Ở nước ta, trong thời gian gần đây đã xảy ra một
số vụ việc các doanh nghiệp công nghiệp (Công ty
TNHH Formosa Hà Tĩnh, Vedan.), các khu công
nghiệp, các làng nghề (Đại Bái - Bắc Ninh, Yên
Bình - Nam Định, Đông Mai, Văn Lâm - Hưng
Yên) thải các chất thải công nghiệp; các lò giết mổ
gia súc, chế biến thức ăn thải các chất thải trong
quá trình chế biến thực phẩm; các khu vực khai
thác khoáng sản thải đất đá, nước thải mỏ, phát tán
bụi thải, quặng xỉ ngấm xuống nguồn nước hoặc
phát tán ra môi trường; các bệnh viện thải ra các
rác thải, chất thải bệnh viện gây ra những hậu quả
nghiêm trọng về môi trường.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 427 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp lý, hướng dẫn, phương pháp tổ chức kiểm toán về nước thải, rác thải phù hợp với chuẩn mực kiểm toán quốc tế và điều kiện thực tiễn tại Việt Nam của kiểm toán nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
44
QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019
THÖÏC TRAÏNG VAØ GIAÛI PHAÙP HOAØN THIEÄN CAÙC VAÊN BAÛN
PHAÙP LYÙ, HÖÔÙNG DAÃN, PHÖÔNG PHAÙP TOÅ CHÖÙC KIEÅM TOAÙN
VEÀ NÖÔÙC THAÛI, RAÙC THAÛI PHUØ HÔÏP VÔÙI CHUAÅN MÖÏC
KIEÅM TOAÙN QUOÁC TEÁ VAØ ÑIEÀU KIEÄN THÖÏC TIEÃN
TAÏI VIEÄT NAM CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
ThS. NGÔ MINH KIỂM*
*Vụ trưởng, Vụ Chế độ & Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Kiểm toán nhà nước
Ở nước ta, trong thời gian gần đây đã xảy ra một
số vụ việc các doanh nghiệp công nghiệp (Công ty
TNHH Formosa Hà Tĩnh, Vedan...), các khu công
nghiệp, các làng nghề (Đại Bái - Bắc Ninh, Yên
Bình - Nam Định, Đông Mai, Văn Lâm - Hưng
Yên) thải các chất thải công nghiệp; các lò giết mổ
gia súc, chế biến thức ăn thải các chất thải trong
quá trình chế biến thực phẩm; các khu vực khai
thác khoáng sản thải đất đá, nước thải mỏ, phát tán
bụi thải, quặng xỉ ngấm xuống nguồn nước hoặc
phát tán ra môi trường; các bệnh viện thải ra các
rác thải, chất thải bệnh viện gây ra những hậu quả
nghiêm trọng về môi trường.
1. Thực trạng các văn bản pháp lý, hướng dẫn,
phương pháp tổ chức kiểm toán về nước thải, rác
thải của kiểm toán nhà nước
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của kiểm toán
môi trong việc bảo vệ môi trường, Kiểm toán nhà
Môi trường hiện nay không chỉ là vấn đề riêng của mỗi quốc gia, dân tộc nào mà đã trở thành vấn đề toàn cầu và của cả nhân loại. Một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến ô nhiễm môi trường đó là: Nước thải và rác thải không chỉ ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến đời sống sinh hoạt hàng ngày, sức khỏe hiện tại của người dân, mà còn ảnh
hưởng đến tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Vấn đề nước thải, rác
thải không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một quốc gia mà còn là vấn đề toàn cầu, xuyên biên giới mà mọi
quốc gia đang phải đối mặt.
Từ thực tiễn, nhận thức, Đảng và Nhà nước ta đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải
gắn với công tác bảo vệ môi trường, không đánh đổi môi trường để phát triển kinh tế. Đến nay, Nhà nước
ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, luật pháp, quy định, hướng dẫn về việc bảo vệ môi trường,
đã hình thành một số cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước về môi trường là việc làm đúng đắn và thiết thực.
Từ khóa: Văn bản pháp lý, hướng dẫn kiểm toán, phương pháp kiểm toán quản lý nước thải, rác thải.
Current situation and solutions forlegal documents, audit guidance and audit method for waste and
wastewater in accordance with isas and practical condition in Vietnam of state audit office of Vietnam
Environment is not only a matter for a singlecountry or nation but has become a global problem and for all
humankind. One of the factors that greatly affects the environmental pollution is that wastewater and waste
which not only negatively affect to daily life, people’s health, but also affect the sustainability of a nation’s
socio-economic development. The issue of waste water and waste is not only confined to a country but also a
global and transboundary problem that every country is facing. From practice and awareness, our Party and
State have determined that the socio-economic development goals must be associated with environmental
protection, not exchanging environment for economic development. Up to date, Government has issued
many guidelines, policies, laws, regulations and guidelines on environmental protection, which have formed
a number of agencies and organizations to manage the environment.
key words: Legal documents, audit guidance and audit method for waste and wastewater.
45NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019
nước đã thành lập Nhóm công tác về kiểm toán
môi trường để tiếp nhận kiến thức và kinh nghiệm
quốc tế về công tác kiểm toán môi trường, từng
bước hình thành chức năng và phát triển kiểm
toán môi trường trên cơ sở là thành viên của Nhóm
công tác về kiểm toán môi trường của Tổ chức các
cơ quan kiểm toán tối cao Châu á (ASOSAI) và
đưa nội dung kiểm toán môi trường vào Kế hoạch
hành động thực hiện Chiến lược phát triển Kiểm
toán nhà nước đến năm 2020. Năm 2015, Kiểm
toán nhà nước chính thức bổ sung chức năng,
nhiệm vụ kiểm toán môi trường và lần đầu tiên
thành lập Phòng Kiểm toán Môi trường thuộc Vụ
Hợp tác Quốc tế (nay đã chuyển về Kiểm toán nhà
nước chuyên ngành III), có nhiệm vụ tham mưu
cho lãnh đạo Kiểm toán nhà nước trong lĩnh vực
kiểm toán môi trường.
Cho đến nay, Kiểm toán nhà nước đã thực hiện
một số cuộc kiểm toán có nội dung liên quan đến
môi trường (Kiểm toán Dự án trồng mới 5 triệu
ha rừng; Dự án xử lý nước thải, chất thải rắn và
bảo vệ môi trường thành phố Hội An; Các vấn đề
về nước sông Mê Kông; Sản xuất và sử dụng túi ni
lông tại Thành phố Hồ Chí Minh; Chất thải khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh; Quản lý,
thu gom chất thải các bệnh viện trên địa bàn Thành
phố Hà Nội...). Qua kiểm toán, bước đầu phát hiện
và kiến nghị một số bất cập trong quản lý của cơ
quan nhà nước đối với các hoạt động tiềm ẩn rủi
ro tác động xấu tới môi trường. Ngoài ra, việc đánh
giá tác động môi trường trong hoạt động kiểm toán
tuân thủ, kiểm toán tài chính của Kiểm toán nhà
nước đã, đang được thực hiện trong nhiều năm gần
đây đã mang lại những kết quả khá tích cực. Tuy
nhiên, thực tế hiện nay ở Kiểm toán nhà nước nói
riêng và Việt Nam nói chung, các cuộc kiểm toán
chất thải, rác thải chưa được triển khai một cách
mạnh mẽ, chưa đạt được hiệu quả mong muốn do
một số khó khăn:
Một là, về căn cứ pháp lý cho kiểm toán môi
trường: Theo Khoản 5, Điều 3 Luật Kiểm toán nhà
nước quy định: “Hoạt động kiểm toán của Kiểm
toán nhà nước là việc đánh giá và xác nhận tính
đúng đắn, trung thực của các thông tin tài chính
công, tài sản công hoặc báo cáo tài chính liên quan
đến quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công;
việc chấp hành pháp luật và hiệu quả trong việc
quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”; chưa
quy định rõ những cơ quan, tổ chức nào có chức
năng và thực hiện kiểm toán chất thải (trong trường
46
QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019
hợp doanh nghiệp, tổ chức bắt buộc phải kiểm
toán), đặc biệt, liên quan đến các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, các làng nghề, các khu giết mổ
súc vật hàng ngày vẫn thải nước thải và chất thải
công nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Ngoài ra, đối
với cuộc kiểm toán môi trường phức tạp thì cần
rất nhiều thời gian để thu thập bằng chứng, đánh
giá thấu đáo một vấn đề, trong khi đó, tại Khoản
2, Điều 34 của Luật Kiểm toán nhà nước quy định
thời hạn của cuộc kiểm toán không quá 60 ngày đã
ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc kiểm toán.
Hai là, về các văn bản hướng dẫn chuyên môn
nghiệp vụ: Kiểm toán môi trường nói chung và
kiểm toán chất thải nói riêng là lĩnh vực kiểm toán
mới, có tính đặc thù, nhưng hiện nay Kiểm toán
nhà nước chưa có các hướng dẫn, quy trình phù
hợp với bối cảnh trong nước và thông lệ quốc tế.
Việc tiến hành các cuộc kiểm toán có lồng ghép
yếu tố môi trường đang dựa vào Hệ thống chuẩn
mực và quy trình kiểm toán liên quan khác (kiểm
toán hoạt động, kiểm toán chương trình mục tiêu)
và tham khảo các tài liệu hướng dẫn của các tổ
chức, cơ quan quốc tế... hướng dẫn về kiểm toán
môi trường.
Ba là, về tổ chức công tác kiểm toán: Trong
những năm qua, Kiểm toán nhà nước mới chủ yếu
tập trung vào kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm
toán tuân thủ để phục vụ những nhu cầu trước mắt
của Quốc hội, công chúng (tính tuân thủ các quy
định pháp luật và tính trung thực, hợp lý của các
báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán còn nhiều vấn
đề). Một số ít cuộc kiểm toán được lồng ghép nội
dung kiểm toán liên quan đến yếu tố môi trường
trong các cuộc kiểm toán tài chính, kiểm toán
tuân thủ nên yếu tố kiểm toán môi trường bị coi
nhẹ hơn, chưa có nhiều cuộc kiểm toán hoạt động
chuyên về kiểm toán môi trường và kiểm toán chất
thải, vì vậy, chất lượng và kiến nghị về kết quả kiểm
toán môi trường còn ở mức hạn chế.
Bốn là, đội ngũ cán bộ của Kiểm toán nhà nước
còn thiếu trong một số lĩnh vực chuyên sâu về môi
trường và chưa có kinh nghiệm về kiểm toán môi
trường cũng như kiểm toán chất thải. Kiểm toán
viên của Kiểm toán nhà nước mới chỉ tham gia
một số khoá đào tạo, hội thảo về kiểm toán môi
trường do ASOSAI, INTOSAI tổ chức, chưa được
các chuyên gia, kiểm toán viên có kinh nghiệm về
kiểm toán môi trường hướng dẫn cụ thể nên còn
lúng túng trong thực tiễn kiểm toán.
Năm là, nhận thức của các đơn vị được kiểm
toán: Qua một số cuộc kiểm toán môi trường, kiểm
toán chất thải thí điểm, kiểm toán viên gặp phải
nhiều khó khăn đến từ các đơn vị được kiểm toán
do nhận thức của các đơn vị được kiểm toán, chưa
nhận thức được vai trò của Kiểm toán nhà nước
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Sáu là, về yếu tố kỹ thuật: Kiểm toán môi trường
là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực
nên việc tổ chức thực hiện kiểm toán môi trường
thường được thực hiện tại nhiều cơ quan, đơn vị và
đầu mối được kiểm toán trải dài trong cả nước, từ
trung ương tới địa phương. kiểm toán môi trường
cũng thường liên quan đến các lĩnh vực chuyên
môn sâu (chất thải công nghiệp, rác thải đô thị, các
thành phần bao bì, thành phần nước...), đòi hỏi
kiểm toán viên phải nắm bắt được các kiến thức
chuyên sâu hoặc thuê được các chuyên gia trong
lĩnh vực được lựa chọn kiểm toán để đảm bảo chất
lượng và hiệu quả trong tổ chức kiểm toán.
2. Một số kinh nghiệm quốc tế về kiểm toán về
nước thải, rác thải
2.1. Hướng dẫn kiểm toán môi trường (trong
đó có kiểm toán chất thải) của INTOSAI
- Về khái niệm: Tại ISSAI 5110, kiểm toán môi
trường là một cuộc kiểm toán hoạt động, kiểm
toán tuân thủ hoặc kiểm toán tài chính nhằm đánh
giá biện pháp thực hiện của các cơ quan chức năng
(ví dụ như các cơ quan Chính phủ) đối với một
vấn đề môi trường cụ thể, hoặc các chương trình,
chính sách môi trường, cũng như hiệu quả hoạt
động của các cơ quan này trong việc quản lý các
vấn đề môi trường.
- Các chủ đề kiểm toán có thể lựa chọn để thực
hiện kiểm toán môi trường như: Kiểm toán việc
quản lý/giám sát của Chính phủ về việc tuân thủ
pháp luật về môi trường; Kiểm toán các chương
trình, dự án về môi trường của Chính phủ; Kiểm
47NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019
toán sự tác động đến môi trường của các chương
trình, dự án; Kiểm toán các EMS; Cho ý kiến đối
với dự thảo các chính sách và chương trình môi
trường. Đối với các lĩnh vực môi trường cụ thể
có những hướng kiểm toán chi tiết: kiểm toán
quản lý chất thải, kiểm toán đa dạng sinh học,
kiểm toán nguồn nước, biến đổi khí hậu, ô nhiễm
không khí...
- Mục tiêu và nội dung của mỗi cuộc kiểm toán
tùy thuộc vào loại hình kiểm toán được thực hiện,
có thể là kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ
và kiểm toán hoạt động. Trong thực hiện kiểm
toán, tùy theo từng chủ đề, tính chất của cuộc kiểm
toán (là kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ
hay kiểm toán tài chính) mà cuộc kiểm toán môi
trường có thể tiếp cận theo hệ thống, theo vấn đề
hay theo kết quả.
- Kết cấu của Tài liệu hướng dẫn thường bao
gồm: (i) Giới thiệu về mục tiêu, nội dung, phạm vi,
đối tượng kiểm toán môi trường; (ii) Các vấn đề
chung về môi trường, quản lý môi trường và kiểm
toán môi trường; (iii) Các giai đoạn của cuộc kiểm
toán môi trường: Lập kế hoạch kiểm toán (bao gồm
cả lập kế hoạch chiến lược); thu thập thông tin cơ
bản cho cuộc kiểm toán môi trường; thiết lập phạm
vi cho cuộc kiểm toán; thiết lập các mục tiêu, nội
dung cho cuộc kiểm toán; thiết lập các tiêu chí
kiểm toán, các phương pháp tiến hành kiểm toán
môi trường; tiến hành kiểm toán; kiểm tra việc
thực hiện kiến nghị, kết luận kiểm toán; (iv) Kiểm
toán môi trường trong một số lĩnh vực/vấn đề môi
trường đặc thù.
2.2. Kinh nghiệm kiểm toán chất thải của một
số nước
- Tại Australia, kiểm toán chất thải trong các
ngành công nghiệp đã được giới thiệu như là một
công cụ hỗ trợ cho việc quản lý chất thải, bên cạnh
các công cụ khác như sản xuất sạch hơn và đánh
giá vòng đời sản phẩm. Khuyến cáo các doanh
nghiệp sử dụng kiểm toán chất thải, với các nội
dung như xác định các nguồn thải, số lượng và các
loại chất thải được tạo ra; xác định nguyên nhân
làm gia tăng chất thải; thiết lập các mục tiêu/giải
pháp và thứ tự ưu tiên cho việc giảm phát sinh
chất thải. Một số ngành công nghiệp đặc thù gây
tổn hại tới môi trường như khai thác mỏ, sản xuất
hóa chất thì được khuyến khích tuân thủ theo
các quy chế về thực hành quản lý môi trường tốt
nhất (BPEM), được chính quyền Australia thiết kế
riêng cho mỗi ngành.
- Tại Bỉ, tuân theo những quy định về môi
trường do EU ban hành, trong đó có quy trình kiểm
toán quản lý sinh thải (EMAS) năm 2001. Đến năm
2004 đã có 150 doanh nghiệp ở các tỉnh thuộc vùng
Flanders của Bỉ tham gia thực hiện EMAS và sau
đó là 22 doanh nghiệp khác.
- Tại Canada, theo quy định Ontario 102/94 của
Bộ Môi trường và Năng lượng, các cơ sở sản xuất
bắt buộc thực hiện kiểm toán chất thải. Quy định
này nêu rõ, các cơ sở giáo dục, bệnh viện, nhà nghỉ,
khách sạn, cơ sở sản xuất, các tòa nhà công sở,
nhà hàng và các cơ sở kinh doanh phải thực hiện
chương trình giảm thiểu chất thải, trong đó có thực
hiện kiểm toán chất thải. Thời gian một báo cáo
kiểm toán chất thải phải được lưu trữ dưới dạng
file ít nhất 5 năm. Canada rất chú trọng tới việc
xem xét quy trình sản xuất của doanh nghiệp như
là một thông tin đầu vào để thực hiện kiểm toán, từ
đó, đề xuất các khâu giảm thiểu chất thải cũng như
nguyên liệu sản xuất.
- Tại Ấn Độ, khái niệm kiểm toán môi trường
trong ngành công nghiệp chính thức được giới
thiệu từ tháng 3/1992 với mục đích chung là giảm
sự lãng phí tài nguyên và thúc đẩy sử dụng công
nghệ sạch nhằm giảm thiểu phát thải. Bộ Môi
trường và Rừng đã ban hành thông tư số GSR 329
(E) vào tháng 3/1992, đưa ra yêu cầu bắt buộc nộp
Báo cáo kiểm toán môi trường hàng năm đối với
các cơ sở công nghiệp, trong đó, phải thể hiện các
thông tin về quản lý từng nguồn thải.
- Tại Thái Lan, hoạt động kiểm toán chất thải đã
nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức và doanh
nghiệp. Viện Công nghệ Châu á (AIT) đã đưa nội
dung này vào đào tạo từ những năm đầu thập kỷ
90. Các dự án kiểm toán chất thải cũng được thực
hiện ở nhiều nhà máy công nghiệp thuộc các lĩnh
vực khác nhau như sản xuất bánh kẹo, tinh bột,
giấy, cao su...
48
QUAÛN LYÙ RAÙC THAÛI, NÖÔÙC THAÛI VÌ SÖÏ PHAÙT TRIEÅN BEÀN VÖÕNG VAØ VAI TROØ CUÛA KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 143 - tháng 9/2019
- Tại Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Lan và nhiều
nước khác, các hoạt động kiểm toán chất thải được
lồng ghép trong các công cụ kiểm soát và giảm
thiểu ô nhiễm như sản xuất sạch hơn, kiểm toán
môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm. Mục tiêu
chính của các công cụ này là nhằm hướng đến việc
giảm thiểu phát sinh, kiểm soát ô nhiễm do chất
thải gây ra.
3. Giải pháp hoàn thiện các văn bản pháp lý,
hướng dẫn, phương pháp tổ chức kiểm toán về
nước thải, rác thải phù hợp với chuẩn mực kiểm
toán quốc tế và điều kiện thực tiễn tại Việt Nam
của kiểm toán nhà nước
3.1. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho thực hiện
kiểm toán môi trường nói chung và kiểm toán chất
thải nói riêng
- Nghiên cứu và đề xuất thể chế hóa cơ sở pháp
lý, quy định Kiểm toán nhà nước có chức năng
kiểm toán môi trường theo luật định để tạo điều
kiện thuận lợi cho Kiểm toán nhà nước trong quá
trình triển khai thực hiện nhiệm vụ kiểm toán
môi trường.
- Bổ sung các quy định trong Luật Kiểm toán
nhà nước về đối tượng kiểm toán của Kiểm toán
nhà nước, đặc biệt là quy định các tổ chức, cá nhân
phải có trách nhiệm phối hợp, cung cấp các hồ
sơ, tài liệu liên quan đến công tác kiểm toán môi
trường của Kiểm toán nhà nước, đảm bảo cho hoạt
động kiểm toán môi trường được thực hiện đầy đủ
và thuận lợi; quy định tăng thời hạn tối đa cho các
cuộc kiểm toán hoạt động để đảm bảo nâng cao
chất lượng kiểm toán.
- Hoàn thiện nhóm các quy định của Kiểm toán
nhà nước chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến
Hướng dẫn kiểm toán môi trường: Nhóm văn bản
quy phạm pháp luật về chính sách chế độ kiểm toán
là cơ sở pháp lý để xây dựng và áp dụng Hướng dẫn
kiểm toán môi trường bao gồm Hệ thống Chuẩn
mực Kiểm toán nhà nước, Quy trình kiểm toán của
Kiểm toán nhà nước. Các văn bản chế độ và chính
sách kiểm toán này được ban hành để hướng dẫn
và tổ chức thực hiện các quy định của Luật Kiểm
toán nhà nước. Các văn bản quy định trong hoạt
động của Kiểm toán nhà nước đều có mối liên hệ
trong một thể thống nhất, vì vậy, để áp dụng Hướng
dẫn kiểm toán môi trường vào hoạt động của Kiểm
toán nhà nước một cách có hiệu quả cần phải được
kết hợp đồng bộ với việc hoàn thiện các văn bản
quản lý chung cũng như văn bản quản lý hoạt động
kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Tăng cường nhận thức và ý thức của các cơ
quan, đơn vị và xã hội về kiểm toán môi trường nói
chung và kiểm toán chất thải nói riêng. Đẩy mạnh
công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của
cơ quan quản lý nhà nước và công chúng.
3.2. Định hướng và nguyên tắc xây dựng Hướng
dẫn kiểm toán môi trường
Hoàn thiện quy trình kiểm toán hoạt động, xây
dựng Cẩm nang hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán
môi trường, trong đó có kiểm toán chất thải phù
hợp với Hệ thống các quy định pháp luật Việt Nam
và Hệ thống Chuẩn mực Kiểm toán nhà nước, Quy
trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đã ban
hành; tham khảo các chuẩn mực, hướng dẫn, cẩm
nang của INTOSAI trong việc xây dựng hướng
dẫn; phải chi tiết theo từng chủ đề và lĩnh vực môi
trường cụ thể; xây dựng cho cả 3 loại hình kiểm
toán (kiểm toán tài chính, kiểm toán tuân thủ,
kiểm toán hoạt động); phải đảm bảo yêu cầu về cải
cách hành chính và áp dụng phương pháp, công
nghệ mới (công nghệ thông tin, GIS...); cần đảm
bảo một số nguyên tắc trong xây dựng (Khoa học;
Toàn diện; Nhất quán; Đầy đủ; Đơn giản, dễ hiểu,
dễ áp dụng; Phù hợp; Hữu dụng).
3.3. Đổi mới công tác tổ chức kiểm toán các
cuộc kiểm toán môi trường nói chung và các cuộc
kiểm toán chất thải nói riêng
- Đẩy mạnh và triển khai các cuộc kiểm toán
kiểm toán chất thải: Hằng năm, tăng cường các
cuộc kiểm toán chuyên đề thực hiện trên phạm vi
cả nước, do toàn ngành thực hiện để mở rộng phạm
vi. Đặc biệt, tăng cường kiểm toán hoạt động để
đánh giá một cách toàn diện từ công tác xây dựng,
cơ chế, văn bản pháp luật quản lý; thực hiện nhiệm
vụ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước theo
thẩm quyền; đến việc chấp hành các quy định của
các đơn vị, tổ chức cá nhân có liên quan đến việc
xả thải (nước thải, rác thải...). Bên cạnh các cuộc
49NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 143 - tháng 9/2019
kiểm toán chuyên đề toàn ngành thực hiện, các
Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành, Khu vực chủ
động đề xuất các cuộc kiểm toán chuyên sâu đến
kiểm toán chất thải thuộc địa bàn quản lý để có cái
nhìn đa dạng từ đó có các kiến nghị hoàn thiện cơ
chế chính sách.
- Đối với các cuộc kiểm toán chuyên đề toàn
ngành, trước khi thực hiện cần giao cho đơn vị
chủ trì làm đầu mối xây dựng đề cương, mẫu biểu
kiểm toán; lấy ý kiến toàn ngành để hoàn thiện đề
cương, mẫu biểu trước khi ban hành; tổ chức tập
huấn nghiệp vụ, bảo đảm sự thống nhất trong chỉ
đạo, điều hành hoạt động; các Kiểm toán nhà nước
Chuyên ngành, Khu vực chủ động trong việc kiểm
toán, có thể thành lập đoàn kiểm toán để thực hiện
trên địa bàn, có thể lồng ghép trong các cuộc kiểm
toán ngân sách (nhưng phải có một tổ chuyên thực
hiện chuyên đề); quy định cơ chế phối hợp, báo
cáo, kiểm soát khi triển khai