Tóm tắt. Đổi mới chương trình phổ thông theo tiếp cận năng lực đòi hỏi tất cả các thành tố
giáo dục đều phải có sự chuyển biến, trong đó có khâu kiểm tra, đánh giá. Để đổi mới được
một trong những khâu cuối cùng, then chốt trong hệ thống giáo dục này thì năng lực đánh
giá học sinh (HS) của giáo viên (GV) cần được nâng cao. Khảo sát được thực hiện nhằm
tìm hiểu thực trạng năng lực HS của GV trung học cơ sở (THCS) trên 3 khía cạnh: về kiến
thức đánh giá và đánh giá năng lực HS; kĩ năng đánh giá và đánh giá năng lực HS và thái
độ trong đánh giá năng lực HS. Từ đó, chỉ ra các khó khăn và thách thức và các yếu tố tác
động đến việc đánh giá năng lực HS của GV các trường THCS hiện nay trên mẫu gồm 235
GV, 07 cán bộ quản lí và 605 HS tại 7 trường THCS trong cả nước.
13 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên trung học cơ sở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0041
Social Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 167-179
This paper is available online at
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
Nguyễn Thu Hà
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt.Đổi mới chương trình phổ thông theo tiếp cận năng lực đòi hỏi tất cả các thành tố
giáo dục đều phải có sự chuyển biến, trong đó có khâu kiểm tra, đánh giá. Để đổi mới được
một trong những khâu cuối cùng, then chốt trong hệ thống giáo dục này thì năng lực đánh
giá học sinh (HS) của giáo viên (GV) cần được nâng cao. Khảo sát được thực hiện nhằm
tìm hiểu thực trạng năng lực HS của GV trung học cơ sở (THCS) trên 3 khía cạnh: về kiến
thức đánh giá và đánh giá năng lực HS; kĩ năng đánh giá và đánh giá năng lực HS và thái
độ trong đánh giá năng lực HS. Từ đó, chỉ ra các khó khăn và thách thức và các yếu tố tác
động đến việc đánh giá năng lực HS của GV các trường THCS hiện nay trên mẫu gồm 235
GV, 07 cán bộ quản lí và 605 HS tại 7 trường THCS trong cả nước.
Từ khóa: Thực trạng, năng lực đánh giá, trung học cơ sở.
1. Mở đầu
Đánh giá và đánh giá năng lực HS từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của các nhà giáo dục
trong nước và quốc tế như Tyler; Manger, Bloom (Bloom, 1968) hay Gagne [4], P. Griffin (1996)
và Patrick Griffin, Nemanh Hermosa và Esther Care (2014) [6]. J.Raven và J.Stephenson [9] các
chuyên gia về đánh giá năng lực đã phân tích một cách có hệ thống các khía cạnh liên quan đến
đánh giá dựa trên cơ sở năng lực từ khái niệm, các loại đánh giá, những yêu cầu, nguyên tắc của
đánh giá dựa trên cơ sở năng lực. Ở Việt Nam, nghiên cứu về đánh giá và đánh giá năng lực HS
được sự quan tâm của các tác giả như Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Nghiêm Đình Vỳ, Đặng Bá
Lãm, Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Thị Lan Phương (dẫn theo) [1], Nguyễn Công Khanh, Đào Thị
Oanh [2] và một số tác giả khác. Các nghiên cứu đã chỉ ra về mặt lí luận về đánh giá và đánh giá
năng lực HS trên các khía cạnh về phương pháp, công cụ, kĩ thuật đánh giá năng lực HS.
Đổi mới chương trình phổ thông theo tiếp cận năng lực được coi là một trong những chuyển
biến quan trọng của giáo dục ở nước ta. Một điều tất yếu là khi giáo dục chuyển hướng tiếp cận,
việc kiểm tra, đánh giá cũng phải thay đổi bởi đổi mới kiểm tra đánh giá được xác định là khâu
quan trọng và đột phá trong đổi mới chương trình phổ thông [2]. Điều này không đơn thuần là sự
thay đổi được báo trước của một bộ phận cấu thành nên hệ thống buộc phải thay đổi khi hệ thống
thay đổi. Đó còn là “sự cải cách” cần thiết của yếu tố động lực vốn đã lạc hậu nhằm tạo động lực
Ngày nhận bài: 7/2/2018. Ngày sửa bài: 6/3/2018. Ngày nhận đăng: 15/3/2018.
Liên hệ: Nguyễn Thu Hà, e-mail: nguyenthuha.hnue@gmail.com
167
Nguyễn Thu Hà
ngược, cung cấp thông tin phản hồi, điều khiển, thúc đẩy cả quá trình nói trên chuyển biến nhanh
chóng, nhất là đổi mới phương pháp dạy học. Việc dạy học chú trọng tích cực hoá HS về hoạt động
trí tuệ, rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống thực tiễn của cuộc sống,
đồng thời đòi hỏi đánh giá cũng cần theo chuẩn đầu ra, mà cốt yếu của nó là vận dụng kiến thức,
kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập đạt tới một mức chuẩn nào đó.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thực hiện lộ trình đổi mới chương trình giáo dục
phổ thông 2018 trong đó vấn đề đổi mới kiểm tra, đánh giá được coi là khâu đột phá trong đổi mới
căn bản toàn diện nền giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, thực trạng gần đây về đánh giá và đánh giá
năng lực HS cho thấy, GV còn có nhiều khó khăn, hạn chế trong việc đánh giá năng lực HS như
thiếu kiến thức, kĩ năng cũng như thái độ và việc sử dụng kết quả đánh giá năng lực HS. Vậy làm
thế nào để phát triển và nâng cao được năng lực đánh giá HS của đội ngũ GV phổ thông nói chung
và GV trường THCS nói riêng đáp ứng với đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới đang là
bài toán đặt ra cho các nhà quản lí, trong đó có vai trò của các trường sư phạm.
Để trả lời được câu hỏi này, trước hết phải đánh giá năng lực của GV trong việc đánh giá
HS của đội ngũ GV ở trường THCS hiện nay như thế nào để từ đó tiến hành đào tạo và bồi dưỡng
GV nhằm trang bị cho họ có đủ năng lực đánh giá HS đáp ứng yêu cầu dạy học mới. Xuất phát từ
yêu cầu đó, trong bài báo này, chúng tôi tập trung vào 2 nội dung chính: (1) Phân tích, đánh giá
thực trạng năng lực đánh giá HS của GV ở trường THCS hiện nay và (2) Chỉ ra những khó khăn,
thách thức và các yếu tố tác động đến năng lực đánh giá HS của GV. Những kết quả thu được sẽ là
gợi ý tốt để nhóm nghiên cứu xây dựng các nội dung bồi dưỡng cho GV các trường THCS về đánh
giá và đánh giá năng lực cho HS.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm cơ bản
Đánh giá trong giáo dục là một quá trình thu thập, tổng hợp, diễn giải thông tin về đối tượng
cần đánh giá (hiểu biết hay năng lực của HS, chương trình, nhà trường,. . . ) một cách có hệ thống
nhằm mục đích hiểu biết sâu và sử dụng các thông tin này để ra quyết định về HS, về chương trình,
về nhà trường hay đưa ra các chính sách giáo dục [2].
Đánh giá năng lực học tập của HS là quá trình tìm kiếm minh chứng về việc HS đã thực
hiện các sản phẩm đầu ra thông qua những hành động cụ thể trong một số nhiệm vụ học tập tiêu
biểu ở mức độ cụ thể. Đánh giá năng lực cũng cho phép nhìn ra tiến bộ của HS dựa trên việc thực
hiện đạt/không đạt các sản phẩm đầu ra trong các giai đoạn khác nhau dựa trên chuẩn và tiêu chí
đã xây dựng. Như vậy, đánh giá năng lực học tập HS mà chúng tôi đang tiếp cận là hệ thống đánh
giá dựa trên năng lực, tiêu chuẩn và sản phẩm đầu ra.
Năng lực đánh giá HS của GV theo tiếp cận đánh giá năng lực là khả năng GV vận dụng
các kiến thức kĩ năng thái độ và các phẩm chất cá nhân một cách tổng hợp để thực hiện hiệu quả
nhiệm vụ đánh giá năng lực học tập của HS trong các tình huống khác nhau theo yêu cầu, mục
đích, phương pháp, hình thức, nguyên tắc đánh giá năng lực học tập của HS. Năng lực đánh giá
HS của GV THCS theo tiếp cận phát triển.
Trên cơ sở lí thuyết về đánh giá năng lực học tập của HS cũng như khái niệm năng lực đánh
giá HS của GV, chúng tôi đưa ra cấu trúc của năng lực đánh giá HS của GV THCS bao gồm 3
thành phần chính đó là: (i) Nắm vững về bản chất của đánh giá năng lực học tập của HS hay những
kiến thức của GV về đánh giá năng lực HS; (ii) Kĩ năng về đánh giá năng lực HS bao gồm: Xây
168
Thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên trung học cơ sở
dựng được kế hoạch, tiêu chí đánh giá năng lực HS; Xác định được hình thức, phương pháp, xây
dựng công cụ đánh giá năng lực học tập; Đánh giá năng lực học tập của HS; Hướng dẫn HS tự
đánh giá và đánh giá lẫn nhau và (iii) Thái độ của GV đối với đánh giá năng lực HS bao gồm các
nguyên tắc khi đánh giá năng lực HS; Sử dụng kết quả đánh giá điều chỉnh quá trình dạy học và
báo cáo các bên liên quan.
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên
THCS
* Nội dung khảo sát
Năng lực đánh giá HS của GV được xác định bao gồm các thành phần chính là: (i) Kiến
thức đánh giá và đánh giá năng lực HS; (ii) Kĩ năng đánh giá và đánh giá năng lực HS; (iii) Thái
độ của GV với đánh giá HS; Những khó khăn, thách thức và các yếu ảnh hưởng đến năng lực đánh
giá HS của GV ở các trường THCS trên cả nước.
* Mẫu khách thể
Tổng số khách thể khảo sát là 847, trong đó có 235 GV; 07 cán bộ quản lí và 605 HS THCS
tại 7 trường THCS thuộc 5 tỉnh, thành phố trên cả nước bao gồm: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Bình,
Thừa Thiên Huế và Tp. Hồ Chí Minh, năm học 2017 - 2018.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp điều tra bằng bảng
hỏi; phỏng vấn sâu và thống kê toán học.
Phương pháp được sử dụng chủ yếu là tự đánh giá của giáo viên THCS về năng lực đánh
giá HS của mình và đánh giá của HS thông qua bảng hỏi. Cụ thể: Phiếu khảo sát thực trạng năng
lực đánh giá HS của GV THCS bao gồm 07 câu hỏi với tổng số tiểu mục là 82; trong đó: Kiến
thức: 14; Kĩ năng: 27; Thái độ: 13; Khó khăn và thách thức: 18; Các yếu tố ảnh hưởng: 10. Phiếu
hỏi dành cho HS để đánh giá thực trạng việc kiểm tra đánh giá của GV THCS hiện nay gồm 05
câu hỏi, với tổng số tiểu mục là 33; trong đó: HS nhận định về cách thức đánh giá: 15; Tổ chức
đánh giá: 04; Thay đổi của HS: 04; và Sử dụng kết quả đánh giá: 10). Ngoài ra, còn có sự hỗ trợ
của phỏng vấn sâu cán bộ quản lí các trường khảo sát.
Nội dung bảng hỏi dành cho GV THCS tập trung vào chủ đề về các mức độ hiện có về các
năng lực đánh giá và đánh giá HS; Các khó khăn, thách thức và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực
đánh giá HS của GV THCS. Các mệnh đề biểu hiện năng lực khảo sát đều được xác định theo 4
mức từ cao xuống thấp, ứng với điểm từ 4 điểm đến 1 điểm theo thang đo Likert, với giá trị khoảng
cách là 0,75.
Kết quả được xác định theo điểm trung bình (ĐTB); tỉ lệ % các mức và độ lệch chuẩn (ĐLC)
phản ánh sự biến thiên giá trị của mỗi cá nhân xung quanh giá trị trung bình tổng thể. Theo đó,
chính xác đến 95% là giá trị thực của mỗi cá nhân sẽ thuộc khoảng ĐTB ± ĐLC.
+ Mức cao (mức 4): 3,25 - 4,00
+ Mức tương khá (mức 3): 2,51 - 3.25
+ Mức trung bình (mức 2): 1,76 - 2,50
+ Mức thấp (mức 1): 1,00 - 1,75
* Độ tin cậy của bộ công cụ khảo sát
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo đánh giá năng lực đánh giá HS của GV trường
169
Nguyễn Thu Hà
THCS cho thấy các tiểu thang đo của cả hai thang đo dành cho GV và HS đều có hệ số Conbach’s
Alpha nằm trong khoảng từ 0,80 đến 0,951. Như vậy, khái quát chung, thang đo được thiết kế trực
quan, rõ ràng. Về mặt tổng thể hai thang đo dành cho đại diện GV và HS đều có độ tin cậy khá
cao, tương tự các tiểu item trong từng thang cũng đảm bảo độ tin cậy theo quy định thống kê.
2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên
THCS
Kết quả khảo sát các năng lực thành phần trong năng lực đánh giá và đánh giá năng lực HS
của GV THCS theo các biểu hiện cụ thể được trình bày dưới đây:
2.3.1. Kiến thức của giáo viên THCS về đánh giá và đánh giá năng lực học sinh
Kiến thức của GV THCS về đánh giá và đánh giá năng lực HS được thể hiện ở “Khả năng
trình bày được bản chất đánh giá năng lực học tập của HS”. Hiểu biết của GV về đánh giá và đánh
giá năng lực HS được phân chia thành hiểu biết về đánh giá HS, đánh giá năng lực HS; hiểu biết
về các kĩ năng và phương pháp đánh giá HS, đánh giá năng lực HS và hiểu biết về thái độ đối với
đánh giá HS và đánh giá năng lực HS.
Bảng 1. Kiến thức của GV về đánh giá và đánh giá năng lực HS
Kiến thức của GV về đánh giá năng lực HS N ĐTB ĐLC Thứ bậc
Bản chất đánh giá năng lực HS 235 3,37 0,771 7
Mục đích đánh giá năng lực HS 235 3,46 0,711 3
Phương pháp đánh giá năng lực HS 235 3,47 0,642 2
Hình thức đánh giá năng lực HS 235 3,42 0,677 5
Công cụ đánh giá năng lực HS 235 3,27 0,781 12
Quy trình xây dựng ma trận đề kiểm tra đánh giá
năng lực HS
235 3,36 0,634 8
Cách xây dựng câu hỏi đánh giá năng lực HS 235 3,49 0,587 1
Cách thiết kế bài tập đánh giá năng lực HS 235 3,43 0,598 4
Tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực HS 235 3,35 0,810 9
Thu thập thông tin đánh giá năng lực HS 235 3,20 0,908 14
Phân tích và xử lý thông tin đánh giá năng lực HS 235 3,22 0,806 13
Hướng dẫn HS tự đánh giá năng lực 235 3,31 0,668 10
Thái độ khi đánh giá năng lực HS 235 3,41 0,669 6
Sử dụng kết quả đánh giá năng lực để điều chỉnh
hoạt động học tập của HS
235 3,28 0,737 11
Phân tích kết quả Bảng 1 cho thấy, đa số các GV ở 7 trường THCS đại diện trên cả nước đều
có sự “Hiểu nhưng chưa vững chắc” đến, “Hiểu vững chắc” về đánh giá và đánh giá năng lực HS
với ĐTB đạt từ 3,20 đến 3,49. Tất cả các kiến thức về đánh giá và đánh giá năng lực HS GV đều
đạt mức “hiểu vững chắc”, trừ kiến thức về “Thu thập thông tin đánh giá năng lực HS” và “Phân
tích và xử lý thông tin đánh giá năng lực HS” GV chỉ đạt mức “hiểu nhưng chưa vững chắc”.
Các kiến thức GV có sự hiểu biết vững chắc nhất là “Cách xây dựng câu hỏi đánh giá năng
lực HS” với ĐTB lớn nhất = 3,49 ± 0,587. Tiếp sau đó, đến kiến thức về “Phương pháp đánh giá
năng lực HS” và “Mục đích đánh giá năng lực HS”.
170
Thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên trung học cơ sở
Kiến thức về “Thu thập thông tin đánh giá năng lực HS” và “Phân tích và xử lý thông tin
đánh giá năng lực HS” của GV chỉ dừng lại ở mức “hiểu nhưng chưa vững chắc” với giá trị TB chỉ
đạt 3,20 ± 0,908 và 3,22 ± 0,806.
Như vậy, trong 3 khối kiến thức về đánh giá và đánh giá năng lực HS, GV các trường khảo
sát dường như nắm vững chắc nhất kiến thức về kĩ năng đánh giá năng lực HS, dù còn một vài kĩ
thuật về thu thập và xử lí số liệu đánh giá còn chưa vững chắc. Tiếp sau đó, đến kiến thức chung
về đánh giá và đánh giá năng lực HS như khái niệm, mục đích và vai trò của đánh giá năng lực
HS. Cuối cùng, là sự hiểu biết về thái độ của GV khi đánh giá năng lực HS. Sở dĩ như vậy là bởi
vì đánh giá năng lực HS là một khái niệm mới và việc thu thập thông tin cũng như phân tích và xử
lí thông tin về đánh giá năng lực HS cũng là những kĩ năng khó đối với GV.
Tuy nhiên, theo xếp hạng thứ bậc về các kiến thức GV nắm vững nhất cho thấy rằng, GV tự
đánh giá kiến thức về kĩ năng thiết kế câu hỏi đánh giá năng lực của mình (bậc 1) và phương pháp
đánh giá năng lực HS (bậc 2) nhưng việc sự hiểu được bản chất của đánh giá năng lực HS chỉ xếp
bậc 7, điều đó có thể chứng tỏ rằng: GV chưa thực sự hiểu được bản chất của đánh giá năng lực
HS; chưa phân biệt được đánh giá kiến thức, kỹ năng với đánh giá năng lực HS, và còn nhầm lẫn
giữa các kĩ năng này với nhau.
2.3.2. Kĩ năng của giáo viên THCS về đánh giá và đánh giá năng lực học sinh
Kĩ năng của GV về đánh giá và đánh giá năng lực HS là một phần quan trọng của năng lực
đánh giá HS, được chia thành các kĩ năng nhỏ hơn đó là: Xây dựng được kế hoạch đánh giá năng
lực học tập; Đánh giá năng lực học tập của HS thông qua việc sử dụng linh hoạt các hình thức,
phương pháp, kĩ thuật, công cụ đánh giá năng lực học tập của HS, phối hợp với đồng nghiệp, nhà
trường và cha mẹ HS trong việc đánh giá HS; Hướng dẫn HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau và
Xử lí kết quả đánh giá năng lực HS.
Kĩ năng của GV về đánh giá và đánh giá năng lực HS được thể hiện ở mức độ áp dụng có
thường xuyên hay không các phương pháp và hình thức đánh giá năng lực HS và mức độ thành
thạo trong việc thiết kế đề kiểm tra đánh giá năng lực HS. Bên cạnh đó, nhận xét, đánh giá của HS
về việc GV tổ chức các buổi kiểm tra đánh giá trên lớp cũng là một chỉ số quan trọng giúp chúng
tôi đưa ra được thực trạng kĩ năng của GV THCS về đánh giá năng lực HS.
Kết quả ở Bảng 2 cho thấy, GV các trường THCS được khảo sát thường xuyên áp dụng
các phương pháp và hình thức đánh giá và đánh giá năng lực cho HS với tất cả các phương pháp
và hình thức đánh giá đều đạt ĐTB từ 2,8 đến 3,9 (ĐTB > 3,25) chỉ có kĩ năng “Phối hợp với
phụ huynh trong việc đánh giá HS” (ĐTB = 3,14, ĐLC = 0,758 và “Sử dụng thang đo năng lực”
(ĐTB = 2,8) đạt mức độ “Thỉnh thoảng” (ĐTB < 3,25).
Phương pháp kiểm tra đánh giá năng lực HS được GV áp dụng thường xuyên nhất là “Hỏi
vấn đáp” (ĐTB = 3,88 và ĐLC = 0,338) và “Vấn đáp trên lớp” (ĐTB = 3,85; ĐLC = 0,396).
Phương pháp “Kiểm tra viết (tự luận)” và “Phương pháp trắc nghiệm” mặc dù là phương pháp
truyền thống nhưng cũng chỉ được GV áp dụng thường xuyên sau hai phương pháp trên. Phương
pháp “Hướng dẫn HS tự đánh giá” cũng được GV áp dụng thường xuyên.
Như vậy, có thể thấy rằng, GV đã sử dụng linh hoạt hai hình thức đánh giá truyền thống
(Hỏi vấn đáp, Quan sát trên lớp, Tự luận) và hiện đại (Trắc nghiệm, hướng dẫn HS tự đánh giá lẫn
nhau và đánh giá qua bài tập, tình huống thực tiễn). Đặc biệt, trong đánh giá năng lực HS, câu hỏi,
bài tập thực tiễn là một trong những công cụ đánh giá quan trọng nhất cũng được GV áp dụng khá
thường xuyên. Điều đó, chứng tỏ rằng có một sự chuyển biến, thay đổi của GV trong việc sử dụng
171
Nguyễn Thu Hà
các phương pháp đánh giá năng lực HS giữa các phương pháp truyền thống và phương pháp hiện
đại. Ba kĩ năng mà GV chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng đó là “Phối hợp với phụ huynh HS”; “Nghiên
cứu sản phẩm học tập của HS” và “Sử dụng thang đo năng lực” đều là những phương pháp đánh
giá khó áp dụng hơn, riêng đối với kĩ năng “Sử dụng thang đo năng lực” là một kĩ năng rất khó,
đòi hỏi GV phải được bồi dưỡng và tập huấn cũng như thực hành nhiều trước khi áp dụng, do đó
việc kĩ năng này được GV ít áp dụng hơn cũng là điều dễ hiểu.
Bảng 2. Kĩ năng của GV THCS trong việc đánh giá năng lực HS
Phương pháp và hình thức đánh giá năng lực HS N ĐTB ĐLC Thứ bậc
Phương pháp viết (Tự luận) 235 3,57 0,522 3
Phương pháp trắc nghiệm 235 3,32 0,589 6
Nghiên cứu sản phẩm học tập của HS 235 3,25 0,780 9
Quan sát trên lớp 234 3,85 0,396 2
Hỏi vấn đáp 235 3,88 0,338 1
Hướng dẫn HS tự đánh giá 235 3,56 0,570 4
Hướng dẫn HS đánh giá lẫn nhau 235 3,34 0,586 7
Đánh giá qua bài tập/tình huống thực tiễn 235 3,55 0,548 5
Đánh giá qua hồ sơ học tập 235 3,26 0,706 8
Sử dụng thang đo năng lực HS 235 2,80 0,865 11
Phối hợp với phụ huynh trong việc đánh giá HS 235 3,14 0,758 10
Kiểm tra miệng 235 3,90 0,317 1
Kiểm tra 15 phút 234 3,68 0,475 4
Kiểm tra 45 phút 235 3,40 0,541 5
Kiểm tra cuối kỳ 235 3,34 0,527 6
Kiểm tra làm bài tập trên lớp 235 3,69 0,531 3
Kiểm tra vở bài tập ở nhà 235 3,74 0,518 2
Đối với các hình thức đánh giá năng lực HS, GV thường xuyên áp dụng tất cả các hình thức
kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 45 phút, kiểm tra cuối kì, kiểm tra làm bài tập trên lớp
và kiểm tra vở bài tập ở nhà với ĐTB đều lớn hơn 3,25. Sở dĩ như vậy là bởi vì đây đều là các hình
thức kiểm tra đánh giá năng lực truyền thống trong nhà trường hiện nay. Điều này cũng phù hợp
với câu trả lời của cán bộ quản lí các trường THCS khi được hỏi về những “phương pháp và hình
thức kiểm tra đánh giá năng lực HS mà GV thường hay sử dụng nhất”. Theo Ông N.V.V, Hiệu phó
Trường THCS Hương Ngải - Hà Nội những phương pháp GV hay sử dụng nhất là “Kiểm tra viết
(tự luận), trắc nghiệm, đặt câu hỏi trên lớp, đánh giá qua các câu hỏi, bài tập tình huống của HS;
Những phương pháp GV ít sử dụng nhất là “Sử dụng thang đo năng lực” vì đây là kĩ năng rất khó
đối với GV, chỉ những GV cốt cán được đi tập huấn ở Phòng, Sở mới có thể áp dụng được phương
pháp này”.
Khi khảo sát HS về cách thức đánh giá hoạt động học tập của GV trên lớp, HS đưa ra câu
trả lời ở Bảng 3.
Theo HS, các phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá được GV áp dụng thường xuyên
nhất là: đặt câu hỏi cho HS trả lời, xây dựng các bài tập kiểm tra (ĐTB = 3,88; ĐLC = 0,383),
kiểm tra viết (tự luận), xây dựng các tình huống gắn với thực tiễn, cho HS trao đổi, thảo luận trong
bài học, tổ chức kiểm tra miệng, kiểm tra làm bài tập trên lớp và kiểm tra 15 phút. Đây đều là
172
Thực trạng năng lực đánh giá học sinh của giáo viên trung học cơ sở
những phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá truyền thống. Những phương pháp kiểm tra
đánh giá hiện đại như: thực hiện dự án và đánh giá kết quả qua dự án, GV hướng dẫn HS tự đánh
giá và đánh giá lẫn nhau, GV phối hợp với cha mẹ trong việc đánh giá HS và phương pháp kiểm
tra trắc nghiệm ít được GV sử dụng. Như vậy, đánh giá của GV hiện nay vẫn đang nghiêng về đánh
giá kiến thức, kĩ năng, GV vẫn còn hạn chế và gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng các phương
pháp, hình thức, công cụ và kĩ thuật đánh giá năng lực HS.
Bảng 3. Học sinh nhận xét về cách thức giáo viên đánh giá năng lực học sinh
Cách thức đánh giá hoạt động học tập HS N ĐTB ĐLC Thứ bậc
GV cho làm bài kiểm tra viết 605 3,36 0,557 5
GV cho làm bài kiểm tra trắc nghiệm 605 2,60 1,109 11
GV cho thực hiện dự án và đánh giá kết quả sản
phẩm dự án
605 2,41 0,979 14
GV xây dựng các bài tập 605 3,73 0,581 3
GV xây dựng các tình huống gắn liền với thực tiễn 605 3,29 0,789 8
GV đặt câu hỏi cho HS trả lời trong bài học 605 3,88 0,383 1
GV cho HS trao đổi, thảo luận trong bài học 605 3,27 0,649 9
GV tổ chức kiểm tra miệng 605 3,86 1,663