Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo liên thông, liên kết giáo viên trình độ đại học

Tóm tắt. Dựa trên kết quả phỏng vấn định tính cá nhân, hoặc nhóm những người hưởng thụ hình thức đào tạo liên thông liên kết giáo viên từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học ở một số địa phương và một số cán bộ quản lí, giáo viên của các cơ sở có tổ chức đào tạo liên thông, liên kết giáo viên trình độ đại học, tác giả đã khắc họa những nét thực trạng dựa trên tiếp cận các thành tố của quá trình đào tạo. Những kết quả và những bất cập trong loại hình đào tạo giáo viên này cũng được xác định. Trên cơ sở đó đã trình giải các giải pháp khắc phục trong bối cảnh thực hiện Luật giáo dục 2013 và thông tư 55 về đào tạo liên thông theo quan điểm đảm bảo chất lượng đối với mọi thành tố của quá trình đào tạo từ tuyển sinh đến chương trình, độ ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, quản lí, cơ chế phối hợp giữa đơn vị tổ chức và liên kết đào tạo,. Đồng thời, tác giả cúng kiến nghị Bộ GD-ĐT quan tâm đến việc chỉ đạo đào tạo liên thông ngang để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi ngành, nghề trong thực tế hiện nay.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo liên thông, liên kết giáo viên trình độ đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 195-204 This paper is available online at THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG, LIÊN KẾT GIÁO VIÊN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Nguyễn Thanh Bình Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Dựa trên kết quả phỏng vấn định tính cá nhân, hoặc nhóm những người hưởng thụ hình thức đào tạo liên thông liên kết giáo viên từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học ở một số địa phương và một số cán bộ quản lí, giáo viên của các cơ sở có tổ chức đào tạo liên thông, liên kết giáo viên trình độ đại học, tác giả đã khắc họa những nét thực trạng dựa trên tiếp cận các thành tố của quá trình đào tạo. Những kết quả và những bất cập trong loại hình đào tạo giáo viên này cũng được xác định. Trên cơ sở đó đã trình giải các giải pháp khắc phục trong bối cảnh thực hiện Luật giáo dục 2013 và thông tư 55 về đào tạo liên thông theo quan điểm đảm bảo chất lượng đối với mọi thành tố của quá trình đào tạo từ tuyển sinh đến chương trình, độ ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, quản lí, cơ chế phối hợp giữa đơn vị tổ chức và liên kết đào tạo,... Đồng thời, tác giả cúng kiến nghị Bộ GD-ĐT quan tâm đến việc chỉ đạo đào tạo liên thông ngang để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi ngành, nghề trong thực tế hiện nay. Từ khóa: Đào tạo liên thông, liên kết giáo viên trình độ đại học, thực trạng và giải pháp. 1. Mở đầu Liên thông, liên kết đào tạo là một chủ trương đúng đắn trong giáo dục và đào tạo, là phương thức đào tạo cần thiết để thực hiện mục tiêu chính là đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân; tạo điều kiện cho mọi người ở các vùng còn nhiều khó khăn tiếp cận được với giáo dục đại học; thỏa mãn nhu cầu nâng cao kiến thức,... Thực hiện chủ trương đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, trong những năm qua, đào tạo liên thông, liên kết được xem là phương thức đào tạo quan trọng và cần thiết. Phương thức đào tạo này đã góp phần giảm tải cho hệ thống đào tạo chính quy, đồng thời bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội. Liên hệ: Nguyễn Thanh Bình, e-mail: ngthanhbinh56@yahoo.com. 195 Nguyễn Thanh Bình Đào tạo liên thông là biện pháp tổ chức đào tạo trong đó người học được sử dụng kết quả học tập đã có để học tiếp ở trình độ cao hơn cùng ngành đào tạo hoặc khi chuyển sang ngành đào tạo hay trình độ đào tạo khác. Đào tạo liên thông được tổ chức theo hình thức chính quy hoặc vừa làm vừa học, ngoài ra còn có hình thức đào tạo từ xa. Mục đích đào tạo liên thông là tạo cơ hội học tập cho người học và phát triển ngành, nghề phù hợp với nhu cầu xã hội, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả trong đào tạo và đảm bảo công bằng trong giáo dục [5]. Liên kết đào tạo là sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học. Mục đích của hoạt động liên kết đào tạo là 1) thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội; huy động tiềm năng của các trường nhằm đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương. 2) Tạo cơ hội học tập cho nhiều người trên cơ sở đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng và xã hội hoá giáo dục. Đối tượng tham gia liên kết đào tạo gồm đơn vị chủ trì đào tạo được hoàn toàn chủ động trong việc tổ chức quá trình đào tạo gồm: Xây dựng chương trình, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo (đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị); Lập kế hoạch đào tạo; tổ chức tuyển sinh; phân công giảng dạy, hợp đồng thỉnh giảng; Ra đề, chấm thi/kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; Xét công nhận kết quả và cấp bằng tốt nghiệp cho người học. Còn đơn vị phối hợp đào tạo được quyền đề xuất đơn vị chủ trì đào tạo bổ sung vào chương trình đào tạo những nội dung thiết thực, phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động; được cử đại diện tham gia quản lí, nhận xét, đánh giá người dạy và người học theo thỏa thuận trong hợp đồng liên kết đào tạo [6]. Đào tạo liên thông, liên kết giáo viên trình độ đại học là nói đến đào tạo giáo viên từ trình độ cao đẳng lên trình độ đại học Đào tạo liên thông giáo viên trình độ đại học là đào tạo giáo viên đã có trình độ Cao đẳng Sư phạm lên Đại học Sư phạm để đáp ứng nhu cầu học đại học của giáo viên, để tiến đến chuẩn hóa giáo viên THCS có trình độ đại học hoặc ở những nơi thiếu giáo viên THPT có thể chuyển sang dạy ở bậc THPT. Đào tạo liên thông giáo viên trình độ đại học tồn tại dưới các hình thức liên thông chính quy, liên thông vừa học vừa làm và liên thông từ xa. Hình thức từ xa chủ yếu là hướng dẫn tự học.Giữa liên thông chính quy và vừa học vừa làm khác nhau môn thể dục và quân sự. Hình thức đào tạo đại học liên thông vừa học vừa làm theo quy chế 36 theo học phần/ học trình, còn liên thông chính quy lại theo tín chỉ. Trong khuôn khỏ của bài viết này chỉ đề cập đến đào tạo liên thông chính quy và liên thông vừa học vừa làm dưới hình thức liên kết. Cơ sở pháp lí cho các hình thức đào tạo này là Luật giáo dục đại học và các Quy định về đào tạo liên thông và liên kết (Quyết định số 06/2008/QĐ ngày 13/02/2008QĐ- BGDĐT, Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo); Gần đây Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư số 55 /2012/TT- BGDĐT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với mục đích là đưa đào tạo liên thông về đúng bản chất là giúp người học tích lũy được kiến thức, bảo lưu kết quả học tập ở bậc dưới để học tiếp trình độ cao hơn. Ngoài ra, liên thoog vừa học 196 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo... vừa làm còn chịu sự chi phối của Quy chế 36/2007/QĐ-BGD&ĐT về đào tạo đại học và cao đẳng hình thức vừa làm vừa học 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng đào tạo liên thông, liên kết giáo viên trình độ đại học Trong thời gian qua nhiều cơ sở đào tạo sư phạm trong cả nước đã thực hiện nghiêm túc các quy chế, từng bước nâng cao chất lượng đào tạo. Song bên cạnh đó cũng có những cơ sở đào tạo đã không ý thức được trách nhiệm xã hội chạy theo mục đích kinh tế, thiếu quan tâm đến chất lượng đào tạo. Hầu hết loại hình liên thông phổ biến được tổ chức đào tạo tại các cơ sở liên kết đào tạo, cho nên Bộ GD-ĐT đã yêu cầu " Không tổ chức liên kết đào tạo liên thông để cấp bằng chính quy ngoài cơ sở đào tạo của trường” [2]. 2.1.1. Về tuyển sinh Quy định đào tạo liên thông đặt ra yêu cầu “sinh viên tốt nghiệp loại khá được dự tuyển sau khi tốt nghiệp. Sinh viên tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm công tác gắn với chuyên môn nghiệp vụ” [4]. Trong thực tế, nhiều sinh viên tốt nghiệp cao đẳng không hoặc chưa kiếm được việc làm, trong số đó đã có sinh viên chạy xin các trung tâm luyện thi xác nhận có tham gia dạy kèm, luyện thi hi vọng được tiếp tục học lên đại học; Hoặc khi vận dụng quy định này có cơ sở đào tạo còn thấy chưa rõ 01 năm này là năm sau khi tốt nghiệp hay 01 năm bất kì trong thời gian sinh viên đang học, thậm chí trước thời gian sinh viên học (PV nhóm ĐHSP H). - Để kiểm soát được đầu vào thông tư số 55/2012/TT-BGDĐT đã quy định phân loại sinh viên tốt nghiệp đã ra trường công tác quá 3 năm thì sẽ thi một môn cơ bản, một môn cơ sở ngành và một môn chuyên môn; còn đối với những sinh viên mới tốt nghiệp mà muốn dự thi liên thông ngay thì sẽ tham dự kì thi “3 chung” giống như bình thường. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng đào tạo liên thông là sử dung những cái đã có học tiếp (PV ĐH SG và ĐH ĐN) việc thi khối A, B, C, D không phải đều thiết thực cho việc học tiếp chương trình bậc trên bằng thi các môn cơ sở, cơ sở ngành, môn chuyên ngành. Hơn nữa,việc phân biệt số trên 36 hay dưới 36 sẽ không có ý nghĩa nếu người đã đi làm không đúng ngành nghề đã học. Trên thực tế nhiều trường ngại tổ chức tuyển sinh nhiều đối tượng phức tạp, tốn kém coi thi, ra đề. (PV ĐHSP TN)...nên có thể yêu cầu thí sinh viết đơn tình nguyện xuống thi với đối tượng tốt nghiệp CĐ dưới 36 tháng (PV ĐHSP H); Hoặc có những thí sinh có kiến thức chuyên ngành, còn kiên thức phổ thông đã quên; đợi sau 36 tháng sẽ không phải thi như HS phổ thông. - Thông tư 55 ảnh hưởng trực tiếp đến tuyển sinh của liên thông chính quy, còn không ảnh hưởng mạnh đến liên thông vừa học vừa làm. Có trường dừng không mở liên thông chính quy, có trường tuyển sinh một năm chỉ có 1-3 thí sinh trúng tuyển nên việc tổ chức đào tạo quá khó khăn. Thông tư 55 còn quy định về ưu tiên đối tượng và ưu tiên khu vực, nhưng cũng có ý kiến cho rằng với ngành SP thì chỉ những người đi dạy mới được 197 Nguyễn Thanh Bình ưu tiên và nên chỉ ưu tiên khu vực để thu hút giáo viên lên dạy những vùng khó khăn(PV ĐHSP H). 2.1.2. Về động cơ của người học Qua phỏng vấn nhóm giáo viên đã học đại học liên thông ở các địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Đắc Lắc,... cho thấy: Nhìn chung nhiều người vẫn xác định là học để nâng cao trình độ, kiến thức, cho nên đề nghị vẫn tiếp tục duy trì hình thức học liên thông học để tạo cơ hội cho nhiều người khác muốn được học. Bên cạnh đó cũng có không ít người đi học để tăng lương hoặc đạt chuẩn, hoặc tâm lí sính bằng cấp, nên học mang tính hình thức,... Trong khi đó quản lí hoạt động học tập và rèn luyện của HV của đơn vị phối hợp đào tạo: đã đảm nhiệm việc ổn định tổ chức lớp học, quản lí giờ giấc, sĩ số lớp học, phối hợp đánh giá, xét điều kiện thi hết môn, tốt nghiệp của HV. Tuy vậy, phổ biến chưa đầy đủ mục tiêu, chương trình giáo dục, các yêu cầu kiểm tra, đánh giá, điều kiện tốt nghiệp, nội quy, quy định của trung tâm, các quy định của pháp luật, chính sách, chủ trương đường lối của Đảng, nhà nước đến học viên. So với yêu cầu trong tiêu chuẩn đánh giá chương trình đào tạo giáo viên thì điều này chưa đảm bảo. Đồng thời, cũng chưa dành thời gian cho học viên tham gia các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể thao phù hợp. Công tác phối hợp cung cấp thông tin về kết quả học tập, rèn luyện đến HV, gia đình và đơn vị công tác của HV còn thiếu chính xác, chưa kịp thời (PV lãnh đạo TTGDTX tỉnh SL). 2.1.3. Về chương trình, nội dung đào tạo Theo quy định 06, chương trình đào tạo liên thông được thiết kế theo nguyên tắc mềm dẻo, phát triển theo hướng kế thừa và tích hợp, để giảm tối đa thời gian học lại kiến thức và kĩ năng mà người học đã tích luỹ ở các trình độ khác; phải phản ánh đúng mục tiêu đào tạo, yêu cầu học tập, nội dung, phương pháp dạy và học, thời gian đào tạo, kế hoạch thực hiện và phương pháp đánh giá theo trình độ và theo ngành đào tạo tương ứng; được thực hiện theo nguyên tắc bù đủ những khối lượng kiến thức còn thiếu và kiến thức cập nhật mới phù hợp với thực tế xã hội [4]. Tuy nhiên trong thực tế những người chịu trách nhiệm xây dựng chương trình liên thông không phân tích hết chương trình cao đẳng, không đảm bảo tính phát triển, đông thời chương trình liên thông rất đa dạng. Chương trình đào tạo liên thông hiện nay là ánh xạ chương trình khung của Bộ, có khoảng 60% nội dung cứng dựa vào chương trình khung, có nhiều môn chung chưa học ở Cao đẳng được bổ sung vào chương trình đại học, còn lại 40% phần mềm thường là nội dung chuyên ngành (ĐHSP H). Cũng có nơi cho rằng. những môn chưa học ở cao đẳng được đưa vào chương trình đại học theo cách lắp ghép cơ học, điều này chưa hợp lí (PVN ĐHSPH), vì chương trình đại học phải là mở rộng và nâng cao. Cũng có nơi căn cứ chương trình đại học chính quy là 135 tín chỉ, chương trình cao đẳng là 112 tín chi, như vậy chương trình liên thông sẽ là 135 tín chỉ trừ 112 tín chỉ còn 23 tín chỉ. Trong số 23 tín chỉ đó chương trình đào tạo đại học liên thông được xây dựng theo tỉ lệ không quá 40% là 198 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo... bổ sung những môn chưa học ở cao đẳng, còn 60% là nâng cao, mở rộng có những chuyên đề chuyên sâu. Chương trình liên thông đại học có đầy đủ học phần của chính quy: lắp đùng chương trình chính quy, có những cái không cho lặp lại, nhưng cũng không cho bỏ, sẽ có hình thức chuyên đề (PVN ĐHSG) Khi xây dựng nội dung chuyên ngành có nơi cho rằng còn chưa quan tâm đến cơ cấu, logic năng lực người tốt nghiệp của bản thân ngành đào tạo, mà ngành đào tạo còn phụ thuộc vào đội ngũ giáo viên thiên về những nội dung nào Hiện nay chương trình đào tạo còn có một số môn học chưa thật sát hợp với ngành học, nội dung môn học còn nặng về lí thuyết, kĩ năng ngành nghề còn hạn chế (PVN ĐHSPH). Một khó khăn đối với các trường là hình thức liên thông vừa học vừa làm thường được liên kết đào tạo và đào tạo theo niên chế với các học phần để đảm bảo quyền lợi cho người học, còn liên thông chính quy lại đào tạo theo tín chỉ, do đó làm thế nào để đảm bảo hai chương trình này tương đồng (PVN ĐH ĐN, ĐHSG) Thực trạng quản lí nội dung, chương trình đào tạo ở đơn vị phối hợp đào tạo: Nội dung chương trình đào tạo đã được thông báo đến HV trước khi vào học, nhưng chưa công bố đến những cơ sỏ sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo; chưa phối hợp chặt chẽ với trường chủ trì liên kết đào tạo để kiểm tra việc thực hiện nội dung, chương trình đào tạo của giảng viên; chưa mạnh dạn kiến nghị với đơn vị chủ trì đào tạo liên kết bổ sung, điều chỉnh nội dung phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động của địa phương. Việc giám sát thực hiện nội dung, chương trình qua các loại hồ sơ chuyên môn được thực hiện không thường xuyên. Nguyên nhân chủ yếu do một bộ phận cán bộ nhận thức chưa đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn của trung tâm trong quản lí nội dung, chương trình đào tạo theo quy định. Ngoài ra còn có hiện tượng nể nang, né tránh, hoặc ngại đề xuất vấn đề với các trường chủ trì liên kết đào tạo (PV lãnh đạo TTGDTX tỉnh SL) 2.1.4. Về phương pháp đào tạo Đa số người được phỏng vấn cho là giảng viên sử dụng phương pháp dạy học truyền thống, ít khai thác trải nghiệm của người học, trong khi họ đã trải qua quá trình công tác. Bên cạnh đó cũng có những giáo viên đưa câu hỏi trọng tâm về tự nghiên cứu, có giáo trình. Những người đã học ở khoa sư phạm ĐHCT, SPKT TP. HCM, ĐHS G) đều hài lòng với tỉ lệ thực hành trong quá trình đào tạo. Những lớp đào tạo liên thông tại trường được đảm bảo như sinh viên chính quy, hàng năm thực hiện thu thập thông tin phản hồi từ người học nên giảng viên ngày càng nghiêm túc hơn (PVN ĐHSG, ĐHSPH). Trong khi đó, những lớp học liên thông liên kết ở Trung tâm giáo dục thường xuyên thì bị hạn chế hơn nhiều, học liên thông ở địa phương không rèn được kĩ năng (PVN ĐHTN, ĐH CT), một phần do điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, phần khác do thời lượng bị giáo viên cắt xén. Tâm lí sính bằng cấp trong tuyển dụng và bệnh thành tích vẫn chi phối việc dạy và học, sự phối hợp giữa hai đơn vị liên kết không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc, thiếu thống nhất trong quản lí, điều hành nên phần nào còn hạn chế về hiệu quả tổ chức đào tạo.. Vai trò của đơn vị chủ trì đào tạo trong việc kiểm tra, thanh tra, 199 Nguyễn Thanh Bình đảm bảo chất lượng đào tạo rất quan trọng: Phần lớn giáo viên dạy không đủ thời lượng, nhưng nhiều khi là mất kiểm soát; thậm chỉ có thanh tra, giám sát và phát hiện giáo viên vi phạm thi lãnh đạo nhà trường cũng chưa xử lí (PVN ĐHSPH). Còn thực trạng quản lí hoạt động dạy của giảng viên của đơn vị phối hợp đào tạo thì: “Xét về tổng thể, biện pháp quản lí hoạt động giảng dạy của giảng viên ít hiệu quả, Trung tâm chưa thực sự giám sát việc chấp hành thời gian, nền nếp, tác phong lên lớp và thực hiện các quy chế về chuyên môn của giáo viên; chưa bao giờ chủ động phối hợp với trường chủ trì liên kết đào tạo để tổ chức kiểm tra hồ sơ, dự giờ, đánh giá và xếp loại giáo viên, mà nguyên nhân chính là do thiếu sự chủ động phối hợp quản lí của các bên tham gia liên kết đào tạo”; Đồng thời, cơ sở vật chất và phương tiện dạy học chưa được đầu tư xây dựng, trang bị theo hướng kiên cố, hiện đại và đạt chuẩn. Xét về lâu dài thì nguồn lực về cơ sở vật chất sẽ không đáp ứng yêu cầu của liên kết đào tạo (PV lãnh đạo TTGDTX tỉnh SL). 2.1.5. Về kiểm tra, đánh giá Theo quy định của Bộ GD-ĐT thì đề thi kết thúc học phần được sử dụng trong ngân hàng đề thi chung của trường, khoa hoặc bộ môn [7]. Tuy nhiên trong thực tế rất ít trường có ngân hàng đề thi cho hình thức vừa học vừa làm, qua phỏng vấn mới thấy có ĐHSP Huế đã có ngân hàng thi cho loại hình đào tạo này. Mặc dù đã có quy chế tốt nhưng giáo viên dễ dãi, tạo điều kiện cho HV (PVN. ĐHSPH) hoặc vì bệnh thành tích, hoặc thương học trò hạ thấp yêu cầu, ôn luyện sát nội dung thi để đạt kết quả cao (PV nhóm ĐH ĐN). Bên cạnh đó cũng có nơi không giới hạn nội dung ôn thi (PVN ĐHCT). Quy trình ra đề, chấm thi, quản lí điểm có trường làm tốt, có trường làm chưa tốt, thậm chí có trường còn không dọc phách bài thi... Về quản lí đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học viên ở đương vị liên kết đào tạo: Phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra điều kiện, thi hết môn, thi lại, bảo vệ đồ án, thi tốt nghiệp. Công tác phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy, các khoa, phòng của hai đơn vị và ban cán sự lớp để tổ chức đánh giá, xếp loại, xét điều kiện dự thi hết môn và thi tốt nghiệp của HV theo quy chế hiện hành một cách kịp thời. Tuy nhiên, việc phối hợp cập nhật kết quả học tập và rèn luyện của HV vào hồ sơ, sổ sách theo quy định và thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho HV chưa tốt, nhiều môn thông tin quá muộn và không đầy đủ. Hoạt động kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập và rèn luyện của HV chưa thường xuyên; chưa phối hợp với trường chủ trì liên kết đào tạo tiến hành các cuộc kiểm tra việc đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HV; chưa có dữ liệu về học viên đã tốt nghiệp để đánh giá hiệu quả đào tạo, cũng như để có cơ sở thực tiễn điều chỉnh mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo sao cho đáp ứng nhu cầu thực tiễn (PV lãnh đạo TTGDTX tỉnh SL). 200 Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo... 2.1.6. Thực trạng hoạt động phối hợp giữa trung tâm GDTX tỉnh với trường đại học trong quản lí liên kết đào tạo Chưa xác định được những nội dung phối hợp và xây dựng được cơ chế phối hợp liên kết đào tạo. Trong quá trình liên kết đào tạo, trung tâm GDTX và các đơn vị chủ trì LKĐT chưa bao giờ tổ chức các đợt sơ kết, đánh giá các mặt đã làm được, mặt còn hạn chế và rút kinh nghiệm trong công tác phối hợp liên kết đào tạo; chưa phối hợp rõ ràng, cụ thể với đơn vị chủ trì liên kết đào tạo để quy định thống nhất về số lượng, mẫu các loại hồ sơ cần có theo quy định của các bên về quy định của ngành, phần lớn là do trung tâm tự xây dựng để quản lí. Vì vậy, nhiều loại hồ sơ không rõ bên nào phải lập, lưu trữ và lưu trữ như thế nào. . . dẫn đến hồ sơ không đầy đủ, không có mã số,lưu trữ không khoa học, khó tra cứu và dễ thất lạc. Trong quá trình liên kết đào tạo hai bên chưa phối hợp để kiểm tra công tác quản lí và lưu trữ hồ sơ(PV lãnh đạo TTGDTX tỉnh SL). 2.1.7. Kết quả đào tạo Đào tạo liên thông, liên kết giáo viên trình độ đại học trong những năm qua đã giúp nâng chuẩn cho giáo viên THCS từ trình độ Cao đẳng Sư phạm lên trình độ Đại học Sư phạm là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông và đáp ứng được nhu cầu của sinh viên tốt nghiệp và giáo viên THCS có trình độ Cao đẳng Sư phạm (PV ĐHSPTN, ĐHSP H). Đồng thời, đào tạo đại học liên thông, liên kết đã cung cấp cho các địa phương một đội ngũ giáo viên có trình độ cao làm nòng cốt chuyên môn cho các trường THCS. Đặc biệt, đào tạo đại học liên thông, liên kết là cơ hội thuận lợi giúp cho người học phát huy hết khả năng của mình để học đến trình độ đại học. Đồng thời, giải quyết những khó khăn cho một bộ phận lớn giáo viên đang công tác vùng cao, vùng sâu, vùng xa có nhu cầu được nâng cao trình độ nhưng không có điều kiện đến học tại cơ sở của các trường đại học Bên cạnh đó, sự bất cập giữa chất lượng đào tạo và hiệu quả sử dụng còn là vấn đề. Kết quả học và thi cao nhưng khả năng vận dụng vào thực tế còn nhiều hạn chế. Nếu người học có ý thức thì thấy học được về phương pháp và thấy tầm hiểu biết được nâng cao hơn (PVN
Tài liệu liên quan