Thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên trường Đại học Sài Gòn

1. Mở đầu Thế giới ngày càng trở thành một ngôi nhà chung, đặt ra cho mỗi đất nước trong đó có Việt Nam một thách thức lớn trước “sự gia nhập và hội nhập”. Muốn gia nhập và hội nhập tốt trong ngôi nhà chung của thế giới, đòi hỏi nhiều ngành trong đó có ngành Giáo dục phải thực hiện tốt trọng trách của mình là phải đảm bảo GD-ĐT và phát triển “sản phẩm” của mình theo yêu cầu quốc tế. Trong sự phát triển của thế giới đại đồng, đòi hỏi con người phải có sự nhạy bén, năng động và sáng tạo, muốn đạt được điều đó thì công tác GD-ĐT phải hình thành và phát triển được tính tích cực cho con người. Tính tích cực của con người không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình giáo dục, tự giáo dục. Có thể nói, trong quá trình học tập ở trường đại học, tính tích cực học tập của sinh viên (SV) có vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả học tập. SV chỉ có thể hiểu sâu sắc tài liệu học tập, biến nó thành giá trị riêng của bản thân nếu họ tích cực, kiên trì, nỗ lực hoạt động trí tuệ trong học tập để khám phá, tự khám phá, phát hiện ra tri thức. Lòng khao khát hiểu biết, tính tích cực cao trong hoạt động nhận thức, khả năng tự rèn luyện bản thân là những đức tính cần được phát triển và giáo dục cho SV ngay trên ghế nhà trường. Giải quyết thành công vấn đề này sẽ tạo bước đệm vững chắc cho sự trưởng thành, sáng tạo của SV và họ sẽ trở thành người lao động, công dân năng động, tích cực, sáng tạo và trách nhiệm trong tương lai

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 244 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên trường Đại học Sài Gòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 306-310 ISSN: 2354-0753 306 THỰC TRẠNG TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Cao Thị Thanh Xuân Trường Đại học Sài Gòn Email: cttxuan1978@gmail.com Article History Received: 05/4/2020 Accepted: 16/4/2020 Published: 08/5/2020 Keywords positive learning, students, Saigon University. ABSTRACT In the learning process of students at university, students' learning activeness plays a key role, deciding the quality and effectiveness of learning. Students will have self-study and self-study skills if they are active, persistent, and strive for intellectual activities to discover new knowledge. With the desire to properly understand the current situation of active learning of Saigon University students, the article reflects the reality of students' active learning manifested through 3 aspects: awareness, attitude, behavior, in order to help the teaching staff of the school have a practical basis from which to develop measures and study plans for students more effectively. 1. Mở đầu Thế giới ngày càng trở thành một ngôi nhà chung, đặt ra cho mỗi đất nước trong đó có Việt Nam một thách thức lớn trước “sự gia nhập và hội nhập”. Muốn gia nhập và hội nhập tốt trong ngôi nhà chung của thế giới, đòi hỏi nhiều ngành trong đó có ngành Giáo dục phải thực hiện tốt trọng trách của mình là phải đảm bảo GD-ĐT và phát triển “sản phẩm” của mình theo yêu cầu quốc tế. Trong sự phát triển của thế giới đại đồng, đòi hỏi con người phải có sự nhạy bén, năng động và sáng tạo, muốn đạt được điều đó thì công tác GD-ĐT phải hình thành và phát triển được tính tích cực cho con người. Tính tích cực của con người không phải tự nhiên mà có, đó là kết quả của quá trình giáo dục, tự giáo dục. Có thể nói, trong quá trình học tập ở trường đại học, tính tích cực học tập của sinh viên (SV) có vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả học tập. SV chỉ có thể hiểu sâu sắc tài liệu học tập, biến nó thành giá trị riêng của bản thân nếu họ tích cực, kiên trì, nỗ lực hoạt động trí tuệ trong học tập để khám phá, tự khám phá, phát hiện ra tri thức. Lòng khao khát hiểu biết, tính tích cực cao trong hoạt động nhận thức, khả năng tự rèn luyện bản thân là những đức tính cần được phát triển và giáo dục cho SV ngay trên ghế nhà trường. Giải quyết thành công vấn đề này sẽ tạo bước đệm vững chắc cho sự trưởng thành, sáng tạo của SV và họ sẽ trở thành người lao động, công dân năng động, tích cực, sáng tạo và trách nhiệm trong tương lai. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn 2.1.1. Phương pháp nghiên cứu Bài viết được nghiên cứu trên số lượng mẫu là 400 SV và 51 giảng viên (GV) Trường Đại học Sài Gòn. Để chọn mẫu nghiên cứu, chúng tôi thực hiện theo phương pháp phi xác suất và phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Sau quá trình điều tra thăm dò, trên cơ sở xử lí phiếu điều tra thăm dò, chỉnh lí, chúng tôi tiến hành điều tra đại trà với số lượng mẫu nghiên cứu như đã được xác định. Bài viết được sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó các phương pháp nghiên cứu chính là sử dụng bảng hỏi, quan sát và phỏng vấn. 2.1.2. Thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên 2.1.2.1. Thực trạng về nhận thức Bảng 1. Thực trạng tính tích cực học tập của SV qua nhận thức về sự cần thiết của tính tích cực trong học tập Mức độ tính tích cực GV SV Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Rất cần thiết 38 74,5 252 63,0 Cần thiết 12 23,5 130 32,5 Bình thường 1 2,0 18 4,5 Ít cần thiết 0 0 0 0 Không cần thiết 0 0 0 0 Chung 51 100 400 100 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 306-310 ISSN: 2354-0753 307 Kết quả bảng 1 cho thấy: phần lớn các ý kiến của GV và SV đều lựa chọn mức Rất cần thiết và Cần thiết, trong đó mức Rất cần thiết (GV = 74,5%; SV = 63,0%), không có sự lựa chọn ở mức Ít cần thiết và Không cần thiết. Đây là chỉ số cho thấy nhận thức của SV về vai trò của tính tích cực trong học tập tương đối cao, nhận thức chung của SV ở tất cả các năm học của bậc đại học, từ SV năm thứ nhất cho đến SV năm thứ tư đều có nhận thức cao khi xác định tính tích cực trong học tập là rất cần thiết nếu muốn học tập hiệu quả. 2.1.2.2. Thực trạng về thái độ Bảng 2. Thực trạng tính tích cực học tập của SV biểu hiện qua thái độ học tập Biểu hiện GV SV T-test ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Tôi luôn đến sớm và đúng giờ học 3,41 0,69 3,96 0,88 0,87 Tôi luôn không hài lòng và luôn phê phán các hành vi vi phạm quy chế học tập 2,84 0,64 2,86 0,76 0,07 Tôi luôn có thái độ nghiêm túc trong học tập 3,43 0,70 3,49 0,66 0,82 Tôi luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ học tập 3,20 0,80 3,70 0,64 0,08 Tôi luôn ý thức độc lập, tự chủ trong học tập 3,24 0,68 3,59 0,66 0,78 Tôi luôn chuẩn bị bài và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ học tập trước khi đến lớp 3,12 0,55 3,22 0,78 0,00* Tôi luôn tích cực đóng góp ý kiến trong giờ học 3,00 0,44 3,03 0,83 0,00* Tôi luôn ý thức tìm kiếm và tham khảo thêm tài liệu trong học tập 3,04 0,69 2,99 0,74 0,20 Tôi luôn yêu thích những giờ học mà GV chú ý phát huy tính tích cực của SV 3,31 0,58 3,46 0,85 0,00* Tôi luôn ủng hộ GV sử dụng các biện pháp nâng cao tính tự học của SV 3,33 0,62 3,75 0,89 0,00* Tôi thấy thoải mái và tự tin khi giờ học đòi hỏi nhiều tính tích cực và khả năng sáng tạo của SV 3,41 0,75 3,40 0,84 0,30 Tôi rất tích cực trong học tập 3,06 0,75 3,02 0,72 0,29 Tôi rất thích được phát biểu ý kiến trong giờ học 3,14 0,66 3,01 0,84 0,08 Tôi luôn hào hứng tham gia tranh luận và trình bày ý kiến của bản thân trong giờ học 3,08 0,65 3,06 0,87 0,00* Tôi luôn mong muốn được chia sẻ ý kiến với GV 3,20 0,56 2,94 0,82 0,01* Tôi cố gắng, nỗ lực trong học tập 3,22 0,64 3,47 0,78 0,00* Tôi sẵn sàng tham gia những thử nghiệm mới trong giờ học của GV 3,39 0,66 3,33 0,86 0,02* Tôi chủ động chuẩn bị bài và tìm hiểu thêm các tư liệu có liên quan bài học trước khi lên lớp 3,12 0,58 2,88 0,78 0,00* Tôi tìm các tài liệu bổ sung khi nội dung học tập trên lớp chưa đủ rõ 2,94 0,54 2,94 0,78 0,00* Khi không hiểu nội dung học tập, tôi tra cứu thêm từ nhiều nguồn tài liệu và từ các từ điển chuyên ngành 2,98 0,58 3,10 0,80 0,00* Tôi chú ý thu thập thông tin phục vụ học tập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau: Internet, giáo trình, sách báo tham khảo, tạp chí chuyên ngành 3,08 0,65 3,40 0,85 0,00* Tôi rất ý thức thiết lập trình tự của tài liệu, ghi chép ở các tài liệu khác thành bản tóm tắt ngắn gọn và xây dựng thư viện tư liệu cho mình nhằm thuận tiện cho việc lưu trữ và tham khảo 2,96 0,77 2,96 0,88 0,08 Tôi luôn chuẩn bị bài, làm bài đến khuya (11, 12 giờ đêm) 2,88 0,88 3,03 0,86 0,57 Tôi cố gắng học tập ngay cả khi nội dung học tập không mấy hấp dẫn 3,02 0,96 2,98 0,83 0,13 Chung 3,10 0,35 3,23 0,39 0,55 VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 306-310 ISSN: 2354-0753 308 Ghi chú: - ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn. - Mức 1: Thấp: 1,0 ≤ ĐTB < 1,8; Mức 2: Tương đối thấp: 1,8 ≤ ĐTB < 2,6; Mức 3: Trung bình: 2,6 ≤ ĐTB < 3,4; Mức 4: Tương đối cao: 3,4 ≤ ĐTB < 4,2; Mức 5: Cao: 4,2 ≤ ĐTB < 5. - Khác biệt có ý nghĩa thống kê: *p < 0,05; **p < 0,01. Kết quả ở bảng 2 cho thấy: tính tích cực học tập của SV qua thái độ chỉ ở mức trung bình. ĐTB ở tất cả các biểu hiện đều < 4 (Trung bình: 2,6 ≤ ĐTB < 3,4). ĐTB toàn thang đo cũng chỉ ở mức trung bình (ĐTB GV: 3,10; ĐTB SV: 3,23). So sánh hai chỉ số ĐTB giữa GV và SV cho thấy, có sự đánh giá khác nhau về chỉ số ĐTB, trong đó SV đánh giá mặt thái độ của bản thân cao hơn GV đánh giá về SV, tuy nhiên, kiểm định T-test cho thấy, sự khác nhau không có khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều đó cho phép chúng tôi nhận định rằng tính tích cực học tập của SV được phản ánh qua các biểu hiện về thái độ học tập của SV chưa cao. Thực tế này khiến GV không thể thờ ơ mà phải đi tìm hiểu để trả lời câu hỏi: Vì sao SV thiếu tính tích cực trong học tập? trong khi đó tính tích cực học tập là điều kiện thiết yếu để có quá trình học tập tốt. 2.1.2.3. Thực trạng về hành vi Bảng 3. Thực trạng tính tích cực học tập của SV biểu hiện qua hành vi học tập Biểu hiện GV SV T-test ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Đi học đúng giờ 3,27 0,91 3,55 1,08 0,01* Lắng nghe bài giảng tích cực 3,22 0,64 3,17 0,84 0,03* Tham gia thảo luận tích cực 3,00 0,72 3,03 0,87 0,13 Tích cực nêu và phát biểu ý kiến xây dựng bài 2,92 0,65 2,96 0,85 0,06 Tích cực phối hợp với GV trong giờ học 2,90 0,64 2,94 0,85 0,06 Ghi chép lại bài cẩn thận 3,08 0,77 3,27 0,97 0,00* Chủ động sử dụng các phương tiện phục vụ cho việc ghi lại bài giảng tốt nhất 3,12 0,99 3,23 1,00 0,32 Chung 3,07 0,96 3,16 0,59 0,00* Ghi chú: - Mức 1: Thấp: 1,0 ≤ ĐTB < 1,8; Mức 2: Tương đối thấp: 1,8 ≤ ĐTB < 2,6; Mức 3: Trung bình: 2,6 ≤ ĐTB < 3,4; Mức 4: Tương đối cao: 3,4 ≤ ĐTB <4,2; Mức 5: Cao: 4,2 ≤ ĐTB < 5. - Khác biệt có ý nghĩa thống kê: *p < 0,05; **p < 0,01. Kết quả ĐTB của toàn thang đo qua ĐTB SV và GV đánh giá (ĐTB SV = 3,16; ĐTB GV = 3,07) cho thấy, tính tích cực của SV biểu hiện vào giờ học chỉ ở mức trung bình. Trong đó, chỉ số SV đánh giá tính tích cực cao hơn chỉ số GV đánh giá về SV, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi kiểm định T-test. Trong các tiêu chí đo, tiêu chí “Đi học đúng giờ” được cả SV và GV đánh giá cao với chỉ số ĐTB GV = 3,27; ĐTB SV = 3,55 cho thấy cả hai đều nhận định cao tiêu chí này, chỉ số đo cũng cho thấy SV đánh giá tiêu chí này cao hơn GV đánh giá, so sánh chỉ số giữa GV và SV có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê. Điều đó chứng tỏ, SV nhận định bản thân trong hành vi đi học đúng giờ cao hơn hẳn GV đánh giá SV trên cùng hành vi này: ĐTB SV = 3,55 ở mức tương đối cao (Tương đối cao: 3,4 ≤ ĐTB < 4,2). Tuy nhiên, chỉ số của GV trên ĐTB GV = 3,27 chỉ ở mức trung bình (Trung bình: 2,6 ≤ ĐTB < 3,4). Tiêu chí “Tích cực nêu và phát biểu ý kiến xây dựng bài”, “Tích cực phối hợp với GV trong giờ học”, “Tham gia thảo luận tích cực” là những tiêu chí được cả GV và SV đánh giá có chỉ số thấp nhất trong thang, với chỉ số ĐTB lần lượt là: ĐTB SV = 2,96, ĐTB GV = 2,92; ĐTB SV = 2,94; ĐTB GV = 2,90; ĐTB SV = 3,03; ĐTB GV = 3,00). Chỉ số các tiêu chí này cho phép chúng tôi nhận định rằng SV trong giờ học trên lớp còn thiếu tính tích cực, ít tham gia phát biểu, tranh luận bài. 2.1.3. Tổng hợp thực trạng tính tích cực học tập của sinh viên biểu hiện qua nhận thức, thái độ và hành vi Kết quả tổng hợp cho thấy: ở mặt nhận thức, SV có nhận thức rất đầy đủ và tương đối sâu sắc về vai trò của tính tích cực trong học tập biểu thị qua các chỉ số đo tập trung ở mức tương đối cao khá nhiều trên kết quả SV và GV đánh giá. Chỉ số ở mức tương đối thấp và thấp không có sự lựa chọn. Điều đó chứng tỏ, SV có nhận thức tốt về tính tích cực trong học tập, khẳng định hiểu biết của bản thân trong việc xác định rõ về vai trò, sự cần thiết của tính tích cực của bản thân trong quá trình học tập. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 306-310 ISSN: 2354-0753 309 Biểu đồ tổng hợp thực trạng tính tích cực học tập của SV Trường Đại học Sài Gòn biểu hiện qua các mặt: Nhận thức - Thái độ - Hành vi Theo lí thuyết hoạt động, để thực hiện một hoạt động kết quả phải có sự liên kết chặt chẽ của 3 mặt: nhận thức - thái độ - hành vi. Kết quả mặt nhận thức của SV về tính tích cực đo được cho thấy SV có nhận thức tốt về tính tích cực. Đây sẽ là sự khởi đầu hứa hẹn cho một chuỗi hoạt động học tập thành công. Tuy nhiên, khi xem xét ở mặt thứ 2 (thái độ), khác với mặt nhận thức, các chỉ số đánh giá về thái độ cho thấy có sự đi xuống của các chỉ số đo được. Kết quả tính tích cực đo được qua các biểu hiện mặt thái độ của SV thì các chỉ số tập trung tương đối nhiều ở mức trung bình (61,8%) hơn các mức khác, thậm chí ở mức tương đối thấp cũng có sự lựa chọn. Điều đó phản ánh chân dung về tính tích cực học tập của SV thông qua thái độ chưa cao, chưa tương xứng với mặt nhận thức. Đây là một kết quả khiến nhà giáo dục phải suy nghĩ. Bởi lẽ, nếu SV chưa có thái độ học tập tốt sẽ ảnh hưởng đến hành vi học tập vì từ nhận thức đến hành vi, thái độ là bước đệm, một khi bước này không tương xứng với nhận thức sẽ khó có một kết quả như ý. Tiếp tục xem xét kết quả mặt hành vi thì chân dung trọn vẹn về tính tích cực học tập của SV càng hiện rõ. Chỉ số cho thấy, tính tích cực được biểu hiện qua hành vi chưa cao, tính tích cực biểu hiện qua hành vi học tập của SV chỉ ở mức trung bình, biểu hiện qua chỉ số % ở mức trung bình rất cao (90,0%), mức tương đối cao chiếm một chỉ số nhỏ (7,8%), mức tương đối thấp là 2,2%, không có chỉ số ở mức cao. Kết quả đó cho thấy, SV chưa thật sự tích cực trong hành vi học tập. Đây là một kết quả đáng lo ngại, đòi hỏi các GV trong nhà trường phải xem xét để tìm hiểu và làm rõ lí do (bên trong, bên ngoài), vì sao SV trong học tập lại thiếu tính tích cực, nguyên nhân nào dẫn đến điều đó, từ đó nhanh chóng tìm cách hình thành và phát triển tính tích cực cho SV, đáp ứng mục tiêu, sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng mà thành phố đã giao cho Nhà trường. Tóm lại, xem xét tính tích cực học tập của SV biểu hiện trên cả ba mặt: nhận thức - thái độ - hành vi, các thông số đo được cho thấy, tính tích cực của SV tập trung nhiều ở mức trung bình. SV có nhận thức tương đối cao về tính tích cực trong học tập nhưng chưa có thái độ và hành vi tích cực học tập tương xứng với nhận thức đó. Trong thực tiễn, nhận thức, thái độ, hành vi thường có mối quan hệ với nhau. Nhận thức là cơ sở của thái độ và hành vi, muốn có thái độ và hành vi đúng phải có nhận thức đúng, thái độ là động lực thúc đẩy hành vi, nhưng thực tế cho thấy, nhiều khi có nhận thức đúng chưa hẳn đã có thái độ và hành vi tích cực, đúng đắn, thái độ tích cực nhưng chưa chắc hành động đã tích cực vì một hành động còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. SV có chỉ số nhận thức về tính tích cực học tập tương đối cao, tuy nhiên các chỉ số về thái độ và hành vi không cao là vấn đề đặt ra cho các nhà giáo dục cần phải tìm hiểu để có các biện pháp giúp nâng cao thái độ và hành vi tích cực học tập cho SV trong thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu GD-ĐT hiện nay. 2.2. Nguyên nhân tác động đến tính tích cực học tập của sinh viên Kết quả bảng 4 cho thấy, các nguyên nhân tác động đến tính tích cực của SV được SV và GV lựa chọn có chỉ số cao đều rơi vào các nguyên nhân bên trong, cụ thể lần lượt như sau: “Muốn nâng cao năng lực bản thân” xếp thứ 1; “Do yêu thích môn học, ngành học” xếp thứ 2; “Muốn trở thành người giáo viên giỏi, lao động giỏi trong tương lai” xếp thứ 3. VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt kì 1 tháng 5/2020, tr 306-310 ISSN: 2354-0753 310 Một số nguyên nhân thuộc các thành tố cơ bản của quá trình dạy học cũng được SV đánh giá khá cao như: “Do GV dạy hay, dễ hiểu” xếp thứ 4; “Do nội dung học tập hay, ý nghĩa” xếp thứ 5 cho thấy, tính tích cực học tập của SV không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân SV mà còn phụ thuộc vào quá trình dạy học; nội dung dạy học và bản thân người GV, với năng lực dạy học thể hiện qua phương pháp dạy học cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng lôi cuốn, thúc đẩy SV không ngừng tích cực học tập. Bảng 4. Nguyên nhân dẫn đến tính tích cực học tập của SV Nguyên nhân GV SV Thứ bậc Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc Số lượng Tỉ lệ (%) Thứ bậc Muốn được thầy/cô khen, nhà trường vinh danh 25 49,0 10 264 66,0 8 9 Muốn hơn bạn bè 24 47,1 11 261 65,2 11 10 Muốn được điểm cao 28 54,9 8 265 66,2 7 8 Muốn cha mẹ tự hào 27 52,9 9 262 65,5 10 9 Muốn nâng cao năng lực bản thân 39 76,5 1 270 67,5 3 1 Muốn trở thành người giáo viên giỏi, lao động giỏi trong tương lai 36 70,6 2 269 67,2 4 3 Do yêu thích môn học, ngành học 34 66,7 4 273 68,2 1 2 Do GV dạy hay, dễ hiểu 32 62,7 5 271 67,8 2 4 Do nội dung học tập hay, ý nghĩa, 35 68,6 3 266 66,5 6 5 Do nội dung học tập phong phú 31 60,8 6 263 65,8 9 7 Do môi trường, bầu không khí học tập tốt 30 58,8 7 267 66,8 5 6 Những nguyên nhân: “Muốn hơn bạn bè”, “Muốn được điểm cao”, “Muốn cha mẹ tự hào” là những nguyên nhân được xếp cuối bảng. Điều đó cho thấy, SV đã xác định được nguyên nhân dẫn tính tích cực đều đến từ chính bản thân. Đây là một tín hiệu đáng mừng, cho thấy sự trưởng thành về mặt nhận thức ở SV và sẽ là động cơ đúng đắn giúp SV tích cực học tập. 3. Kết luận Kết quả nghiên cứu thực trạng tính tích cực học tập của SV như đã phân tích ở trên, đặt ra cho nhà giáo dục sự lo lắng, trăn trở, mong muốn tìm ra đáp án tốt nhất để trả lời những câu hỏi: Tại sao SV có nhận thức tốt về tính tích cực học tập nhưng thái độ và đặc biệt là hành vi, hành động lại chưa cao? Nguyên nhân nào? Nguyên nhân bên trong bản thân (tâm lí) SV, hay nguyên nhân do tác động bên ngoài? (giáo viên, nhà trường, xã hội). Thực trạng tính tích cực học tập của SV Trường Đại học Sài Gòn đã được mô tả một cách cụ thể, sát thực qua các biểu hiện nhận thức, thái độ, hành vi như trên sẽ là căn cứ có giá trị thiết thực cho các thầy, cô giáo, các nhà quản lí giáo dục sử dụng để nghiên cứu đề xuất các biện pháp giáo dục phù hợp, đáp ứng nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy và học của nhà trường. Tài liệu tham khảo Cao Thị Nga, Cao Thị Thanh Xuân (2018). Tính tích cực học tập của sinh viên Trường Đại học Sài Gòn. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, mã số: CS2018-94. Đỗ Thị Coỏng (2003). Tính tích cực học tập và vấn đề tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên. Tạp chí Tâm lí học, số 6, tr 58-61. Nguyễn Thị Huyền (2016). Tính tích cực học tập của sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Tạp chí Giáo dục, số 383, tr 37-40. Phạm Văn Tuân (2011). Một số biện pháp nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên Trường Đại học Trà Vinh. Tạp chí Tâm lí học, số 2, tr 74-78. Robert J. Marzano (2013). Nghệ thuật và khoa học dạy học. NXB Giáo dục Việt Nam. Robert J. Marzano, Debra J. Pickering & Jane E. Pollock (2013). Các phương pháp dạy học hiệu quả. NXB Giáo dục Việt Nam. Trần Thu Hương (2007). Tính tích cực học tập của sinh viên Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Tạp chí Tâm lí học, số 10, tr 54-58.
Tài liệu liên quan