Thực trạng liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm

Tóm tắt. Bài báo đã nêu lên thực trạng trong liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học sư phạm. Kết quả nghiên cứu cho thấy ít có sự liên kết giữa các lĩnh vực khoa học trong các nghiên cứu khoa học và việc liên kết nghiên cứu khoa học ở ngay tại các trường sư phạm cũng như giữa các trường sư phạm vẫn còn hạn chế. Đặc biệt việc liên kết nghiên cứu khoa học giữa trường sư phạm với các trường phổ thông, với doanh nghiệp, với các trường đại học ngoài khối sư phạm còn rất ít. Bài báo cũng đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường để khuyến khích các nhà khoa học hợp tác với nhau cùng nghiên cứu những vấn đề chung của ngành và chia sẻ thông tin khoa học với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, các bên đều có lợi và cùng phát triển.

pdf17 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 63 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 167-183 This paper is available online at THỰC TRẠNG LIÊN KẾT TRONG NGHIÊN CỨU KHOAHỌC GIỮA CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠM Võ Thị Minh Chí và Hồ Lam Hồng Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đã nêu lên thực trạng trong liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học sư phạm. Kết quả nghiên cứu cho thấy ít có sự liên kết giữa các lĩnh vực khoa học trong các nghiên cứu khoa học và việc liên kết nghiên cứu khoa học ở ngay tại các trường sư phạm cũng như giữa các trường sư phạm vẫn còn hạn chế. Đặc biệt việc liên kết nghiên cứu khoa học giữa trường sư phạm với các trường phổ thông, với doanh nghiệp, với các trường đại học ngoài khối sư phạm còn rất ít. Bài báo cũng đề xuất một số giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường để khuyến khích các nhà khoa học hợp tác với nhau cùng nghiên cứu những vấn đề chung của ngành và chia sẻ thông tin khoa học với nhau trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, các bên đều có lợi và cùng phát triển. Từ khóa: Thực trạng, liên kết nghiên cứu khoa học, liên kết giữa các trường đại học sư phạm. 1. Mở đầu Trong bất cứ thời đại nào, hoàn cảnh xã hội nào thì giáo viên (GV) cũng đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục (GD) bởi họ thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là dạy học và giáo dục. Ngày nay việc đào tạo GV được quan niệm là quá trình gồm hai giai đoạn: đào tạo ban đầu và phát triển năng lực trong quá trình hoạt động nghề nghiệp và quan niệm này được phản ánh bằng thuật ngữ “giáo dục giáo viên” do UNESCO khuyến nghị. Thuật ngữ này thuận lợi cho việc hướng tới triết lí: Nghề giáo dục phải được đào tạo suốt đời, trong đó quá trình học nghề ở các cơ sở đào tạo giáo viên/các trường sư phạm (SP) có vai trò làm nền tảng cho sự phát triển tiềm lực của người giáo viên tương lai. Trong thời đại bùng nổ thông tin và phát triển khoa học công nghệ (KHCN) với tốc độ gia tăng như hiện nay, việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học (NCKH) và chuyển giao công nghệ là đòn bẩy để trường đại học (ĐH) phát triển bền vững, vươn ngang tầm quốc tế. Đào tạo và NCKH là hai nhiệm vụ trọng tâm của cán bộ khoa học (CBKH) ở trường đại học sư phạm (ĐHSP). Hai nhiệm vụ này không tách rời nhau mà kết hợp và thống Tác giả liên lạc: Võ Thị Minh Chí, địa chỉ e-mail: minhchi12a4h@yahoo.com 167 Võ Thị Minh Chí và Hồ Lam Hồng nhất với nhau, có mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng lẫn nhau. Những ý tưởng khoa học được nảy sinh từ thực tiễn của quá trình đào tạo của CBKH, thúc đẩy CBKH tìm hiểu, tìm tòi và phát hiện ra những điều mới phục vụ cho công tác đào tạo, đồng thời những tri thức khoa học làm cơ sở lí luận vững chắc cho việc tìm tòi, khám phá, phát minh hay minh chứng/biện minh cho vấn đề khoa học. Ngược lại, NCKH giúp CBKH nâng cao năng lực chuyên môn thông qua việc cập nhật, bổ sung tri thức và nâng cao năng lực cá nhân, giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình giảng dạy và trong chuyên ngành phụ trách. NCKH cũng giúp CBKH mở rộng tầm hiểu biết và phát triển năng lực nghề, khẳng định vị thế của mình trước đồng nghiệp và sinh viên (SV), từ đó đem lại tác dụng về mặt giáo dục (GD) đối với bản thân và với SV, gắn NCKH với giảng dạy, đào tạo. NCKH và những kết quả mà nó đem lại cũng giúp khẳng định vị thế của trường đại học nghiên cứu trong hệ thống GD đại học nói chung và hệ thống SP nói riêng. Song việc nghiên cứu khoa học không thể tiến hành độc lập mà cần có sự liên kết: liên kết các lĩnh vực khoa học với nhau; liên kết các nhà khoa học từ nhiều lĩnh vực khoa học cùng như từ nhiều trường đại học, nhiều nước khác nhau, tùy thuộc vào vấn đề khoa học. Liên kết nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp các nguồn lực, sự chia sẻ thông tin khoa học và hợp tác làm việc, phát triển đội ngũ các nhà khoa học cho từng trường và cho xã hội, cho cộng đồng khoa học. Trên cơ sở đó bài báo nghiên cứu thực trạng trong liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học sư phạm nhằm đưa ra giải pháp tăng cường liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học sư phạm. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Liên kết trong hoạt động nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm Trường đại học sư phạm là nơi có sự giao thoa của các lĩnh vực khoa học: khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và khoa học giáo dục. Hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ là tìm tòi, khám phá cái mới trong từng lĩnh vực khoa học riêng biệt mà có sự liên kết, kết hợp giữa các khoa học để phát hiện ra những tri thức mới, cách tiếp cận mới, quy trình công nghệ mới để đáp ứng được những vấn đề phức tạp của cuộc sống. Trong xu thế dạy học “lấy người học làm trung tâm”, nghiên cứu khoa học được xem như là một phương pháp học tập tích cực giúp cho sinh viên sư phạm có khả năng đáp ứng ở mức độ cao cho ba mục tiêu về tri thức, kĩ năng làm việc và đạo đức nghề nghiệp để bước vào nghề giáo dục trong tương lai và phát triển nguồn nhân lực sáng tạo cho đất nước. Hoạt động nghiên cứu khoa học ở trường đại học sư phạm không chỉ đóng góp làm giàu tri thức khoa học chuyên ngành mà còn giải quyết những vấn đề trong công tác đào tạo giáo viên. Kết quả nghiên cứu khoa học chuyên ngành không chỉ hữu ích cho lĩnh vực khoa học đó mà còn có thể được sử dụng trực tiếp trong hoạt động giảng dạy, bổ sung cơ sở lí luận và thực tiễn, làm phong phú thêm bài giảng ở trường đại học. Những kết quả nghiên cứu, kể cả những công trình chưa được công bố chính thức vẫn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ giảng dạy và sinh viên. Liên kết được hiểu là: “từng phần riêng biệt trong đó có một chuỗi dính kết với nhau”. Liên kết là “Kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ nhằm mục 168 Thực trạng liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm đích nào đó”. Theo từ điển bách khoa Việt Nam (2002): Khái niệm liên kết (xã hội) hay hoà nhập nói lên sự kết hợp thích ứng với nhau giữa các yếu tố cấu thành một hệ thống, cho phép các yếu tố đó tạo thành một chỉnh thể cân đối. Hoạt động nghiên cứu khoa học được thực hiện qua hệ thống các đề tài nghiên cứu, dự án hay các hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật, tài liệu/sách hoặc các nguồn thông tin về chuyên môn. Liên kết nghiên cứu khoa học được hiểu là sự thống nhất ý tưởng khoa học vấn đề nghiên cứu mà ở đó cần có sự kết hợp của hai hay nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau mới có thể thực hiện thành công, giải quyết được vấn đề nghiên cứu. Liên kết nghiên cứu khoa học ở các trường đại học sư phạm được thể hiện ở: + Liên kết các lĩnh vực khoa học: các khoa học trong khoa học tự nhiên (hay khoa học xã hội); khoa học tự nhiên với khoa học xã hội; khoa học cơ bản (khoa học tự nhiên, khoa học xã hội) với khoa học giáo dục. + Liên kết đội ngũ các nhà khoa học để thực hiện vấn đề nghiên cứu mang tính liên ngành: Liên kết các giảng viên giữa các khoa trong cùng trường đại học sư phạm; Liên kết đội ngũ giảng viên các khoa với các đơn vị nghiên cứu trong trường; Liên kết đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học giữa các trường để thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học có tính liên ngành (khoa học cơ bản với khoa học giáo dục), liên vùng,. . . phục vụ những vấn đề chung của ngành hoặc vấn đề liên quan đến sư phạm; Liên kết trường sư phạm, các đơn vị nghiên cứu của trường với hệ thống giáo dục phổ thông (sở giáo dục và đào tạo, các trường phổ thông); + Liên kết sử dụng cơ sở vật chất ở các trường có địa bàn gần nhau vào thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học chung. Xây dựng nguồn cơ sở vật chất chung của ngành. + Liên kết về nguồn thông tin dữ liệu chung của ngành phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học chung qua hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật, tài liệu hoặc các kết quả nghiên cứu trước đó. . . 2.2. Thực trạng liên kết nghiên cứu khoa học giữa các trường đại học sư phạm 2.2.1. Ý kiến của giảng viên SP về việc tham gia nghiên cứu khoa học - Mức độ làm chủ nhiệm đề tài có sự liên kết giữa khoa học cơ bản với khoa học giáo dục đạt mức độ thấp. Mức độ làm chủ nhiệm tại khoa đạt cao nhất, có điểm trung bình là 2,19, còn làm chủ nhiệm những đề tài liên kết nội dung với các khoa trong trường khác thấp hơn, chỉ đạt 1,67; còn liên kết với các trường SP khác chỉ đạt 1,45. Làm chủ nhiệm đề tài có liên kết với trường PT cũng rất thấp, là 1,66. - Mức độ tham gia các đề tài NCKH có tính liên kết cũng không cao. Nếu đề tài liên kết trong khoa là cao nhất, còn tham gia NCKH với những các khoa khác trong trường cũng đạt điểm số không cao. Còn mức độ tham gia liên kết với các trường càng thấp. - Việc mời các chuyên gia từ các trường, đơn vị khác cùng nghiên cứu đề tài mang tính liên ngành cũng không cao, chỉ đạt 1,83. Kết quả phản ánh như sau: Chỉ có việc tham gia (chứ không phải làm chủ nhiệm) 169 Võ Thị Minh Chí và Hồ Lam Hồng các đề tài liên kết KH cơ bản với KHGD ở khoa là có điểm trung bình đạt mức tốt nhất, còn lại việc liên kết NCKH với các trường trong và ngoài hệ thống SP, với các trường PT, với các tổ chức xã hội khác đều ở mức kém (điểm trung bình < 1,73). Chưa bàn về nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này, song rõ ràng, việc hạn chế trong liên kết NCKH, trước hết phần nào làm ảnh hưởng đến sự “cập nhật” thông tin phục vụ nội dung bài giảng của giảng viên, thiếu hiểu biết nhu cầu XH đối với ngành, môn học mà họ đang giảng dạy, mặc dù qua phỏng vấn sâu, đề tài cũng biết rằng, trong số các khách thể nghiên cứu cũng có nhưng rất ít CB, GV đã từng làm chủ nhiệm đề tài cấp nhà nước, cấp bộ trọng điểm, cấp bộ thường và cấp trường. Chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu và phân tích kết quả trên phần mềm SPSS phiên bản 16.0 để có các số liệu như ở các bảng dưới đây. Trong các bảng có viết tắt TBC là trung bình cộng, ĐLC là độ lệch chuẩn. Bảng 1. Mức độ tham gia nghiên cứu khoa học Stt Nội dung Kết quả TBC ĐLC 1 Làm CN đề tài liên kết KH cơ bản với KHGD tại khoa 2,19 1,075 2 Làm CN đề tài liên kết KH cơ bản với KHGD với cáckhoa khác trong trường 1,67 1,028 3 Làm CN đề tài liên kết KH cơ bản với KHGD với cáctrường SP trong hệ thống SP 1,45 0,932 4 Làm CN đề tài liên kết KH cơ bản với KHGD ở cáctrường ngoài hệ thống SP 1,36 0,811 5 Làm CN đề tài liên kết với các trường PT 1,66 0,938 6 Làm CN đề tài liên kết với các doanh nghiệp, đơn vịkhác ngoài trường SP 1,28 0,679 7 Tham gia đề tài liên kết KH cơ bản với KHGD tạikhoa 2,38 1,091 8 Tham gia đề tài liên kết KH cơ bản với KHGD với cáckhoa khác trong trường 1,93 1,034 9 Tham gia đề tài liên kết KH cơ bản với KHGD với cáctrường trong hệ thống SP 1,65 1,001 10 Tham gia đề tài liên kết KH cơ bản với KHGD với cáctrường ngoài hệ thống SP 1,52 ,877 11 Tham gia đề tài liên kết với các trường PT 1,74 1,032 12 Tham gia đề tài liên kết với các doanh nghiệp, đơn vịkhác ngoài trường SP 1,50 0,923 13 Mời các chuyên gia từ các trường, đơn vị khác cùngnghiên cứu đề tài mang tính liên ngành 1,83 1,070 * Lí do tham gia liên kết nghiên cứu khoa học Lí do tham gia chủ yếu do xuất phát từ uy tín và quan hệ của cá nhân, như: “Môn học/ lĩnh vực KH ít chuyên gia, cần có người tham gia ở lĩnh vực đó” hoặc “Được giới 170 Thực trạng liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm thiệu, chỉ định”. Ý kiến về các lí do này cũng có độ phân tán rộng, không tập trung. Ý kiến về được mời tham gia do: “Uy tín khoa học, năng lực giảng dạy và NCKH” và thân hữu từ trước” có độ phân tán hẹp hơn. Kết quả phỏng vấn cho thấy: Được mời tham gia đề tài do “quan hệ thân hữu từ trước” và “Uy tín khoa học, năng lực giảng dạy và NCKH” vì đã có hiểu biết về năng lực và khả năng hợp tác, đảm bảo thuận lợi khi tiến hành nghiên cứu đề tài. Có ý kiến rằng: “Tôi cũng được mời tham gia đề tài cấp Bộ, bởi khi đăng kí đề tài có yêu cầu phải có sự tham gia nhiều đơn vị. Nhưng không rõ đến khi triển khai thì có được mời hợp tác hay không thì chưa rõ”. Đôi khi việc mời hợp tác nghiên cứu khoa học còn do nhiệm vụ của khoa giao mang tính hành chính, đồng thời do cùng tổ chuyên môn (ĐHSP Hà Nội; ĐHSP TP HCM; ĐH Sài Gòn). Chỉ có những đề tài, dự án được cấp kinh phí từ Sở KH-CN thì có sự liên kết giữa các nhà khoa học để giải quyết vấn đề thực tiễn (ĐH Cần Thơ; ĐH Tây Nguyên...). Bảng 2. Lí do tham gia liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học Stt Nội dung Kết quả TBC ĐLC 1 Do môn học/ lĩnh vực KH ít chuyên gia, cần có ngườigiảng dạy hoặc thực hiện NCKH 2,35 1,001 2 Do uy tín khoa học, năng lực giảng dạy và NCKH 2,59 0,974 3 Do quan hệ thân hữu từ trước 1,71 0,984 4 Được giới thiệu, chỉ định 2,38 1,102 5 Được học viên yêu cầu đề nghị 1,86 1,206 *Mức độ tham gia hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật giữa các trường ĐHSP Bảng 3. Mức độ tham gia hội thảo khoa học, sinh hoạt học thuật Stt Nội dung Kết quả TBC ĐLC 1 Tham gia hội thảo KH giữa các khoa trong trường 3,21 0,709 2 Tham gia hội thảo KH giữa các trường trong hệ thống SP 3,05 0,825 3 Tham gia hội thảo KH giữa các trường ngoài hệ thống SP 2,76 1,031 4 Tham gia hội thảo KH được tổ chức bởi các cơ quan ngànhnghề/hiệp hội 2,48 1,131 5 Tham gia hội thảo KH được tổ chức bởi một cơ quan quốctế ở nước ngoài 2,19 1,131 Ý kiến về mức độ tham gia hội nghị, hội thảo, sinh hoạt học thuật cho thấy bức tranh khả quan hơn vì điểm trung bình hầu hết đều ở mức tốt và khá. Tuy nhiên, những hình thức tham gia hội thảo nào có điểm trung bình cao thì độ phân tán trong câu trả lời thấp. Việc các giảng viên được tham gia hội thảo giúp cho họ nâng cao chuyên môn của họ tốt hơn, có nhiều cơ hội giao lưu và chia sẻ chuyên môn, mở rộng thông tin khoa học. 171 Võ Thị Minh Chí và Hồ Lam Hồng Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy, giảng viên các trường tham gia hội thảo KH trong nội bộ trường mang tính phổ biến, tiếp đó được đi dự hội thảo KH, sinh hoạt học thuật giữa các trường SP, song nhiều khi việc xin kinh phí cũng có khó khăn, nên các trường khó đáp ứng nhu cầu cho số đông giảng viên được tham gia. Điều kiện tham gia hội thảo với các trường ngoài ngành SP rất hiếm xảy ra do “ít liên quan đến chuyên môn”. Mặt khác, điều này cho thấy “tư duy liên kết KH” còn hạn chế ở đội ngũ giảng viên. Mặt khác, do hạn chế kinh phí nên không dễ giảng viên tham gia được. Việc tham gia hội thảo KH quốc tế rất hiếm khi xảy ra bởi kinh phí hạn chế nhiều. Có lúc giảng viên viết bài cho hội thảo quốc tế, muốn đi phải bỏ kinh phí cá nhân. * Việc sử dụng cơ sở vật chất trong liên kết NCKH giữa các trường sư phạm Bảng 4. Việc sử dụng cơ sở vật chất chung trong liên kết NCKH Stt Nội dung Kết quả TBC ĐLC 1 Sử dụng các phòng học trong NCKH 3,35 0,948 2 Sử dụng phòng nghiệp vụ SP 2,68 1,171 3 Mượn tài liệu sách, các học liệu khác trong NCKH 3,49 0,827 4 Sử dụng máy tính, các máy móc liên quan đến NCKH 3,30 0,914 5 Sử dụng phòng thí nghiệm trong NCKH 2,79 1,180 Việc sử dụng CSVC chung trong liên kết nghiên cứu khoa học có được ý kiến đánh giá tốt, đồng đều ở các tiêu chí. Tuy nhiên, có thể đây chỉ là nhận thức vấn đề thôi, còn trong thực tế có thể không dễ dàng có kết quả như số liệu nghiên cứu thu được. Dù sao đây cũng là tín hiệu đáng mừng vì góp phần “khai thông” cho sự liên kết. Kết quả phỏng vấn cho thấy việc sử dụng nguồn CSVC chung của các trường ít mang tính phổ biến vì cơ chế giao khoán để QL thuận tiện như: Các khoa QL riêng phòng NVSP hoặc phòng thí nghiệm vì khoa sử dụng là chính. Nếu khoa/đơn vị khác muốn dùng thì sang mượn ngang (các khoa sang làm việc trực tiếp) chứ không QL và điều phối chung từ trường. Các phòng này không phải do nhà trường QL và có bộ phận điều phối riêng bởi còn liên quan đến duy tu bảo dưỡng thường xuyên và kinh phí sửa chữa. Sử dụng nguồn CSVC chung giữa các trường ĐHSP càng ít xảy ra vì các trường SP không có bộ phận QL. Việc đầu tư các phòng thí nghiệm KH cho từng trường sử dụng riêng, chưa đầu tư CSVC để các trường dùng chung theo vùng miền để giảm chi phí đầu tư. Từ kết quả điều tra ở các bảng trên cho thấy hiện trong toàn ngành SP chưa có tập hợp nguồn lực chung (tập hợp nguồn chuyên gia cao cấp, xây dựng các phòng thí nghiệm, CSVC) tạo thành nguồn lực sử dụng chung nhằm nâng cao mặt bằng chất lượng chung về ĐT và NCKH. * Ý kiến về cơ chế liên kết trong NCKH Ý kiến về cơ chế liên kết trong nghiên cứu khoa học cho thấy cần có sự thống nhất trong quản lí từ phía nhà trường đến các khoa về mời các nhà khoa học có uy tín tham gia nghiên cứu khoa học kết hợp với mời cộng sự tham gia NCKH theo nhu cầu cá nhân. 172 Thực trạng liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm Trước hết cần có sự thấu hiểu chuyên môn và năng lực, khả năng hợp tác của các bên để thuận lợi trong thực hiện nghiên cứu khoa học. Cơ chế quản lí chung về cơ sở vật chất của trường cần được thực hiện để tạo sự thuận tiện khi sử dụng và khai thác tối đa các nguồn lực sẵn có. Về cơ chế liên kết trong nghiên cứu khoa học qua các tiêu chí trên đều có sự nhất trí cao trừ tiêu chí số 8 (Sử dụng cơ sở vật chất chung của trường bằng quan hệ cá nhân); tuy nhiên, sự tập trung của các ý kiến vẫn không cao. Bảng 5. Ý kiến về cơ chế liên kết trong NCKH Stt Nội dung Kết quả TBC ĐLC 1 Có sự thống nhất từ quản lí của nhà trường đến các khoa 3,33 0,919 2 Có sự thống nhất về chủ trương mời giảng viên cao cấpở trường khác tham gia giảng dạy/ thỉnh giảng 2,93 1,009 3 Thực hiện liên thông liên kết cấp khoa nên khoa tự mời 2,29 1,088 4 Có thống nhất chung về mời các nhà khoa học hợp tácNCKH 3,05 1,022 5 Có thống nhất chung về mời các nhà khoa học hợp tácNCKH không kể trong hay ngoài trường SP 3,10 0,878 6 Mời cộng sự tham gia NCKH theo nhu cầu của cá nhân 2,43 0,941 7 Có thống nhất chung về sử dụng trang thiết bị chungtrong ĐT và NCKH 3,33 0,846 8 Sử dụng CSVC chung của trường bằng quan hệ cá nhân 1,77 1,020 2.2.2. Ý kiến của cán bộ quản lí về liên kết trong nghiên cứu khoa học giữa các trường sư phạm * Về hoạt động NCKH của giảng viên trong trường sư phạm Liên kết trong NCKH được thể hiện ở các khía cạnh: i) Nội dung của đề tài NCKH có tính chất liên kết giữa các ngành KH với nhau; ii) Tổ chức liên kết cùng thực hiện đề tài NCKH; iii) Liên kết giữa các đơn vị (nhà trường với doanh nghiệp, tổ chức XH, trường phổ thông) trong NCKH. Liên kết trong nghiên cứu khoa học nhìn chung được đánh giá ở mức khá cao, chỉ riêng tiêu chí: “Làm chủ nhiệm đề tài giữa các khoa học (khoa học cơ bản với khoa học giáo dục) của khoa mình” thì điểm số có giá trị tuyệt đối cao hơn các tiêu chí khác, song cũng nằm trong giới hạn mức khá. Độ phân tán của các nhận định ở nội dung này cũng rất cao. Mức độ làm chủ nhiệm đề tài liên kết trong nội bộ khoa có điểm cao nhất và dễ liên kết với các thành viên trong nội bộ. Liên kết trong nghiên cứu khoa học có sự kết hợp với các đơn vị khác trong trường cũng giảm dần, kể cả mức độ làm chủ nhiệm cũng như tham gia nghiên cứu đề tài khoa học. 173 Võ Thị Minh Chí và Hồ Lam Hồng Làm chủ nhiệm cũng như tham gia thực hiện cùng những đề tài mang tính liên kết các ngành khoa học cũng thấp dần khi kết hợp với khoa khác và trường sư phạm khác trong hệ thống sư phạm. Việc liên kết nghiên cứu với trường PT cũng như với tổ chức XH, doanh nghiệp có ý kiến chưa cao. Điều này phản ảnh về sự hợp tác và liên kết trong lĩnh vực khoa học giáo dục chưa thật cao với các trường phổ thông ít được quan tâm. Kết quả phỏng vấn trực tiếp cho biết: Giảng viên các khoa làm chủ nhiệm đề tài cấp khoa bởi đề tài này thường được giao thực hiện hàng năm. Còn đề tài cấp bộ, cấp nhà nước khó đấu thầu được. Mặt khác, các giảng viên đều cảm thấy quá bận với công tác giảng dạy và các nhiệm vụ khác của trường giao, nên ít hào hứng với hoạt động nghiên cứu khoa học, bởi hoạt động nghiên cứu khoa học rất khó, trong khi nguồn kinh phí cho nghiên cứu khoa học chỉ ở mức khiêm tốn. Bảng 6. Liên kết hoạt động NCKH của giảng viên giữa các trường sư phạm Stt Nội dung Kết quả TBC ĐLC 1 Làm CN đề tài giữa các KH (KH cơ bản với KHGD) củakhoa mình 3,13 0,819 2 Làm CN đề tài giữa các KH (KH cơ bản với KHGD) vớicác khoa khác trong trường 2,74 0,773 3 Làm CN đề tài giữa các KH (KH cơ bản với KHGD)
Tài liệu liên quan