Thực trạng kiểm soát xúc cảm tiêu cực của học sinh ở một số trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh

1. Lí do chọn đề tài Xúc cảm cũng như các quá trình tâm lý khác, nó là sự phản ánh của thế giới khách quan tác động vào con người. Trong quá trình tác động, ở con người nảy sinh những rung động biểu hiện thái độ chủ quan của mình đối với các hiện tượng khách quan. Và những rung động ấy, dù dễ chịu hay khó chịu, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực đều có khả năng chi phối hành vi của con người. Thực tế cho thấy, những người không kiểm soát được đời sống xúc cảm của mình sẽ thường xuyên phải chịu những xung đột nội tâm, từ đó năng lực tập trung chú ý và tư duy của họ sẽ bị phá vỡ và điều này chắc chắn có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng cuộc sống của họ . Lứa tuổi vị thành niên, tuổi học sinh trung học cơ sở là một trong những lứa tuổi đẹp của đời người nhưng cũng là một lứa tuổi thường có những biến đổi đột ngột về sinh lý kéo theo những biến đổi phức tạp về tâm lí. Trong thời gian gần đây, hiện tượng bạo lực ở trẻ em, những hành vi xâm kích, gây hấn, gây rối trật tự xã hội trong trẻ em có chiều hướng gia tăng và với độ tuổi vi phạm lần đầu ngày càng giảm xuống. Ngoài ra, số liệu về các rối nhiễu tâm lí của trẻ em, trong đó có các rối nhiễu về xúc cảm được thông tin qua các phương tiện đại chúng làm các nhà giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung quan tâm lo lắng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xúc cảm ở học sinh thiếu niên, từ đó, đề xuất những biện pháp giáo dục nhằm giúp nâng cao năng lực kiểm soát xúc cảm mà đặc biệt là những xúc cảm tiêu cực là điều hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài: “Thực trạng kiểm soát xúc cảm tiêu cực của học sinh ở một số trường THCS tại TPHCM”.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 52 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng kiểm soát xúc cảm tiêu cực của học sinh ở một số trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2009– 2010 3 THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT XÚC CẢM TIÊU CỰC CỦA HỌC SINH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THCS TẠI TP HCM Nguyễn Phan Chiêu Anh (Sinh viên năm 4, Khoa TLGD) GVHD: ThS. Võ Thị Tường Vy 1. Lí do chọn đề tài Xúc cảm cũng như các quá trình tâm lý khác, nó là sự phản ánh của thế giới khách quan tác động vào con người. Trong quá trình tác động, ở con người nảy sinh những rung động biểu hiện thái độ chủ quan của mình đối với các hiện tượng khách quan. Và những rung động ấy, dù dễ chịu hay khó chịu, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực đều có khả năng chi phối hành vi của con người. Thực tế cho thấy, những người không kiểm soát được đời sống xúc cảm của mình sẽ thường xuyên phải chịu những xung đột nội tâm, từ đó năng lực tập trung chú ý và tư duy của họ sẽ bị phá vỡ và điều này chắc chắn có ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng cuộc sống của họ . Lứa tuổi vị thành niên, tuổi học sinh trung học cơ sở là một trong những lứa tuổi đẹp của đời người nhưng cũng là một lứa tuổi thường có những biến đổi đột ngột về sinh lý kéo theo những biến đổi phức tạp về tâm lí. Trong thời gian gần đây, hiện tượng bạo lực ở trẻ em, những hành vi xâm kích, gây hấn, gây rối trật tự xã hội trong trẻ em có chiều hướng gia tăng và với độ tuổi vi phạm lần đầu ngày càng giảm xuống. Ngoài ra, số liệu về các rối nhiễu tâm lí của trẻ em, trong đó có các rối nhiễu về xúc cảm được thông tin qua các phương tiện đại chúng làm các nhà giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung quan tâm lo lắng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu xúc cảm ở học sinh thiếu niên, từ đó, đề xuất những biện pháp giáo dục nhằm giúp nâng cao năng lực kiểm soát xúc cảm mà đặc biệt là những xúc cảm tiêu cực là điều hết sức cần thiết. Trên cơ sở đó, tôi chọn đề tài: “Thực trạng kiểm soát xúc cảm tiêu cực của học sinh ở một số trường THCS tại TPHCM”. 2. Mục đích, đối tượng, khách thể, phương pháp, giả thuyết nghiên cứu 2.1. Mục đích - Tìm hiểu thực trạng kiểm soát xúc cảm tiêu cực của học sinh THCS tại TPHCM. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 4 - Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến xúc cảm tiêu cực của học sinh.Từ đó, đề xuất một số biện pháp nâng cao năng lực kiểm soát xúc cảm tiêu cực của học sinh. 2.2. Khách thể và đối tượng nghiên cứu * Khách thể nghiên cứu Học sinh và giáo viên ở trường THCS Minh Đức và THCS Nguyễn Gia Thiều tại TP HCM. *Đối tượng nghiên cứu Thực trạng kiểm soát xúc cảm tiêu cực của học sinh. 2.3. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu lý luận Khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản, trên cơ sở đó hình thành CSLL của đề tài và xây dựng bản anket. + Phương pháp điều tra: Điều tra bằng bảng hỏi Tìm hiểu thực trạng kiểm soát xúc cảm tiêu cực của thiếu niên, cách thức kiểm soát xúc cảm tiêu cực và các yếu tố ảnh hưởng đến xúc cảm tiêu cực của thiếu niên. + Phương pháp quan sát Tìm hiểu những biểu hiện xúc cảm tiêu cực của thiếu niên trong những hoạt động thường ngày ở nhà, trên lớp, trong giờ giải lao, khi đang chơi với bạn. + Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để xử lý kết quả. 2.4. Giới hạn đề tài Đề tài chỉ nghiên cứu khả năng kiểm soát xúc cảm tiêu cực của học sinh THCS thuộc hai trường THCS Nguyễn Gia Thiều (quận Tân Bình) và THCS Minh Đức (Quận 1) và đánh giá của một số giáo viên (GV) thuộc hai trường về thực trạng kiểm soát xúc cảm tiêu cực của HS. 3. Kết quả nghiên cứu: 3.1. Thực trạng Bảng 1.1. Thực trạng kiểm soát các biểu hiện xúc cảm tiêu cực của học sinh THCS Các biểu hiện Điểm TB Độ lệch chuẩn 1. Chống đối lại điều gì đó mà bản thân mình không thích 1.14 .777 2. Bị bạn bè tẩy chay 0.34 .557 Năm học 2009– 2010 5 3. Cáu giận 1.15 .698 4. Dễ bị kích động, dễ bốc đồng (trước một câu nói châm chọc, lời mỉa mai, khích bác) 0.90 .767 5. Hỗn xược, xấc láo 0.52 .675 6. Dễ xúc động 0.94 .737 7. Lo sợ, rụt rè (khi vào phòng thi, lên trả bài...) 1.02 .684 8. Dễ khóc, hay khóc 0.59 .696 9. Cãi lại người lớn 0.74 .724 10. Phá quấy người khác 0.68 .686 11. Giận dữ khi bị phê bình 0.67 .755 12. Thù hận hoặc có hành động ác ý 0.26 .507 13. Nhút nhát, hay thu mình lại trước đám đông 0.75 .720 14. Hành vi vô lễ, trơ tráo 0.22 .471 15. Cãi cọ, gây gổ với bạn bè 0.72 .534 16. Dễ chán nản, thất vọng khi gặp thất bại 0.79 .625 17. Dễ tự ái, hờn dỗi 0.73 .750 18. Thích làm huyên náo, ầm ĩ (mà lẽ ra không nên làm) 0.63 .768 19. Tự cô lập mình, không chia sẻ với ai 0.66 .665 20. Âu sầu, rầu rĩ, buồn bã 0.63 .650 Tổng TB 14.14 Kết quả thu được cho thấy có 45% học sinh đạt điểm trung bình từng câu dưới mức điểm trung bình là 0.67 điểm, 55% đạt điểm trung bình từng câu từ 0.67 đến 1.34 điểm và không có học sinh nào có điểm trung bình trên 1.34 điểm với các biểu hiện trên. Các biểu hiện được kiểm soát khá tốt là: bị bạn bè tẩy chay, hỗn xược xấc láo, dễ khóc- hay khóc, thù hận hoặc có hành động ác ý, hành vi vô lễ, trơ tráo, Các biểu hiện khiến cho thiếu niên kiểm soát chưa tốt là cáu giận (1.15), chống đối lại điều mình không thích (1.14), dễ bị kích động bốc đồng trước những câu nói châm chọc, lời mỉa mai, khích bác (0.90) và lo sợ, rụt rè khi vào phòng thi, lên trả bài (1.02). + So sánh về trường: Điểm trung bình của 20 biểu hiện xúc cảm tiêu cực cho thấy số điểm của trường Nguyễn Gia Thiều (15.08) cao hơn hẳn so với số điểm của trường Minh Đức (13.35) với p = .001< .05, tức là có sự khác biệt ý nghĩa tương đối lớn giữa thực trạng kiểm soát các biểu hiện xúc cảm tiêu cực của học sinh hai trường. Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 6 + So sánh theo khối lớp mà cụ thể là lớp 6 và lớp 9, độ tuổi 12 và 15, kết quả cho thấy cũng có sự khác biệt ý nghĩa với p= .003< .05. Trong đó điểm TB của khối lớp 6 thấp hơn điểm TB chung (13.35< 14.14) và điểm TB của lớp 6 lớn hơn điểm TB chung (14.91 > 14.14). Điều đó cho thấy khối lớp 6 có khuynh hướng kiểm soát một số các biểu hiện xúc cảm tiêu cực khá tốt hơn là khối lớp 9. + So sánh theo giới tính về thực trạng kiểm soát các biểu hiện xúc cảm tiêu cực cũng thu nhận được kết quả thể hiện sự chênh lệch giữa nam và nữ. Trong đó, điểm TB của học sinh nam là 15, lớn hơn điểm TB của học sinh nữ là 13.18 và lớn hơn điểm TB chung là 14.14 với p= .001 < .05, tức là có sự khác biệt ý nghĩa rõ rệt giữa học sinh nam và nữ. Và số liệu cũng cho thấy các em học sinh nữ có khuynh hướng kiểm soát xúc cảm tiêu cực tốt hơn các em nam. + So sánh sự tự đánh giá của thiếu niên về các biểu hiện xúc cảm tiêu cực của mình và sự đánh giá của GV về các biểu hiện xúc cảm tiêu cực của học sinh, kết quả thu được thể hiện trong biểu đồ sau: Biểu đồ so sánh đánh giá của GV và tự đánh giá của thiếu niên về các biểu hiện xúc cảm tiêu cực Điểm tổng TB đánh giá các biểu hiện xúc cảm tiêu cực của GV và HS có sự chênh lệch rất lớn giữa điểm đánh giá của GV là 17.92 và điểm tự đánh giá của HS là 14.14 chứng tỏ giáo viên đánh giá học sinh kiểm soát các xúc cảm tiêu cực chưa tốt hơn là các em tự đánh giá về mình. Sự chênh lệch trong cách đánh giá ấy thể hiện qua các cặp biểu hiện với mức thứ hạng được đánh giá chênh nhau rõ rệt. Kiểm nghiệm T-Test cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa đánh giá của GV và tự đánh giá của học sinh với p = 0.00< 0.05 3.2. Cách thức kiểm soát xúc cảm tiêu cực của học sinh THCS Lựa chọn của thiếu niên để kiểm soát những xúc cảm tiêu cực ở bản thân cho ta thấy phần lớn thiếu niên đều chọn lựa cách giải tỏa ở những hành động cụ 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 HS GV Năm học 2009– 2010 7 thể, có thể tạo nên những hiệu quả tức thì như chia sẻ với bạn bè, đi dạo, đi ăn kem, xem phim hài,... Tuy nhiên, ở mặt nhận thức, kết quả lại cho thấy ngược lại, các em hầu như không có xu hướng kiểm soát hoặc dùng nhận thức của mình để giải tỏa những xúc cảm tiêu cực. Kết quả cho thấy có sự tương quan rõ rệt giữa hai mặt nhận thức và hành động trong cách thức kiểm soát xúc cảm tiêu cực của học sinh THCS. Bảng số liệu cho thấy, mối tương quan giữa nhận thức và hành động là tương quan nghịch ( -.917) có ý nghĩa thống kê với alpha = 0.01. 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát xúc cảm tiêu cực của học sinh THCS Tổng hợp các nguyên nhân cho thấy không có nguyên nhân nào đạt con số báo động trên 50% nhưng từ những gì mà các em đánh giá có thể thấy các nguyên nhân này ảnh hưởng khá lớn đến đời sống tình cảm, xúc cảm của các em. Nổi trội nhất trong các nguyên nhân chính là có đến 26.7% thiếu niên cho rằng “Bạn không thể chia sẻ với ai trong gia đình, cảm giác như không ai hiểu bạn”, chứng tỏ hiện tượng cô đơn trong chính ngôi nhà của mình ở thiếu niên là một vấn đề lớn cần được quan tâm hơn. Bên cạnh đó, các nguyên nhân như “Bạn bè của bạn khá nóng tính, hay gây gỗ, cãi nhau, đánh nhau, hay bị phê bình, kiểm điểm” (14.8%), “Bạn thích chơi game và những trò bạo lực” là 20.2%, “Bạn hay tự nhốt mình trong phòng, ít đi ra ngoài” là 20.5% và “Gia đình của bạn thường xuyên có bất hòa, tranh chấp, cãi vã” (13%) là những con số đáng chú ý. 4. Kết luận và kiến nghị 4.1. Kết luận Thiếu niên có ý thức về các xúc cảm tiêu cực của bản thân mình và kiểm soát tốt một số biểu hiện xúc cảm tiêu cực. Nhìn chung, thiếu niên kiểm soát khá các xúc cảm tiêu cực của mình, ở mức thỉnh thoảng. Có sự khác biệt giữa kiểm soát xúc cảm giữa khối lớp 6 và khối lớp 9, giữa nam và nữ song không quá chênh lệch hoặc đối lập. Đánh giá của giáo viên về thực trạng kiểm soát xúc cảm của thiếu niên và tự đánh gia của thiếu niên về các xúc cảm tiêu cực của mình có sự khác nhau ở từng cặp biểu hiện nhưng không có sự khác biệt ý nghĩa trong thống kê. Kết quả cho thấy có sự tương quan rõ rệt giữa hai mặt nhận thức và hành động trong cách thức kiểm soát xúc cảm tiêu cực của học sinh THCS. Về sự lựa Kỷ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 8 chọn của thiếu niên để kiểm soát những xúc cảm tiêu cực ở bản thân, ta thấy phần lớn thiếu niên đều chọn lựa cách giải tỏa ở những hành động cụ thể, có thể tạo nên những hiệu quả tức thì, hầu như không có xu hướng kiểm soát nhận thức của mình để giải quyết những xúc cảm tiêu cực. Các yếu tố có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến xúc cảm tiêu cực của học sinh THCS chủ yếu xoanh quanh gia đình, mối quan hệ bè bạn và các thói quen, sở thích của thiếu niên. Điều đó cho thấy một bộ phận thiếu niên chưa được sự hỗ trợ cần thiết và đúng mức từ phía gia đình, vấn đề bạn và nhóm bạn của thiếu niên cần phải được quan tâm hơn và thói quen sở thích của các em chưa thực sự lành mạnh. 4.2. Kiến nghị Nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh về vấn đề tâm sinh lý tuổi thiếu niên và tầm quan trọng của việc giáo dục xúc cảm cho con cái. Gia đình, nhà trường và xã hội cần quan tâm đến một số xúc cảm tiêu cực và biểu hiện của nó mà chính thiếu niên thừa nhận nó xảy ra ở mức độ khá cao đối với mình như: chống đối lại điều gì đó mà mình không thích, cáu giận, giận dữ khi bị phê bình, lo sợ, rụt rè khi vào phòng thi, lên trả bài,... để có thái độ ứng xử phù hợp hơn với thiếu niên, thấu hiểu những xúc cảm của các em, lắng nghe và chia sẻ với các em nhiều hơn và giúp các em kiểm soát tốt các xúc cảm tiêu cực của mình. Đối với GV, sự chênh lệch trong đánh giá của GV và tự đánh giá của HS ở các biểu hiện xúc cảm tiêu cực không thể quy gán là GV không hiểu HS hay trong mắt GV, HS thường có những biểu hiện tiêu cực song điều cần nhất vẫn chính là làm cho mối quan hệ giữa GV và HS trở nên khắng khít hơn, gần gũi hơn và có thể chia sẻ với nhau nhiều hơn. Chính vì vậy, việc nâng cao nghiệp vụ sư phạm cho GV, mở các lớp học bồi dưỡng cho GV về nhận thức tâm sinh lý tuổi thiếu niên, giúp GV nhận ra vai trò của việc giáo dục xúc cảm cho lứa tuổi thiếu niên là một vấn đề cấp thiết. Tăng cường tuyên truyền trong xã hội về tầm quan trọng của việc giáo dục xúc cảm và rèn luyện năng lực kiểm soát xúc cảm tiêu cực cũng như các hậu quả nghiêm trọng của các xúc cảm tiêu cực ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân và các mối quan hệ của cá nhân, cụ thể là tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình,... Năm học 2009– 2010 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Carrol E. Izard (1992), Những xúc cảm của người, NXB Giáo dục. [2] Lê Văn Hồng, Lê Ngọc lan, Nguyễn Văn Thàng (2007), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3] Nicky Hayes, Nguyễn Kiên Trường dịch (2005), Nền tảng tâm lý học, NXB Lao động. [4] P.A.Ruđich, Nguyễn Văn Hiếu dịch (1986), Tâm lý học, NXB Thể dục Thể thao Hà Nội. [5] Roberts Feldman, Minh Đức – Hồ Kim Chung dịch (2004), Tâm lý học căn bản, NXB Văn hóa - Thông tin. [6] Stephen worchel-Wayne Shebilsue (2006), Tâm lí học (Nguyên lí và ứng dụng), NXB Lao động - Xã hội. [7] Vũ Gia Hiền (2005), Tâm lý học và chuẩn hành vi, NXB Lao động.
Tài liệu liên quan