Tóm tắt. Giáo dục hòa nhập đã được thực hiện ở tỉnh Tiền Giang từ những năm 1989 thông
qua các dự án thí điểm tại một số trường mầm non và tiểu học. Nhiều bài học kinh nghiệm
của giáo dục hòa nhập ở Tiền Giang đã được phổ biến tới các địa phương khác cũng như
góp phần vào phát triển một chính sách quốc gia về vấn đề này.
Nội dung bài viết phản ánh thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tỉnh Tiền Giang
thông qua đánh giá, phân tích một số kết quả đạt được và những thách thức trong công tác
hỗ trợ GDHN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số định
hướng giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và hiệu quả giáo dục ngày càng cao
của gia đình, cộng đồng và người khuyết tật trong giáo dục hòa nhập của tỉnh giai đoạn tới.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và định hướng giải pháp phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ở tỉnh Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0134
Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 252-259
This paper is available online at
THỰC TRẠNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
GIÁO DỤC HOÀ NHẬP TRẺ KHUYẾT TẬT Ở TỈNH TIỀN GIANG
Cao Thị Tiếng
Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập tỉnh Tiền Giang
Tóm tắt.Giáo dục hòa nhập đã được thực hiện ở tỉnh Tiền Giang từ những năm 1989 thông
qua các dự án thí điểm tại một số trường mầm non và tiểu học. Nhiều bài học kinh nghiệm
của giáo dục hòa nhập ở Tiền Giang đã được phổ biến tới các địa phương khác cũng như
góp phần vào phát triển một chính sách quốc gia về vấn đề này.
Nội dung bài viết phản ánh thực trạng giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ở tỉnh Tiền Giang
thông qua đánh giá, phân tích một số kết quả đạt được và những thách thức trong công tác
hỗ trợ GDHN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất một số định
hướng giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng và hiệu quả giáo dục ngày càng cao
của gia đình, cộng đồng và người khuyết tật trong giáo dục hòa nhập của tỉnh giai đoạn tới.
Từ khóa: Giáo dục hòa nhập, giáo viên, nhà trường, phát triển, trẻ khuyết tật.
1. Mở đầu
Tuyên bố Salamanca và cương lĩnh hành động về nhu cầu Giáo dục đặc biệt mà trong đó
Việt Nam là thành viên đã chỉ rõ: “Giáo dục hòa nhập được tiến hành với các tiền đề mà theo đó,
nhà trường sẽ tốt hơn đối với mọi người khi tiếp nhận mọi trẻ em trong cộng đồng. Giáo viên sẽ
tốt hơn khi có trach nhiệm với mọi trẻ em. Đảm đương trách nhiệm này, giáo viên sẽ tích cực hơn
và hiểu được nhu cầu của từng trẻ [4].
Nước ta có khoảng gần 1,3 triệu trẻ khuyết tật [1]. Giáo dục hòa nhập (GDHN) hướng tới
phát triển tối đa nhân cách, khả năng của mỗi trẻ. Nguyên lí cơ bản của GDHN là thừa nhận tính
đa dạng và sự khác biệt của mỗi cá nhân. GDHN là phù hợp với xu thế phát triển chung của thế
giới [5]. Luật Người khuyết tật 2010 đã nêu rõ tại điều 28: Điều 28: Giáo dục hòa nhập là phương
thức giáo dục chủ yếu đối với người khuyết tật và Nhà nước khuyến khích người khuyết tật tham
gia học tập theo phương thức giáo dục hòa nhập [3].
Mục tiêu giáo dục khuyết tật trong Chiến lược Phát triển Giáo dục 2012- 2020 của nước ta
đã nêu: “Đến 2020, ... có 70% trẻ em khuyết tật được đi học” [2] và của tỉnh Tiền Giang: “ a) Giai
đoạn 2013 - 2015: 70% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được đến trường học hòa nhập, số còn
lại được tiếp cận giáo dục; b) Giai đoạn 2016 - 2020: 80% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được
đến trường học hòa nhập, số còn lại được tiếp cận giáo dục” [6]. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng và
Ngày nhận bài: 3/6/2015. Ngày nhận đăng: 15/8/2015.
Liên hệ: Cao Thị Tiếng, e-mail: tamnhat01@yahoo.com
252
Thực trạng và định hướng giải pháp phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật...
định hướng giải pháp nhằm thực hiện được các mục tiêu giáo dục khuyết tật giai đoạn 2013-2020
của tỉnh Tiền Giang là yêu cầu cần thiết. Nội dung bài viết không tập trung nghiên cứu các vấn đề
lí luận liên quan đến giáo dục khuyết tật nói chung và GDHN nói riêng mà chủ yếu nêu lên thực
trạng của vấn đề và những định hướng giải pháp trọng tâm cho việc phát triển GDHN ở tỉnh Tiền
Giang giai đoạn từ nay đến năm 2020.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng GDHN tỉnh Tiền Giang
2.1.1. Bối cảnh
Tiền Giang là tỉnh Nam Bộ, thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích 2.481,8km2, dân
số 1.735.426 người, mật độ 699 người/km2, 10 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương. Hệ
thống mạng lưới trường lớp từ mầm non đến phổ thông phát triển đều khắp toàn tỉnh, đáp ứng nhu
cầu học tập của mọi trẻ em trên địa bàn.
Tiền Giang được coi là một trong số ít tỉnh thực hiện GDHN sớm nhất ở Việt Nam bắt
đầu từ năm 1989, bằng việc thực hiện các dự án thí điểm GDHN với sự hỗ trợ về chuyên gia và
tài chính của Tổ chức Radda-Barnen (Thụy Điển), Tổ chức Liên minh Na Uy (Norway Mission
Alliance - NMA). Các hoạt động chủ yếu là: tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên cấp mầm non,
tiểu học, thân nhân trẻ khuyết tật về kiến thức, kĩ năng cơ bản trong chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết
tật. Bên cạnh đó, công tác đào tạo cũng được chú trọng với 151 giáo viên tiểu được học đào tạo
trình độ cao đẳng sư phạm về GDHN. Tiền Giang cũng là nơi thí điểm nhiều giải pháp kĩ thuật về
phương pháp dạy học hoà nhập và hỗ trợ cộng đồng như dạy học hoà nhập có hiệu quả, xây dựng
nhóm hỗ trợ cộng đồng. Đặc biệt, từ khi Trung tâm Hỗ trợ phát triển GDHN trẻ khuyết tật theo
của tỉnh được thành lập vào năm 2013, các hoạt động hỗ trợ GDHN ngày càng đi vào chiều sâu và
hoạt động có hiệu quả.
Theo số liệu thống kê từ báo cáo các Phòng GD&ĐT của tỉnh, năm học 2014-2015, toàn
tỉnh đã có 1.401 trẻ khuyết tật trên tổng số 1.636 em (chiếm tỉ lệ 85,6%) ra lớp học hòa nhập. Đây
là con số đáng khích lệ đối với GDHN tỉnh Tiền Giang với hơn 20 năm thực hiện.
2.1.2. Một số kết quả đạt được trong GDHN
Nhận thức cộng đồng và người khuyết tật về GDHN được nâng cao
Qua các hội thảo chia sẻ kinh nghiệm về GDHN, gia đình và trẻ khuyết tật được cộng đồng
chấp nhận, đặc biệt đối với những hộ nghèo được hỗ trợ cải thiện kinh tế gia đình bằng nhiều hoạt
động khác nhau. Cộng đồng ngày càng tin tưởng vào sự phát triển của trẻ khuyết tật và GDHN
chính là con đường phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, các sự kiện ngày người khuyết tật Việt Nam 18/4, Ngày Quốc tế thiếu nhi
01/6, Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường 5/9, Ngày trung thu hòa nhập, Ngày Quốc tế Người khuyết
tật 3/12,... được tổ chức hàng năm đã nâng cao vị thế người khuyết tật, giúp người khuyết tật tự tin
trong cuộc sống. Đồng thời, Công ước Quốc tế “Quyền trẻ em”, Luật Người khuyết tật, Công ước
Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật cũng như các văn bản pháp quy, chính sách khác của Nhà
nước ta về trợ giúp người khuyết tật được lồng ghép tuyên truyền đến tận người dân cũng giúp cho
cả cộng đồng, gia đình và trẻ khuyết tật có niềm tin, động lực phấn đấu trong học tập và cuộc sống.
253
Cao Thị Tiếng
Hệ thống quản lí GDHN và Trung tâm Hỗ trợ phát triển GDHN được hình thành và vận
hành hiệu quả.
Với hệ thống quản lí GDHN quốc gia từ Bộ Giáo dục đến Sở Giáo dục, Sở Giáo dục và Đào
tạo tỉnh Tiền Giang đã thành lập và tổ chức tốt các hoạt động Ban chỉ đạo Giáo dục trẻ khuyết
tật, xây dựng mạng lưới hỗ trợ GDHN từ cấp xã đến cấp tỉnh, chỉ đạo Trung tâm Hỗ trợ phát triển
GDHN hỗ trợ các trường mầm non và phổ thông thực hiện GDHN.
Được hình thành từ một cơ sở giáo dục chuyên biệt (chuyên dạy trẻ khiếm thính), Trung
tâm Hỗ trợ phát triển GDHN đã có sự phát triển một cách đáng kể về các mặt, đặc biệt là năng lực
làm việc của đội ngũ cán bộ, giáo viên. Thông qua các hoạt động hỗ trợ trực tiếp các nhà trường,
hỗ trợ trực tiếp gia đình và trẻ khuyết tật, cán bộ giáo viên của Trung tâm đã thu nhận được nhiều
kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng làm việc (lập kế hoạch, kĩ năng báo cáo, kĩ năng tổ chức sự
kiện,...) và từng bước áp dụng các kiến thức đó vào thực tiễn công tác GDHN tại địa phương, tạo
nhiều cơ hội cho trẻ khuyết tật tiếp cận các dịch vụ xã hội để phát triển.
Chức năng, vai trò và vận hành của Trung tâm nguồn đã dần chuyển từ chức năng giáo dục
chuyên biệt sang chức năng hỗ trợ là chính. Đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trung tâm tự tin hơn
trong công việc. Trung tâm ngày càng khẳng định “cánh tay chuyên môn” của Sở GD&ĐT để tổ
chức thực hiện GDHN trên địa bàn toàn tỉnh.
Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên dạy hòa nhập.
Đào tạo, bồi dưỡng cho giáo viên là yếu tố quan trọng của bất kì chương trình GDHN
(GDHN) nào. Trung tâm nguồn thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực cho giáo viên các
trường và tổ chức các cuộc hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cho giáo viên. Một số giáo viên cũng
được tham dự các hội thảo ngoài tỉnh với sự hỗ trợ từ dự án. Nội dung tập huấn bao gồm nâng cao
nhận thức cơ bản về quyền trẻ em được đi học, các vấn đề về khuyết tật và sự kì thị (nguyên nhân
và cách giải quyết), xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân, việc điều chỉnh nội dung phương pháp
cũng như thay đổi không gian lớp học nhằm tạo hứng thú cho trẻ qua mỗi bài dạy, hiệu quả giờ
học được nâng lên và sát thực hơn, giúp cho trẻ hòa nhập có thể tham gia hoạt động học tập vui
chơi phù hợp với năng lực. Nhiều trẻ khuyết tật đã có những thành công trong học tập và tham gia
tích cực vào các hoạt động, hòa nhập cộng đồng.
Công tác xã hội.
Các câu lạc bộ được thành lập và hoạt động hàng quý/ tháng như Câu lạc bộ bóng đá cộng
đồng, Câu lạc bộ người điếc. Các hoạt động vui chơi, chia sẻ kinh nghiệm, thăm di tích lịch sử,
giao lưu được tổ chức giữa các câu lạc bộ trong và ngoài tỉnh như Cần Thơ, Long An, TP. Hồ Chí
Minh nhằm rèn luyện sức khỏe, rèn kĩ năng sống giúp cho trẻ khuyết tật được hòa nhập cộng đồng.
Ngoài ra, các câu lạc bộ được Trung tâm Hỗ trợ mời Trung tâm trợ giúp pháp lí nhà nước (Sở Tư
pháp Tiền Giang) đến trực tiếp giới thiệu, chia sẻ cho các thành viên Câu lạc bộ người điếc về trợ
giúp pháp lí như: giúp người được trợ giúp pháp lí bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình; nâng
cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật;... góp phần vào việc phổ biến,
giáo dục pháp luật, bảo vệ công lí, bảo vệ công bằng xã hội, phòng ngừa, hạn chế tranh chấp và vi
phạm pháp luật.
Các câu lạc bộ phụ huynh có trẻ học hòa nhập huyện Chợ Gạo, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy,
thành phố Mỹ Tho và Câu lạc bộ phụ huynh có trẻ can thiệp sớm tại Trung tâm duy trì hoạt động
hàng quý. Nội dung sinh hoạt: giới thiệu các chương trình can thiệp sớm, nhấn mạnh vai trò của
phụ huynh trong việc chăm sóc trẻ tại gia đình, phối hợp với giáo viên, nhà trường cùng hỗ trợ trẻ
phát triển hết khả năng của mình. Qua sinh hoạt/hội thảo, đã giúp cho phụ huynh có được những
kiến thức cơ bản nhất trong việc chăm sóc trẻ từng dạng tật, nguyên nhân và cách phòng ngừa bệnh
254
Thực trạng và định hướng giải pháp phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật...
tật, đặc biệt là phụ huynh đã có thái độ đúng, sẵn sàng hợp tác với trung tâm, nhà trường để cùng
nhau thực hiện can thiệp sớm, hỗ trợ GDHN cho trẻ.
Nhóm nhóm hỗ trợ cộng đồng được xây dựng nhằm hỗ trợ cho những trẻ khiết tật nặng,
giúp cho trẻ tham gia học tập, vui chơi, hòa nhập với bạn bè, cộng đồng nơi cư trú, giúp cho gia
đình trẻ thực hiện công tác phục hồi chức năng và chăm sóc giáo dục trẻ.
Công tác truyền thông.
Hàng năm, các cơ quan Báo, Đài của Trung ương và địa phương, Đài truyền hình cũng lấy
tin và đưa tin để tuyên truyền đến gia đình và trẻ khuyết tật nói riêng cũng như cộng đồng nói
chung những hoạt động can thiệp sớm tại Trung tâm và hiệu quả của GDHN Tiền Giang. In, pho
to tài liệu tham khảo về GDHN, can thiệp sớm và phát hành tờ rơi với những nội dung liên quan
đến chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật, tuyên truyền đến tận phụ huynh, người dân. Vì thế, cộng
đồng cũng quan tâm nhiều hơn đến người khuyết tật.
Một số kết quả cụ thể:
- Hoạt động can thiệp sớm.
Trung tâm đã thực hiện chương trình can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ, trẻ chậm phát triển, trẻ có
hội chứng đao (Down Syndrome), trẻ khiếm thính và trẻ đa tật. Trẻ cùng với cha mẹ đến Trung
tâm và được nhận hướng dẫn của các giáo viên Trung tâm. Các phụ huynh tham gia tích cực trong
hoạt động can thiệp sớm và được khuyến khích học các kĩ thuật mà họ có thể thực hiện với con
của mình ở tại nhà. Số lượng trẻ khuyết tật tham gia can thiệp sớm ngày càng tăng, được thể hiện
ở Sơ đồ 1.
Sơ đồ 1. Số lượng trẻ khuyết tật được can thiệp sớm tại Trung tâm hàng năm
- Số lượng trẻ khuyết tật ra lớp học hòa nhập:
Theo số liệu thống kê từ báo cáo các Phòng GD&ĐT của tỉnh, tính từ năm học 2010-2011
đến nay, toàn tỉnh đã huy động được trên trên 70% số trẻ khuyết tật trong độ tuổi qui định ra lớp
học hòa nhập hàng năm. Riêng hai năm học 2013-2014 và 2014-2015, đã có hơn 80% trẻ khuyết
tật trong độ tuổi đi học. Kết quả thống kê này được thể hiện ở Bảng 1.
- Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm:
Một lớp dạy nghề thủ công cơ bản cho 5 thanh niên khuyết tật đã được tổ chức tại Trung
255
Cao Thị Tiếng
tâm, đồng thời thanh niên khuyết tật đã được giới thiệu đến học nghề và làm việc tại: Công ti vàng
bạc đá quý Ngọc Thẩm, Công ti vàng bạc đá quý Hồng Phúc, Công ti may Nguyễn Hà, Công ti
may Tiền Tiến (thành phố Mỹ Tho), Công ti may tại Gò Công Tây và học nghề tại Trường Cao
Đẳng nghề Tiền Giang. Điều tra thực tế, hiện nay khoảng 70% thành viên câu lạc bộ người điếc
đã có việc làm ổn định và số còn lại phụ giúp công việc gia đình tại nhà.
Bảng 1. Thống kê số liệu trẻ khuyết tật đi học trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Năm học Tổng số Đi học Chưa đi họcSố lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)
2009-2010 1863 1256 67,4 607 32,6
2010-2011 1796 1333 74,2 463 25,8
2011-2012 1597 1297 81,2 300 18,8
2012-2013 1521 1133 74,5 388 25,5
2013-2014 1577 1298 82,3 279 17,7
2014-2015 1636 1401 85,6 235 14,4
2.1.3. Những thách thức trong thực hiện GDHN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Nhận thức về GDHN cần được tiếp tục nâng cao hơn nữa
Ngày càng nhiều gia đình và trẻ khuyết tật ra lớp học hòa nhập. Điều này đòi hỏi không chỉ
nhà trường mà các cấp chính quyền, các ngành, cộng đồng và gia đình cần chung tay chặt chẽ hơn
nữa vì sự phát triển của trẻ khuyết tật. Mặc dù đã có sự chuyển biến tích cực và rõ nét song nhận
thức về GDHN cần được tiếp tục nâng cao hơn nữa, vượt qua được các thách thức:
- Cán bộ chính quyền, các ban ngành, đoàn thể chưa thật sự quan tâm và chưa có kế hoạch
lồng ghép hỗ trợ người khuyết tật vào kế hoạch của ngành mình phụ trách.
- Một số phụ huynh của trẻ khuyết tật chưa có đủ nhận thức về nhu cầu và năng lực của con
họ. Thêm vào đó, thái độ mặc cảm còn tồn tại của phụ huynh đã giới hạn cơ hội được tiếp cận giáo
dục của trẻ khuyết tật.
- Cộng đồng vẫn còn hạn chế nhận thức về vai trò và trách nhiệm của gia đình, xã hội đối
với việc giáo dục cho trẻ em, đặc biệt là đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ
khuyết tật.
- Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên tại một số cơ sở giáo dục còn cho rằng,
giáo dục trẻ khuyết tật là việc làm từ thiện và tin rằng, trẻ khuyết tật chỉ có thể học ở các trường
chuyên biệt. Điều này đã ảnh hưởng đến việc huy động trẻ khuyết tật đi học hòa nhập tại các cơ sở
giáo dục mầm non, các trường phổ thông.
Năng lực của đội ngũ Trung tâm Hỗ trợ phát triển GDHN cần được tăng cường để có thể
đáp ứng được nhu cầu hỗ trợ GDHN của gia đình, trẻ khuyết tật và cộng đồng
Được chuyển đổi từ trường chuyên biệt thành Trung tâm Hỗ trợ phát triển GDHN với nhiệm
vụ nghiên cứu và cung cấp các hỗ trợ kĩ thuật cho các đơn vị giáo dục, do đó các cán bộ của Trung
tâm vẫn còn thiếu kiến thức, kĩ năng về hỗ trợ GDHN. Nhân viên của Trung tâm chưa được tiếp
cận vào hệ thống thông tin GDHN, giáo viên thiếu dụng cụ hỗ trợ đặc thù trong chăm sóc, can
thiệp và giáo dục trẻ khuyết tật. Bên cạnh đó, nhân viên công tác xã hội là những giáo viên được
tuyển chọn trong số các giáo viên trước đây công tác tại trường phổ thông. Vì vậy, kiến thức và kĩ
năng cơ bản về công tác xã hội còn hạn chế và cần được đào tạo nhiều hơn về lí thuyết, thực hành
và đánh giá công tác xã hội.
256
Thực trạng và định hướng giải pháp phát triển giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật...
Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tại tỉnh chưa thực sự sẵn sàng đón nhận trẻ khuyết
tật vào học hòa nhập
Đội ngũ giáo viên chưa được chuẩn bị một cách đồng bộ về kiến thức, kĩ năng, sự thay đổi
về thái độ hành vi đối với việc giáo dục và dạy học cho trẻ khuyết tật học hòa nhập. Chẳng hạn
như, khi trẻ khuyết tật học xong một lớp và lên lớp trên thì có trường hợp giáo viên lớp trên chưa
được tập huấn, chuẩn bị về GDHN.
Đa số các nhà quản lí giáo dục ở tất cả các cấp chưa được đào tạo kĩ năng về lập kế hoạch,
giám sát và quản lí GDHN. Cơ sở hạ tầng, đồ dùng dạy học, nhà vệ sinh chưa đáp ứng các nhu cầu
của trẻ khuyết tật. Kế hoạch giáo dục cá nhân, kế hoạch dạy học, giáo án, các bài tập, phiếu học
tập,... dành cho dạy học hòa nhập trẻ khuyết tật chưa được tổ chức, chỉ đạo thực hiện một cách đầy
đủ.
Đặc biệt, vấn đề tạo dựng môi trường hòa nhập thân thiện dành cho trẻ khuyết tật ở trong
nhà trường, lớp học giữa tập thể đội ngũ, giữa giáo viên với học sinh và giữa các trẻ với nhau chưa
được các nhà trường thực sự quan tâm xây dựng. Đây được coi là rào cản khá lớn đối với trẻ khuyết
tật khi đến trường học hòa nhập.
Sự phối hợp giữa các ban ngành có liên quan
Sự phối hợp giữa các ngành liên quan như Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam (NFVC), Sở Lao
động – Thương binh và xã hội, Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Y tế là một thách thức
trong việc cải thiện các dịch vụ giáo dục và chăm sóc trẻ khuyết tật. Các cơ quan này chủ yếu là
làm việc độc lập trong các lĩnh vực về quản lí và địa bàn riêng của mình. Các ban ngành thiếu sự
phối hợp và chia sẻ thông tin với nhau. Hạn chế về phối hợp dẫn đến trẻ khuyết tật không được
phát hiện sớm để được phục hồi chức năng sớm từ ngành Y tế và can thiệp sớm từ ngành Giáo dục.
2.2. Định hướng giải pháp nâng cao chất lượng GDHN
Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng trên đây, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục người
khuyết tật giai đoạn 2013-2020 của tỉnh được thể hiện trong Kế hoạch số 94 ngày 11/6/2013 của
UBND tỉnh Tiền Giang, chúng tôi xin đề xuất một số định hướng giải pháp cho vấn đề này như
sau:
Thứ nhất, tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng Luật Người khuyết tật, các văn bản của Nhà nước có liên
quan bằng nhiều hình thức phong phú nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của gia đình, cộng
đồng và toàn xã hội đối với công tác trợ giúp và phục hồi chức năng , giáo dục cho người khuyết
tật.
Tuyên truyền các tấm gương điển hình của người khuyết tật vượt khó, vượt lên trên số phận
để học tập, làm việc, sống độc lập và hòa nhập cuộc sống cộng đồng. Đồng thời, đi kèm đó sẽ là
các tấm gương về hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục của giáo viên, cha mẹ người khuyết tật, cộng đồng,
chính quyền địa phương,...
Thứ hai, rà soát, phân loại đối tượng, xây dựng kế hoạch với các giải pháp phù hợp chăm
sóc, giáo dục người khuyết tật dựa vào cộng đồng
Công việc này cần được tiến hành thường xuyên hàng năm và sự phối hợp chặt chẽ giữa
nhà trường, các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương, gia định và cộng đồng. Kế hoạch
phát triển GDHN không chỉ đơn thuần là của ngành giáo dục mà đòi hỏi sự chung sức của nhiều
lực lượng xã hội tham gia thực hiện. Mục tiêu cuối cùng của GDHN là người khuyết tật được hòa
nhập vào cuộc sống cộng đồng, vì vậy các giải pháp cần và trước hết cần phải xem xét môi trường
257
Cao Thị Tiếng
cộng đồng mà người khuyết tật được sinh ra, phát triển và chú trọng đến các chương trình giáo dục
dựa vào cộng đồng.
Thứ ba, tăng cường thực hiện can thiệp sớm trẻ khuyết tật và năng lực đội ngũ của Trung
tâm Hỗ trợ phát triển GDHN
Can thiệp sớm là một biện pháp nhằm kích thích và phát huy tối đa khả năng của trẻ, làm
giảm nhẹ và khắc phục những khuyết tật của trẻ, đồng thời can thiệp sớm là cơ sở để trẻ tham gia
học tập tại các trường phổ thông, giúp trẻ sống một cách độc lập trong cộng đồng. Công việc này
cần được tiến hành với số lượng trẻ nhiều hơn và thường xuyên hơn tại Trung tâm.
Trung tâm Hỗ trợ mặc dù vẫn còn thực hiện chức năng chuyên biệt song cần tập trung vào
thực hiện chức năng chính đó là hỗ trợ GDHN, hỗ trợ người khuyết tật. Năng lực đội ngũ của Trung
tâm cần được tăng cường và đảm bảo theo hướng này.
Thứ tư, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc quản lí và trợ giúp
người khuyết tật
Đề cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành, đặc biệt là ngành giáo
dục thông qua các nhà trường và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc
trợ giúp người khuyết tật; có trách nhiệm theo dõi, quản lí, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực
hiện tốt các chính sách, chương trình, dự án,. . . đến công tác trợ giúp, phục hồi chức năng, GDHN
người khuyết tật.
Tăng cường giám sát, đánh giá các tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc
người khuyết tật tại