Thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở một số trường tiểu học ở Quận 8 tp Hồ Chí Minh theo mô hình trường học mới (VNEN)

1. Lí do chọn đề tài Một trong những đổi mới trong giáo dục hiện nay là ứng dụng mô hình trường học mới (Dự án GPE - VNEN, Global Partnership for Education - Viet Nam Escuela Nueva) tại một số trường tiểu học trong cả nước. Đây là mô hình có trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức lớp học và đánh giá học sinh (HS) theo xu hướng hiện đại. Nhằm tìm ra những mặt tích cực, điểm hay và mới của mô hình, đồng thời chỉ rõ những khó khăn và hạn chế trong công tác quản lí hoạt động dạy học, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở một số trường tiểu học ở Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình trường học mới (VNEN)”.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở một số trường tiểu học ở Quận 8 tp Hồ Chí Minh theo mô hình trường học mới (VNEN), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Năm học 2015 - 2016 261 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở QUẬN 8 TP HỒ CHÍ MINH THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI (VNEN) Huỳnh Lê Ngọc Hà, Trần Duy Khoa, Dương Tấn Trọng, Lê Thị Thu Ngân, Phạm Ngọc Thảo (Sinh viên năm 2, Khoa Khoa học Giáo dục) GVHD: TS Ngô Đình Qua 1. Lí do chọn đề tài Một trong những đổi mới trong giáo dục hiện nay là ứng dụng mô hình trường học mới (Dự án GPE - VNEN, Global Partnership for Education - Viet Nam Escuela Nueva) tại một số trường tiểu học trong cả nước. Đây là mô hình có trọng tâm đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức lớp học và đánh giá học sinh (HS) theo xu hướng hiện đại. Nhằm tìm ra những mặt tích cực, điểm hay và mới của mô hình, đồng thời chỉ rõ những khó khăn và hạn chế trong công tác quản lí hoạt động dạy học, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài: “Thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở một số trường tiểu học ở Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình trường học mới (VNEN)”. 2. Mục đích, khách thể, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Xác định được thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở một số trường tiểu học ở Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh theo mô hình trường học mới (VNEN) và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng quản lí. 2.2. Khách thể, đối tượng nghiên cứu 2.2.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lí tại một số trường tiểu học theo mô hình trường học mới. 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lí hoạt động dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN) tại một số trường tiểu học ở Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lí hoạt động dạy học ở một số trường tiểu học theo mô hình trường học mới, nhưng do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên tác giả Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 262 tập trung nghiên cứu 2 trường tiểu học ở Quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh: Trường Tiểu học Rạch Ông và Tiểu học Nguyễn Trung Ngạn. 2.4. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: + Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, + Phương pháp phỏng vấn, + Phương pháp quan sát. 3. Cơ sở lí luận mô hình trường học mới (VNEN) 3.1. Khái niệm mô hình trường Tiểu học mới Mô hình trường học mới VNEN xuất phát từ mô hình EN là mô hình nhà trường kiểu mới được thực hiện tại nước Cộng hòa Côlômbia. Đây là một kiểu mô hình nhà trường hiện đại, tiên tiến, phù hợp với mục tiêu đổi mới và đặc điểm của giáo dục Việt Nam. Ông Phạm Ngọc Định, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học - Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Mô hình trường học mới (VNEN) được triển khai từ năm học 2012-2013 ở 1.447 trường tiểu học thuộc 63 tỉnh, thành phố, trong đó chủ yếu là các trường ở vùng khó khăn”. 3.2. Mục tiêu của mô hình Phát triển toàn diện nhân cách, năng lực, giá trị dân chủ, ý thức tập thể, khả năng thích ứng, hòa nhập với đời sống xã hội và phát triển cộng đồng. Từ đó, HS sẽ hình thành các năng lực căn bản đầu tiên theo định hướng của UNESCO. 3.3. Cơ sở khoa học của mô hình Mô hình trường học mới Việt Nam dựa vào cơ sở khoa học các môn học, đặc biệt là thành tựu khoa học giáo dục: Thuyết kiến tạo, thuyết tâm lí học phát triển của Piaget và lí luận về “vùng phát triển gần nhất” của Vưgotsky, thuyết hoạt động của các nhà tâm lí học Nga, thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner (năm 1985). 3.4. Các nguyên tắc cơ bản của mô hình - Lấy HS làm trung tâm. - Nội dung học gắn chặt chẽ với đời sống hằng ngày của HS. - Phụ huynh và cộng đồng phối hợp chặt chẽ với giáo viên (GV). - Góp phần hình thành các giá trị dân chủ và tập thể. Năm học 2015 - 2016 263 3.5. Nội dung của mô hình - Tài liệu hướng dẫn học tập. - Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. - Đánh giá kết quả học tập. - Bồi dưỡng GV. - Điều kiện tổ chức dạy học. 3.6. Nội dung quản lí hoạt động dạy học theo mô hình trường học mới - Quản lí thực hiện mục tiêu dạy học. - Quản lí tổ chức dạy học trên lớp. - Quản lí chất lượng giáo viên. - Quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. - Quản lí cơ sở vật chất phục vụ dạy học. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Thực trạng thực hiện mô hình trường học mới (VNEN) 4.1.1. Thực trạng nhận thức về mô hình VNEN của cán bộ quản lí và giáo viên Chúng tôi thực hiện phỏng vấn 2 cán bộ quản lí của Trường Tiểu học Rạch Ông và 10 giáo viên của 2 trường. Kết quả khảo sát cho thấy 9/12 cán bộ giáo viên nhận thức đầy đủ về mô hình, chiếm tỉ lệ 75%. Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ giáo viên vẫn chưa nhận thức đầy đủ về mô hình. 4.1.2. Thực trạng thực hiện mô hình VNEN tại trường Nhóm nghiên cứu được nhà trường đưa đi tham quan, tìm hiểu toàn bộ về trường, đồng thời tham gia dự giờ 5 tiết học ở 5 khối lớp. Qua đó, nhóm nghiên cứu đã ghi nhận lại rất nhiều thông tin về việc triển khai mô hình ở 2 trường tiểu học. - Trang trí lớp học: Mỗi lớp học được trang trí thành nhiều khu vực: góc học tập, thư viện, hòm thư... - Hội đồng tự quản: Qua việc phỏng vấn các giáo viên chủ nhiệm, nhóm nghiên cứu đã thu được một số thông tin về sự thành lập và quá trình hoạt động của hội đồng tự quản: + Vào đầu năm học, học sinh sẽ bầu hội đồng tự quản thông qua danh sách đề cử và tự ứng cử. Đây là một hình thức giúp học sinh rèn luyện tính dân chủ của mình. + Mỗi ban sẽ thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 264 Giáo viên cho rằng, thông qua hội đồng tự quản, học sinh phát huy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, lòng tự trọng. Bên cạnh đó, học sinh học được rèn luyện tính dân chủ, tinh thần trách nhiệm, tăng cường tình đoàn kết, tinh thần đồng đội,hợp tác... - Hình thức tổ chức dạy học: Theo quan sát, chúng tôi nhận thấy những điểm nổi bật trong hình thức tổ chức dạy học này là: Học sinh là trung tâm, tự điều khiển lớp hoc tập. GV chỉ có vai trò hướng dẫn, hỗ trợ học sinh khi cần và đưa ra kết luận. - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: Trường TH Rạch Ông đang áp dụng Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT quy định về cách đánh giá học sinh Tiểu học. Với những nội dung đánh giá này, cả GV và HS đều tham gia vào quá trình đánh giá. - Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên: Việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho GV chưa được quan tâm đúng mức. Sự hiểu biết của GV có được chủ yếu là do tự tìm hiểu. - Cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất nhà trường vẫn chưa được trang bị đồng bộ. Nhưng hiện tại, nhà trường vẫn chưa thể thay đổi kịp vì điều kiện tài chính chưa cho phép. - Tài liệu học tập: Hiện nay, nhà trường vẫn áp dụng sách giáo khoa hiện hành của Bộ giáo dục và chưa triển khai áp dụng sách “Hướng dẫn học” theo mô hình VNEN cho giáo viên và học sinh. - Sự phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường: Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường dẫn đến kết quả thực hiện mô hình không cao. 4.1.3. Những khó khăn trong quá trình triển khai mô hình VNEN Đánh giá sau hai năm triển khai mô hình trường tiểu học mới, những khó khăn cơ bản đặt ra ở 2 trường là: - Việc thay đổi nhận thức, cách dạy, cách học cũ sang cách dạy, cách học mới đòi hỏi có thời gian, đầu tư công phu và đồng bộ. Do đó, GV, HS và phụ huynh vẫn chưa chuẩn bị tốt tâm thế tiếp nhận. - Việc tiếp cận với cách học mới đối với HS còn khó khăn, nhất là thời gian đầu năm học, vì vốn từ, vốn sống, khả năng giao tiếp của HS hạn chế - Còn tồn tại bộ phận không nhỏ các GV chưa nhận thức đầy đủ về mô hình, công tác tập huấn, bồi dưỡng GV chưa được quan tâm đúng mức, từ đó dẫn đến những sai lệch, thiếu đồng bộ trong việc triển khai tổ chức dạy học. - Sỉ số HS còn quá đông, ảnh hưởng đến chất lượng học tập và hiệu quả triển khai mô hình. - Cơ sở vật chất chưa được trang bị đầy đủ để phục vụ cho quá trình tổ chức dạy học theo mô hình. 4.2. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học của trường tiểu học theo mô hình trường học mới Năm học 2015 - 2016 265 4.2.1. Thực trạng quản lí thực hiện mục tiêu dạy học Bảng 1. Thực trạng quản lí thực hiện mục tiêu dạy học STT NỘI DUNG BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tốt Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, nắm vững mục tiêu cấp học, luật giáo dục, nội dung và chương trình sách giáo khoa theo mô hình VNEN 12 48 12 48 1 4 2 Tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên về việc xác định mục tiêu dạy học các môn học 12 48 12 48 1 4 3 Đánh giá việc thực hiện mục tiêu dạy học thông qua việc kiểm tra, xét duyệt các đề kiểm tra, đề thi 17 68 8 32 0 0 4 Đánh giá việc thực hiện mục tiêu dạy học thông qua kết quả kiểm tra của HS 19 76 4 16 2 8 5 Thường xuyên đánh giá mức độ đạt được so với kế hoạch để kịp thời có những điều chỉnh, bổ sung 19 76 4 16 2 8 6 Phân công giảng dạy phù hợp với năng lực và nguyện vọng của GV 18 72 5 20 2 8 Nhìn chung, nhà trường đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lí thực hiện mục tiêu dạy học và đạt được những kết quả đáng kể. 4.2.2. Thực trạng quản lí tổ chức dạy học trên lớp Bảng 2. Thực trạng quản lí tổ chức dạy học trên lớp STT NỘI DUNG BIỆN PHÁP MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tốt Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Tổ chức cho GV thảo luận để thống nhất kế hoạch và chương trình tổ chức dạy học trên lớp 18 72 7 28 0 0 2 Đưa ra những quy định cụ thể về soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp cho GV theo mô hình VNEN 13 52 10 40 2 8 3 Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ, năng lực cho GV về cách soạn bài và cách 11 44 11 44 3 12 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 266 tổ chức dạy học trên lớp theo mô hình VNEN 4 Tổ chức kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất giáo án của GV 14 56 9 36 2 8 5 Thường xuyên tổ chức dự giờ để kiểm tra việc tổ chức dạy học trên lớp của GV 18 72 7 28 0 0 6 Kiểm tra sổ ghi đầu bài, vở ghi chép của HS để đánh giá tiến độ giảng dạy 18 72 7 28 0 0 7 Xử lí những sai phạm về thực hiện chương trình 14 56 10 40 1 4 Qua kết quả từ bảng 2 cho thấy tình hình chung việc quản lí của nhà trường có sự quan tâm, đầu tư đến việc quản lí tổ chức dạy học của GV trên lớp. 4.2.3. Thực trạng quản lí chất lượng giáo viên Bảng 3. Thực trạng quản lí chất lượng giáo viên STT NỘI DUNG QUẢN LÍ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tốt Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Thường xuyên theo dõi để kiểm tra giờ lên lớp của GV 19 76 6 24 0 0 2 Xử lí những vi phạm về việc thực hiện giờ lên lớp 18 72 6 24 1 4 3 Lập kế hoạch và chỉ đạo tổ chuyên môn kiểm tra định kì hồ sơ chuyên môn 21 84 4 16 0 0 4 Nhận xét, đánh giá và yêu cầu điều chỉnh sau kiểm tra 21 84 2 8 2 8 5 Lập kế hoạch tập huấn theo mô hình VNEN và yêu cầu GV tham gia đầy đủ và thường xuyên 15 60 10 40 0 0 6 Kiểm tra việc tập huấn của GV và tổ chức để các tổ chuyên môn báo cáo kết quả tập huấn 14 56 11 44 0 0 Thông qua đây cũng cho thấy thực trạng quản lí chất lượng giáo viên theo mô hình trường Tiểu học mới (VNEN) được thực hiện tốt, điều đó giúp dần dần hình thành cho GV cách dạy và làm việc theo mô hình mới. Tuy nhiên, một số khía cạnh vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức dẫn đến việc chưa phát huy hết những ưu điểm của mô hình. 4.2.4. Thực trạng quản lí kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Năm học 2015 - 2016 267 Bảng 4. Thực trạng quản lí hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập STT NỘI DUNG QUẢN LÍ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tốt Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Tác động đến nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của kiểm tra, đánh giá cho GV 19 76 6 24 0 0 2 Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng HS 21 84 2 8 2 8 3 Quản lí nội dung kiểm tra đánh giá chất lượng HS 21 84 2 8 2 8 4 Quản lí cách đánh giá, ghi điểm vào học bạ cho HS của GV 23 92 2 8 0 0 5 Quản lí lịch trình của kiểm tra đánh giá HS 21 84 4 16 0 0 6 Chỉ đạo nâng cao chất lượng giờ kiểm tra trên lớp của GV 21 84 3 12 1 4 Nhìn chung, công tác quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS được thực hiện với hiệu quả rất cao. Tất cả các nội dung đưa ra được tổ chức thực hiện rất tốt, chiếm tỉ lệ lớn nhất so với các công tác khác (trên 80%). 4.2.5. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất phục vụ dạy học Bảng 5. Thực trạng quản lí cơ sở vật chất phục vụ dạy học STT NỘI DUNG QUẢN LÍ MỨC ĐỘ THỰC HIỆN Tốt Trung bình Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Xây dựng kế hoạch bổ sung, mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy học theo mô hình VNEN 12 48 11 44 2 8 2 Xây dựng quy định sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học 12 48 12 48 1 4 3 Theo dõi, đánh giá việc sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học 14 56 9 16 2 8 4 Chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học cho từng bài 10 40 12 48 3 12 5 Tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học theo mô hình trường học mới 16 64 8 32 1 4 Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 268 Kết quả khảo sát cho thấy nhà trường đã có sự quan tâm đến việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức thực hiện mô hình. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế, nhà trường vẫn chưa thể trang bị đầy đủ theo yêu cầu của mô hình. 5. Kết luận, kiến nghị 5.1. Kết luận Mô hình trường học mới VNEN được triển khai bước đầu đã có những hiệu ứng tốt, hoạt động quản lí trường tiểu học theo mô hình trường học VNEN đã có nhiều thay đổi trong công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên trong quản lí cần tăng cường một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo để thực hiện xây dựng và quản lí mô hình trường học mới VNEN. Dù còn nhiều khó khăn trong việc thực hiện các nội dung của Dự án, nhưng có thể khẳng định rằng, việc thực hiện thí điểm Dự án Mô hình trường học mới Việt Nam cơ bản đã thành công, khẳng định tính ưu việt của Dự án. Trên cơ sở những kết quả đạt được, các trường tiểu học ở TPHCM nói chung và địa bàn ở Quận 8 nói triêng đã và đang áp dụng, nhân rộng những yếu tố tích cực của Dự án vào trong dạy học và hoạt động giáo dục ở các trường, lớp không thuộc Dự án. Đó cũng chính là từng bước góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Qua đó, nhóm tác giả cũng đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng quản lí hoạt động dạy học theo mô hình VNEN: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, GV, cha mẹ HS và HS về mô hình trường tiểu học mới. Biện pháp 2: Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên đội ngũ cán bộ quản lí, GV đáp ứng mô hình trường tiểu học mới VNEN. Biện pháp 3: Chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng tiếp cận mô hình trường học mới VNEN. 5.2. Kiến nghị Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả có những kiến nghị sau: 1) Về cơ sở vật chất: nhà nước nên có sự quan tâm và hỗ trợ đúng mức, tạo điều kiện cho các trường thuận lợi hơn trong việc triển khai mô hình. Song song đó, nhà trường cần vận động cộng đồng đóng góp, từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất nhà trường. 2) Công tác bồi dưỡng, tập huấn: Bộ Giáo dục và Đào tạo cần kết hợp với nhà trường để đẩy mạnh công tác bồi dưỡng tập huấn mô hình cho cán bộ quản lí, GV. Năm học 2015 - 2016 269 3) Bộ Giáo dục và Đào tạo cần triển khai cho các trường đại học, cao đẳng sư phạm trang bị những kiến thức, kĩ năng cho sinh viên về việc tổ chức thực hiện mô hình. 4) Mô hình VNEN chỉ nên áp dụng cho khối lớp 4 trở lên, bởi vì khi đó HS mới có đủ nhận thức và những kĩ năng cần thiết để tiếp thu có hiệu quả mô hình. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Quản lí chuyên môn ở trường tiểu học theo chương trình và sách giáo khoa mới. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Mô hình “Trường học mới” của Côlômbia. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013), Bộ tài liệu hướng dẫn học và hướng dẫn hoạt động giáo dục của mô hình trường học mới tại Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Phương pháp lấy học sinh làm trung tâm. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), Tài liệu tập huấn mô hình trường học mới (GPE- VNEN). 6. Bùi Trọng Tuân, Nguyễn Kì (1984), Một số vấn đề quản lí giáo dục, Trường Cán bộ Quản lí Giáo dục & Đào tạo, Hà Nội. 7. Đặng Thành Hưng (2009), Dạy học hiện đại: lí luận- biện pháp- kĩ thuật. 8. Đặng Tự Ân (2014), Mô hình trường học mới tại Việt Nam hỏi-đáp, Nxb Giáo dục Việt Nam. 9. Nguyễn Hồ Phương, Hiệu trưởng với công tác quản lí dạy học theo mô hình trường học mới (VNEN). 10. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thuận, Tài liệu tập huấn VNEN - Tổng quan mô hình trường học mới.
Tài liệu liên quan