Trong những thập kỷ gần đây, Hà Nội đang phải đối mặt với vấn đềô nhiễm
môi trường, trong đó có môi trường không khí. Đặc biệt là, tại các khu công nghiệp,
các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau. Đó cũng là hệ
quả của sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông (ôtô, xe
máy ), cũng như công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển quá nhanh, trong khi
cơ sở hạ tầng còn thấp. Theo các báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm cho thấy:
Nồng độ của các chất ô nhiễm ở các khu công nghiệp, các trục đường giao thông hầu
như đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) như bụi vượt quá từ 2 - 4 lần và các
chất ô nhiễm như CO2, CO, SO2, NOx, cũng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Do
đó việc đưa ra những định hướng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
10 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí Hà Nội và kiến nghị nhằm giảm thiểu ô nhiếm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ HÀ NỘI
VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIẾM
Đặng Mạnh Đoàn,Trần Thị Diệu Hằng, Phan Ban Mai
Viện Khoa học Khí Tượng - Thuỷ Văn và Môi Trường
Mở đầu
Trong những thập kỷ gần đây, Hà Nội đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm
môi trường, trong đó có môi trường không khí. Đặc biệt là, tại các khu công nghiệp,
các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác nhau. Đó cũng là hệ
quả của sự gia tăng dân số, gia tăng đột biến của các phương tiện giao thông (ôtô, xe
máy…), cũng như công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển quá nhanh, trong khi
cơ sở hạ tầng còn thấp. Theo các báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm cho thấy:
Nồng độ của các chất ô nhiễm ở các khu công nghiệp, các trục đường giao thông hầu
như đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép (TCCP) như bụi vượt quá từ 2 - 4 lần và các
chất ô nhiễm như CO2, CO, SO2, NOx,… cũng đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Do
đó việc đưa ra những định hướng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
trong giai đoạn hiện nay là cần thiết.
1. Hiện trạng môi trường không khí Hà Nội
Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh, mạnh đã gây ra hàng loạt các vấn đề liên quan
đến môi trường nói chung và môi trường không khí nói riêng. Theo thống kê của Sở
Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, mỗi năm thành phố Hà Nội phải tiếp nhận
khoảng 80.000 tấn bụi, khói; 9.000 tấn khí SO2; 46.000 tấn khí CO2 từ các cơ sở công
nghiệp thải ra. Ngoài ra, các phương tiện giao thông ô tô, xe máy cũng được xác định
như là một nguồn phát thải lớn. Những kết quả nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất
lượng không khí ở khu vực ngoại thành Hà Nội chưa bị ô nhiễm bởi CO, SO2, NO2 và
bụi lơ lửng (TSP), ngoại trừ tại các khu công nghiệp và các khu vực gần các tuyến
đường giao thông liên tỉnh, đường cao tốc. Còn khu vực nội thành thì hầu hết tại các
khu công nghiệp, tuyến giao thông chính đều bị ô nhiễm nhưng ở các mức độ khác
nhau. Tại các tuyến giao thông, ô nhiễm bụi lơ lửng (TSP) là chủ yếu với nồng độ đo
được cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 3 - 4 lần [6]. Những khu vực đang thi công các
công trình xây dựng, giao thông, đô thị mới,… nồng độ TSP đo được thường cao hơn
7 - 10 lần so với TCCP [7]. Nồng độ các khí SO2, NO2 trung bình hàng năm tăng khoảng
từ 10 - 60%, nồng độ CO tại các trục giao thông chính cao hơn từ 2,5 đến 4,4 lần so
với TCCP [9].
Dưới đây là bảng nồng độ các chất đo được tại đường hai chiều khu vực Cầu Mới
do hoạt động giao thông hai ngày 18-19/6/2006 trong điều kiện thời tiết nắng, nóng.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 110
01
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Thêi gian(h)
N
ån
g
®é
c¸
c
ch
Êt
(m
g/
m
3
)
Nồng độ CO
Nồng độ TSP
Nồng độ NOx
Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu Môi trường - Viện KHKTTV&M«I TR-ÊNG
Hình 1. Nồng độ các chất ô nhiễm tại khu vực Cầu Mới, Ngã Tư Sở, Hà Nội
Nồng độ SO2, NOx tại vị trí này đều còn thấp ở dưới mức nồng độ giới hạn cho
phép trong khi đó thì nồng độ bụi (TSP) trung bình ngày (24h) tại vị trí này đều vượt mức
nồng độ giới hạn cho phép 6 lần. Nồng độ bụi cực đại trung binh vượt mức nồng độ giới
hạn cho phép 7 lần. Còn nồng độ khí CO cũng ở mức cao vượt TCCP từ 1.43 - 2.4 lần mà
nguyên nhân chủ yếu là do lượng xe máy và xe buýt hoạt động nhiều vào thời điểm này.
Bên cạnh đó, mức độ tăng dân số như hiện nay cũng tạo ra sức ép lớn đối với
môi trường không khí. Dự báo chỉ trong gần 10 năm dân số thủ đô tăng lên 0,62 triệu
người (gần 20%), năm 2000 thì dân số thủ đô là 2.728.819 người dự tính đến năm 2010 dân
số thủ đô sẽ lên tới 3.347.113 người [11].
* Ô nhiễm môi trường không khí do bụi
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không khí do bụi trên địa bàn thành phố
Hà Nội đã được các nhà khoa học cảnh báo là đang ở mức “báo động đỏ”. Kết quả quan
trắc về nồng độ bụi lơ lửng trên địa bàn Hà Nội cho thấy: Ở các quận nội thành đều vượt
quá tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 3 lần [8]. Trong đó, địa bàn quận Đống Đa, Long Biên có
nồng độ bụi cao nhất 0,8 mg/m3, gấp 4 lần so với TCCP [8], tiếp đến là địa bàn quận Tây
Hồ, Hoàng Mai 0,78 mg/m3...[1]. Ngoài ra, các khu vực được coi là ô nhiễm trọng điểm
bụi trên địa bàn Hà Nội được xác định gồm: đường Nam Thăng Long, đường Nguyễn
Tam Trinh, Đường 32 và hiện nay là các nút giao thông đang thi công như ngã Tư Sở, ngã Tư
Bách Khoa,... gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với người dân khi qua lại những khu
vực này. Trong 10 năm qua, bụi lơ lửng tại Hà Nội do công nghiệp và thủ công nghiệp
gây ra chiếm tới 67%, do đường phố bẩn chiếm khoảng 30% và còn lại là do các
phương tiện giao thông thải ra [9]. Số liệu thống kê năm 1996 - 1997 thì ô nhiễm TSP
đã xảy ra trầm trọng ở khu công nghiệp Thượng Đình: Cao su Sao Vàng, thuốc lá
Thăng Long, Bóng đèn - Phích nước Rạng Đông với đường kính khu vực ô nhiễm
khoảng 1,7km và nồng độ lớn hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 4 lần [7]; Tại khu công
nghiệp Minh Khai, Mai Động, Vĩnh Tuy với đường kính ô nhiễm khoảng 2,5km, có
nồng độ TSP cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2 - 3 lần [7]. Trong những năm gần đây nồng
độ và bán kính ảnh hưởng của bụi ở khu vực này đã có xu hướng giảm dần. Dưới đây là
bảng biến đổi nồng độ (PM10) trong năm tại khu vực Láng là khu vực ít bị ảnh hưởng
bởi hoạt động sản xuất công nghiệp, mà chủ yếu bởi hoạt động giao thông gây nên.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 111
Th¸ng 4/2003
Thêi gian (giê)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
0
100
200
300
400
500
600
Th¸ng 7/2003
Thêi gian (giê)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
0
100
200
300
400
500
600
Th¸ng 10/2003
Thêi gian (giê)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
0
100
200
300
400
500
600
ug/m3
ug/m3
Th¸ng 1/2003
Thêi gian (giê)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
0
100
200
300
400
500
600
ug/m3
TCVN = 150 µg/m3
Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc Gia
Hình 2. Nồng độ (PM10) phụ thuộc vào thời gian tại trạm Láng - Hà Nội.
Hình 2, nồng độ bụi đo được tại trạm Láng cho thấy vào mùa khô từ tháng (10 -
3) lớn hơn hẳn so với mùa mưa tháng (4 - 7). Vào giờ cao điểm thì nồng độ bụi tương
đối cao, mà nguyên nhân kể đến là áp lực của hơn 1,55 triệu xe máy và gần 150.000 ô
tô đang lưu hành trên đường. Thêm vào đó là chất lượng các còn đường còn quá kém
cũng như hoạt động xây dựng, sửa chữa cũng làm nồng độ bụi tăng.
• Ô nhiễm môi trường không khí do các khí độc hại
Ngoài nguồn ô nhiễm do bụi, môi trường không khí Hà Nội còn bị ảnh hưởng
bởi các loại khí thải như SO2, CO2, CO, NOx… Đặc biệt, tại các khu vực có khu công
nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu hoá thạch và các trục đường giao thông lớn.
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 112
- Nồng độ COx
Nhìn chung, môi trường không khí ở tại các khu công nghiệp và một số khu dân
cư Hà Nội không bị ô nhiễm bởi CO. Các số liệu quan trắc từ năm 1996 - 2000 cho
thấy trong hầu hết các mẫu đo, nồng độ CO đều thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho
phép. Tuy nhiên, trên các tuyến giao thông, đặc biệt vào giờ cao điểm (7h30’- 8h30’)
sáng và (16h30’ - 18h30’) chiều nồng độ CO cao hơn 2,5 lần so với tiêu chuẩn cho
phép, điển hình như tại các tuyến đường như: Nguyễn Trãi, Khương Đình, Đường 32,
Khâm Thiên,… [8]. Tại các ngã tư, ngã năm vào giờ cao điểm nồng độ CO cao hơn so
với tiêu chuẩn cho phép từ 2,5 - 3 lần [7].
Nguồn gốc phát sinh khí CO2 chủ yếu từ sử dụng nhiên liệu hoá thạch, oxy hoá
các hydrocarbon do phương tiện giao thông gây ra. Nồng độ của CO2 đang có xu
hướng gia tăng trong những năm gần đây từ năm 1997 lượng khí CO2 phát thải từ các
cơ sở công nghiệp là 29.000 tấn, nhưng đến năm 2005 thì đã tăng lên 46.000[10]. Việc
kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm không khí từ các cơ sở công nghiệp cũ, các cơ sở sản
xuất công nghiệp và dịch vụ phân tán trong các khu dân cư của thành phố cũng là biện
pháp rất quan trọng để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí đặc biệt là CO2. Tuy
nhiên, việc thực hiện vẫn chưa có gì tiến triển do có nhiều nguyên nhân: thiếu vốn,
thiếu quỹ đất, thiếu cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể,…
Th¸ng 1/2003
0 2 4
Th¸ng 4/2003
8000
10000
ug/m3
0
2000
4000
6000
8000
10000
ug/m3
0 2 4
0
2000
4000
6000
8000
10000
ug/m3
Hì
Tuyển tập báThêi gian (giê)
6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Thêi gian (giê)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
0
2000
4000
6000
Th¸ng 7/2003
Thêi gian (giê)
6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Th¸ng 10/2003
Thêi gian (giê)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
0
2000
4000
6000
8000
10000
ug/m3
TCVN = 5000µg/m3
Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc Gia
nh 3. Nồng độ CO phụ thuộc vào thời gian tại trạm Láng- Hà Nội.
o cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 113
Nồng độ CO biến đổi trong ngày thì cũng tương đối theo quy luật, thường cao
vào những giờ cao điểm.
- Nồng độ SO2
Tại hầu hết các khu công nghiệp tập trung ở khu vực Hà Nội, nồng độ SO2 dao
động ở mức 0,05 - 0,11 mg/m3 thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép (0,3mg/m3) (Hình
6a). Tuy nhiên, tại một số khu công nghiệp nồng độ SO2 cao hơn tiêu chuẩn và có thời
điểm lên tới 20 mg/m3. Trong khi đó, nồng độ SO2 tại các nút giao thông chính đều
cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Theo tính toán thì tổng lượng khí SO2 từ các nguồn thải
ở Hà Nội trong năm 1996 là hơn 7.000 tấn, nhưng đến năm 2003 đã tăng thêm 1.000
tấn, đến năm 2006 thì con số này là 9.000 tấn [7].
Nhìn vào đồ thị (Hình 6a) chúng ta thấy sự biến đổi của SO2 thì không đều giữa
các khu vực trong khi đó thì biến đổi NO2 thì tương đối đều nhau. Năm 2003 biến đổi
nồng độ SO2 ở Lý Quốc Sư rất cao >0,6mg/m3, còn khu vực Mai Động, Thượng Đình,
Vạn Phúc, Kim Liên - Giải Phóng dao động khoảng 0,03 - 0,06mg/m3.
Th¸ng 1/2003
0 2 4 6 8 22 24
0
50
100
150
200
250
ug/m3
Th¸ng 4/2003
Thêi gian (giê)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
0
50
100
150
200
250
ug/m3
0 2 4 6 8
0
50
100
150
200
250
ug/m3
TCVN = 300µg/m3
H
114 Thêi gian (giê)
10 12 14 16 18 20Th¸ng 7/2003
Thêi gian (giê)
10 12 14 16 18 20 22 24
Th¸ng 10/2003
Thêi gian (giê)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
0
50
100
150
200
250
Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc Gia
ình 4. Nồng độ SO2 phụ thuộc vào thời gian tại trạm Láng
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT
- Nồng độ NO2
Kết quả quan trắc của Trung tâm kĩ thuật Môi Trường đô thị thì chất lượng
không khí cho thấy nồng độ trung bình NO2 tại các khu công nghiệp đều nhỏ hơn tiêu
chuẩn cho phép. Ngoài ra thì số liệu của Trạm quan trắc chất lượng không khí tự động
của Trung tâm kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp cho thấy, trong 6 năm
trở lại đây (từ năm 2000), nồng độ khí NO2 tăng nhanh hơn, bình quân hàng năm
khoảng 40% - 60% mặc dù sự biến đổi này không rõ ràng (Hình 6b). Tuy nhiên ô
nhiễm cục bộ vẫn xảy ra tại một số khu vực xung quanh các nguồn thải lớn như các cơ
sở công nghiệp tiêu thụ nhiều nhiên liệu hoá thạch. Nồng độ NO2 tại các cơ sở này dao
động trong khoảng 0.015 - 0,07 mg/m3 nhỏ hơn so với tiêu chuẩn cho phép [2,9]. Các
khu công nghiệp cũ gần nội thành thường có nồng độ NO2 cao hơn các khu công
nghiệp mới xây dựng.
Th¸ng 1/2003
Thêi gian (giê)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
0
50
100
150
200
250
ug/m3
Th¸ng 4/2003
Thêi gian (giê)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
0
50
100
150
200
250
ug/m3
0 2
0
50
100
150
200
250
ug/m3
TCVN = 100µg/m3
Tuyển tTh¸ng 7/2003
Thêi gian (giê)
4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
Th¸ng 10/2003
Thêi gian (giê)
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24
0
50
100
150
200
250
ug/m3
Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc Gia
Hình 5. Nồng độ NO2 phụ thuộc vào thời gian tại trạm Láng
ập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 115
Nhìn vào kết quả cho thấy nồng độ NO2 biến đổi tương đối nhỏ so với các chất
khác. Nồng độ thì tương đối cao vào những tháng khô hạn và cũng giảm dần vào
những tháng mùa mưa dao động trong khoảng từ 20 - 50 (µg/m3).
0
0.05
0.1
0.15
0.2
0.25
0.3
0.35
0.4
0.45
0.5
0.55
0.6
0.65
Thượng Đình Mai Động Lý Quốc Sư Vạn Phúc Kim Liên +
Giải Phóng
2001 2002
2003 2004
mg/m3
0
0.01
0.02
0.03
0.04
0.05
0.06
0.07
Thượng Đình Mai Động Lý Quốc Sư Vạn Phúc Kim Liên +
Giải Phóng
2001 2002
2003 2004
mg/m3
ba
Nguồn: Cục Bảo vệ Môi trường, 2005
Hình 6. Diễn biến nồng độ của SO2 (a) và NO2 (b) từ 2001 - 2004
• Xác định nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí.
Chất lượng không khí Hà Nội hiện đang suy giảm một cách nhanh chóng.
Nguyên nhân của sự suy giảm này chủ yếu do 3 nguồn chính: Công nghiệp, giao thông
và xây dựng, sinh hoạt.
- Hoạt động sản xuất công nghiệp
Theo thống kê hiện nay ở Hà Nội có tới 400 cơ sở công nghiệp đang hoạt động.
Trong đó, có khoảng 147 cơ sở công nghiệp có tiềm năng thải các chất thải gây ô
nhiễm môi trường không khí Hà Nội [8]. Các khí thải độc hại sinh ra từ các nhà máy,
xí nghiệp chủ yếu do quá trình chuyển hoá năng lượng (tiêu thụ than và xăng dầu các
loại). Trong khi chất lượng nhiên liệu “chưa tốt” chứa nhiều tạp chất không tốt đối với
môi trường, cụ thể là hàm lượng Benzen trong xăng quá cao (5% so với 1%), hàm
lượng lưu huỳnh trong Diezen cao 0,5-1% so với 0,05% [6]. Lượng than tiêu thụ hàng
năm trung bình là 250.000 tấn, xăng dầu 230.000 tấn đã thải ra một lượng lớn bụi, khí
SO2, CO và NO2 g y tác động xấu đến chất lượng không khí [7].
- Hoạt độ g giao thông đô thị và xây dựng.
+ Ô nhiễm
Với mức độ
năm 1996 thì thành
ô tô tăng lên gấp 4
một trong những
đường giao thông
chuẩn luồng đườn
lớn, đạt trên 1.800
người tham gia gia
như CO, SO2, NO
T116 â
n
không khí do giao thông đô thị
tăng trưởng trung bình hàng năm về xe máy l
phố có 600.000 xe máy và 34.000 ô tô nhưng
,4 lần (150.000), xe máy tăng lên 2,6 lần (1,5
nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ
của Hà Nội. Trong khi đó, cơ sở hạ tầng giao
g, tốc độ lưu thông, chất lượng con đường,…
- 3.600 xe/h, đường hẹp, nhiều giao điểm (ng
o thông kém,... Tất cả những yếu tố trên dẫn đ
2 và các hợp chất chứa bụi, chì, khói được thải
uyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Và 15% và ôtô là 10%
sau 10 năm thì lượng
5 triệu) đây chính là
yếu trên các tuyến
thông còn thấp (tiêu
), cường độ dòng xe
ã ba, ngã tư), ý thức
ến lượng khí độc hại
ra tăng, gây ô nhiễm
iện KH KTTV & MT
môi trường không khí tại các trục giao thông chính và các nút giao thông đặc biệt vào
các giờ cao điểm.
Bên cạnh đó, chất lượng các phương tiện giao thông cũng như ý thức người dân
khi tham gia giao thông là nguyên nhân làm tăng nồng độ chất ô nhiễm. Hàng loạt các
yếu tố như: quá cũ, hay quá thời gian sử dụng, hệ thống thải không đạt yêu cầu, lượng
khí thải không đảm bảo tiêu chuẩn thải…Theo con số thống kê tại bốn địa điểm là khu
vực Đuôi Cá, đê sông Hồng, đường Láng - Hòa Lạc và chân cầu Thăng Long có đến
95% số xe tải chở vật liệu xây dựng không bảo đảm yêu cầu vệ sinh như thùng xe
không kín, không có nắp đậy, chở vật liệu quá thùng.
+ Ô nhiễm không khí do xây dựng
Tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra khá nhanh và mạnh, thành phố như một
“công trường” lớn. Hiện nay trên địa bàn thành phố luôn có hơn 1.000 công trình xây
dựng lớn nhỏ được thi công. Trong đó có đến hàng chục dự án cải tạo, xây dựng các
nút giao thông, các khu đô thị mới, quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài hàng năm,
gây ô nhiễm bụi cả khu vực rộng lớn. Ngoài ra, mỗi tháng còn có khoảng 10.000 m2
đường bị đào bới để thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật. Thành phố hiện nay có
khoảng hơn 300 điểm tập trung buôn bán vật liệu xây dựng. Mà phần lớn những điểm
buôn bán không có đủ điều kiện kinh doanh bảo đảm vệ sinh môi trường, diện tích nhỏ
hẹp, không có hàng rào che chắn, thường sử dụng vỉa hè làm nơi tập kết vật liệu, vì
vậy luôn phát tán bụi vào môi trường. Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho tình
trạng ô nhiễm bụi ở Hà Nội vẫn ở mức cao.
- Hoạt động sinh hoạt và dịch vụ của cộng đồng
Môi trường không khí không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên mà còn bị
ảnh hưởng bởi hoạt động sinh hoạt của người dân như: khí thải từ gia đình dùng bếp
than tổ ong để đun nấu (bình quân một gia đình tiêu thụ 2kg than/ngày, tức là 50 -
60kg/tháng) cũng đóng góp một phần đáng kể trong việc làm suy giảm chất lượng môi
trường không khí của Hà Nội. Hoạt động của làng nghề (gốm Bát Tràng, Triều
Khúc…), các cơ sở tiểu thủ công nghiệp nằm rải rác khắp các ngõ xóm, khu dân cư
(đặc biệt là khu vực ngoại thành) cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ. Hoạt động
sinh hoạt, dịch vụ của người dân cũng thải ra một lượng rác rất lớn, lượng rác tồn đọng
lâu ngày không được thu rọn cũng gây ra ảnh hưởng đối với môi trường không khí.
Tất cả các hoạt động này gây ra những khó khăn cho việc kiểm soát và gẩim thiểu ô
nhiễm môi trường không khí của thành phố.
- Những thách thức
Thành phố Hà Nội đang đứng trước những thách thức lớn về ô nhiễm môi
trường không khí như:
+ Nội dung, thể chế, quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề môi trường vẫn
đang trên đà hoàn thiện nên không thể tránh được những thiếu sót. Do đó cũng có
những kẽ hở để có những hành vi nhằm lợi dụng và làm trái với những quy định pháp
luật ban hành.
+ Quá trình đô thị hoá diễn ra vẫn rất nhanh, mạnh và không theo quy hoạch ở
tầm vĩ mô là nguyên nhân làm cho ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường
không khí nói riêng và chưa có dấu hiệu giảm. Nếu phát triển kinh tế không gắn liền
Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10 - Viện KH KTTV & MT 117
với bảo vệ môi trường hay nói cách khác là phát triển kinh tế không bền vững thì môi
trường ở các khu đô thị nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng sẽ càng ô nhiễm hơn.
+ Quá trình đô thị hoá đã kéo theo hàng loạt vấn đề liên quan như: dân số, công ăn
việc làm, nhu cầu người dân, hoạt động xây dựng cơ sở vật chất… có xu hướng tăng.
+ Nhận thức của người dân về môi trường và sự phát triển còn yếu.
+ Ô nhiễm không khí xảy ra cục bộ: tại các khu dân cư có cơ sở sản xuất hoạt
động, các cụm dân cư do sinh hoạt cá nhân và khu vực gần các trục giao thông.
+ Nồng độ bụi và các chất ô nhiễm (CO, CO2, SO2, NOx…) vẫn tăng chưa có dấu
hiệu giảm. Đặc biệt là bụi tại các nút giao thông vẫn còn cao gấp 2 - 4 lần so với tiêu
chuẩn cho phép. Mặc dù tại nhiều nút đã được xây dựng cầu vượt nhưng do trong quá
trình thực hiện không đồng bộ nên ô nhiễm vẫn chưa có dấu hiệu giảm vẫn còn rất cao.
+ Nhiều bệnh có liên quan đến ô nhiễm môi trường không khí như các bệnh liên
quan về đường hô hấp, bệnh ngoài da... đặc biệt, tại các khu dân cư nằm trong vùng
công nghiệp hay tuyến giao thông ngày một gia tăng.
2. Đề xuất nhằm giảm thiểu ô nhiễm
Mặc dù, phải đối mặt với những khó khăn, thách thức to lớn trong việc cân
bằng giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế. Với những thách thức về môi
trường không khí như đã nêu, bài báo này xin nêu ra một số kiến nghị nhằm góp phần
giảm thiểu tình trạng ô nhiễm hiện tại cũng như trong tương lai của thành phố:
- Thứ nhất: Các vấn đề về giao thông đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng.
Phân luồng, trải thảm nhựa tại các đường có dấu hiệu xuống cấp, đặc biệt là
tuyến đường vành đai và đường vào khu đô thị. Điều tiết phương tiện giao thông,
thông qua việc quy định thời gian lưu thông đối với các phương tiện.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống giao thông đô thị như: giao thông công cộng
(xe buýt, tàu điện, tàu điện ngầm…)
Khuyến khích phát triển các phương tiện, loại hình giao thông ít gây ô nhiễm không khí.
Xây dựng các cơ chế và chính sách cho việc lựa trọn việc lưu hành các phương
tiện giao thông (thuế môi trường, quy định cấm xe lam, xe 3 bánh…)
Xây dựng hệ thống cây xanh hai bên tuyến phố để hạn chế việc lan rộng các
chất ô nhiễm đối với môi trường xung quanh.
Quy hoạch, lắp đặt các trạm rửa xe