Thực trạng học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học Hồng Đức theo quan điểm sư phạm tương tác

TÓM TẮT Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục học ở trường Đại học Hồng Đức hiện nay đang là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, giảng viên dạy môn giáo dục học: làm thế nào để tri thức khoa học giáo dục trở nên sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục đối với sinh viên và sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng ngay được yêu cầu công tác giảng dạy và giáo dục ở trường phổ thông. Bài viết đi sâu tìm hiểu nhận thức, mức độ tích cực, kết quả học tập . của sinh viên trong các giờ học, từ đó góp phần xây dựng các cách thức vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn giáo dục học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 58 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng học tập môn Giáo dục học của sinh viên trường Đại học Hồng Đức theo quan điểm sư phạm tương tác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 30 THỰC TRẠNG HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC THEO QUAN ĐIỂM SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC Đỗ Thị Hồng Hạnh1 TÓM TẮT Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục học ở trường Đại học Hồng Đức hiện nay đang là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, giảng viên dạy môn giáo dục học: làm thế nào để tri thức khoa học giáo dục trở nên sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục đối với sinh viên và sinh viên sau khi ra trường có thể đáp ứng ngay được yêu cầu công tác giảng dạy và giáo dục ở trường phổ thông. Bài viết đi sâu tìm hiểu nhận thức, mức độ tích cực, kết quả học tập ... của sinh viên trong các giờ học, từ đó góp phần xây dựng các cách thức vận dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn giáo dục học, nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Từ khóa: Quan điểm sư phạm tương tác, môn giáo dục học 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quan điểm sư phạm tương tác (SPTT) là một hướng tiếp cận dạy học tổng hợp, tập trung vào người học, xác định rõ vai trò của từng yếu tố dạy học, thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố người dạy, người học và môi trường. Tương tác tạo nên động lực của quá trình dạy học, làm tăng các giá trị tương tác giữa các yếu tố, khắc phục tính thụ động, đơn điệu, xuôi chiều của quan hệ dạy và học. Với vai trò chủ đạo, người dạy có thể kiểm soát được quá trình dạy học, những tác động đồng bộ tới người học và môi trường sẽ mang lại hiệu quả cao cho quá trình dạy học, đồng thời với vai trò chủ động người học thể hiện sự năng động, sáng tạo trong tương tác với thầy và bạn, tận dụng môi trường thuận lợi để nắm vững tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo. Thực hiện nhiệm vụ đào tạo của trường ĐH Hồng Đức, giáo dục học (GDH) là môn khoa học ứng dụng có tính nghề nghiệp cao với nhiệm vụ trang bị cho sinh viên sư phạm (SVSP) hệ thống những tri thức, hiểu biết về nghề nghiệp, nguyên lý cơ bản của giáo dục học Mác xít; đường lối quan điểm giáo dục của Đảng và Nhà nước; hệ thống kiến thức về lý luận dạy học và giáo dục; hình thành ở người học hệ thống kỹ năng sư phạm và hệ thống thái độ, phẩm chất nghề nghiệp nhằm tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục ở nhà trường phổ thông sau này. 1 ThS. Bộ môn Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 31 Nâng cao chất lượng giảng dạy môn GDH ở trường ĐH Hồng Đức hiện nay đang là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, giảng viên dạy GDH: làm thế nào để tri thức về khoa học giáo dục trở nên sinh động, hấp dẫn, có sức thuyết phục đối với SVSP và SVSP sau khi ra trường có thể đáp ứng ngay được yêu cầu công tác giảng dạy và giáo dục ở trường phổ thông. Với hướng tiếp cận quan điểm SPTT, hy vọng sẽ tìm ra những cách thức tổ chức dạy học môn GDH đem lại hiệu quả, nâng cao chất lượng dạy học môn học. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Để tìm hiểu thực trạng tổ chức dạy học môn GDH ở trên lớp, chúng tôi đã tiến hành bằng nhiều phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng như: quan sát, nghiên cứu sản phẩm, điều tra bằng phiếu câu hỏi, phỏng vấn và trao đổi với sinh viên (SV), giảng viên (GV) đang giảng dạy môn GDH ở trường ĐH Hồng Đức. Nhưng do thời gian và điều kiện có hạn, trong bài viết này chúng tôi chỉ đi sâu vào vấn đề: Thực trạng học tập môn GDH của SV trường ĐH Hồng Đức theo quan điểm SPTT. 2.1. Nhận thức của SV về mục đích học tập môn GDH Mục đích học tập là động lực thúc đẩy hoạt động học tập của SV trên cơ sở đó chi phối sự tham gia của SV vào các tương tác dạy học quy định hiệu quả hoạt động học tập của SV. Tìm hiểu SVSP về mục đích học tập môn GDH, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 1. Bảng 1. Nhận thức của SV về mục đích học tập môn GDH Mục đích học tập Mức độ ( n = 232 ) Rất nhiều Nhiều Tương đối nhiều Ít Không SL % SL % SL % SL % SL % 1. Hoàn thành chương trình học 81 34.9 69 29.7 55 23.7 24 10.3 3 1.3 2. Vận dụng vào rèn luyện nhân cách của bản thân. 55 23.7 85 36.6 55 23.7 33 14.2 4 1.7 3. Giải thích các hiện tượng GD trong cuộc sống 30 12.9 55 23.7 83 35.8 55 23.7 9 3.9 4. Phục vụ dạy học và giáo dục học sinh sau này 79 34.1 67 28.9 49 21.1 23 9.9 14 6.0 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 32 5. Phục vụ các nhiệm vụ khi đi thực tế, thực tập sư phạm 45 19.4 79 34.1 54 23.2 37 15.9 17 7.3 6. Làm đề tài nghiên cứu khoa học 14 6.0 30 12.9 32 13.8 61 26.3 95 40.9 7. Học môn phương pháp giảng dạy bộ môn tốt hơn 45 19.4 64 27.6 62 26.7 42 18.1 19 8.2 Số liệu ở bảng 1 cho thấy: Đa số SV đã xác định đúng đắn mục đích học tập môn GDH là hoàn thành chương trình môn học (xếp thứ 1), phục vụ nghề nghiệp sau này (xếp thứ 2), rèn luyện nhân cách bản thân ... Tuy nhiên một số mục đích khác thì chưa được SV coi trọng như: giúp SV học tốt môn phương pháp giảng dạy (xếp thứ 5), hay giúp SV đi thực tế, thực tập sư phạm (xếp thứ 4) đặc biệt là để giúp SV làm đề tài khoa học (xếp thứ 7) ... Như vậy: Nhìn chung SV đã xác định đúng đắn mục đích học tập môn GDH ở trường ĐH. Tuy nhiên SV tham gia vào học tập môn GDH với động lực chưa thật sự sâu sắc, mạnh mẽ nên tính tích cực, chủ động học tập môn học chưa cao, ảnh hưởng không tốt tới sự tham gia của SV vào các mối quan hệ tương tác trong dạy họ, ảnh hưởng tới kết quả học tập môn GDH. 2.2. Mức độ tích cực của SV trong học tập môn GDH Tính tích cực tham gia học tập của SV vào giờ học GDH quy định hiệu quả hoạt động học tập môn GDH của SV. Tìm hiểu về kết quả này thông qua sự tự đánh giá của SV, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2 như sau: Bảng 2. SV tự đánh giá về mức độ tích cực tham gia học tập trong các giờ học môn GDH STT Mức độ tham gia học tập của SV SL ( n= 232) % 1 Rất tích cực 2 0.8 2 Tích cực 26 11.2 3 Bình thường 158 68.1 4 Không tích cực 41 17.7 5 Không ý kiến 5 2.2 Số liệu ở bảng 2 cho thấy: Sự chủ động tích cực tham gia của SV vào môi trường học tập chưa cao, chủ yếu là ở mức độ bình thường chiếm 68.1%, mức độ rất tích cực và tích cực chiếm tỷ lệ rất ít (0.8 và 11.2%) và ở mức độ không tích cực chiếm tỷ lệ đáng kể là 17.7%. Qua thực tế dự giờ, quan sát một số giờ GDH ở trường ĐH Hồng Đức, chúng TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 33 tôi thấy có sự phù hợp với kết quả nghiên cứu trên, biểu hiện ở chỗ: khi GV đặt ra câu hỏi thì rất ít SV giơ tay phát biểu, khi GV gọi SV phát biểu, các ý kiến của SV nêu ra cũng rất mơ hồ, kém sự đầu tư suy nghĩ. Trong các giờ học môn GDH, GV rất ít nhận được các câu hỏi từ phía SV Điều này cho thấy sự thụ động, chưa tích cực nỗ lực tham gia vào giờ học của SV có thể làm hạn chế sự tương tác giữa GV và SV, do đó ảnh hưởng đến hiệu quả nhận thức của SV. 2.3. Kết quả học tập của SV trong các giờ học GDH Tìm hiểu về vấn đề này chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3. Bảng 3. SV tự đánh giá mức độ nhận thức đạt được trong các giờ học trên lớp môn GDH TT Mức độ nhận thức Mức độ ( n= 232 ) Thường xuyên Đôi khi Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Nhớ 25 10.7 189 81.5 18 7.8 2 Hiểu 103 44.4 125 53.9 4 1.7 3 Vận dụng 35 15.0 155 66.8 42 18.1 4 Mơ hồ khó hiểu 38 16.4 153 65.9 41 17.7 5 Không hiểu 21 9.0 122 52.6 89 38.4 Số liệu ở bảng 3 cho thấy: đa số SV đã nhận thức được ở mức độ tương đối tốt các vấn đề của bài học, mức độ hiểu là phổ biến chiếm đa số (xếp thứ 1); mức độ nhớ (xếp thứ 2); mức độ vận dụng (xếp thứ 3). Tuy nhiên vẫn còn không nhỏ SV đôi khi rơi vào trạng thái mơ hồ, khó hiểu (153 SV – 65.9%) hoặc không hiểu (122 SV – 52.6%) trong các giờ học môn GDH. Số SV đạt đến mức độ cao của nhận thức là vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống, các vấn đề giáo dục, dạy học còn chưa nhiều (35 SV – 15%). Để làm rõ lý do tại sao SV lại không hiểu bài hay mơ hồ khi lĩnh hội kiến thức chúng tôi đã nêu một số câu hỏi: Em có khi nào thấy mình khó hiểu hay mơ hồ khi GV giảng bài không? Theo em thì tại sao lại có điều đó? Do kiến thức môn học trừu tượng, khó hiểu? Do cách giảng của GV hay do không theo dõi kịp, không tích cực học tập môn này ? Kết quả chúng tôi thu được nhiều ý kiến giải thích của SV, trong đó các ý kiến chủ yếu là: do bản thân SV chưa thực sự hứng thú, tự giác, tích cực tham gia vào các giờ học môn GDH; do lớp học đông SV, GV ít có điều kiện cá biệt hoá dạy học, GV ít chú ý kiểm tra, đánh giá sự nỗ lực học tập của SV trong quá trình học, do đó SV chỉ học khi ôn thi. Qua kết quả tự đánh giá của SV về thái độ và mức độ nhận thức đạt được của SV trong các giờ học môn GDH cho thấy: kết quả học tập của SV đối với môn GDH là chưa cao. Tìm hiểu những nội dung cụ thể mà SV thu lượm được trong các giờ GDH như thế nào? Chúng tôi thu được kết quả ở bảng 4: TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 34 Bảng 4. SV tự đánh giá kết quả thu lượm được trong các giờ học môn GDH TT Nội dung Mức độ ( n = 232 ) Rất nhiều Nhiều Tương đối nhiều Ít Không SL % SL % SL % SL % SL % 1 Tri thức môn GDH 22 9.5 43 18.5 112 48.3 54 23.3 1 0.4 2 Cách thức tiếp cận tri thức môn học 12 5.1 32 13.7 47 20.2 102 43.9 39 16.8 3 Cách thức tổ chức DH 11 4.7 47 20.2 82 35.3 79 34.0 13 5.6 4 Kỹ thuật sử dụng các PP, PTDH 9 3.8 29 12.5 48 20.6 107 46.1 39 16.8 5 Phương thức giao tiếp, ứng xử của giáo viên. 42 18.1 57 24.5 83 35.7 45 19.3 5 2.1 Kết quả nghiên cứu ở bảng 4 cho thấy: SV tự đánh giá kết quả mà họ đã thu nhận được nhiều nhất trong các giờ học môn GDH là phương thức giao tiếp ứng xử của GV (xếp thứ 1). Điều này cho thấy: Sự ảnh hưởng của phương thức giao tiếp ứng xử của GV trong dạy học đối với SVSP là rất lớn bởi trong dạy học SV vừa là đối tượng vừa là chủ thể tham gia vào mối quan hệ tương tác thầy – trò. Mặt khác với ý thức trau dồi nghề nghiệp, SVSP luôn quan tâm tới việc hình thành kỹ năng giao tiếp ứng xử của người giáo viên tương lai. Tuy nhiên, SV mới chỉ chú ý đến nội dung môn học (xếp thứ 2) và ít chú ý tới phương pháp tiếp cận tri thức, cách thức tổ chức dạy học (xếp thứ 4) đặc biệt là kỹ thuật sử dụng các PPDH, phương tiện dạy học (xếp thứ 5), còn có nhiều SV không thu hoạch được gì từ yếu tố này. Qua đó cho thấy: SV chưa thực sự có được phương pháp học tập ở đại học và ý thức tiếp cận các phương pháp thông qua cách thức tổ chức dạy học của GV. Do đó dẫn tới kết quả học tập môn GDH của SV chưa cao. Tóm lại: Đa số SV học tập môn GDH với ý thức động cơ chưa thật sâu sắc, mạnh mẽ và chưa có phương pháp học tập ở đại học do đó SV chưa tích cực tham gia vào giờ học, kết quả học tập các giờ học môn GDH chưa cao. Kết quả này do nhiều nguyên nhân: trách nhiệm của SV đối với việc học tập môn GDH chưa cao và có thể SV chưa có được môi trường học tập thuận lợi dưới sự tổ chức hướng dẫn hoạt động học hiệu quả của GV ... 3. MỘT VÀI NHẬN XÉT Quan điểm SPTT là một hướng tiếp cận dạy học tổng hợp, khoa học, cơ bản và năng động: tập trung vào người học và cơ bản dựa trên tác động qua lại: người dạy – người học – môi trường làm gia tăng giá trị các mối quan hệ tương tác dạy học; yếu tố TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 35 môi trường thực sự được quan tâm mang lại cho người học sự thành công nhiều nhất trong việc học thực hiện mục tiêu dạy học. Trong quan điểm SPTT, vai trò của người học có tính chất quyết định. Người học là người kiến tạo kiến thức cho bản thân bằng sự huy động tiềm năng của chính mình (bộ máy học, vốn kinh nghiệm, trí tuệ ) dưới sự tác động của người dạy và môi trường. Để làm tròn trách nhiệm của mình đòi hỏi người học phải có sự hứng thú, tham gia tích cực và có trách nhiệm vào quá trình học. Người dạy với vai trò hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện người học thực hiện hoạt động học theo những mục tiêu xác định trong chương trình học thông qua các phương pháp sư phạm của mình. Môi trường dạy học có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới người dạy, người học mà chính họ cũng góp phần tạo dựng để rồi cùng chịu ảnh hưởng, cùng biến đổi và cùng thích nghi. Thực tế dạy học môn GDH ở trường ĐH Hồng Đức hiện nay đã có nhiều đổi mới song kết quả nghiên cứu cho thấy: tính chất xuôi chiều trong dạy học vẫn còn phổ biến, tính tích cực, hiệu quả học tập của SV trong các giờ GDH chưa cao, đa số SV chưa có phương pháp học tập ở đại học. Điều này ảnh hưởng tới chất lượng dạy học môn GDH. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên: do ý thức, động cơ học tập môn GDH của SV chưa thật sâu sắc, mạnh mẽ; SV chưa chuẩn bị chu đáo về mọi mặt khi tham gia vào quá trình học; môi trường học tập môn GDH chưa kích thích được sự hứng thú, tính tích cực hoạt động học của SV; khả năng kiểm soát quá trình học của SV còn nhiều hạn chế Vì vậy cần có các cách thức tổ chức dạy học môn GDH mang tính đồng bộ, hiệu quả và khả thi tác động đến GV, SV và môi trường học tập của SV nhằm nâng cao ý thức học tập, tính chủ động tích cực, sự hứng thú của SV khi tham gia vào quá trình học góp phần nâng cao kết quả học tập của SV, hiệu quả dạy học môn GDH. Với cách tiếp cận dạy học của quan điểm SPTT, đặc điểm hoạt động dạy học môn GDH và thực tiễn dạy học môn GDH ở trường ĐH Hồng Đức hiện nay cho thấy: khả năng ứng dụng quan điểm SPTT là cần thiết và hoàn toàn có thể, nhằm nâng cao chất lượng dạy học GDH. Để làm được điều đó ở trường ĐH Hồng Đức hiện nay đòi hỏi một sự tác động đồng bộ tới các yếu tố dạy học, trong mọi khâu của quá trình dạy học nhằm nâng cao ý thức và chuẩn bị tốt cho các chủ thể tham gia vào dạy học, tạo môi trường tích cực đa tương tác, trên cơ sở đó thực hiện tốt mục tiêu dạy học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Như An (1996), Phương pháp dạy học Giáo dục học, NXB.ĐHQGHN. [2] Nguyễn Ngọc Bảo và Hà Thị Đức (1998), Hoạt động dạy học ở trường THCS, NXB. GDHN. [3] Đặng Thành Hưng (2005), Tương tác thầy – trò trên lớp học, NXB.GD Hà nội. [4] Jean – Marc Denommé và Madeleine Roy (2000), Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, NXB. Thanh Niên, Hà Nội. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 36 [5] Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 9 của BCHTWĐ, NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [6] Nguyễn Thành Vinh (2006), Tổ chức dạy học theo quan điểm sư phạm tương tác trong các trường (khoa) cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo hiện nay, Luận án TS. Hà Nội. VIEWING THE REALITY OF PEDAGOGICAL LEARNING ACTIVITIES AMONG THE STUDENTS OF HONG DUC UNIVERSITY FROM THE CONCEPT OF INTERACTIVE TEACHING ABSTRACT How to improving the quality of teaching Pedagogics at Hong Duc University is a challenging issue for the administrators and lecturers of Pedagogics. In order to make the pedagogical science more interesting and appealing to the students and to equip them with the required knowledge to meet the teaching requirements in schools, this article studies deeper into the awareness, activeness and study results of the students during their classes so that it can help to form the ways of applying the concept of intereaction in pedagogical teaching to enhance the teaching quality of this subject.
Tài liệu liên quan