1. Mở đầu
Sinh trắc học vân tay là môn nghiên
cứu về các đường nét, sự gắn kết, hình dạng
và số đường vân trên bàn tay có ứng dụng
phân tích toán học thống kê xác suất để
nghiên cứu. Năm 1926, khái niệm sinh trắc
học vân tay lần đầu tiên được đề xuất bởi
Tiến sĩ Harold Cummins. Từ đó ngành
khoa học nghiên cứu về các đường vân trên
các ngón tay và bàn tay bắt đầu. Tuy nhiên,
những năm sau đó, ngành khoa học này vẫn
không có bước tiến lớn. Cuốn sách
Fingerprints, Palms and Soles của
Cummins và Midlo (1943) vẫn là nguồn
gốc của mọi thứ liên quan đến sinh trắc học
vân tay về lịch sử, sinh học cơ bản, phương
pháp xây dựng.v.v. Sinh trắc học vân tay
trong thời kỳ đó chưa phát triển nhiều và
chưa có nhiều bài nghiên cứu về chủ đề
này. Trong những năm 1950, bài báo liên
quan duy nhất xuất hiện là “The Use of
Dermal Configurations in the Diagnosis of
Mongolism” (tạm dịch là “Sử dụng cấu
hình da trong chẩn đoán Hội chứng Down”)
của Walker (1957). Bài báo này mở rộng
kiến thức về sinh trắc học vân tay và cố
gắng sử dụng nó như một công cụ để chuẩn
đoán. Cho đến nay, các công trình nghiên
cứu về sinh trắc học vân tay vẫn còn vướng
phải nhiều tranh cãi. Tại Việt Nam, hiện có
nhiều công ty kinh doanh dịch vụ sinh trắc
vân tay nhằm dự đoán tính cách, hướng
nghiệp, với mức giá dao động thông thường
từ 2.8-3.7 triệu/lần. Liệu người dân có hiểu
biết về loại hình dịch vụ sinh trắc học vân
tay này hay không, những kết quả được đưa
ra bởi trung tâm có đáng tin cậy và hài lòng
người mua dịch vụ hay không chính là
điều mà nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn
đi tìm câu trả lời. Vì vậy, mục đích của
nhóm nghiên cứu là khảo sát thực trạng
nhận thức của người dân ở Thành phố Hồ
Chí Minh về sinh trắc học vân tay và tìm ra
những yếu tố tác động đến nhận thức về
loại hình dịch vụ này.
11 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 20 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng nhận thức của người dân thành phố Hồ Chí Minh về sinh trắc học vân tay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY
TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL
ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY
Số 72 (06/2020) No. 72 (06/2020)
Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website:
60
THỰC TRẠNG NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỀ SINH TRẮC HỌC VÂN TAY
Ho Chi Minh City citizens’ awareness of dermatoglyphics
ThS. Quang Thị Mộng Chi(1), SV. Nguyễn Thị Ngọc Hân(2), SV. Nguyễn Vũ Phương Thùy(3)
(1),(2),(3)Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP.HCM
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu này là khảo sát nhận thức về sinh trắc học vân tay của người dân Thành phố
Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bằng chứng thể hiện người dân Thành phố Hồ Chí Minh
chưa có nhận thức đầy đủ nội dung khoa học và ý nghĩa của sinh trắc học vân tay.
Từ khóa: người dân Thành phố Hồ Chí Minh, nhận thức, sinh trắc học vân tay
ABSTRACT
The aim of this research is to survey Ho Chi Minh City citizens’ awareness of dermatoglyphics. The
results of this study demonstrate that there is some evidence that people in Ho Chi Minh City do not
have scientific awareness of dermatoglyphics.
Keywords: citizens in Ho Chi Minh City, awareness, dermatoglyphics
1. Mở đầu
Sinh trắc học vân tay là môn nghiên
cứu về các đường nét, sự gắn kết, hình dạng
và số đường vân trên bàn tay có ứng dụng
phân tích toán học thống kê xác suất để
nghiên cứu. Năm 1926, khái niệm sinh trắc
học vân tay lần đầu tiên được đề xuất bởi
Tiến sĩ Harold Cummins. Từ đó ngành
khoa học nghiên cứu về các đường vân trên
các ngón tay và bàn tay bắt đầu. Tuy nhiên,
những năm sau đó, ngành khoa học này vẫn
không có bước tiến lớn. Cuốn sách
Fingerprints, Palms and Soles của
Cummins và Midlo (1943) vẫn là nguồn
gốc của mọi thứ liên quan đến sinh trắc học
vân tay về lịch sử, sinh học cơ bản, phương
pháp xây dựng.v.v. Sinh trắc học vân tay
trong thời kỳ đó chưa phát triển nhiều và
chưa có nhiều bài nghiên cứu về chủ đề
này. Trong những năm 1950, bài báo liên
quan duy nhất xuất hiện là “The Use of
Dermal Configurations in the Diagnosis of
Mongolism” (tạm dịch là “Sử dụng cấu
hình da trong chẩn đoán Hội chứng Down”)
của Walker (1957). Bài báo này mở rộng
kiến thức về sinh trắc học vân tay và cố
gắng sử dụng nó như một công cụ để chuẩn
đoán. Cho đến nay, các công trình nghiên
cứu về sinh trắc học vân tay vẫn còn vướng
phải nhiều tranh cãi. Tại Việt Nam, hiện có
nhiều công ty kinh doanh dịch vụ sinh trắc
vân tay nhằm dự đoán tính cách, hướng
nghiệp, với mức giá dao động thông thường
từ 2.8-3.7 triệu/lần. Liệu người dân có hiểu
Email: quangmongchi@hcmussh.edu.vn
QUANG THỊ MỘNG CHI và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
61
biết về loại hình dịch vụ sinh trắc học vân
tay này hay không, những kết quả được đưa
ra bởi trung tâm có đáng tin cậy và hài lòng
người mua dịch vụ hay không chính là
điều mà nhóm nghiên cứu chúng tôi muốn
đi tìm câu trả lời. Vì vậy, mục đích của
nhóm nghiên cứu là khảo sát thực trạng
nhận thức của người dân ở Thành phố Hồ
Chí Minh về sinh trắc học vân tay và tìm ra
những yếu tố tác động đến nhận thức về
loại hình dịch vụ này.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều
tra bằng bảng hỏi trên 218 khách thể là
người dân đang sinh sống, học tập và làm
việc tại TP HCM. Kết quả thu về được xử
lý thống kê bằng phần mềm SPSS phiên
bản 20.0. Cụ thể, thông tin về đặc điểm
nhân khẩu học của đối tượng tham gia
nghiên cứu như sau:
Bảng 1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng tham gia nghiên cứu (N = 218)
Đặc điểm
Giới tính
Tổng
Nam Nữ
N % N % N %
Tuổi
Từ 18 đến 25 tuổi 40 24.4 124 75.6 164 75.2
Từ 26 đến 40 tuổi 17 37.0 29 63.0 46 21.1
Từ 41 đến 60 tuổi 2 25.0 6 75.0 8 3.7
Trình độ
học vấn
Phổ thông 4 25.0 12 75.0 16 7.3
Cao đẳng, đại học 47 26.3 132 73.7 179 82.1
Sau đại học 8 34.8 15 65.2 23 10.6
Nghề
nghiệp
Sinh viên 34 25.0 102 75.0 136 62.4
Nhân viên văn phòng 14 31.1 31 68.9 45 20.6
Lao động phổ thông 2 28.6 5 71.4 7 3.2
Viên chức 4 30.8 9 69.2 13 6.0
Kinh doanh 5 33.3 10 66.7 15 6.9
Nội trợ 0 0 2 100.0 2 0.9
Mức thu
nhập
trung bình
một tháng
Dưới 3 triệu đồng 30 24.6 92 75.4 122 56.0
Từ 3 triệu đồng đến
dưới 5 triệu đồng
3 15.8 16 84.2 19 8.7
Từ 5 triệu đồng đến
dưới 7 triệu đồng
4 26.7 11 73.3 15 6.9
Từ 7 triệu đồng đến
dưới 10 triệu đồng
7 24.1 22 75.9 29 13.3
Từ 10 triệu đồng trở lên 15 45.5 18 54.5 33 15.1
Tổng 59 27.1 159 72.9 218 100.0
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
62
Bảng hỏi được xây dựng dựa trên mô
hình nhận thức của Bloom ở ba mức đầu
tiên: biết, hiểu và vận dụng, ngoài ra còn
được bổ sung thêm một số câu hỏi về ý
kiến cá nhân về sinh trắc học vân tay của
khách thể. Bảng hỏi bao gồm hai phần:
● Phần thứ nhất gồm 22 câu hỏi nhằm
xác định mức độ biết, hiểu, chấp nhận và
lựa chọn sử dụng của người dân về sinh
trắc học vân tay.
● Phần thứ hai là các câu hỏi về thông
tin cá nhân của người dân về: giới tính, độ
tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức
thu nhập trung bình một tháng, số tuổi của
con và thời gian trung bình dành cho con
trong một ngày đối với những đối tượng đã
có con.
3. Kết quả nghiên cứu nhận thức
của người dân Thành phố Hồ Chí Minh
về sinh trắc học vân tay
3.1. Mức độ biết của người dân về
sinh trắc học vân tay
Kết quả thống kê cho thấy 84,9%
người dân từng nghe đến sinh trắc học vân
tay và 15.1% người dân chưa từng nghe
đến sinh trắc học vân tay. Trong đó, người
dân tham khảo thông tin về sinh trắc học
vân tay thông qua internet, mạng xã hội
(73%), bạn bè, người thân (58.4%) và
quảng cáo của công ty sinh trắc học vân
tay (36,8%) theo Biểu đồ 1. Như vậy, có
thể thấy rằng, thuật ngữ sinh trắc học vân
tay đã được phổ biến đến người dân thông
qua phương tiện truyền thông xã hội và
người thân, đặc biệt là từ những thông tin
mang tính quảng cáo của các công ty sinh
trắc học vân tay. Đây là những kênh dễ
tiếp cận sinh trắc học vân tay hơn là những
nguồn tham khảo khác như sách báo, hội
thảo chuyên đề vì những kênh này còn rất
hạn chế và hầu như không đến được với
quần chúng.
Biểu đồ 1. Tần suất tham khảo sinh trắc học vân tay qua các phương tiện
QUANG THỊ MỘNG CHI và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
63
3.2. Mức độ hiểu của người dân về
sinh trắc học vân tay
Xét mức độ hiểu về sinh trắc vân tay
của người dân, nhóm nghiên cứu nhận thấy
người dân chưa thực sự có nhận thức đầy đủ
nội dung khoa học của loại hình dịch vụ này.
Điều đó được thể hiện ở 2 khía cạnh sau:
Thứ nhất, khi được hỏi về định nghĩa
của sinh trắc học vân tay, tỉ lệ lựa chọn
nhiều nhất thuộc về định nghĩa "sinh trắc
học vân tay là một lĩnh vực dựa trên các
đặc điểm của dấu vân tay (hình dạng, kết
cấu) suy ra tính cách, khả năng trí tuệ của
con người và đề xuất nghề nghiệp, việc làm
tương ứng với các biểu hiện của dấu vân
tay" (72,5%). Theo định nghĩa này, ta có
thể thấy định nghĩa mà người dân lựa chọn
đồng nhất với thông tin quảng cáo của
những cơ sở kinh doanh sinh trắc học vân
tay hiện nay. Các cơ sở này đã quảng cáo
dựa trên người nổi tiếng như nghệ sĩ,
doanh nhân hay thậm chí là chuyên gia tâm
lý học để tăng mức độ uy tín và xây dưng
niềm tin nơi khách hàng.
Trong khi đó, định nghĩa “sinh trắc
học vân tay là môn nghiên cứu về các
đường nét, sự gắn kết, hình dạng và số
đường vân trên bàn tay có ứng dụng phân
tích toán học thống kê xác suất để nghiên
cứu” là phương án được nhóm nghiên cứu
đưa ra sau khi nghiên cứu lý thuyết chỉ có
tỉ lệ lựa chọn là 15.1%. Việc chưa hình
dung tốt về sinh trắc học vân tay có thể dẫn
đến việc hiểu chưa đầy đủ, chính xác và có
thể vận dụng sai.
Thứ hai, đối với các câu hỏi về những
nội dung liên quan đến sinh trắc vân tay,
người dân đồng ý với việc trí thông minh là
không cố định và chịu ảnh hưởng của 2
yếu tố là di truyền và môi trường xã hội.
Người dân cũng đồng ý với nhận định dấu
vân tay được hình thành khi thai nhi còn
trong bụng mẹ và không thay đổi theo thời
gian. Tuy nhiên, người dân lại trung lập
với mối quan hệ giữa vân tay (cố định) và
trí thông minh (có thể thay đổi). Có thể nói,
việc nhận thức đúng hay không về sinh trắc
học vân tay không chỉ đến từ việc người
dân không có nhận thức tốt về các thành tố
liên quan của nó mà còn là việc người dân
chưa có sự đánh giá, phản biện chặt chẽ đối
với thông tin liên quan mà mình đã biết.
Bên cạnh đó, người dân cũng có quan điểm
trung lập đối với nhận định về nguồn gốc
và chức năng của sinh trắc vân tay (như
hướng nghiệp, chẩn đoán rối loạn Nhiễm
sắc thể và giúp có niềm tin vào bản thân
hoặc con cái). Ngoài ra cũng có rất ít bài
báo khoa học hay bản tin khoa học về sinh
trắc học vân tay ở Việt Nam để định hướng
đúng cho nhận thức của người dân về sinh
trắc học vân tay.
Bảng 2. Điểm trung bình mức độ hiểu các nội dung liên quan đến sinh trắc học vân tay
Nội dung
Điểm
trung
bình
(ĐTB)
Độ
lệch
chuẩn
(ĐLC)
Thứ
hạng
Dấu vân tay không thay đổi theo thời gian. 3.34 1.304 4
Dấu vân tay được hình thành khi thai nhi còn trong bụng mẹ. 3.59 1.049 3
Da và não bộ hình thành và phát triển từ những tế bào trong phôi
thai, chính vì thế có sự liên quan mật thiết giữa sự thay đổi của
vân tay với rối loạn trong sự phát triển của não bộ.
3.23 1.044 5
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
64
Nội dung
Điểm
trung
bình
(ĐTB)
Độ
lệch
chuẩn
(ĐLC)
Thứ
hạng
Trí thông minh không cố định và chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố
là di truyền và môi trường xã hội.
3.94 1.045 1
Trí thông minh không có tính tuyệt đối mà có thể thay đổi do
ảnh hưởng của môi trường hoàn cảnh.
3.81 1.076 2
Sinh trắc học vân tay ở Việt Nam sử dụng công nghệ và bản
quyền từ Mỹ.
3.04 0.782 7
Sinh trắc học vân tay có khả năng dự đoán được tương lai. 2.59 1.049 10
Sinh trắc học vân tay giúp anh/chị có niềm tin vào bản thân/con
của anh/chị.
2.98 1.096 9
Nghiên cứu về sinh trắc học vân tay có vai trò quan trọng trong
chẩn đoán rối loạn NST. Ví dụ ở chẩn đoán hội chứng Down hay
Turner.
3.01 0.965 8
Sử dụng sinh trắc học vân tay để định hướng nghề là kênh tham
khảo hữu ích.
3.16 1.129 6
Trong các số liệu trên, nhóm nghiên cứu
sử dụng thang đo Likert 5 lựa chọn. Khi đó:
Giá trị khoảng cách = (Maximum –
Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.80
Ý nghĩa các mức như sau:
1.00 – 1.80: Hoàn toàn không đồng ý
1.81 – 2.60: Không đồng ý
2.61 – 3.40: Trung lập
3.41 – 4.20: Đồng ý
4.21 – 5.00: Hoàn toàn đồng ý
3.3. Mức độ chấp nhận của người
dân về sinh trắc học vân tay
Bảng 3. Mức độ chấp nhận của người dân về sinh trắc học vân tay
Mức độ chấp nhận của người dân về sinh trắc học vân tay Điểm
trung bình
Độ lệch
chuẩn
Mức độ tin tưởng sinh trắc vân tay 3.05 0.97
Mức độ quan trọng của sinh trắc vân tay trong định hướng nghề
nghiệp
3.00 0.99
Mức độ quan trọng của sinh trắc vân tay trong xác định tính cách 3.11 1.13
Theo Bảng 3, có thể thấy mức độ chấp
nhận của người dân đối với sinh trắc học
vân tay chỉ ở mức trung bình. Cụ thể, ở
mức độ tin tưởng thì điểm trung bình là
3.05, tương ứng với mức phân vân; ở mức
độ quan trọng của sinh trắc học vân tay
trong định hướng nghề nghiệp và xác định
tính cách lần lượt là 3.00 và 3.11, tương
ứng với mức bình thường. Tuy vậy, độ lệch
chuẩn khá lớn cho thấy mức độ chấp nhận
về sinh trắc học vân tay là không tương
đồng giữa các khách thể.
QUANG THỊ MỘNG CHI và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
65
Bảng 4. Lý do cho việc tin tưởng sinh trắc học vân tay của người dân
Nếu tin tưởng, anh/chị tin vào sinh trắc học vân tay dựa
trên cơ sở nào?
Số
lượng
Tỷ lệ
(%)
Xếp
hạng
Kết quả sau khi làm sinh trắc học vân tay tương đối đúng với
người quen và bản thân.
74 33.9 2
Cơ sở sinh trắc học vân tay được cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép hoạt động.
53 24.3 3
Sinh trắc học vân tay có cơ sở khoa học khách quan và lịch sử
nghiên cứu lâu đời.
85 39.0 1
Những người thành đạt đã làm sinh trắc học vân tay và xác
nhận kết quả sinh trắc học vân tay là đúng với họ.
36 16.5 4
Khác 13 6.0 5
Bảng 4 cho thấy khách thể chọn “sinh
trắc học vân tay có cơ sở khoa học khách
quan và lịch sử nghiên cứu lâu đời” là lý do
cho việc tin tưởng sinh trắc học vân tay được
chọn nhiều nhất. Kiến thức từ các nghiên cứu
khoa học thường được cộng đồng cho là uy
tín và đáng tin cậy. Tuy vậy, nghiên cứu về
độ tin cậy của sinh trắc học vân tay trong
việc xác định tâm lý con người còn hạn chế
về mặt số lượng và chất lượng.
Bảng 5. So sánh mức độ chấp nhận của người dân về sinh trắc học vân tay với yếu tố đã
làm sinh trắc học vân tay hay chưa
Mức độ chấp nhận của người dân về
sinh trắc vân tay giữa người đã từng
làm sinh trắc học vân tay và chưa làm.
Anh/Chị đã làm
sinh trắc học vân
tay chưa?
Điểm
trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Mức ý
nghĩa
P
Mức độ tin tưởng sinh trắc học vân tay
Đã làm 3.53 0.922
0.001
Chưa làm 2.94 0.950
Mức độ quan trọng của sinh trắc học
vân tay trong định hướng nghề nghiệp
Đã làm 3.34 1.021
0.021
Chưa làm 2.93 0.978
Mức độ quan trọng của sinh trắc học
vân tay trong xác định tính cách
Đã làm 3.45 1.245
0.042
Chưa làm 3.04 1.090
Bảng 5 cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về mức độ tin tưởng sinh
trắc học vân tay giữa người chưa làm và
đã làm. Điều này có thể do kết quả sinh
trắc học vân tay ảnh hưởng đến mức độ
tin tưởng của người dân. Cụ thể, người
chưa làm sinh trắc học vân tay có mức độ
tin tưởng sinh trắc học vân tay thấp, sau
khi làm sinh trắc học vân tay thấy kết quả
đúng với thực tế mà họ quan sát được thì
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
66
họ tin tưởng sinh trắc học vân tay nhiều
hơn. Điều này có thể lý giải dựa trên việc
xác định tính cách qua các chủng vân
bằng thống kê toán học khá chính xác với
đặc điểm tính cách của người làm sinh
trắc học vân tay tại các cơ sở kinh doanh
và việc ảnh hưởng bởi các ám thị từ kết
quả báo cáo và người tư vấn về các khả
năng của họ cũng như định hướng nghề.
Bảng 6. So sánh mức độ chấp nhận của người dân về sinh trắc học vân tay với yếu tố đồng
ý hay không đồng ý làm sinh trắc học vân tay miễn phí
Mức độ tin tưởng và vai trò của sinh
trắc học vân tay giữa người có làm
sinh trắc vân tay miễn phí và không
Đồng ý làm sinh
trắc học vân tay
nếu miễn phí
Điểm
trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Mức ý
nghĩa
P
Mức độ tin tưởng sinh trắc học vân tay
Có 3.33 0.742
0.000
Không 2.46 1.119
Mức độ quan trọng của sinh trắc học
vân tay trong định hướng nghề nghiệp
Có 3.28 0.783
0.000
Không 2.44 1.143
Mức độ quan trọng của sinh trắc học
vân tay trong xác định tính cách
Có 3.43 0.944
0.000
Không 2.45 1.193
Bảng 6 cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về mức độ lựa chọn sử dụng
sinh trắc học vân tay giữa người sử dụng
dịch vụ tính phí và miễn phí. Theo dữ liệu
khảo sát được, 87 khách thể (39.9%) có ý
định sử dụng sinh trắc học vân tay trong
vòng 6 tháng tới. Tuy vậy, khi được hỏi
rằng nếu dịch vụ được miễn phí, 147 khách
thể (67.4%) trả lời có cho việc sử dụng sinh
trắc học vân tay. Có lẽ sự khác biệt về mức
độ lựa chọn sử dụng sinh trắc học vân tay
của người dân xoay quanh vấn đề chi phí.
Trong phạm vi đối tượng khảo sát, khách
thể có thu nhập dưới 3 triệu đồng chiếm
56%. Thu nhập còn hạn chế phần nào đã
dẫn đến thực tế người dân không có đủ tiền
bạc cho việc sử dụng sinh trắc học vân tay
mặc dù họ có thể có nhu cầu. Như vậy, tài
chính cũng là một khía cạnh quan trọng khi
nói đến sinh trắc học vân tay.
Bảng 7. So sánh mức độ tin tưởng của người dân về sinh trắc học vân tay với yếu tố trình
độ học vấn
Mức độ tin tưởng về
sinh trắc học vân tay
với trình độ học vấn
Trình độ học vấn
Điểm
trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Mức ý
nghĩa
P
Mức độ tin tưởng sinh
trắc học vân tay
Phổ thông 3.31 1.138
0.027 Cao đẳng, đại học 3.08 0.917
Sau đại học 2,57 1,121
QUANG THỊ MỘNG CHI và cộng sự TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN
67
Bảng 7 cho thấy có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê về mức độ tin tưởng sinh
trắc học vân tay giữa các nhóm đối tượng
thuộc trình độ học vấn khác nhau. Có thể
thấy rằng với trình độ học vấn cao thì mức
độ tin tưởng thấp và ngược lại. Có thể lý
giải rằng khi trình độ học vấn càng cao,
người dân có thể có nhiều phương pháp
tiếp cận thông tin chính thống khoa học và
khả năng phản biện cũng cao hơn. Họ có
thể đã tìm được những yếu tố chỉ ra rằng
sinh trắc vân tay không đáng tin cậy hoặc
họ sẽ không dễ dàng tin tưởng vào những
điều họ chưa có nhiều thông tin về nó hoặc
những thông tin thoáng qua mà chưa đủ sự
kiểm chứng.
3.4. Mức độ lựa chọn sử dụng sinh trắc học vân tay của người dân
Bảng 8. So sánh mức độ tin tưởng của người dân về sinh trắc học vân tay với yếu tố có ý
định sử dụng sinh trắc học vân tay trong vòng 6 tháng tới
Nội dung
Có ý định sử dụng sinh trắc
học vân tay trong vòng 6
tháng tới không?
Điểm
trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Mức ý
nghĩa
P
Mức độ tin tưởng sinh
trắc học vân tay
Có 3.46 0.728
0.000
Không 2.77 1.012
Bảng 8 cho thấy, người có ý định sử
dụng sinh trắc vân tay trong 6 tháng tới
cảm thấy tin tưởng sinh trắc học vân tay
(ĐTB = 3.46) và người không có ý định sử
dụng cảm thấy phân vân (ĐTB = 2.77).
Đây là một sự khác biệt có ý nghĩa. Điều
này có thể là do những khách thể đã làm
sinh trắc học vân tay, với mức độ chấp
nhận tương đối cao, quyết định sẽ sử dụng
dịch vụ này một lần nữa cho người khác.
Một cách lí giải khác đó là sự quan tâm của
khách thể với sinh trắc học vân tay đã
quyết định đến việc chủ động tìm kiếm
thông tin về sinh trắc học vân tay. Với
nguồn thông tin thuận tiện nhất là internet
và mạng xã hội, họ có thể đã tiếp xúc với
những quảng cáo đến từ các công ty sinh
trắc học vân tay. Từ đó những thông tin
này củng cố niềm tin của người dân về sinh
trắc học vân tay.
Bảng 9. Mức độ hài lòng và chấp nhận kết quả là đúng của những khách thể đã từng làm
sinh trắc học vân tay
Mức độ hài lòng và chấp nhận kết quả là đúng của những khách thể
đã từng làm sinh trắc học vân tay
Điểm
trung
bình
Độ lệch
chuẩn
Anh/Chị cảm thấy như thế nào sau khi làm sinh trắc học vân tay? 3.50 0.952
Theo anh/chị, kết quả sinh trắc học vân tay có đúng với bản thân/con của
anh/chị không?
3.47 1.006
SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 72 (06/2020)
68
Kết quả nghiên cứu cho thấy có
17,4% khách thể được khảo sát là đã làm
sinh trắc học vân tay. Họ cảm thấy tin
tưởng (ĐTB = 3.50) và cho rằng kết quả
sinh trắc học vân tay là ở mức đúng
(ĐTB = 3.47). Như vậy, có thể thấy rằng,
người dân đã phần nào đồng ý với hiệu
quả của sinh trắc học vân tay trong việc
xác định tâm lý. Tuy nhiên, có 52.6%
khách thể lựa chọn thực hiện theo lời tư
vấn của tư vấn viên và 47.4% khách thể
không làm theo lời tư vấn của tư vấn viên
sau khi nhận kết quả sinh trắc học vân tay
của mình.
Biểu đồ 2. Thứ tự ưu tiên sử dụng sinh trắc vân tay của khách thể đồng ý làm sinh trắc học
vân tay nếu miễn phí
Số liệu Biểu đồ 2 cho thấy người dân
có xu hướng ưu tiên hàng đầu lựa chọn sử
dụng sinh trắc học vân tay cho bản thân
nhiều nhất. Điều này cũng không khó lý
giải vì với 75,2% khách thể được khảo sát
là người từ 18 đến 25 tuổi, người trong độ
tuổi sinh viên và có nhu cầu xác định tính
cách và định hướng nghề nghiệp.
4. Nguyên nhân nhận thức của
người dân về sinh trắc học vân tay
Nhu cầu được hiểu về tính cách hay
định hướng nghề nghiệp cho bản thân
hoặc thân nhân của người dân tại Thành
phố Hồ Chí Minh là rất cao, điều này đã
thúc đẩy họ tìm hiểu về sinh trắc học vân
tay với mức giá có