Tóm tắt. Nội dung bài viết đề cập đến các nghiên cứu trong sử dụng đồ dùng thao tác cho
học sinh (HS) nói chung và HS khiếm thị nói riêng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu về thực trạng
sử dụng đồ dùng thao tác cho HS khiếm thị lớp 1 qua khảo sát trên 31 giáo viên (GV) dạy
trẻ khiếm thị tại các Trường NĐC Hà Nội, Trường PTCB Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên
cứu khảo sát cho thấy GV đã có quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động sử dụng đồ dùng
thao tác trong dạy học môn toán cho HS khiếm thị lớp 1 song sự chủ động, mức độ thường
xuyên, hiệu quả điều chỉnh, thiết kế đồ dùng và tổ chức cho HS sử dụng để đáp ứng theo
nhu cầu cá nhân của HS khiếm thị còn chưa cao, việc tạo cơ hội để HS khiếm thị luyện tập
thao tác với đồ dùng còn hạn chế
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng sử dụng đồ dùng thao tác trong dạy học môn Toán cho học sinh khiếm thị lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0245
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8C, pp. 225-231
This paper is available online at
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG THAO TÁC
TRONG DẠY HỌCMÔN TOÁN CHO HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 1
Hoàng Thị Nho, Nguyễn Thị Hoa và Đinh Nguyễn Trang Thu
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nội dung bài viết đề cập đến các nghiên cứu trong sử dụng đồ dùng thao tác cho
học sinh (HS) nói chung và HS khiếm thị nói riêng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu về thực trạng
sử dụng đồ dùng thao tác cho HS khiếm thị lớp 1 qua khảo sát trên 31 giáo viên (GV) dạy
trẻ khiếm thị tại các Trường NĐC Hà Nội, Trường PTCB Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên
cứu khảo sát cho thấy GV đã có quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động sử dụng đồ dùng
thao tác trong dạy học môn toán cho HS khiếm thị lớp 1 song sự chủ động, mức độ thường
xuyên, hiệu quả điều chỉnh, thiết kế đồ dùng và tổ chức cho HS sử dụng để đáp ứng theo
nhu cầu cá nhân của HS khiếm thị còn chưa cao, việc tạo cơ hội để HS khiếm thị luyện tập
thao tác với đồ dùng còn hạn chế.
Từ khóa: Học sinh khiếm thị lớp 1, đồ dùng thao tác, dạy học môn toán.
1. Mở đầu
Đồ dùng thao tác cho học sinh đã được nhiều nghiên cứu chứng minh về ưu việt trong hỗ
trợ trẻ em học toán. Đồ dùng thao tác toán học có thể giúp học sinh tăng cường khả năng tính toán
chính xác (Belcastro, 1993; Champion, 1977; Hatlen, 1977). Các giáo viên đã được khuyến nghị
sử dụng đồ dùng thao tác trong dạy toán cho trẻ khiếm thị từ 30 năm trước. Lowenfeld (1972),
Koenig và Holbrook (2000) đề xuất rằng những đồ dùng này giúp phát triển những kĩ năng toán
học cần thiết cho trẻ khiếm thị). Các tác giả (Susan A. Osterhaus , 2011). . .Mariella Tanti (2006)
cũng đã đưa ra những hướng dẫn về sử dụng đồ dùng thao tác cho học sinh khiếm thị với kết quả
thử nghiệm trên một số trường hợp nghiên cứu trong dạy môn toán cho học sinh khiếm thị [3, 4].
Có những HS khiếm thị đạt được kết quả tốt trong tất các cả môn học, kể cả môn toán là
nhờ có kĩ năng lựa chọn và sử dụng tốt đồ dùng, sử dụng mô hình xúc giác, công nghệ và hỗ trợ
của người khác. Hầu hết các HS có những chiến lược điều chỉnh này đều dựa vào nỗ lực của bản
thân, sự hỗ trợ của người hướng dẫn ở từng tình huống và điều kiện cụ thể của đồ dùng và thiết
bị (Travis 1990; Stefanich 1994; Vermeij 1996; Schleppenbach 1996; Brazier và cộng sự. 2000;
Asher 2001; Tatomir và Lowlan 2004; Durre 2008) [5].
Đã có những nghiên cứu về các biện pháp dạy học (DH) cụ thể trong dạy toán cho HS khiếm
thị chú trọng tận dụng tối đa cơ quan xúc giác của các em như: Sử dụng gấp giấy trong dạy hình
học (Tinsley, T. (1972) [11]; Sử dụng đồ dùng thao tác cho HS khiếm thị (Susan A. Osterhaus,
2011); Vận dụng chiến lược DH toán cho HS khiếm thị (Mariella Tanti, 2006) [8].
Ngày nhận bài: 5/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/9/2015
Liên hệ: Hoàng Thị Nho, e-mail: nhotrung2003@gmail.com
225
Hoàng Thị Nho, Nguyễn Thị Hoa và Đinh Nguyễn Trang Thu
Các tác giả Mani, M.N.G, Aree Plernchaivanich, Ramesh G.R, Lary Campbell (2005) trong
tài liệu Mathematics Made Easy for Children with Visual Impairment đưa ra các chiến lược DH
toán: hướng dẫn bằng lời rõ ràng, chuyển đổi đồ dùng xúc giác, chú trọng sử dụng thiết bị DH,
điều chỉnh nội dung, phương pháp giảng dạy, đưa ra các tình huống để HS giải quyết [7].
Hiện nay ở Mỹ, các GV đều nhận thấy sự cần thiết của kĩ năng chuẩn bị đồ dùng và bài
tập toán chuyển đổi cho HS khiếm thị (Forster & Holbrook, 2005; Lewis & McKenzie, 2010;
McKenzie & Lewis, 2008), Griffin-Shirley and Matlock (2004) [5],[6]. Song, chỉ một số ít nhà
chuyên môn đã chuẩn bị đồ dùng mô hình xúc giác và bài tập chuyển đổi toán sang chữ nổi cho
HS khiếm thị.
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam ngày càng có nhiều trẻ khiếm thị đã đi học hoà nhập
ở các trường phổ thông trên cả nước. Trong đó, dạy toán cho trẻ khiếm thị được coi là một nhiệm
vụ quan trọng nhằm giúp trẻ có thể tham gia học tập tốt hơn ở các cập học và phát triển các kĩ
năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, việc phát triển hệ thống tài liệu và vận
dụng đồ dùng thao tác trong dạy các môn học nói chung môn toán nói riêng còn ít được quan tâm
[1, 2].
Bài báo đề cập đến các nghiên cứu về sử dụng đồ dùng thao tác trong dạy học cho trẻ em
nói chung, thực tế triển khai sử dụng đồ dùng thao tác cho học sinh khiếm thị lớp 1 tại một số
trường dạy trẻ khiếm thị ở Việt Nam.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát khảo sát thực trạng
Nghiên cứu tập trung đánh giá thực trạng sử dụng đồ dùng thao tác trong dạy học môn toán
trên 31 GV đã và đang dạy HS khiếm thị lớp 1 tại: Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng. Về kinh
nghiệm làm việc: Số năm dạy học HS tiểu học của GV có M=12,20. Số năm dạy học HS khiếm
thị hòa nhập của GV có M = 5,54.
Nội dung khảo sát gồm: Nhận thức của giáo viên về đồ dùng thao tác và ý nghĩa của đồ
dùng thao tác trong dạy học toán cho học sinh khiếm thị; Các điều kiện sử dụng đồ dùng thao tác
trong tổ chức DH môn toán; Những khó khăn khi sử dụng đồ dùng thao tác trong dạy học môn
toán lớp 1; Mức độ thường xuyên sử dụng đồ dùng thao tác và những kiến nghị đề xuất của GV.
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng sử dụng đồ dùng thao tác trong dạy học của
cho học sinh khiếm thị lớp 1
2.2.1. Hiểu biết của GV về đồ dùng thao tác
Bảng 1. Nhận thức của GV về đồ dùng thao tác trong dạy toán cho học sinh
TT Nội dung Ý kiến
Đồng
ý
Tỉ lệ
%
Không
đồng ý
Tỉ lệ
%
1
Đồ dùng dạy học do giáo viên sử dụng để hướng dẫn
học sinh
20 64,5 11 35,5
2
Đồ dùng dạy học để học sinh và giáo viên trưng bày ở
lớp theo các nội dung học tập của môn học
04 12,9 27 87,1
3
Đồ dùng dạy học dành cho học sinh sử dụng để nắm
vững các nội dung, nhiệm vụ học tập của môn học
28 90,3 03 9,7
226
Thực trạng sử dụng đồ dùng thao tác trong dạy học môn Toán cho học sinh khiếm thị lớp 1
Kết quả Bảng 1 cho thấy hầu hết GV đã nhận thức được thế nào là đồ dùng thao tác. Tuy
nhiên vẫn có nhiều ý kiến GV cho rằng đồ dùng thao tác là để GV sử dụng hướng dẫn học sinh,
điều này thể hiện xu hướng coi trọng GV là người giữ vai trò trung tâm trong hoạt động sử dụng
đồ dùng dạy học hơn là để HS được luyện tập, thực hành (64,5% GV đồng ý cho rằng đồ dùng
thao tác là đồ dùng dạy học do GV sử dụng để hướng dẫn học sinh).
2.2.2. Đánh giá của giáo viên về ý nghĩa của sử dụng đồ dùng thao tác trong dạy học môn
toán cho học sinh khiếm thị lớp 1
Bảng 2. Đánh giá của GV về mứcđộ quan trọng của việc sử dụng
đồ dùng thao tác trong dạy học môn toán cho học sinh khiếm thị lớp 1
TT Nội dung Mức độ
Rất
quan
trọng
Tỉ lệ
%
Quan
trọng
Tỉ lệ
%
Ít
quan
trọng
Tỉ lệ
%
Không
quan
trọng
Tỉ lệ
%
1
Giúp HS độc lập trong giải
quyết vấn đề và nhiệm vụ
học tập
15 48,4 13 41,9 03 9,7 0,0 0,0
2
HS có cơ hội tương tác và
giao tiếp với các bạn qua các
tình huống sử dụng đồ dùng
theo nhóm
10 32,2 14 45,2 07 22,6 0,0 0,0
3
HS nắm vững khái niệm qua
thực hành các hoạt động cụ
thể
21 67,8 10 32,2 0 0,0 0,0 0,0
4
Rèn luyện khả năng tập
trung và các kĩ năng tư duy
trong học toán
12 38,8 17 54.8 0 0,0 2,0 6,4
5
Hoạt động học tập có ý
nghĩa và hứng thú hơn với
mọi HS
22 71,0 9 29,0 0 0,0 0,0 0,0
6
HS có cơ hội được lựa chọn
hoạt động, đồ dùng học có
độ khó khác nhau
07 22,6 18 58,1 06 19,3 0,0 0,0
7
Đồ dùng thao tác đáp ứng
khó khăn kênh thông tin giác
quan mọi HS
11 35,5 16 51,6 04 12,9 0,0 0,0
8
HS khiếm thị có cơ hội để
học qua trải nghiệm
15 48,4 16 51,6 0 0,0 0,0 0,0
9
HS có cơ hội để thành công
và tiến bộ
12 38,7 18 58,1 01 3,2 0,0 0,0
Kết quả bảng trên cho thấy, GV đánh giá Hoạt động học tập có ý nghĩa và hứng thú hơn
với mọi HS có mức độ lựa chọn nhiều nhất (Rất quan trọng chiếm 71%), tiếp đến là giúp HS nắm
vững khái niệm qua thực hành các hoạt động cụ thể (Rất quan trọng chiếm 67,8%). Tuy nhiên, kết
quả trên cũng chỉ ra rằng GV chưa lựa chọn ý nghĩa của đồ dùng thao tác cho phép HS có cơ hội
được lựa chọn hoạt động, đồ dùng (Rất quan trọng có 22,6%) và HS có cơ hội tương tác và giao
tiếp với các bạn qua các tình huống sử dụng đồ dùng theo nhóm (Rất quan trọng thấp nhất chiếm
28,6%). Điều này cho thấy, khi GV sử dụng đồ dùng thao tác để học sinh học tập, yếu tố để HS
được lựa chọn đồ dùng và tạo các tình huống học nhóm chưa được GV quan tâm.
227
Hoàng Thị Nho, Nguyễn Thị Hoa và Đinh Nguyễn Trang Thu
2.2.3. Đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của các điều kiện của việc tổ chức cho
học sinh khiếm thị được sử dụng đồ dùng thao tác trong học tập
Bảng 3. Đánh giá của GV về điều kiện của việc tổ chức
cho học sinh khiếm thị được sử dụng đồ dùng thao tác trong học tập
TT Nội dung Mức độ
Rất
quan
trọng
Tỉ lệ
%
Quan
trọng
Tỉ lệ
%
Ít
quan
trọng
Tỉ lệ
%
Không
quan
trọng
Tỉ lệ
%
1
Cần được thực hiện bài tập
độc lập
03 9,7 23,0 74,2 05 16,1 0 0,0
2
Môi trường thực hiện hoạt
động yên tĩnh, ít bị sao
nhãng
10 32,3 17 54,8 01 3,2 03 9,7
3
Thực hiện nhiệm vụ theo
tốc độ của bản thân HS mà
không phụ thuộc vào người
khác
10 32,3 17 54,8 03 9,7 01 3,2
4
Hệ thống đồ dùng phù hợp
nội dung học tập
22 71,0 08 25,8 01 3,2 0 0,0
5
Cho phép học sinh tự kiểm
tra được kết quả thực hiện
11 35,5 20 64,5 0 0,0 0 0,0
6
Sắp xếp theo hệ thống bài
tập theo chương trình SGK
14 45,2 12 38,7 05 16,1 0 0,0
7
Sắp xếp theo hệ thống bài
tập theo khả năng học toán
của HS
10 32,3 16 51,6 05 16,1 0 0,0
8
HS có không gian phù hợp
để thao tác đồ dùng
12 38,7 16 51,6 03 9,7 0 0,0
9
Cần có sự hỗ trợ của GV, các
bạn khác
10 32,3 16 51,6 05 16,1 0 0,0
Kết quả bảng trên cho thấy, GV cho rằng những điều kiện cần thiết để học sinh sử dụng đồ
dùng học tập thao tác hiệu quả là Hệ thống đồ dùng phù hợp nội dung học tập mức độ lựa chọn
nhiều nhất (rất cần thiết chiếm 71% ), tiếp đến có 45, 2 % GV lựa chọn về điều kiện là Sắp xếp
theo hệ thống bài tập theo chương trình SGK và có 38,7% GV lựa chọn là HS có không gian phù
hợp để thao tác đồ dùng.
Kết quả hợp với phỏng vấn các GV và quan sát tại các trường cho thấy không gian trong lớp
học để học sinh thực hành thao tác đồ dùng riêng còn hạn chế; GV lúng túng trong việc lựa chọn,
thiết kế ý tưởng làm đồ dùng thao tác cho từng nội dung bài học của HS.
2.2.4. Đánh giá của giáo viên về mức độ khó khăn trong thiết kế và sử dụng đồ dùng thao
tác trong dạy học môn toán cho học sinh khiếm thị lớp 1
Kết quả Bảng 4 cho thấy, GV đánh giá nội dung khó khăn nhất khi thiết kế và sử dụng đồ
dùng học tập thao tác hiệu quả là Không biết cách chuyển kênh hình ảnh sang kênh xúc giác (XTB
= 2,56). Tiếp theo là Thiết kế đồ dùng phù hợp với khó khăn của HS khiếm thị (XTB = 2,06) và
Thiếu nguyên liệu để làm đồ dùng (XTB = 1,8). Các nội dung GV đánh giá ít khó khăn nhất là:
Học sinh không thích sử dụng đồ dùng ngoài sách giáo khoa (XTB = 0,96), Đánh giá mức độ sử
dụng thao tác đồ dùng của học sinh (XTB = 1.38), Bảo quản đồ dùng học tập (XTB = 1,38).
228
Thực trạng sử dụng đồ dùng thao tác trong dạy học môn Toán cho học sinh khiếm thị lớp 1
Bảng 4. Đánh giá của GV về mức độ khó khăn của việc tổ chức
cho học sinh khiếm thị được sử dụng đồ dùng thao tác trong học tập
TT Nội dung Mức độ
Rất
khó
khăn
Tỉ lệ
%
Khó
khăn
Tỉ
lệ
%
Ít
khó
khăn
Tỉ
lệ
%
Không
khó
khăn
Tỉ
lệ
%
XTB
Thứ
bậc
1
Thiết kế đồ dùng phù
hợp với khó khăn của
HS khiếm thị
08 2 5,9 19 61,3 2 6,4 2 6,4 2,06 2
2
Thiếu nguyên liệu để
làm đồ dùng
04 12,9 17 54,8 10 32,3 0 0,0 1,8 3
3
Không biết cách
chuyển kênh hình
ảnh sang kênh xúc
giác
11 35,5 15 48,4 4 12,9 1 3,2 2,16 1
4
Học sinh không thích
sử dụng đồ dùng
ngoài sách giáo khoa
01 3,2 9 29,0 9 29,0 12 38,8 0,96 10
5
Chưa biết cách lập kế
hoạch hoạt động sử
dụng đồ dùng cho cá
nhân học sinh
0 0 14 45,2 12 38,7 5 16,1 1,29 7
6
Làm mẫu chuẩn xác
cho học sinh
05 16,1 12 38,8 9 29,0 5 16,1 1,54 5
7
Hướng dẫn học sinh
tập trung vào nhiệm
vụ
04 12,9 12 38,8 10 32,2 5 16,1 1,48 6
8
HS không có đủ thời
gian thao tác, luyện
tập với đồ dùng học
tập trên lớp
03 9,7 17 54,8 8 25,8 3 9,7 1,64 4
9
Đánh giá mức độ
sử dụng thao tác đồ
dùng của học sinh
02 6,4 13 42,0 11 35,5 5 16,1 1,38 8
10
Bảo quản đồ dùng
học tập
01 3,2 12 38,8 16 51,6 2 6,4 1,38 8
Kết quả trên chỉ ra rằng những khó khăn khi thực hiện sử dụng đồ dùng thao tác trong DH
môn toán cho HS khiếm thị thuộc về phía người giáo viên chưa có kí năng chuyển đổi thông tin
kênh hình ảnh sang kênh xúc giác và còn thiếu nguyên liệu để GV thực hiện làm đồ dùng.
2.2.5. Đánh giá của GV về mức độ thường xuyên sử dụng đồ dùng thao tác trongtổ chức
các hoạt động học tập môn toán lớp 1 cho học sinh khiếm thị
Kết quả Bảng 5 dưới đây cho thấy, GV lựa chọn đồ dùng thao tác có mức độ thường xuyên
sử dụng nhiều cho HS khiếm thị là những đồ dùng về số học như: Đồ dùng/ đồ vật để HS đếm
(74.2%); Thẻ số có điều chỉnh (67,8%) và Bảng cộng/trừ trong phạm vi 10/20 (54,8%).Tuy nhiên,
những đồ dùng là đặc thù cho nội dung khác nhất là đồ dùng về hình học và đồ dùng để đong/đo
có mức độ GV lựa chọn không bao giờ sử dụng là (12.9%) và có mức độ lựa chọn thường xuyên
thấp nhất (29%).
229
Hoàng Thị Nho, Nguyễn Thị Hoa và Đinh Nguyễn Trang Thu
Bảng 5. Mức độ thường xuyên GV sử dụng đồ dùng
thao tác để dạy toán cho HS khiếm thị lớp 1
TT Các phương tiện, đồ dùng Mức độ
Thường
xuyên
Tỉ lệ
%
Thỉnh
thoảng
Tỉ lệ
%
Không
bao
giờ
Tỉ lệ
%
1 Tranh minh họa hình nổi/phóng to 14 45,2 16 51,6 1 3,2
2 Bộ các hình mẫu bằng nhựa hoặc gỗ 15 48,3 13 42,0 3 9,7
3 Bàn tính Xô rô ban 11 35,5 12 38,7 8 25,8
4 Đồng hồ có số chữ nổi 13 42,0 16 51,6 2 6,4
5 Thẻ số có điều chỉnh 21 67,8 8 25,8 2 6,4
6 Tia số 9 29,0 20 64,6 2 6,4
7 Số có chữ nổi từ 1 đến 100 13 41,9 14 45,2 4 12,9
8
Bảng cộng/trừ trong phạm vi 10/20
được điều chỉnh
17 54,8 12 38,8 2 6,4
9 Đồ dùng/ đồ vật để HS đếm 23 74,2 8 25,8 0 0
10 Hình khác nhau để ghép 11 35,5 17 54,8 3 9,7
11 Các đồ dùng để đong/đo 9 29,0 18 58,1 4 12,9
Điều này cho thấy việc sử dụng đồ dùng thao tác trong dạy toán cho học sinh khiếm thị lớp
1 còn chưa thường xuyên và các đồ dùng còn chưa phong phú, tập trung nhiều ở lĩnh vực số học
và đồ dùng đơn giản.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng đồ dùng thao tác trong dạy học môn
toán lớp 1 cho học sinh khiếm thị
Thực trạng tổ chức dạy học môn toán cho HS khiếm thị lớp 1 tại các trường hòa nhập được
khảo sát chỉ ra những vấn đề như sau:
1) GV tại các trường dạy HS khiếm thị còn thiếu kĩ năng, xây dựng mục tiêu, điều chỉnh đồ
dùng, thiết kế đồ dùng phù hợp với nhu cầu của HS khiếm thị.
2) Giáo viên gặp nhiều khó khăn về điều kiện vật chất như nguyên vật liệu, phòng học chật,
chưa có chỗ để bảo quản để sử dụng đồ dùng thao tác trong dạy học toán cho học sinh khiếm thị
lớp 1.
3) Bước đầu GV đã sử dụng đồ dùng thao tác trong dạy học cho học sinh khiếm thị song
mức độ thường xuyên còn ít và đồ dùng chưa phong phú.
4) Việc tận dụng cơ hội để HS thao tác đồ dùng, sử dụng tối đa các kênh thông tin giác quan
còn chưa được GVchú trọng thực hiện hiệu quả.
3. Kết luận
Thực tế triển khai sử dụng đồ dùng thao tác cho học sinh khiếm thị lớp 1 trong dạy toán ở
3 trường cho thấy, GV đã nhận thức tốt song chuẩn bị đầu tư ý tưởng thiết kế đồ dùng và áp dụng
tổ chức trong dạy học còn hạn chế. Nguyên nhân chính của thực trạng trên là do GV chưa có được
tập huấn chuyên sâu về thiết kế và sử dụng đồ dùng cho HS khiếm thị, và ít tài liệu tham khảo,
điều kiện cho thiết kế đồ dùng như: nguyên vật liệu, thời gian, chỗ bảo quản chưa được quan tâm.
Vì vậy, khi tổ chức dạy học môn toán cho HS khiếm thị ở lớp 1, các trường cần khuyến
khích, hỗ trợ GV thiết kế, sử dụng thêm nhiều đồ dùng thao tác phù hợp với từng nội dung dạy học
cho HS khiếm thị; Xây dựng hệ thống đồ dùng thao tác phong phú và đa dạng để sử dụng là nguồn
230
Thực trạng sử dụng đồ dùng thao tác trong dạy học môn Toán cho học sinh khiếm thị lớp 1
đồ dùng thao tác phù hợp với từng chủ đề bài học. Nhà trường cần tạo điều kiện có không gian
lớp học rộng, thoáng mát để HS luyện tập và có khu vực riêng để GV bảo quản đồ dùng dạy học
thao tác nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sử dụng đồ dùng thao tác của HS được thường xuyên
và thuận lợi, giúp nâng cao chất lượng dạy và học toán tại các trường dạy trẻ khiếm thị hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Văn Hường, 2001. Phương pháp và phương tiện dạy HS khiếm thị nhận biết sự vật,
hiện tượng tự nhiên xã hội trong môi trường giáo dục hoà nhập. Đề tài Khoa học và Công nghệ
cấp Bộ, mã số B98-2001-94-64.
[2] Phan Trọng Ngọ (chủ biên), 2000. Tâm lí học hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực
dạy học. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] Kay Alicyn Ferrell, Monica Buettel, AnnM. Sebald, and Robert Pearson, June, 2005. National
Center on Low-Incidence Disabilities. University of Northern Colorado, Mathematics Research
Analysis, American Printing House for the Blind in Louisville, Kentucky.
[4] Kieren, Thomas E., 1971. "Manipulative Activity in Mathematics Learning." Journal for
Research in Mathematics Education, 2, 225-34.
[5] L. Penny Rosenblum, Tina Herzberg, 2011. Accuracy and Techniques in the Preparation of
Mathematics Worksheets for Tactile Learners. Journal of Visual Impairment & Blindness, Jul,
Vol 107, Issue 7.
[6] Kim T. Zebehazy and Adam P. Wilton, 2014. Quality, Importance, and Instruction:
The Perspectives of Teachers of Students with Visual Impairments on Graphics Use by
Students.Journal of Visual Impairment & Blindness, (Jan – Feb 2014), Volume 108, number
1, pp.5 - 16
[7] Mani, M.N.G, Aree Plernchaivanich, Ramesh,G.R, Lary Campbell, 2005. Mathematics Made
Easy for Children with Visual Impairment. Publication of on- net/ICEVI.
[8] Mathew Boggan, Sallie Harper, 2010. Anna Whitmire, Using Manipulatives to Teach
Elementary mathematics. Journal of Instructional Pedagogies. Jun – Volume 3, pp.52- 58
[9] Piaget, Jean, 1971. The Psychology of Intelligence. Boston: Routledge and Kegan.
[10] Tinsley,T., 1972. The Use of Origami in the Mathematics Education of Visually Impaired
Students. Education of the Visually Handicapped, IV, pp.8.
ABSTRACT
Using manipulative materials when teaching mathematics
to grade 1 students who are visually impaired
The contents of this article refers to the manipulation of materials used to teach Grade 1
visually impaired students by surveying 31 teachers who had been teaching visuially impaired
children at the Hanoi School of NDC, the Special School of NDC in Ho Chi Minh City and the
School for Children with Visual Impairment in Haiphong. It was found that teachers manipulated
materials used to teach mathematic to grade 1 students with a visual impairment and they often
design make materials to improve effectiveness and make it easier for visually impaired students
to learn when manipulated materials are limited.
Keywords: Students with visual impairment in grade 1, manipulated materials, teaching
mathematics.
231