Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, những vấn đề cần tập trung giải quyết để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh tra

Thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quản lý nhà nước về công tác thanh tra là hai hoạt động cơ bản, chủ yếu trong công tác thanh tra. Nó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ và tác động qua lại với nhau. Hoạt động quản lý nhà nước có tính chất quyết định tới hiệu quả của công tác thanh tra, hoạt động thanh tra có tác động hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý nhà nước. Thực tiễn cho thấy khi nào công tác tăng cường quản lý nhà nước được tăng cường và đẩy mạnh thì hoạt động thanh tra thu được nhiều kết quả, ngành Thanh tra khẳng định được vai trò quan trọng trong công tác quản lý của các cấp, các ngành. Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay, phục vụ thiết thực sự nghiệp sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm tiến tới mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, thì việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh trà là yêu cầu cấp bách. Do đó, việc nghiên cứu đổi mới một cách toàn diện, triệt để tổ chức và hoạt động Thanh tra, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh tra là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay.

pdf42 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, những vấn đề cần tập trung giải quyết để tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh tra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA, NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT ĐỂ TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA NGUYỄN VĂN KIM Thanh tra viên chính - Thanh tra nhà nước Thanh tra kinh tế - xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quản lý nhà nước về công tác thanh tra là hai hoạt động cơ bản, chủ yếu trong công tác thanh tra. Nó có mối quan hệ gắn bó hữu cơ và tác động qua lại với nhau. Hoạt động quản lý nhà nước có tính chất quyết định tới hiệu quả của công tác thanh tra, hoạt động thanh tra có tác động hoàn thiện và tăng cường công tác quản lý nhà nước. Thực tiễn cho thấy khi nào công tác tăng cường quản lý nhà nước được tăng cường và đẩy mạnh thì hoạt động thanh tra thu được nhiều kết quả, ngành Thanh tra khẳng định được vai trò quan trọng trong công tác quản lý của các cấp, các ngành. Để đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước trong giai đoạn hiện nay, phục vụ thiết thực sự nghiệp sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhằm tiến tới mục tiêu dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, thì việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh trà là yêu cầu cấp bách. Do đó, việc nghiên cứu đổi mới một cách toàn diện, triệt để tổ chức và hoạt động Thanh tra, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về công tác thanh tra là nhiệm vụ trọng tâm hiện nay. I. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CÔNG TÁC THANH TRA 1. Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về công tác thanh tra Năm 1990, Pháp lệnh Thanh tra được ban hành, đây là văn bản pháp lý cao nhất, quan trọng nhất quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra. Pháp lệnh khẳng định vị trí, vai trò công tác thanh tra - là chức năng thiết yếu của công tác quản lý nhà nước. Tổ chức Thanh tra được thành lập thống nhất từ Trung ương đến địa phương, bao gồm: Thanh tra nhà nước, Thanh tra bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra sở, Thanh tra huyện, quận. Hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh tra được quy định khá đầy đủ trong các Điều 11, 14, 17 và trong các quy định khác của Pháp lệnh. Nội dung hoạt động quản lý nhà nước được xác định cụ thể, tập trung nhất trong nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra nhà nước, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Hoạt động quản lý nhà nước bao gồm nhiều nội dung, tuy chưa thật đầy đủ như quy định tại Nghị định 15/CP của Chính phủ, song đều tập trung nhằm xây dựng hệ thống Thanh tra vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, bảo đảm thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ được giao. Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về thanh tra được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả, phục vụ thiết thực cho công tác thanh tra. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới của công tác thanh tra, công tác quản lý nhà nước của tổ chức Thanh tra nhà nước bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều bất cập. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII, việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra đòi hỏi cần xem xét, đánh giá một cách khách quan, toàn diện hoạt động quản lý nhà nước về công tác thanh tra. Từ đó rút ra những nguyên nhân, đưa ra những giài pháp khắc phục, làm cơ sở nghiên cứu sửa đổi Pháp lệnh thanh tra để tiến tới xây dựng Luật Thanh tra. 2. Thực trạng quản lý nhà nước về công tác thanh tra hiện nay a. Về công tác tổ chức, xây dựng lực lượng Tuy không được ghi nhận cụ thể trong một điều luật nào, song tinh thần nội dung này được thể hiện xuyên suốt trong quy định của Pháp lệnh Thanh tra. Đó là nội dung chủ yếu, trọng tâm về quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra và có ý nghĩa quyết định, chi phối toàn bộ hoạt động thanh tra. Sau khi Pháp lệnh được thông qua, việc kiện toàn, tổ chức, xây dựng hệ thống Thanh tra vững mạnh là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu, dưới sự chỉ đạo của Tổng Thanh tra nhà nước, ngành Thanh tra đã tiến hành nhiều biện pháp để triển khai thực hiện. Thanh tra nhà nước ban hành, trình cấp có thẩm quyền nhiều văn bản pháp luật quan trọng, tạo cơ sở pháp lý cho việc kiện toàn tổ chức Thanh tra, như Nghị định quy định về tổ chức Thanh tra nhà nước (Nghị định 244/HĐBT), Nghị định quy định về Thanh tra viên (Nghị định 191/HĐBT), các thông tư quy định về chức danh, cán bộ, chế độ tiền lương, ngạch bậc Thanh tra viên v.v Thanh tra nhà nước phối hợp với các bộ, ngành xúc tiến việc xây dựng và ban hành các quy định về tổ chức và hoạt động làm cơ sở cho việc thành lập Thanh tra các bộ ngành, tiến hành các thủ tục bổ nhiệm chức danh lãnh đạo và Thanh tra viên để kiện toàn tổ chức. Đến nay, ở các bộ, ngành đã có hệ thống các quy định khá đầy đủ về công tác thanh tra. Trong thời gian qua, Thanh tra nhà nước còn kịp thời phối hợp và có ý kiến với lãnh đạo các bộ, ngành, một số địa phương khắc phục tình trạng lồng ghép, sáp nhập thanh tra với các tổ chức khác. Bằng nhiều nỗ lực, trong thời gian không dài, hệ thống Thanh tra nhà nước đã cơ bản được hoàn chỉnh. Cho đến nay, ở 61 tỉnh thành, 28 bộ, ngành đã có tổ chức thanh tra, gần 1.000 tổ chức Thanh tra huyện, quận, sở ngành. Toàn ngành có trên 8.500 cán bộ, trong đó có trên 5.000 Thanh tra viên, 63,6% có trình độ đại học và trên đại học. - Đối với Thanh tra các bộ, ngành trung ương: Từ năm 1990 đến nay, mặc dù có nhiều biến động về việc xác định phạm vi cơ cấu tổ chức, nhưng nhìn chung, các bộ, ngành đều rất coi trọng đến công tác thanh tra, quan tâm đến việc kiện toàn tổ chức Thanh tra. Hầu hết các bộ, ngành đều đã thành lập tổ chức Thanh tra. Hầu hết các bộ, ngành đều đã thành lập tổ chức Thanh tra, đầu tư trang thiết bị, bố trí cán bộ có khả năng đảm đương nhiệm vụ này. Hiện nay, nhiều tổ chức Thanh tra được tổ chức tốt, hoạt động có hiệu quả, như Thanh tra các bộ, ngành: Quốc phòng, Nội vụ, Ngân hàng, Tài chính, Y tế, Khoa học - Công nghệ và Môi trường Song một số nơi, Thanh tra tuy có được thành lập nhưng số lượng cán bộ quá ít ỏi, năng lực hạn chế nên không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thanh tra một số bộ, ngành chỉ có từ 2-6 người, như Bộ Ngoại giao, Ban cơ yếu Chính phủ, Tổng cục Khí tượng - Thuỷ văn, Tổng cục Du lịch v.v, thậm chí có nơi đến nay chưa thành lập như Bộ Kế hoạch - Đầu tư. Đa số Thanh tra các bộ, ngành số lượng cán bộ không đảm bảo so với quy định và so với yêu cầu công tác. Nhiều cán bộ được bố trí làm công tác thanh tra không đủ năng lực, trình độ, có một số người là cán bộ không làm được việc từ các bộ phận khác chuyển sang. Thực tế cho thấy nhiều năm qua, Thanh tra các bộ, ngành chỉ đủ khả năng xem xét, giải quyết những vụ việc khiếu nại, tố cáo, những vụ việc thanh tra vừa và nhỏ. Còn các cuộc thanh tra với phạm vi và quy mô rộng lớn thì không thể triển khai được, nếu có tiến hành thì kết quả rất hạn chế. Không ít trường hợp có những vi phạm lớn xẩy ra trong phạm vi quản lý của bộ, ngành mình, thanh tra không phát hiện được đến nỗi khi vỡ lở, đổ bể thì mới tiến hành các biện pháp để khắc phục hậu quả. Mặt khác, chính vì sự non yếu của thanh tra, nên lãnh đạo các bộ, ngành chưa thật sự tin tưởng để giao cho thanh tra giải quyết những vụ việc có tính chất phức tạp. Thực trạng nêu trên càng trở nên phức tạp khi trong một bộ, ngành tồn tại nhiều loại hình thanh tra. Vừa có Thanh tra nhà nước hoạt động theo quy định của Pháp lệnh Thanh tra, nhưng lại có Thanh tra chuyên ngành tổ chức và hoạt động theo quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành (bộ luật, luật, pháp lệnh). Việc duy trì nhiều tổ chức Thanh tra cùng thực hiện nhiệm vụ quản lý của bộ, ngành đã dẫn đến tình trạng phân tán, cắt khúc, chồng chéo, trùng lắp trong hoạt động thanh tra. Điều đó còn gây ra những khó khăn, phức tạp cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra, không ít trường hợp đã phát sinh khiếu nại, tố cáo xung quanh tình trạng chồng chéo, trùng lắp này. Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra sở, ngành cũng có nhiều vấn đề nẩy sinh hết sức nan giải. Sự song trùng chỉ đạo của Thanh tra bộ, ngành và của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã gây ra những khó khăn, lúng túng cho Thanh tra sở, ngành. Nhất là nhữgn sở, ngành được xác định thuộc ngành dọc. Cán bộ thanh tra ở sở, ngành hiện nay được bố trí không đủ với số lượng quy định, năng lực cán bộ còn nhiều hạn chế. Thực trạng Thanh tra bộ, ngành, Thanh tra sở đặt ra vấn đề hệ thống Thanh tra nhà nước cần phải được nghiên cứu tổ chức như thế nào để phát huy được vai trò công tác thanh tra phục vụ thiết thực công tác quản lý, song phải tập trung thống nhất, giảm nhẹ các đầu mối, tránh trùng lắp, chồng chéo. - Đối với Thanh tra các địa phương. Từ trước đến nay, công tác thanh tra ở các địa phương rất được coi trọng, trong bất cứ giai đoạn nào, hoạt động thanh tra đều được xác định là công cụ hữu hiệu phục vu yêu cầu quản lý mọi mặt đời sống kinh tế-xã hội của chính quyền nhân dân các cấp. Trước khi Pháp lệnh Thanh tra được ban hành, Thanh tra các địa phương đã được tổ chức khá quy mô, cán bộ, Thanh tra viên nhiều người có năng lực và trình độ. Sau khi Pháp lệnh được thông qua, các tổ chức Thanh tra ở địa phương được kiện toàn và phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới thanh tra tỉnh, thành phố, huyện quận được xây dựng đều khắp trong phạm vi cả nước. Tuy mức độ khác nhau về số lượng cán bộ, Thanh tra viên và quy mô tổ chức thanh tra, nhưng hoạt động thanh tra các địa phương đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác quản lý của chính quyền các cấp. Hàng năm, các tổ chức Thanh tra đã tiến hành hàng ngàn cuộc thanh tra kinh tế-xã hội, xét, giải quyết hàng vạn vụ việc khiếu nại, tố cáo. Qua thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội và thực hiện chính sách, pháp luật. Đã kiến nghị nhiều vấn đề có tính chất vĩ mô nhằm điều chỉnh và hoàn thiện cơ chế quản lý, tăng cường hiệu lực pháp luật. Tuy vậy, thực tế tổ chức và hoạt động thanh tra ở các địa phương còn nhiều tồn tại. Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về mặt tổ chức tương đối hoàn chỉnh. Song, về chất lượng cán bộ chưa thật sự đáp ứng yêu cầu. Trong hoạt động còn nhiều hạn chế, nhất là việc triển khai những cuộc thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với thanh tra cấp dưới chưa thực hiện một cách đầy đủ. Thanh tra các quận, huyện, Thanh tra các sở hầu hết số lượng cán bộ không đủ so với yêu cầu. Năng lực công tác của cán bộ còn nhiều hạn chế. Những huyện ở miền núi, trung du, công tác thanh tra gặp rất nhiều khó khăn, nhưng không được đầu tư cán bộ, điều kiện làm việc một cách đúng mức. b. Xây dựng chương trình, kế hoạch, hướng dẫn chỉ đạo công tác thanh tra Đây là một trong những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về công tác thanh tra. Hàng năm, căn cứ vào chỉ đạo của Chính phủ, yêu cầu công tác quản lý của các cấp, các ngành, tình hình khiếu nại, tố cáo, Tổng Thanh tra nhà nước có chỉ đạo xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra trong toàn ngành. Tập trung vào những vấn đề nổi cộm bức xúc, những vụ việc phức tạp xẩy ra có tính chất phổ biến trong phạm vi cả nước. Chú trọng xem xét, giải quyết các điểm nóng, những vụ việc phát sinh tại cơ sở. Do có định hướng đúng, nhiều cuộc thanh tra đã được tiến hành tốt, thu được nhiều kết quả nên được các cấp, các ngành đánh giá cao như các cuộc thanh tra về dự trữ quốc gia, tài chính, ngân hàng, năng lượng, bảo hiểm, thực hiện chương trình, dự án về đầu tư phát triển nông thôn Trong hoạt động, Thanh tra nhà nước, Thanh tra các bộ, ngành, Thanh tra các địa phương thường xuyên phối hợp với lãnh đạo các cấp, các ngành có kế hoạch giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp kéo dài. Có các biện pháp hữu hiệu khắc phục, ngăn chặn những vụ việc diễn ra với phạm vi và quy mô rộng liên quan đến chính sách, chủ trương của Nhà nước. Trong các công cuộc thanh tra diện rộng, Thanh tra nhà nước thường có các hướng dẫn chỉ đạo thường xuyên, tổ chức các đợt tập huấn, thống nhất phương pháp chỉ đạo, điều hành, biện pháp xử lý đều bảo đảm nhất quán trong hoạt động thanh tra của các tổ chức Thanh tra nhà nước. Thanh tra nhà nước còn tiến hành nhiều cuộc điều tra, phúc tra những vụ việc do Thanh tra các địa phương, bộ, ngành thực hiện, cùng với lãnh đạo bộ, ngành, địa phương tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong xử lý sau thanh tra. Hàng năm, Thanh tra nhà nước tổ chức nhiều hội nghị tổng kết đánh giá, kiểm điểm công tác thanh tra trong ngành, đồng thời xây dựng phương hướng, kế hoạch thanh tra trong năm tới. Tổ chức các cuộc hội nghị thanh tra với phạm vi và quy mô khác như trong phạm vi bộ, ngành, các địa phương, thanh tra diện rộng, các cuộc thanh tra chuyên đề, thanh tra có tính chất phức tạp. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm để tăng cường hiệu quả thanh tra, nâng cao nghiệp vụ thanh tra. Mặc dù có những chuyển biến tích cực, song công tác chỉ đạo, xây dựng chương trình, kế hoạch công tác thanh tra cũng bộc lộ nhiều tồn tại cần khắc phục. Việc xây dựng chương trình thanh tra toàn ngành chưa thật sự mang tính chủ động. Nội dung chương trình chưa mang tính vĩ mô, mới tập trung chủ yếu dựa vào những vấn đề nổi cộm, có dấu hiệu vi phạm. Chưa chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra có tính chất phòng ngừa để tập trung làm rõ hiệu quả một chủ trương hay một phương thức quản lý. Trong hoạt động thanh tra đã mất khá nhiều thời gian tập trung vào việc xem xét, giải quyết những vụ việc vi phạm đã xẩy ra. Do đó, kết luận, kiến nghị còn hạn chế trong phạm vi nhất định, chưa mang tính dự báo nhằm khắc phục những vi phạm, những sơ hở trong quản lý có tính chất phổ biến. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm, chủ yếu là của Thanh tra nhà nước, đồng thời định hướng cho Thanh tra các tỉnh, thành phố. Đối với chương trình của Thanh tra các bộ, ngành thì ít được quan tâm, nội dung hoạt động của Thanh tra các bộ, ngành chủ yếu do lãnh đạo ở đó quyết định. Trong thực tế, kết quả hoạt động của Thanh tra các bộ ngành không được gửi về Thanh tra nhà nước, nhiều báo cáo mang hình thức chiếu lệ, không đảm bảo khách quan, phản ánh không đẩy đủ hoạt động thanh tra tại bộ, ngành. Sự không nhất quán trong chỉ đạo, việc thiếu gắn bó, liên kết giữa Thanh tra nhà nước với Thanh tra bộ, ngành đã và đang làm giảm sút nghiêm trọng hiệu quả công tác thanh tra. Ngoài ra, trong việc xử lý các vấn đề sau thanh tra cũng thiếu sự thống nhất giữa Thanh tra bộ, ngành với Thanh tra tỉnh, thành phố. Giữa thanh tra địa phương này với thanh tra địa phương khác. Nhiều trường hợp vì quá lệ thuộc vào quan điểm của lãnh đạo địa phương, bộ, ngành mà làm cho các quyết định xử lý thiếu trách nhiệm công bằng, do đó không ít trường hợp đã phát sinh khiếu nại, tố cáo. Công tác hướng dẫn nghiệp vụ, sự chỉ đạo cụ thể, trực tiếp của Thanh tra cấp trên đối với Thanh tra cấp dưới chưa được thực hiện tốt. Vì vậy, khi đụng chạm đến các vấn đề mới, vấn đề có tính chất chuyên sâu, các tổ chức thanh tra cấp dưới gặp rất nhiều khó khăn, lúng túng trong việc xem xét, giải quyết. Do đó, hiệu quả thanh tra rất hạn chế. Việc tổng kết rút kinh nghiệm từ các cuộc thanh tra, nhất là các cuộc thanh tra diện rộng có ý nghĩa lớn về mặt chính trị - xã hội chưa được tổ chức thường xuyên, kịp thời. Vì vậy, không rút ra được bài học để chỉ đạo chung cho toàn ngành, đồng thời không đổi mới và nâng cao được nghiệp vụ công tác thanh tra. c. Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, nghiên cứu khoa học và xây dựng nghiệp về vụ thanh tra Hiệu quả công tác thanh tra phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng đội ngũ cán bộ, Thanh tra viên. Một ngành Thanh tra mạnh không thể thiếu được đội ngũ cán bộ, Thanh tra viên giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, có năng lực và phẩm chất tốt. Nhận thức sâu sắc về vấn đề này, trong những năm qua, ngành Thanh tra đã tiến hành nhiều biện pháp để bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ, Thanh tra viên. Đã chú trọng đến việc bồi dưỡng, đào tạo trước mắt, đồng thời có kế hoạch lâu dài để đào tạo cho những cán bộ phục vụ lâu dài trong ngành Thanh tra. Trường Cán bộ Thanh tra cũng được kiện toàn và củng cố, bổ sung nhiều cán bộ mới, đầu tư trang thiết bị, điều kiện làm việc, đổi mới giáo trình, nội dung chương trình giảng dạy. Hàng năm, Thanh tra nhà nước tập trung mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ mới vào ngành, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ với bộ, ngành, các tỉnh, thành phố mở các lớp bồi duỡng, đào tạo cho cán bộ, Thanh tra viên, cán bộ quản lý của bộ, ngành, địa phương. Để đào tạo cán bộ thanh tra có kiến tổng hợp sâu rộng, đa dạng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác, hàng năm Thanh tra nhà nước cử nhiều cán bộ đi học lớp đào tạo chính quy, dài hạn, bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ quản lý v.v Trong những năm qua, năng lực, trình độ của cán bộ thanh tra được nâng lên khá nhiều, số cán bộ đại học chiếm tỷ lệ khá cao (63%) có thể đảm đương được các nhiệm vụ được giao. Về công tác nghiên cứu khoa học: Những năm gần đây, công tác nghiên cứu khoa học được quan tâm nhất định. Từ năm 1992, Trung tâm Nghiên cứu khoa học - Thông tin Thanh tra được thành lập, có nhiệm vụ giúp Tổng Thanh tra nhà nước tổ chức và quản lý công tác nghiên cứu khoa học. Sau đó, Hội đồng khoa học Thanh tra nhà nước ra đời, có nhiệm vụ tham mưu giúp Tổng Thanh tra nhà nước chỉ đạo, định hướng công tác khoa học của ngành Thanh tra. Vì vậy, hoạt động khoa học đã được thúc đẩy và thu được nhiều kết quả. Công tác nghiên cứu tập trung giải quyết những vấn đề có tính chất lý luận cơ bản về công tác thanh tra, lý luận về nghiệp vụ thanh tra, những vấn đề đặt ra trong công tác xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, quản lý nhà nước về công tác thanh tra v.v Thời gian qua, chúng ta đã nghiên cứu triển khai nhiều đề tài quan trọng, trong đó có 2 đề tài cấp nhà nước độc lập, gần 20 đề tài cấp bộ và hàng chục chuyên đề cấp cơ sở. Kết quả thu được đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề khoa học về công tác thanh tra, làm cơ sở ch việc nghiên cứu xây dựng các văn bản pháp luật về thanh tra. Hoạt động khoa học đã lôi cuốn, thu hút nhiều cán bộ tham gia, tạo ra không khí nghiên cứu và củng cố, nâng cao tư duy khoa học cán bộ, Thanh tra viên. Tuy đạt được những kết quả nhất định, song công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thanh tra, nghiên cứu khoa học, xây dựng nghiệp vụ công tác thanh tra còn nhiều điểm bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra chính quy, hiện đại. Số cán bộ thanh tra có trình độ đại học chiếm tỷ lệ khá cao, song chủ yếu được đào tạo một chuyên ngành. Quá trình công tác quá dài, không được đào tạo, bồi dưỡng lại nên kiến thức cũ kỹ, lạc hậu, nhất là về quản lý kinh tế và kiến thức pháp luật. Số người có trình độ sau đại học chiếm tỷ lện quá ít, thiếu những chuyên gia giỏi trong một số lĩnh vực. Việc tuyển dụng cán bộ chưa thật hợp lý, thiếu chú ý đến tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ. Số cán bộ tuổi cao chiếm tỷ lệ trong ngành khá cao, do đó dẫn đến tình trạng trì trệ, yếu kém trong tư duy, thiếu năng động, sáng tạo trong giải quyết công việc. Hiện tại, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn chắp vá chưa có tính vĩ mô, quy mô tổng thể trong toàn ngành. Giáo trình bồi dưỡng, đào tạo của Trường Cán bộ Thanh tra chậm được đổi mới. Chương trình nâng cao chưa đầy đủ, nội dung nghèo nàn, thiếu những thông tin mới, nhất là kiến thức về nghiệp vụ thanh tra. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ giảng dạy của nhà trường còn nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Nhận thức về công tác nghiên cứu khoa học của các cấp còn chưa đầy đủ, do đó việc đầu tư cho công tác này còn những hạn chế. Trung tâm nghiên cứu khoa học - Thông tin, số lượng cán bộ nghiên cứu quá mỏng,