ bản của SV, là một trong những điều kiện giúp SV tự học trong quá trình học tập tại trường.
2.2.5. Hoạt động tự học của sinh viên theo sáng kiến của giảng viên
Bảng 5. Hoạt động tự học của SV theo sáng kiến của giảng viên
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
Giá
trị
trung
bình
Mô tả đánh giá
Hoàn
toàn
đồng
ý
Đồng
ý
Không
đồng
ý
Rất
không
đồng
ý
4 3 2 1
1
Giảng viên có kế hoạch hoạt động cụ thể
ngoài giờ học và hoạt động tự học của SV
147 159 20 2 3,38 Hoàn toàn đồng ý
2 Giảng viên giao nhiệm vụ làm ở nhà 120 195 12 1 3,32 Hoàn toàn đồng ý
3
Giảng viên yêu cầu SV tham gia vào các hoạt
động tự học hàng ngày
110 188 30 0 3,24 Đồng ý
4
Giảng viên yêu cầu SV đọc sách và tài liệu
tham khảo trước và sau giờ học
146 159 21 2 3,37 Hoàn toàn đồng ý
5
Sử dụng phương pháp giảng dạy thúc đẩy các
hoạt động tự học
125 178 24 1 3,30 Hoàn toàn đồng ý
6
Phương pháp kiểm tra và đánh giá đòi hỏi SV
phải tự học
113 181 32 2 3,23 Đồng ý
Điểm trung bình 3,31 Hoàn toàn đồng ý
Bảng 5 cho thấy, giảng viên đã thực hiện nhiều sáng kiến, hoạt động khác trong nhau quá trình dạy học để thúc
đẩy hoạt động tự học của SV. Phương pháp giảng dạy và sáng kiến của giảng viên có ý nghĩa quan trọng đối với các
hoạt động tự học của SV. Các biện pháp sư phạm; hoạt động kiểm tra, đánh giá và sáng kiến của giảng viên sẽ quyết
định phương pháp học tập của SV. Do đó, trong quá trình giảng dạy, nếu giảng viên thiết kế các hoạt động để hướng
dẫn SV tìm tài liệu, đọc và làm bài tập về nhà sẽ khuyến khích SV tự học.
2.2.6. Địa điểm sinh viên tiến hành các hoạt động tự học
Bảng 6. Địa điểm SV tiến hành các hoạt động tự học
Nội dung
Mức độ đánh giá
Giá trị
trung
bình
Mô tả đánh giá
Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng
Ít khi
Không
bao giờ
4 3 2 1
Nhà 236 69 18 5 3,63 Thường xuyên
Kí túc xá 60 74 54 140 2,16 Thỉnh thoảng
Nơi yên tĩnh 158 117 46 7 3,30 Thường xuyên
Nhà bạn 31 167 104 26 2,62 Thỉnh thoảng
Thư viện 63 181 59 25 2,86 Thỉnh thoảng
Phòng học trống 57 115 89 67 2,49 Ít khi
Bất kì chỗ trống nào xung quanh
khuôn viên
49 100 88 91 2,33 Thỉnh thoảng
Điểm trung bình 2,77 Thỉnh thoảng
Bên cạnh các điều kiện học tập là sách giáo khoa, tài liệu tham khảo,, địa điểm cho SV tự học đóng vai
trò là một yếu tố rất quan trọng. Bảng 6 cho thấy, các địa điểm SV tiến hành các hoạt động tự học khá đa dạng.
Trong đó, SV tự học thường xuyên ở “nhà”, “nơi yên tĩnh”. Một số địa điểm SV thỉnh thoảng thực hiện tự học
như “kí túc xá”, “nhà bạn”, “thư viện”, “chỗ trống trong khuôn viên trường”. Như vậy, không có vị trí cụ thể
cố định nào để SV tự học, tự nghiên cứu, SV có thể chọn bất kì địa điểm phù hợp nào để tiến hành hoạt động
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 300-305 ISSN: 2354-0753
304
tự học của mình. SV chỉ có thể thực hiện các hoạt động tự học khi có địa điểm thích hợp với các khu vực yên
tĩnh và nhiều ánh sáng.
2.2.7. Quản lí việc tự học của sinh viên
Bảng 7. Quản lí việc tự học của SV
TT Nội dung
Mức độ đánh giá
Giá
trị
trung
bình
Mô tả,
đánh giá
Luôn
luôn
thực
hiện
Thực
hiện
Ít
thực
hiện
Không
thực
hiện
4 3 2 1
1 Quản lí các hoạt động giảng dạy của giảng viên 124 156 36 12 3,20 Thực hiện
2
Quản lí việc thực hiện của SV đối với các hoạt động
tự học
71 185 70 2 2,99 Thực hiện
3 Quản lí các hoạt động tự học ngoài giờ học của SV 49 178 88 13 2,80 Thực hiện
4
Giám sát và đánh giá kết quả học tập của SV dựa
trên các hoạt động tự học
93 172 48 15 3,05 Thực hiện
5
Thúc đẩy SV tham gia vào các hoạt động tự học để
tăng cường học tập
106 185 35 2 3,2 Thực hiện
6
Phối hợp các phòng ban và tổ chức triển khai việc
thực hiện các hoạt động tự học của SV
68 175 66 19 2,89 Thực hiện
Điểm trung bình 3,02 Thực hiện
Bảng 7 cho thấy, nhà trường đã tiến hành nhiều hoạt động với các cấp độ khác nhau tác động trực tiếp hoặc gián
tiếp để quản lí hoạt động tự học của SV. Trong đó, nội dung được đánh giá ở mức cao nhất là “quản lí hoạt động
giảng dạy của giảng viên để có sự tác động đến việc tự học của SV”. Nội dung đạt ở mức điểm thấp nhất là “quản lí
các hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp”. Đánh giá này phù hợp với tình hình thực tế của các nhà trường.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động tự học của sinh viên Đại học Thái Nguyên
Vấn đề tự học của SV Đại học Thái Nguyên nhằm đáp ứng các yêu cầu của xã hội là một nội dung phức tạp, khó
khăn, nhưng cũng đã đạt được những hiệu quả nhất định: - Đại học Thái Nguyên và các trường thành viên đã có sự
quan tâm, đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ về tài liệu, không gian cũng như tạo mọi điều kiện
thuận lợi để cán bộ quản lí, giảng viên, SV được sử dụng trong quá trình nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại trường.
Đồng thời, Nhà trường đã tiến hành mở các lớp kĩ năng mềm để bổ sung kiến thức ngoại ngữ, kĩ năng sử dụng máy
tính tra cứu tài liệu, sử dụng tài liệu tại thư viện, thành lập các câu lạc bộ học thuật để giúp SV năm thứ nhất tham
gia hoạt động và học hỏi kinh nghiệm từ các thầy cô và các anh chị khóa trước trong việc tiếp cận hoạt động tự học
tại trường đại học; - Đa số giảng viên đều tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, thúc đẩy hoạt động tự
học của SV; - Đa số SV nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động tự học; có ý thức làm quen, tiếp cận với cách
học tại trường đại học.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, hoạt động tự học của SV vẫn còn một số hạn chế như: việc tự học của SV chưa thực sự
thường xuyên, SV còn chưa tạo cho bản thân nhiều thói quen tốt để giúp cho việc tự học đạt hiệu quả cao; các địa
điểm cho SV tự học vẫn còn hạn chế; các biện pháp, nội dung quản lí hoạt động tự học của SV chưa thực sự đồng
đều, có những hoạt động quản lí vẫn chưa thường xuyên. Mặc dù cơ sở vật chất hỗ trợ hoạt động tự học đã được đầu
tư, tuy nhiên vẫn chưa khai thác hiệu quả các phòng học đa phương tiện, trung tâm học liệu, hệ thống máy tính,
trong việc SV tham gia giờ tự học trong trường. Điều này đã ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của SV trong việc
đáp ứng nhu cầu xã hội sau khi ra trường.
3. Kết luận
Trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, việc đánh giá hoạt động tự học của SV Đại học Thái
Nguyên là nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi nhà trường nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội hiện nay về nguồn nhân lực
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 300-305 ISSN: 2354-0753
305
có phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn tốt, có khả năng tự học hỏi không ngừng. Việc đánh giá chất lượng
hoạt động này sẽ giúp các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên có cơ sở đề xuất những biện pháp kịp thời
nhằm trang bị cho SV phương pháp và thói quen tự học, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, nhằm đáp
ứng nhu cầu xã hội của SV sau khi tốt nghiệp, ra trường.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Đức Giang, Phạm Thị Hồng Nhung (2019). Hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá năng lực tự học và quy
trình tổ chức phát triển năng lực tự học cho sinh viên trong các trường đại học sư phạm. Tạp chí Giáo dục, số
đặc biệt tháng 7, tr 185-190; 194.
Phạm Thành Nghị (2000). Quản lí chất lượng giáo dục đại học. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phan Bích Ngọc (2009). Tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường
đại học theo hình thức tín chỉ hiện nay. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, số 25, tr 160-164.
Phí Đình Khương, Lâm Thùy Dương (2019). Enhancing management measures on students' self- study activities at
Thai Nguyen University of Sciences. TNU Journal of Science and Technology, 220(01), 35-42.
Quốc hội (2005). Luật Giáo dục, luật số 38/2005/QH11 ban hành ngày 14/6/2005.
Trần Anh Kiên (2019). Thực trạng và một số biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức trong học tập của học viên
các trường đại học trong quân đội hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số 453, tr 6-10.
Trần Khánh Đức (2004). Quản lí và kiểm soát chất lượng đào tạo nhân sự. NXB Giáo dục.