Thực trạng và một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên các trường nghề

Tóm tắt. Năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN) là yếu tố quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của công tác dạy nghề đã đề ra. Do đó, xây dựng và phát triển năng lực đội ngũ GVDN phải được các cơ quan chức năng, cơ sở dạy nghề triển khai đồng bộ 4 giải pháp: Từ việc phát triển và nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo GVDN đến việc Giám sát, kiểm tra, đánh giá đối với GVDN. Nhất là nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề, năng lực sư phạm dạy nghề, cập nhật công nghệ mới và thực tế sản xuất cho GVDN. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp với những bất cập lớn thời gian qua đã liên tục được các chuyên gia giáo dục đề cập. Một trong những hạn chế được mổ xẻ nhiều nhất là sự "thiếu và yếu" về năng lực của đội ngũ GVDN. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cần phải được thay đổi.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên các trường nghề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2012, Vol. 57, No. 5, pp. 39-46 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG NGHỀ Lưu Đăng Khoa Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ E-mail: luudangkhoa020980@gmail.com Tóm tắt. Năng lực đội ngũ giáo viên dạy nghề (GVDN) là yếu tố quyết định đến việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của công tác dạy nghề đã đề ra. Do đó, xây dựng và phát triển năng lực đội ngũ GVDN phải được các cơ quan chức năng, cơ sở dạy nghề triển khai đồng bộ 4 giải pháp: Từ việc phát triển và nâng cao năng lực đào tạo của các cơ sở đào tạo GVDN đến việc Giám sát, kiểm tra, đánh giá đối với GVDN. Nhất là nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề, năng lực sư phạm dạy nghề, cập nhật công nghệ mới và thực tế sản xuất cho GVDN. Hệ thống giáo dục nghề nghiệp với những bất cập lớn thời gian qua đã liên tục được các chuyên gia giáo dục đề cập. Một trong những hạn chế được mổ xẻ nhiều nhất là sự "thiếu và yếu" về năng lực của đội ngũ GVDN. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo cần phải được thay đổi. Từ khóa: Năng lực GVDN, hệ thông giáo dục nghề nghiệp, chất lượng đào tạo nghề. 1. Mở đầu Trong giai đoạn mới của sự nghiệp dạy nghề, với bối cảnh quốc tế chứa nhiều thời cơ và thách thức, trước yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập khi Việt Nam đã là thành viên của WTO, GVDN là lực lượng nòng cốt quyết định thực hiện thắng lợi các mục tiêu của dạy nghề. Trước tình trạng nhiều trường dạy nghề khó hấp dẫn người học, cần triển khai đồng bộ hệ thống các giải pháp, từ việc phát triển và nâng cao năng lực mạng lưới dạy nghề đến việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, năng lực đội ngũ giáo viên. Bộ LĐ-TBXH vừa tiến hành đánh giá lại công tác dạy nghề của các trường thuộc ngành. Chất lượng GVDN đang trở thành vấn đề đáng báo động. Hiện nay cả nước có 12 trường được chọn để mở các lớp về nghiệp vụ sư phạm và bồi dưỡng cho GVDN, tuy nhiên chất lượng của đội ngũ này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Về cơ bản, GVDN vẫn còn thiếu và yếu. Do đó, xây dựng và phát triển đội ngũ GVDN phải được tiến hành thường xuyên, nhất là đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực. 39 Lưu Đăng Khoa 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường nghề Từ năm 2006 đến nay các trường trung cấp, cao đẳng, đại học và các trường Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề đang mở ra ngày càng niều, trong khi GVDN lại không đủ để đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng [3,2]. Từ những trung tâm dạy nghề, trường công nhân kỹ thuật được nâng cấp thành trường Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề đến những trường tư thục, chắc chắn không thể có ngay được đội ngũ giáo viên đạt chuẩn. Giáo viên các trường nghề được huy động từ nhiều nguồn: Cử nhân được đào tạo chính quy từ các ĐH Sư phạm kỹ thuật hoặc từ nhiều trường khác có chuyên ngành đúng với ngành nghề của trường, các chuyên gia kỹ thuật, thợ lành nghề, nghệ nhân giỏi nghề có thâm niên,... Nhưng có một thực trạng tồn tại lâu nay và có lẽ vẫn tiếp tục tồn tại là các trường vẫn không thể chủ động hoàn toàn về nguồn giáo viên. Bên cạnh đó, tổ chức xây dựng các chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng dạy học cho những người được huy động tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn là các kỹ sư, cán bộ kỹ thuật, nghệ nhân, công nhân có tay nghề cao, nông dân giỏi,... - Thực trạng bậc nghề của GVDN. Đối với các trường nghề, vấn đề thực hành bao giờ cũng quan trọng bậc nhất. Nhưng có rất nhiều ý kiến cho rằng năng lực thực hành, năng lực tổ chức hướng dẫn cho HS thực hành của giáo viên trường nghề còn thấp. Số giáo viên vừa giỏi lý thuyết vừa giỏi thực hành không nhiều. Nhất là các ngành còn quá mới mẻ ở Việt Nam như công nghệ cao, thẩm mỹ,... Dạy nghề chính là dạy kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp cho học sinh để học sinh biết nghề, giỏi nghề và sau này lao động bằng nghề được đào tạo. Vì vậy đòi hỏi GVDN phải có trình độ tay nghề giỏi (thể hiện ở bậc nghề cao) được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận và được kiểm chứng trong quá trình đào tạo. Bậc nghề thể hiện trình độ chuyên môn, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm nghề nghiệp của người giáo viên. Có được bậc nghề cao là cả một quá trình phấn đấu, luyện tập, trau dồi, học hỏi, sáng tạo của người thầy. Bậc nghề cao chính là đích cần đạt được của mỗi GVDN. Thực hiện điều tra, khảo sát bậc nghề của GVDN tại các trường dạy nghề cho thấy: Số GVDN có bậc nghề cao (bậc 5/7, bậc 6/7 và bậc 7/7 - theo quy định về bậc nghề của nhà nước) có rất ít, lớn hơn bậc 5 chiếm 2,5%, đa số GVDN hiện nay có bậc 4/7 chiếm 51,4% tổng số 20.000 GVDN hiện nay, bậc 5 chỉ chiếm 23,3% còn lại là bậc 3/7. Theo quy định của nhà nước về đào tạo nghề, bậc nghề của GVDN phải cao hơn bậc nghề đào tạo 2 bậc vì vậy đội ngũ GVDN đạt chuẩn thiếu rất nhiều. Thực trạng đó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo nghề mà cụ thể là trình độ tay nghề của học sinh khi ra trường còn yếu do bậc nghề của GVDN chưa đạt chuẩn. 40 Thực trạng và một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên các trường nghề - Thực trạng thực tế sản xuất và công nghệ mới GVDN. Một trong những nguyên lý của giáo dục là “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”. Những năm gần đây việc tìm hiểu thực tế sản xuất và tiếp cận công nghệ mới của GVDN có nhiều hạn chế do thiếu nguồn kinh phí cho thực tập nâng cao, tham quan học hỏi kinh nghiệm thực tiễn tại các nhà máy, xí nghiệp. Trong khi đó các nhà máy, xí nghiệp đã đổi mới theo hướng tiên tiến, hiện đại về trang thiết bị và công nghệ sản xuất. GVDN không có điều kiện tiếp cận thực tế sản xuất và chưa nắm bắt được công nghệ mới nên không lồng ghép, không đưa được các vấn đề về kỹ thuật mới, công nghệ mới vào nội dung bài giảng nên bài giảng trở nên nghèo nàn, lạc hậu thiếu thực tiễn. Khảo sát 805 GVDN trong 06 trường dạy nghề thuộc các tỉnh phía Bắc cho thấy thực trạng mức độ hiểu biết thực tế sản xuất và công nghệ mới của GVDN như sau: + GVDN hiểu biết rõ thực tế sản xuất và công nghệ mới thông qua các khóa học tập, bồi dưỡng, thăm quan các cơ sở sản xuất ở nước ngoài chiếm tỷ lệ 8% (mức 1). + GVDN hiểu biết thực tế sản xuất và công nghệ mới thông qua các khóa học tập, bồi dưỡng, tham quan các cơ sở sản xuất ở trong nước (bao gồm cả các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài) chiếm tỷ lệ 33,7% (mức 2). + GVDN có hiểu biết thực tế sản xuất và công nghệ mới thông qua việc tự bồi dưỡng (tìm hiểu qua tài liệu, qua thông tin trên mạng...) chiếm tỷ lệ 58,3% (mức 3). Kết quả khảo sát cho thấy: Mức hiểu biết rõ (mức 1) rất thấp; mức hiểu biết (mức 2) là mức đa số giáo viên phải được tiếp cận trong quá trình hoạt động nghề nghiệp cũng chỉ chiếm 1/3 tổng số giáo viên được khảo sát; mức có hiểu biết (mức 3) chiếm tỷ lệ cao nhất nhưng việc tự học, tự tìm hiểu thông tin trong khi trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng cho việc đọc, dịch tài liệu nên kết quả rất hạn chế. - Thực trạng năng lực sư phạm nghề của GVDN. Giáo viên nói chung và GVDN nói riềng muốn đạt được hiệu quả trong truyền đạt kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh sinh viên, năng lực sư phạm của giáo viên là hết sức quan trọng và cần thiết. Thực tế hiện nay năng lực sư phạm nghề của đội ngũ giáo viên các trường nghề còn rất hạn chế. Từ công tác chuẩn bị, thực hiện hoạt động giảng dạy, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học, quản lý hồ sơ dạy học, xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, xây dựng kế hoạch, thực hiện các hoạt động giáo dục, quản lý người học, xây dựng môi trường giáo dục, học tập cho tới hoạt động xã hội. Qua khảo sát năng lực sư phạm GVDN Việt Nam đạt chuẩn 71% . Tuy nhiên vẫn còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục dạy nghề hiện nay. Thực tế là các GVDN hiện nay được đào tạo cơ bản tại các trường Đại học, Cao đẳng Sư phạm kỹ thuật mới đạt được 40% trên tổng số GVDN hiện nay. Số còn lại được các trường tuyển từ các nguồn khác sau đó đưa đi đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm (Tuyển các giáo viên mới tốt nghiệp ra từ các trường Đại học, Cao đẳng và các nghệ nhân, người có nhiều kinh nghiệm trong nghề,...). Ví dụ Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật công nghệ tính đến năm 41 Lưu Đăng Khoa 2011 có tổng cộng 100 giáo viên thì có 65 giáo viên được đào tạo tại các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm kỹ thuật, số còn lại được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng thuộc hệ thống giáo dục, trước hoặc trong qua trình được tuyển dụng số giáo viên này chủ động tham gia lớp nghiệp vụ sư phạm để đảm bảo đúng quy chế. - Thực trạng số lượng GVDN. Theo ông Trần Văn Lịch - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo viên, Tổng cục Dạy nghề cho biết: "Đến năm 2015, toàn bộ hệ thống dạy nghề sẽ thiếu 15.000 giáo viên". Để khắc phục tình trạng trên, Tổng cục Dạy nghề đã có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dạy nghề cho các học sinh, sinh viên Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề để tạo nguồn giáo viên cho các trung tâm dạy nghề. Qua báo cáo tổng kết của Sở Lao động thương binh và xã hội Hà Nội năm 2011 về công tác đào tạo nghề, trên địa bàn thành phố có hơn 3.000 GVDN trên 266 cơ sở dạy nghề, các cơ sở dạy nghề đã tuyển sinh và đào tạo nghề cho 140,5 nghìn người, trong đó Cao đẳng nghề 20 nghìn người, Trung cấp nghề 34,5 nghìn người, sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 90 nghìn lượt người. Các huyện, thị xã đã tổ chức được 409 lớp dạy nghề cho 13,672 nghìn lao động nông thôn. Như vây theo số lượng trong báo cáo thì trung bình mỗi giáo viên phải đảm nhận 47 HSSV, gấp 2 lần theo quy định chuẩn. Theo ông Nguyễn Thành Hiệp, Trưởng phòng Dạy nghề Sở Lao động - Thương binh - Xã hội TP.HCM nhận định: "Hiện nay tại TP.HCM có hơn 5.000 GVDN trong khi có đến hơn 300 cơ sở đào tạo nghề với số học sinh (HS) hằng năm là khoảng 300.000 HS, trung bình mỗi giáo viên phải đảm nhận tới 60 HS, gấp 3 lần quy định. Những thầy giỏi chuyên môn thì được nhiều trường mời giảng, mà phương pháp truyền đạt của giáo viên cũng vẫn chưa đồng đều". Số giáo viên được đào tạo từ các trường đại hoc, cao đẳng chính quy vẫn còn ít, còn lại hầu hết đều phải huy động từ nhiều nguồn. Năm 2010, Cần Thơ có 644 GVDN tại các trường cao đẳng, trung cấp và các trung tâm dạy nghề trong và ngoài công lập. Trong đó, 50 người có trình độ sau đại học, 332 người đại học, 86 cao đẳng, còn lại 176 người trình độ trung hoặc sơ cấp. Theo đánh giá của Sở Nội vụ Cần Thơ, lực lượng giáo viên nghề vừa thiếu vừa hạn chế về chất lượng. Hầu hết các trường và trung tâm đều thiếu giáo viên trầm trọng nên chất lượng dạy học thấp. Ví dụ Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ, một trường trọng điểm dạy nghề ở Đồng bằng Sông Cửu Long, chỉ có 70 giáo viên dạy 1.945 sinh viên chính quy, chưa kể hàng trăm học sinh đào tạo theo mô hình liên kết, ngoài chính quy. Trong khối công lập, Trung tâm Công nghệ Phần mềm Cần Thơ có ít giáo viên nhất: chỉ 11 người và toàn bộ chưa qua đào tạo chuẩn hóa. Ở khối ngoài công lập và các doanh nghiệp có dạy nghề, số lượng giáo viên còn thiếu nhiều hơn. Số lượng giáo viên hiện tại chỉ có thể đáp ứng 60% chương trình đào tạo. Thiếu giáo viên trầm trọng nên năm nào các trường cũng thông báo tuyển dụng rộng rãi từ nhưng vẫn không tuyển dụng được giáo viên. Thiếu giáo viên nên đội ngũ giáo viên hiện tại phải căng sức dạy tăng tiết theo quy định. “Theo quy định chuẩn GVDN của Bộ lao động thương 42 Thực trạng và một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên các trường nghề binh và xã hội, một năm học một giáo viên không dạy thêm quá 200 tiết”, nhưng ở các trường giáo viên vẫn phải dạy quá số tiết quy định là rất nhiều. 2.2. Một số yếu tố tác động đến năng lực giáo viên dạy nghề Hệ thống giáo dục nghề nghiệp với những bất cập lớn thời gian qua đã liên tục được các chuyên gia giáo dục đề cập. Một trong những hạn chế được nêu ra phân tích nhiều nhất là sự "thiếu và yếu" của đội ngũ GVDN. Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề hiện nay. Nguyên nhân của tình trạng này là kỹ năng thực hành của giáo viên và sinh viên trong các trường Sư phạm kỹ thuật còn thiếu và yếu. Đa phần giáo viên chưa quen với cách giảng dạy gắn kết giữa lý thuyết và thực hành. Hiện nay, nhiều trường nghề rơi vào mâu thuẫn: Nhiều ngành nghề có tỷ lệ việc làm cao sau khi ra trường nhưng lại không có sinh viên đăng ký học vì học sinh, sinh viên có tư tưởng ngành học này không “oai”, không “hot”. . . ví dụ như các nghề Cắt gọt kim loại, Hàn, Luyện kim, khai thác than, khoáng sản,... Chưa có một chiến lược đào tạo, bồi dưỡng GVDN theo đúng tiêu chuẩn đề ra, cả về số lượng lẫn chất lượng. Những trường đại học, cao đẳng Sư phạm kỹ thuật chưa đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng giáo viên cho tất cả các ngành nghề trong xã hội, buộc các trường phải tự thân vận động. Trình độ ngoại ngữ của giáo viên còn yếu, ít có khả năng giao tiếp quốc tế cũng như khả năng tự nghiên cứu tài liệu nước ngoài phục vụ cho công tác chuyên môn. Trong những năm gần đây, Tổng cục dạy nghề có chương trình gửi giáo viên của các trường nghề đi đào tạo nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ tại các nước có nền giáo dục dạy nghề tiên tiến (ví dụ như các ngành Điện; Điện tử,... cử giáo viên sang Malaysia; Cắt gọt kim loại, hàn, Công nghệ Ôtô,... cử giáo viên sang Cộng hòa liên bang Đức, Nhật bản,...), nhưng chủ yếu chỉ có một số giáo viên ngoại ngữ đủ điều kiện được tham gia. Đặc biệt, hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề, dạy lý thuyết gắn với hình thành và phát triển năng lực, nghề nghiệp cho học sinh còn yếu. Giáo viên trẻ tuy có trình độ chuyên môn song kinh nghiệm thực tiễn còn ít. Những cán bộ, giáo viên có thâm niên thì thường theo lối mòn, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin kém nên khó tiếp cận công nghệ đào tạo hiện đại. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề thường có tính ổn định thấp do những giáo viên giỏi, trình độ cao có xu hướng chuyển sang các trường đại học, cao đẳng hoặc chuyển sang các doanh nghiệp có điều kiện làm việc tốt hơn. Hệ quả của hệ thống đào tạo giáo viên nghề chưa đạt yêu cầu, hạn chế về chất lượng đào tạo của giáo viên Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Trung cấp chuyên nghiệp,... vẫn là năng lực chuyên môn, kỹ năng giảng dạy thực hành còn yếu, kiến thức và kỹ năng sư phạm còn hạn chế, cùng với chương trình đào tạo còn lạc hậu ở các trường Cao đẳng và Đại học sư phạm kỹ thuật. Cấu trúc chương trình khung của các trường đại học sư phạm 43 Lưu Đăng Khoa (ĐHSP) kỹ thuật thường gồm 40% đào tạo đại cương, 60% dành cho giáo dục nghề nghiệp (trong đó chỉ có 27,4% là kiến thức ngành). Từ chương trình khung này, mỗi trường lại có những quy định khác nhau. Có trường thời gian sinh viên thực tập sư phạm chỉ chiếm 1%, cơ sở ngành chiếm 15%, chuyên ngành 40%, nhưng đại cương chiếm tới 35% (theo Báo cáo tổng kết của Sở Lao động TB&XH Hà Nội về công tác đào tạo nghề trên địa bàn thành phố năm 2011). Hàng năm các trường liên tục tăng biên chế nhưng vẫn không tuyển được nhiều giáo viên đáp ứng đúng yêu cầu. Nếu tuyển Sinh viên mới ra trường thì tay nghề còn yếu, kỹ năng chưa cao, phải mất 1, 2 năm đào tạo lại. Nhưng một thời gian ngắn thì rất có thể họ sẽ ra đi vì chế độ lương bổng không đủ hấp dẫn. Lương không đủ hấp dẫn cho nên buộc các trường phải tăng tiết dạy thêm cho giáo viên, thậm chí có trường chấp nhận "vi phạm quy chế", để giáo viên dạy quá 150% số tiết chuẩn. Các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nâng cao chuyên môn, kỹ năng thực hành cho đội ngũ giáo viên và Nhà quản lý chưa được chú trọng, quan tâm đúng mức, chưa bắt kịp với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành nghề trong xã hội. 2.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực giáo viên dạy nghề hiện nay Việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cần được đặc biệt chú trọng. Định hướng cơ bản nhất là tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên có khả năng dạy tích hợp, vừa dạy lý thuyết vừa dạy thực hành để nâng cao hiệu quả truyền thụ kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho người học. Vì vậy muốn nâng cao năng lực của GVDN để nâng cao chất lượng dạy nghề và đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề trong thời kỳ mới, các cơ sở dạy nghề cần tập trung vào 4 giải pháp sau đây: - Nâng cao năng lực đào tạo GVDN. Trước mắt cần nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo GVDN, thường xuyên đổi mới chương trình, cách đào tạo, phương pháp giảng dạy, nâng cao cải thiện điều kiện đào tạo. Đến năm 2011 cả nước có 5 trường Đại học sư phạm kỹ thuật với 30 khoa sư phạm nghề, phát triển theo hướng đào tạo đón đầu, đào tạo định hướng để thích hợp với các công nghệ sản xuất mới. Áp dụng mô hình đào tạo song song cho giáo viên phổ thông và mô hình đào tạo nối tiếp cho giáo viên các trường dạy nghề, giáo dục nghề nghiệp. Mô hình đào tạo nối tiếp tại các trường ĐHSP kỹ thuật hoặc khoa Sư phạm kỹ thuật của các trường ĐH chuyên ngành được đánh giá là khả thi nhất và là điểm xuất phát của 80% giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề hiện nay. Yêu cầu đặt ra cho các cơ sở đào tạo là thường xuyên đổi mới chương trình đào tạo, gắn với năng lực thực tế, ví dụ năng lực về kỹ năng nghề, phương pháp sư phạm, khả năng lĩnh hội bao quát. Những giáo viên tương lai cũng cần tăng cường thời gian đi thực tế ở các doanh nghiệp để tiếp cận được các kỹ năng, công nghệ sản xuất mới. 44 Thực trạng và một số giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên các trường nghề - Cơ chế, chính sách đối với GVDN. Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng là chính sách hấp dẫn thu hút nhân tài, giúp giáo viên có thể sống được với nghề, có sự nhìn nhận để trả lương xứng đáng, nhất là với giáo viên có trình độ, kỹ năng. Đồng thời, tạo ra nhiều phong trào thi đua dạy tốt, học tốt, tổ chức hội giảng, hội thi thiết bị dạy nghề,... Đào tạo cho giáo viên có năng lực tương thích với năng lực của các nước tiên tiến, ví dụ như giáo viên nghề gia công cắt gọt kim loại theo chuẩn của Cộng hòa Liên bang Đức hay nghề Cơ điện tử áp dụng theo chương trình của Malaysia,... - Đào tạo, bồi dưỡng năng lực sư phạm dạy nghề đối với GVDN. Giải pháp nâng cao nghiệp vụ sự phạm cho đội ngũ GVDN; kỹ năng dạy thực hành, đối với các trường nghề, vấn đề thực hành bao giờ cũng quan trọng bậc nhất. Tăng cường thời gian đi thực tế tới các Doanh nghiệp trong và ngoài nước cho đội ngũ giáo viên để họ tiếp cận, học hỏi các kỹ năng, công nghệ sản xuất mới. Quan tâm, chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa đội ngũ giáo viên các ngành còn mới ở Việt Nam như các ngành công nghệ cao, thẩm mỹ,... - Giám sát, kiểm tra, đánh giá đối với GVDN. Để nâng cao chất lượng dạy nghề, cần tăng cường các yếu tố giám sát chất lượng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, ví dụ như kiểm định chất lượng theo phương pháp kiểm định tiến tiến trên thế giới để đánh giá năng lực của các cơ sở đào tạo; tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia cho người học nghề và người tham gia thị trường lao động,... Qua đó các trường xem xét đánh giá giáo viên, từ đó có các kế hoạch tào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo viên. 3. Kết luận Những tồn tại, yếu kém của đội ngũ GVDN hiện nay nổi lên mấy vấn đề là thiếu về số lượng, chất lượng và không đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo. Đặc biệt thiếu nghiêm trọng giáo viên cho các nghề mới hiện nay, thiếu giáo viên giỏi cả về kiến thức, kỹ năng và thái độ. Mặt khác, GVDN nước ta ít được tiếp cận với Khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, nên chất lượng đào tạo nghề chắc chắn bị hạn chế. Không những thế, họ còn nhiều hạn chế về năng lực sư phạm, cũng như trình độ ngoại ngữ, tin học nên việc giảng dạy, cũng như khai thác, sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại vào đào tạo nghề còn gặp nhiều khó khăn. Tại thời điểm này, các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học và các trường Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề đang mở ra ngày càng nhiều, trong khi GVDN lại không đủ để đáp ứng. Để xây dựng đội ngũ GVDN có chất lượng cao, Việt Nam cần đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Từ thực tiễn của công cuộc CNH - HĐH đất nước, trong quá trình sản xuất và thực 45 Lưu
Tài liệu liên quan