Thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 12-36 tháng tuổi ở các trường mầm non công lập Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

Abstract: In the article, we present the survey results of the current situation of planning, organizing, directing, inspecting, evaluating and ensuring conditions for caring and nurturing of children aged 12-36 months, the situation was surveyed on 17 managers, 130 teachers of 06 public preschools in District 10, Ho Chi Minh City. The study results have practical implications in proposing measures to manage this activity effectively in the future

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 12-36 tháng tuổi ở các trường mầm non công lập Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 10-14 10 Email: thuycanh1980@gmail.com THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TỪ 12-36 THÁNG TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN 10, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Tống Cảnh Bích Thủy - Trường Mầm non Phường 3, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 11/8/2019; ngày chỉnh sửa: 03/9/2019; ngày duyệt đăng: 12/9/2019. Abstract: In the article, we present the survey results of the current situation of planning, organizing, directing, inspecting, evaluating and ensuring conditions for caring and nurturing of children aged 12-36 months, the situation was surveyed on 17 managers, 130 teachers of 06 public preschools in District 10, Ho Chi Minh City. The study results have practical implications in proposing measures to manage this activity effectively in the future. Keywords: Current situation, management, nurturing of children, caring of children, 12-36 months-child. 1. Mở đầu Mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mĩ; hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1. Để phát triển trẻ cân đối, khoẻ mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời, cần phải có một chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng (CS-ND) hợp lí. Thời gian hoạt động ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non chiếm tỉ lệ khá lớn so với toàn bộ thời gian trong ngày. Vì vậy, cùng với gia đình, trường mầm non có vai trò quan trọng trong việc CS-ND cho trẻ. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ quản lí (CBQL) giáo dục, giáo viên (GV), nhân viên CS-ND trẻ trong nhà trường đều phải có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, sức khoẻ của trẻ từ 12-36 tháng tuổi. TP. Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển mạnh, đời sống của người dân đã và đang từng bước được nâng cao nên phụ huynh rất quan tâm đến việc đầu tư cho sự phát triển của con cái, đặc biệt là vấn đề ăn uống. Tuy nhiên, thực tế hiện nay ở Thành phố nói chung, Quận 10 nói riêng, một tình trạng dễ nhận ra là trẻ có dấu hiệu béo phì gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển về tinh thần, nhận thức và các mối quan hệ xã hội của trẻ. Để khắc phục được tình trạng này, bên cạnh sự quan tâm chăm sóc của gia đình, thì vai trò quản lí của các nhà trường mầm non đối với hoạt động CS-ND trẻ là rất quan trọng. Để có cơ sở cho việc đề xuất các biện pháp quản lí hiệu quả, bài viết trình bày thực trạng quản lí hoạt động CS-ND trẻ từ 12-36 tháng tuổi ở các trường mầm non công lập Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Đối tượng, nội dung, thời gian và phương pháp khảo sát - Đối tượng: Chúng tôi khảo sát trên 17 CBQL, 130 GV của 06 trường mầm non công lập Quận 10, TP. Hồ Chí Minh (Trường Mầm non Măng Non III, Trường Mầm non Phường 1, Trường Mầm non Phường 2, Trường Mầm non Phường 3, Trường Mầm non Phường 10, Trường Mầm non Phường 11). - Nội dung: Thực trạng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và đảm bảo các điều kiện hoạt động CS-ND trẻ từ 12-36 tháng tuổi ở các trường mầm non công lập Quận 10, TP. Hồ Chí Minh. - Thời gian và phương pháp: Thời gian khảo sát từ tháng 3-4/2019 với phương pháp được sử dụng là: điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu. Đối với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, điểm số các câu hỏi được quy đổi theo thang bậc 4 ứng với các mức độ. Trong đó, điểm thấp nhất là 1, cao nhất là 4, chia đều thang đo làm 4 mức. Điểm trung bình (ĐTB) của các nội dung khảo sát được chia ra các mức độ: 1,00-1,75 điểm: Không thực hiện; 1,76-2,50 điểm: Ít thường xuyên; 2,51-3,25 điểm: Thường xuyên; 3,26-4,00 điểm: Rất thường xuyên. 2.2. Kết quả khảo sát 2.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ từ 12-36 tháng tuổi Kết quả khảo sát thu được ở bảng 1 (trang bên). Số liệu bảng 1 cho thấy, công tác lập kế hoạch CS- ND trẻ được thực hiện một cách “thường xuyên” (ĐTB=2,86). Việc lập kế hoạch ở các trường đã đảm bảo thực hiện đúng các bước từ việc phân tích thực trạng hoạt động CS-ND đến việc xác định mục tiêu, nội dung, biện pháp, lấy ý kiến của các bên và phê duyệt trước khi ban hành. Tuy nhiên, việc thực hiện từng bước, nội dung trong lập kế hoạch chưa được đồng đều, các nội dung được thực hiện “rất thường xuyên” và “thường xuyên” gồm: Xây dựng nội dung CS-ND trẻ phù hợp với chương trình giáo dục mầm non, các quy định hiện hành (ĐTB=3,00); Xây dựng chi tiết các loại kế hoạch năm, VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 10-14 11 tháng, tuần về công tác CS-ND trẻ (ĐTB=3,34); Phê duyệt các loại kế hoạch (ĐTB=3,12). Như vậy, các trường đã cụ thể hóa mục tiêu, nội dung CS-ND trẻ trong chương trình giáo dục mầm non thành các loại kế hoạch tổng thể đến chi tiết từng học kì, tháng và tuần. Điều này thể hiện sự nghiêm túc, khoa học của các trường trong công tác CS- ND trẻ. Mặc dù vậy, một số nội dung chưa được thực hiện một cách thường xuyên ở các trường như: Đánh giá thực trạng công tác CS-ND trẻ (ITX=52,2%); Xác định rõ các biện pháp, cách thức thực hiện các mục tiêu, nội dung của kế hoạch (ITX=58,1%); Xác định các nguồn lực thực hiện kế hoạch (ITX=38,2%). Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các trường vẫn chưa chú trọng đầu tư nghiêm túc trong việc xác định các thành tố này trong công tác xây dựng kế hoạch. Đây chính là một trong những bước cần cải tiến trong công tác lập kế hoạch ở các trường. Độ lệch chuẩn (ĐLC) có mức điểm dao động từ 0,656-0,802 cho thấy sự phân tán khá lớn giữa các mức độ đánh giá trong từng nội dung của công tác lập kế hoạch. 2.2.2. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 12-36 tháng tuổi Kết quả khảo sát thu được ở bảng 2. Bảng 2. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động CS-ND trẻ 12-36 tháng tuổi TT Nội dung Mức độ (%) ĐTB ĐLC TH RTX TX ITX KTH 1 Phổ biến rộng rãi kế hoạch CS-ND đến các bộ phận, cá nhân trong trường 21,9 37,9 40,2 0,0 2,82 0,768 4 2 Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các bộ phận, GV 15,9 51,8 32,2 0,0 2,84 0,676 2 3 Xây dựng quy chế và tổ chức sự phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân trong CS-ND trẻ 8,0 33,9 58,1 0,0 2,50 0,641 9 4 Tuyên truyền, phổ biến các mục tiêu, nội dung về CS-ND trẻ 25,9 31,9 42,2 0,0 2,84 0,810 2 5 Cung cấp và tổ chức hướng dẫn cho GV các quy định, văn bản và cách thức thực hiện việc CS-ND trẻ 47,8 35,9 16,3 0,0 3,32 0,737 1 6 Xây dựng hệ thống các quy trình thực hiện CS- ND trẻ đảm bảo quy định, khoa học 17,9 41,9 40,2 0,0 2,78 0,730 5 Bảng 1. Thực trạng công tác lập kế hoạch CS-ND trẻ 12-36 tháng tuổi TT Nội dung Mức độ (%) ĐTB ĐLC TH RTX TX ITX KTH 1 Đánh giá thực trạng công tác CS-ND trẻ 12,0 35,9 52,2 0,0 2,60 0,694 6 2 Xác định mục đích, mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể cho hoạt động CS-ND trẻ 25,9 33,9 40,2 0,0 2,86 0,802 4 3 Xây dựng nội dung CS-ND trẻ phù hợp với chương trình giáo dục mầm non, các quy định hiện hành 31,9 35,9 32,2 0,0 3,00 0,802 3 4 Xác định rõ các biện pháp, cách thức thực hiện các mục tiêu, nội dung của kế hoạch 14,0 27,9 58,1 0,0 2,56 0,726 8 5 Xác định các nguồn lực thực hiện kế hoạch 23,9 37,9 38,2 0,0 2,86 0,776 4 6 Xây dựng chi tiết các loại kế hoạch năm, tháng, tuần về công tác CS-ND trẻ 45,8 41,9 12,3 0,0 3,34 0,686 1 7 Kế hoạch có sự tham gia lấy ý kiến của các bên liên quan 12,0 33,9 54,2 0,0 2,58 0,696 7 8 Phê duyệt các loại kế hoạch 27,9 55,8 16,3 0,0 3,12 0,656 2 ĐTB chung 2,86 (Chú thích: RTX: Rất thường xuyên; TX: Thường xuyên; ITX: Ít thường xuyên; KTH: Không thực hiện; ĐLC: Độ lệch chuẩn; TH: Thứ hạng) VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 10-14 12 7 Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cho các bộ phận, GV liên quan đến công tác CS-ND trẻ 6,0 33,9 60,1 0,0 2,46 0,608 10 8 Tổ chức các chuyên đề, mời chuyên gia nói chuyện, tư vấn về công tác CS-ND 0,0 25,9 53,8 20,3 2,06 0,678 12 9 Tổ chức cho GV tham quan các trường bạn để học tập, trao đổi kinh nghiệm 0,0 0,0 73,8 26,2 1,74 0,441 13 10 Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch tháng, tuần chi tiết các nội dung CS-ND trẻ 14,0 37,9 48,2 0,0 2,66 0,711 8 11 Động viên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để GV thực hiện CS-ND trẻ 19,9 29,9 50,2 0,0 2,70 ,782 6 12 Kịp thời hỗ trợ, xử lí các tình huống khó khăn mà GV gặp phải trong quá trình thực hiện 10,0 47,8 42,2 0,0 2,68 0,647 7 13 Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về hoạt động CS-ND trẻ 0,0 31,9 68,1 0,0 2,32 0,467 11 ĐTB chung 2,59 Bảng 2 cho thấy, CBQL và GV đánh giá thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động CS-ND trẻ được thực hiện ở mức “thường xuyên” nhưng ĐTB chung khá thấp (2,59), gần với mức điểm “ít thường xuyên”. Điều này thể hiện, có khá nhiều nội dung trong công tác tổ chức, chỉ đạo được thực hiện ở mức “ít thường xuyên”. Phân tích chi tiết như sau: - Nhóm các nội dung được đánh giá ở mức thực hiện “thường xuyên” và “rất thường xuyên” với ĐTB cao nhất, xếp từ bậc 1 đến 4 gồm: Cung cấp và tổ chức hướng dẫn cho GV các quy định, văn bản và cách thức thực hiện việc CS-ND trẻ (ĐTB=3,32); Tuyên truyền, phổ biến các mục tiêu, nội dung về CS-ND trẻ và Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho các bộ phận, GV (ĐTB=2,84); Phổ biến rộng rãi kế hoạch CS-ND đến các bộ phận, cá nhân trong trường (ĐTB=2,82). Việc phổ biến kế hoạch, các văn bản, biểu mẫu và hướng dẫn thực hiện các quy định liên quan đến CS-ND trẻ cho GV là vô cùng quan trọng, đó là căn cứ pháp lí bắt buộc cũng như là những căn cứ khoa học chặt chẽ để GV thực hiện một cách nghiêm ngặt các mục tiêu, nội dung đã được quy định trong chương trình giáo dục mầm non. Công việc CS-ND trẻ không phải là nhiệm vụ của một đơn vị hay cá nhân GV nào mà đó là sự phối hợp giữa các tổ chuyên môn, bộ phận chăm sóc dinh dưỡng, y tế, của GV, bảo mẫu, bảo vệ Vì vậy, việc cụ thể hóa nhiệm vụ, công việc cho từng bộ phận, cá nhân là vô cùng quan trọng để làm cơ sở cho sự phối hợp nhịp nhàng giữa các biên liên quan. - Nhóm các nội dung bị đánh giá thực hiện “ít thường xuyên” và xếp ở thứ bậc thấp nhất gồm: Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cho các bộ phận, GV liên quan đến công tác CS-ND trẻ (ĐTB=2,46); Tổ chức các chuyên đề, mời chuyên gia nói chuyện, tư vấn về công tác CS-ND (ĐTB=2,06); Tổ chức cho GV tham quan các trường bạn để học tập, trao đổi kinh nghiệm (ĐTB=1,74); Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về hoạt động CS-ND trẻ (ĐTB=2,32). Sự phát triển tâm sinh lí của trẻ trong giai đoạn từ 12-36 tháng tuổi vốn dĩ đã rất phức tạp, cộng thêm chương trình giáo dục luôn cập nhật thay đổi, bên cạnh đó là sự đòi hỏi ngày càng cao của phụ huynh đối với việc CS-ND con em họ khi được gửi vào trường đòi hỏi GV, đội ngũ tham gia CS- ND trẻ phải không ngừng thay đổi, học tập, bồi dưỡng. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy, các trường chưa tạo điều kiện tối đa để GV tham gia các hoạt động bồi dưỡng, tham dự các hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về chăm sóc trẻ. Đây chính là hạn chế rất lớn từ các trường vốn có đội ngũ GV tốt nghiệp hiện đang là trình độ trung cấp, cao đẳng về giáo dục mầm non. Điểm yếu này theo chúng tôi cần được khắc phục ngay nhằm nâng cao chất lượng CS-ND trẻ; chưa thường xuyên trao đổi, chia sẻ với phụ huynh trong công tác CS-ND (ĐTB=2,32). ĐLC của các nội dung này dao động từ 0,441 đến 0,608 cho thấy, không có sự phân tán giữa các đánh giá, tỉ lệ phần trăm cho thấy đánh giá chủ yếu tập trung ở mức “không thực hiện” và “ít thường xuyên”. 2.2.3. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 12-36 tháng tuổi Kết quả khảo sát thu được ở bảng 3 (trang bên). Bảng 3 cho thấy, công tác kiểm tra, giám sát được đánh giá ở mức thực hiện “thường xuyên” (ĐTB chung = 2,82). Trong đó, các nội dung được đánh giá với ĐTB cao nhất gồm: Xác định các nội dung, hình thức kiểm tra rõ ràng, đúng quy định (ĐTB=3,06); Tiến hành hoạt VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 10-14 13 động kiểm tra theo định kì, đột xuất (ĐTB=2,84); Tiến hành hoạt động kiểm tra theo các tiêu chuẩn, nội dung đã xây dựng (ĐTB=2,86); Kết quả kiểm tra được công khai, minh bạch và công bằng (ĐTB=3,26). Các nội dung trong công tác CS-ND trẻ được thực hiện dựa trên các nội dung về chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ; chăm sóc vệ sinh; giấc ngủ; chăm sóc dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm tra, giám sát có thể thực hiện theo định kì với kế hoạch đã được ban hành, hay thực hiện đột xuất, hàng tháng, hàng tuần và hàng ngày. Các trường đã thực hiện các nội dung này một cách thường xuyên, đây là nhân tố vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng hoạt động CS-ND trẻ. ĐLC của các nội dung này dao động từ 0,735 đến 0,858 chứng tỏ có sự phân tán khá lớn giữa các mức độ trong đánh giá, tỉ lệ phần trăm cũng cho thấy có trường chưa thực hiện thường xuyên các nội dung này trong công tác kiểm tra, giám sát. Bên cạnh những nội dung được đánh giá cao thì có những nội dung chưa được thực hiện một cách thường xuyên như: Thành lập Ban kiểm tra có năng lực, kinh nghiệm trong hoạt động CS- ND trẻ (ĐTB=2,44); Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm sau kiểm tra, đánh giá (ĐTB=2,58). Mục đích cuối cùng của hoạt động kiểm tra, giám sát là nhằm phát hiện những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện CS-ND trẻ, từ đó có những tác động kịp thời nhằm điều chỉnh, xử lí nghiêm những trường hợp không thực hiện đúng quy trình, quy định. Tuy nhiên, các trường vẫn chưa thực sự nghiêm túc trong việc tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm sau đánh giá. Đây là một nội dung cần tăng cường thực hiện thường xuyên và nghiêm túc hơn nữa từ các trường. 2.2.4. Thực trạng đảm bảo các điều kiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 12-36 tháng tuổi Kết quả khảo sát thu được ở bảng 4. Bảng 4. Thực trạng đảm bảo các điều kiện hoạt động CS-ND trẻ 12-36 tháng tuổi TT Nội dung Mức độ (%) ĐTB ĐLC TH RTX TX ITX KTH 1 Cung cấp đầy đủ các quy định, văn hướng dẫn, tài liệu liên quan đến việc CS-ND trẻ 0,0 43,9 56,1 0,0 2,44 0,497 4 2 Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị thực hiện CS-ND trẻ 6,0 51,8 42,2 0,0 2,64 0,593 2 3 Đảm bảo về tài chính, kinh phí cho hoạt động CS-ND trẻ 4,0 55,8 40,2 0,0 2,64 0,558 2 Bảng 3. Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động CS-ND trẻ 12-36 tháng tuổi TT Nội dung Mức độ (%) ĐTB ĐLC TH RTX TX ITX KTH 1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra rõ ràng, minh bạch 25,9 31,9 42,2 0,0 2,84 0,810 4 2 Xây dựng các mục tiêu, tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra cụ thể, dựa theo nội dung của hoạt động CS- ND trẻ 19,9 27,9 52,2 0,0 2,68 0,787 6 3 Xác định các nội dung, hình thức kiểm tra rõ ràng, đúng quy định 29,9 45,8 24,3 0,0 3,06 0,735 2 4 Thành lập Ban kiểm tra có năng lực, kinh nghiệm trong hoạt động CS-ND trẻ 8,0 27,9 64,1 0,0 2,44 0,638 8 5 Tiến hành hoạt động kiểm tra theo định kì, đột xuất 29,9 23,9 46,2 0,0 2,84 0,858 4 6 Tiến hành hoạt động kiểm tra theo các tiêu chuẩn, nội dung đã xây dựng 21,9 41,9 36,2 0,0 2,86 0,750 3 7 Kết quả kiểm tra được công khai, minh bạch và công bằng 45,8 33,9 20,3 0,0 3,26 0,773 1 8 Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm sau kiểm tra, đánh giá 12,0 33,9 54,2 0,0 2,58 0,696 7 ĐTB chung 2,82 VJE Tạp chí Giáo dục, Số 464 (Kì 2 - 10/2019), tr 10-14 14 4 Có chế độ động viên, khuyến khích đối với các GV, bộ phận thực hiện tốt công tác CS-ND trẻ 0,0 33,9 66,1 0,0 2,34 0,474 5 5 Xây dựng bầu không khí vui tươi, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động CS-ND trẻ 14,0 51,8 34,2 0,0 2,80 0,665 1 6 Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào công tác CS-ND trẻ 0,0 25,9 53,8 20,3 2,06 0,678 6 ĐTB chung 2,48 Bảng 4 cho thấy, CBQL và GV đánh giá thực trạng việc đảm bảo các điều kiện về CS-ND cho trẻ chỉ được thực hiện ở mức “ít thường xuyên” (ĐTB chung = 2,48). Tuy nhiên, phân tích chi tiết thì có những nội dung được thực hiện ở mức “thường xuyên” và có nội dung thực hiện ở mức “ít thường xuyên”. Cụ thể: Những nội dung được đánh giá ở mức thực hiện “thường xuyên” gồm: Xây dựng bầu không khí vui tươi, đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động CS-ND (ĐTB=2,80); Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị thực hiện CS-ND trẻ; Đảm bảo về tài chính, kinh phí cho hoạt động CS-ND (ĐTB=2,64). Có thể thấy, các trường đã chú trọng vào việc xây dựng các điều kiện về vật chất nhằm tạo môi trường hiện đại, an toàn nhất cho sự phát triển của trẻ; bên cạnh đó là sự quan tâm về xây dựng bầu không khi, văn hóa của tổ chức, xem nội dung về CS-ND trẻ là một phương châm, giá trị nhằm tạo thương hiệu của nhà trường đối với xã hội. Bên cạnh đó, các nội dung chưa được thực hiện thường xuyên là: Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào công tác CS-ND trẻ (2,06 điểm) và Có chế độ động viên, khuyến khích đối với các GV, bộ phận thực hiện tốt công tác CS-ND trẻ (2,34 điểm). Như vậy, các nhà trường vẫn chưa phối hợp tốt với các lực lượng xã hội trong việc CS-ND trẻ; nội dung này cũng chưa được các nhà trường đưa vào thi đua nên chưa tạo được động lực cho GV và cán bộ nhà trường thực hiện tốt công việc. Việc trang bị đầy đủ, kịp thời các tài liệu mới, cập nhật liên quan đến CS-ND trẻ để GV có thể tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, kĩ năng trong công tác CS-ND trẻ cũng không được đánh giá cao. Đây là những hạn chế cần được lãnh đạo các trường quan tâm, khắc phục trong thời gian tới. 3. Kết luận Kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung các trường đã thực hiện một cách “thường xuyên” các nội dung về công tác lập kế hoạch (ĐTB chung = 2,86); kiểm tra, giám sát (ĐTB chung = 2,82). Tuy nhiên, công tác tổ chức, chỉ đạo (ĐTB chung = 2,59) và đảm bảo các điều kiện (ĐTB chung = 2,48) chưa được thực hiện một cách thường xuyên. Những nội dung cụ thể thực hiện chưa thường xuyên là: Đánh giá thực trạng công tác CS-ND trẻ; Xác định rõ các biện pháp, cách thức thực hiện các mục tiêu, nội dung của kế hoạch; Xác định các nguồn lực thực hiện kế hoạch; Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cho các bộ phận, GV liên quan đến công tác CS-ND trẻ; Tổ chức các chuyên đề, mời chuyên gia nói chuyện, tư vấn về công tác CS-ND; Tổ chức cho GV tham quan các trường bạn để học tập, trao đổi kinh nghiệm; Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về hoạt động CS-ND trẻ; Thành lập Ban kiểm tra có năng lực, kinh nghiệm trong hoạt động CS-ND trẻ; Tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm sau kiểm tra, đánh giá; Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường tham gia vào công tác CS-ND trẻ; Có chế độ động viên, khuyến khích đối với GV, bộ phận thực hiện tốt công tác CS-ND trẻ. Những hạn chế này là cơ sở quan trọng để hiệu trưởng các trường mầm non công lập Quận 10, TP. Hồ Chí Minh đề ra những biện pháp quản lí hiệu quả hoạt động này. Tài liệu tham khảo [1] Bộ GD-ĐT (2016). Chương trình giáo dục mầm non (Ban hành theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). [2] Thành ủy TP. Hồ Chí Minh (2017). Công văn số 854-CV/TU ngày 27/11/2017 về chỉ đạo tăng cường công tác quản lí nhà nước, rà soát, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em tại các cơ sở mầm non ngoài công lập. [3] UBND TP. Hồ Chí Minh (2017). Công văn số 7427/KH-UBND ngày 02/12/2017 về việc kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập. [4] Trần Kiểm - Nguyễn Xuân Thức (2012). Đại cương khoa học quản lí và quản lí giáo dục. NXB Đại học Sư phạm. [5] Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2019). Một số nội dung về quản lí hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của hiệu trưởng các trường mầm non huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiê
Tài liệu liên quan