Tóm tắt. Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập vào
năm 2003, đến nay cả nước đã có 18 khu kinh tế được thành lập ở dải ven biển,
trong đó, có 3 khu kinh tế nằm ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh là Nghi Sơn,
Đông Nam và Vũng Áng. Đây được xem là những hạt nhân trong việc thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của toàn dải, tạo sức mạnh trong thu hút đầu tư, lao động
và khai thác có hiệu quả những lợi thế vốn có của Thanh - Nghệ - Tĩnh.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 23 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển ba khu kinh tế ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Sci., 2013, Vol. 58, No. 10, pp. 116-123
THỰC TRẠNG VÀMỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG
PHÁT TRIỂN BA KHU KINH TẾ Ở DẢI VEN BIỂN THANH - NGHỆ - TĨNH
Hoàng Phan Hải Yến
Khoa Địa lí, Trường Đại học Vinh
Tóm tắt. Kể từ khi khu kinh tế ven biển đầu tiên là Chu Lai được thành lập vào
năm 2003, đến nay cả nước đã có 18 khu kinh tế được thành lập ở dải ven biển,
trong đó, có 3 khu kinh tế nằm ở dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh là Nghi Sơn,
Đông Nam và Vũng Áng. Đây được xem là những hạt nhân trong việc thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của toàn dải, tạo sức mạnh trong thu hút đầu tư, lao động
và khai thác có hiệu quả những lợi thế vốn có của Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Từ khóa: Dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh, khu kinh tế.
1. Mở đầu
Dải ven biển Thanh - Nghệ - Tĩnh (DVBTNT) có vị trí giao thông thuận lợi cả về
đường bộ, đường biển và đường hàng không cùng nhiều tiềm năng, thế mạnh: đất đai màu
mỡ, có nhiều loại tài nguyên có trữ lượng lớn, nguồn lao động dồi dào với độ tuổi lao
động trẻ, trình độ tay nghề ngày càng được nâng cao có thể đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH
đất nước. Với sức hấp dẫn của mình, DVBTNT đã và đang trở thành điểm đến của các
nhà đầu tư. Hiện nay, trên địa bàn dải đã xuất hiện nhiều khu công nghiệp và đặc biệt là
xuất hiện ba khu kinh tế: Nghi Sơn, Đông Nam và Vũng Áng, hàng năm đóng góp lớn vào
nguồn thu ngân sách của ba tỉnh và nâng giá trị sản xuất của toàn dải đứng vị trí cao của
khu vực Bắc Trung Bộ.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát về ba khu kinh tế (KKT)
- KKT Nghi Sơn: là một KKT được thành lập theo QĐ số 102/2006/QĐ-TTg ngày
15/5/1006 tại huyện Tĩnh Gia, phía Nam tỉnh Thanh Hóa. Toàn bộ KKT Nghi Sơn có diện
tích 18.611 ha, bao trùm 12 xã của huyện Tĩnh Gia (Hải Bình, Xuân Lâm, Tĩnh Hải, Hải
Yến, Mai Lâm, Hải Thượng, Hải Hà, Nghi Sơn, Trúc Lâm, Trường Lâm, Tùng Lâm, Tân
Ngày nhận bài 02/10/2013. Ngày nhận đăng 12/12/2013.
Liên lạc Hoàng Phan Hải Yến, e-mail: hoangphanhaiyen@yahoo.com
116
Thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển ba khu kinh tế ở dải ven biển...
Trường). Các ngành được chú trọng đầu tư phát triển trong KKT Nghi Sơn là: công nghiệp
lọc hóa dầu, luyện cán thép, cơ khí đóng tàu, nhiệt điện, xi măng, vật liệu xây dựng, dệt
may, da giày, chế biến thủy sản.
- KKT Đông Nam: thành lập theo quyết định số 85/2007/QĐ-TTg, ngày 11/6/2007,
có diện tích rộng 18.826 ha. Phạm vi của khu kinh tế gồm 18 xã, phường thuộc các huyện
Nghi Lộc, Diễn Châu và Thị xã Cửa Lò. Các ngành được chú trọng đầu tư phát triển trong
KKT Đông Nam là: sản xuất nhiên liệu ethanol, chế biến gỗ, sản xuất phân bón tổng hợp,
lắp ráp và sữa chữa máy nông nghiệp, sản xuất vật liệu và thiết bị điện, dệt may.
- KKT Vũng Áng: được thành lập theo QĐ số 72/2006/QĐ-TTg ngày 3/4/2006 tại
huyện Kỳ Anh, phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, có diện tích rộng 22.781 ha. Phạm vi của khu
kinh tế gồm các xã Kỳ Nam, Kỳ Phương, Kỳ Lợi, Kỳ Long, Kỳ Liên, Kỳ Thịnh, Kỳ Trinh,
Kỳ Hà và Kỳ Ninh thuộc huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh. Các ngành được chú trọng đầu tư
phát triển trong KKT Vũng Áng là: công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên,
nguồn nguyên liệu (mỏ Sắt, mỏ Titan. . . ); các ngành công nghiệp gắn với khai thác cảng
biển; các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động; các ngành công nghiệp định hướng
xuất khẩu.
Các KKT ở DVBTNT được thành lập dựa trên cơ sở điều kiện thuận lợi về vị trí
địa lí gần các tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền cả nước như quốc lộ 1A, gần
các tuyến đường quốc lộ nối liền với Lào và Thái Lan, trên các tuyến đường biển nối với
Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Đông Nam Á. . . ; trên cơ sở các KCN, các cảng biển
nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực Bắc Trung Bộ, tạo sự liên kết
phát triển giữa các tỉnh trong cả nước, đặc biệt phát triển vùng Nam Thanh Hóa - Bắc
Nghệ An, Nam Hà Tĩnh - Bắc Quảng Bình. Các KKT bao gồm hai tiểu khu vực là khu
phi thuế quan và khu thuế quan. Khu phi thuế quan gắn với các cảng biển như Nghi Sơn,
Cửa Lò, Vũng Áng. Khu thuế quan bao gồm các KCN, khu chế xuất, khu cảng và dịch vụ
hậu cần cảng, khu đô thị, khu vui chơi giải trí, khu du lịch - dịch vụ, khu dân cư và khu
hành chính...
2.2. Thực trạng phát triển
2.2.1. Sử dụng đất
Theo thống kê của chúng tôi (Bảng 1), hiện trạng sử dụng đất có sự khác nhau giữa
các KKT ở DVBTNT.
Bảng 1. Hiện trạng sử dụng đất của các KKT ở DVBTNT
đến năm 2011 [1, 2, 3, 4]
Chỉ tiêu ĐVT Nghi Sơn Đông Nam Vũng Áng
Diện tích đất quy hoạch ha 18.611,0 18.826,0 22.781,0
Diện tích đất đã thu hồi ha 18.611,0 18.826,0 22.781,0
Diện tích đất công nghiệp dành cho thuê ha 2.050,0 9.177,0 12.851,2
Diện tích đất công nghiệp đã cho thuê ha 804,3 610,2 5.654,5
Diện tích đất công nghiệp chưa cho thuê ha 1.245,7 8.566,8 8.634,1
Tỉ lệ lấp đầy % 39,2 6,6 44,0
117
Hoàng Phan Hải Yến
Trong tổng diện tích đất quy hoạch, tỉ lệ thu hồi đất của cả 3 KKT đều đạt 100%,
nhưng diện tích đất công nghiệp dành cho thuê có sự khác nhau, KKT Vũng Áng có diện
tích lớn nhất, tiếp đến là KKT Đông Nam và cuối cùng là KKT Nghi Sơn; tỉ lệ lấp đầy
lớn nhất ở KKT Vũng Áng với 44%, tiếp theo là KKT Nghi Sơn với 39,2%, trong khi đó
KKT Đông Nam mới chỉ đạt 6,6%.
2.2.2. Thu hút đầu tư và lao động
- Số dự án sản xuất kinh doanh đến năm 2011 của các KKT DVBTNT là 161 (chiếm
35,1% tổng số dự án của các KKT ven biển Việt Nam), trong đó có 38 dự án nước ngoài,
123 dự án trong nước (chiếm tuơng ứng 36,5% và 34,6% tổng số dự án của các KKT ven
biển Việt Nam), trong số này có 9 dự án nước ngoài và 41 dự án trong nước đang sản xuất
kinh doanh.
+ Tổng số vốn đăng kí dự án sản xuất kinh doanh của các KKT DVBTNT là
15.229,5 triệu USD của nước ngoài và 112.596,3 tỉ đồng của trong nước (chiếm tương
ứng là 45,4% và 19,5% tổng số vốn đăng kí của các KKT ven biển Việt Nam), trong đó
vốn đầu tư thực hiện nước ngoài là 347,3 tỉ USD và của trong nước là 15.222,9 tỉ đồng.
+ Quy mô vốn đầu tư trung bình trên một dự án nước ngoài đạt 400,8 tỉ USD/dự án,
trên một dự án trong nước đạt 915,4 tỉ đồng/dự án.
+ Trên cơ sở nguồn vốn đầu tư trong nước và FDI vào các KKT DVBTNT tính đến
2011, có thể thấy mức độ đầu tư vào các KKT DVBTNT tương đối nhanh, mặc dù quá
trình thành lập và phát triển của các KKT này mới chỉ 6 năm trở lại đây. Không tính các dự
án đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, nếu dựa trên số diện tích đã cho thuê thực hiện các dự
án thì các KKT DVBTNT có tỉ lệ vốn đầu tư trên một đơn vị diện tích đạt 15,9 tỉ đồng/ha;
đây là tỉ lệ tương đối cao so với các KKT khác trong vùng BTB.
+ Các KKT ở DVBTNT thu hút ngày càng nhiều lao động. Nếu năm 2008, số lao
động làm việc trong các KKT chỉ có 3.689 người thì đến năm 2011 đã là 10.776 người,
tăng gấp 2,9 lần, chiếm 45,6% tổng số lao động làm việc trong các KKT ven biển Việt
Nam. Trung bình mỗi năm tăng 1.771,8 lao động.
2.2.3. Sản xuất kinh doanh
+ GTSX: Như Bảng 2, GTSX của các KKT ở DVBTNT ngày càng tăng. Năm 2008,
GTSX là 3.473,6 tỉ đồng, đến năm 2011 đạt 5.880,5 tỉ đồng, tăng gấp 1,7 lần, tốc độ gia
tăng GTSX trung bình giai đoạn 2008 - 2011 là 19,2%/năm. Trong tổng GTSX, KKT
Nghi Sơn có tỉ trọng lớn nhất, chiếm 65,1%. Đó là do các doanh nghiệp hoạt động trong
KKT đã tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong
và ngoài nước (vật liệu xây dựng, xi măng, thủy sản. . . ), tạo nguồn doanh thu và lợi nhuận
lớn cho KKT; tuy nhiên, năm 2011 so với 2010 GTSX có giảm đi do các sản phẩm công
nghiệp như: ống cốt sợi thủy tinh, gạch, xi măng, bia chịu sự cạnh tranh của các sản phẩm
cùng loại trên thị trường, khả năng tiêu thụ giảm.
KKT Đông Nam có GTSX tương đối cao và tăng nhanh qua các năm, từ 201,9 tỉ
đồng năm 2008 lên 1.225,5 tỉ đồng năm 2011, chiếm 20,8% tổng GTSX của các KKT
DVBTNT. Nguyên nhân do các sản phẩm như: vật liệu xây dựng, đá vôi trắng, hải sản,
118
Thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển ba khu kinh tế ở dải ven biển...
gỗ, thức ăn gia súc... đạt doanh thu lớn trong những năm vừa qua.
Bảng 2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của các KKT ở DVBTNT
giai đoạn 2008 - 2011 [1, 2, 3, 4]
Tiêu chí Năm 2008 Năm 2010 Năm 2011
1. GTSX (tỉ đồng) 3.473,6 5.710,5 5.880,5
- KKT Nghi Sơn 3.057,6 4.180,2 3.828,6
- KKT Đông Nam 201,9 871,0 1.225,5
- KKT Vũng Áng 214,1 659,3 826,4
2. Doanh thu (tỉ đồng) 2.822,1 6.148,7 8.405,0
- KKT Nghi Sơn 2.446,1 4.114,1 5.152,1
- KKT Đông Nam 200.8 1.398,9 2.432,4
- KKT Vũng Áng 175,2 635,7 820,5
3. Xuất khẩu (triệu USD) 69,9 639,2 680,3
- KKT Nghi Sơn - 9,9 36,3
- KKT Đông Nam 62,6 619,7 634,2
- KKT Vũng Áng 7,3 9,6 9,8
4. Nộp ngân sách (tỉ đồng) 245,7 426,4 478,0
- KKT Nghi Sơn 191,4 228 251
- KKT Đông Nam 52,2 195,2 222,9
- KKT Vũng Áng 2,1 3,2 4,1
GTSX của KKT Vũng Áng mặc dù có xu hướng tăng qua các năm từ 214,1 tỉ đồng
năm 2000 lên 826,4 tỉ đồng năm 2011 nhưng vẫn chiếm tỉ trọng thấp nhất, chiếm 14,1%.
Do trong những năm vừa qua, việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê và sa khoáng Titan kém
hiệu quả nên các dịch vụ thông qua cảng Vũng Áng đạt hiệu suất thấp, đồng thời nhiều
doanh nghiệp hoạt động trong KKT tự động rút vốn hoặc thu hẹp quy mô sản xuất.
Năng suất lao động của các KKT DVBTNT tương đối cao nhưng lại có xu hướng
giảm. Năm 2008 năng suất lao động đạt 941,6 triệu đồng/lao động, đến năm 2011 giảm
xuống còn 545,7 triệu đồng/lao động do ảnh hưởng của khủng khoảng kinh tế và sự ổn
định trong sản xuất chưa cao.
+ Doanh thu: Tốc độ gia tăng doanh thu của các KKT ở DVBTNT khá nhanh và
đều qua các năm, giai đoạn 2008 - 2010 tăng 47,6%, giai đoạn 2010 - 2011 tăng 36,7%,
đạt 8.405,0 tỉ đồng vào năm 2011, chiếm 6,1% doanh thu của các KKT Việt Nam.
Tỉ lệ doanh thu/GTSX tăng nhanh từ 81,2% năm 2008 lên 142,9% năm 2011. Điều
này do sự gia tăng của các dịch vụ bổ trợ trong các KKT.
+ Giá trị xuất khẩu: Tăng liên tục qua các năm. Năm 2008, giá trị xuất khẩu đạt
69,9 triệu USD đến năm 2011 tăng lên 680,3 triệu USD; tốc độ tăng trung bình giai đoạn
2008 - 2011 đạt 113,5%/năm. Có được tốc độ tăng trưởng cao như vậy là do một số sản
phẩm trong KKT có mức xuất khẩu tăng vọt như đá trắng, bột đá, thủy sản, dăm gỗ, bột
gỗ, linh kiện điện tử. . .
Mặc dù có GTSX và doanh thu đứng đầu trong 3 KKT, nhưng KKT Nghi Sơn có
giá trị xuất khẩu thấp nhất, chỉ chiếm 5,3% giá trị xuất khẩu năm 2011 do sản phẩm làm
119
Hoàng Phan Hải Yến
ra chủ yếu tiêu thụ trong nước, các sản phẩm thực sự có chất lượng còn ít để có thể cạnh
tranh được với các KKT khác của Việt Nam cũng như nước ngoài; đồng thời cũng do ảnh
hưởng ít nhiều của khủng khoảng kinh tế. Trong khi đó, KKT Đông Nam có giá trị xuất
khẩu chiếm ưu thế tuyệt đối với 93,2% năm 2011, do trong thời gian qua, KKT Đông Nam
với những chính sách hỗ trợ và ưu đãi trong sản xuất, chú trọng sản xuất những sản phẩm
có chất lượng dựa vào lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và lao động, làm tốt khâu quảng
bá và tiếp thị sản phẩm.
+ Nộp ngân sách: Trong thời gian qua, việc nộp ngân sách của các KKT DVBTNT
đang có sự chuyển biến rõ rệt. Giá trị nộp ngân sách của các KKT không ngừng tăng qua
các năm từ 245,7 tỉ đồng năm 2008 lên 478,0 tỉ đồng năm 2011. Đây là dấu hiệu tích cực
trong việc chấp hành tốt quy định nộp thuế của các doanh nghiệp hoạt động trong các
KKT.
2.3. Một số vấn đề đặt ra
Nhìn chung, các KKT ở DVBTNT bước đầu đi vào hoạt động đã khẳng định được
vị trí của mình, làm thay đổi không gian công nghiệp, góp phần gắn kinh tế biển với công
nghiệp và dịch vụ, tạo việc làm cho hơn 10,7 nghìn lao động, nâng cao trình độ KH - CN,
chất lượng nguồn lao động. Ở chừng mực nhất định, sự phát triển của các KKT cũng góp
phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá tại các khu vực quy hoạch. Các doanh nghiệp đã được
cấp phép và đi vào hoạt động trong KKT, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực công nghiệp đã tạo ra được một số sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị truờng
trong và ngoài nước: đá trắng, bột đá siêu mịn, gỗ ép... đây cũng là những mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của KKT, đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể.
Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển các KKT ở DVBTNT còn thiếu sự hợp tác,
liên kết giữa các địa phương trong dải nhằm phát huy thế mạnh của từng địa phương và
chưa tạo được sự phát triển tổng thể theo định hướng quy hoạch chung của toàn dải. Chính
điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh, dàn trải, phân tán trong thu hút nguồn lực.
Các KKT ở DVBTNT đều có những đặc điểm đầu tư gần giống nhau về các ngành
và gắn với xây dựng cảng nước sâu. Đặc biệt, các cảng nước sâu ở đây đều là các cảng
nhỏ, năng lực và trình độ chuyên môn còn hạn chế, thị trường giới hạn trong phạm vi địa
phương. Tất cả những điều đó ảnh hưởng lớn đến đầu tư các ngành mũi nhọn, các lĩnh vực
đột phá của từng KKT.
Cơ sở hạ tầng kĩ thuật thiết yếu, quan trọng như: Cảng biển, đường giao thông, cấp
điện, cấp nước phục vụ cho KKT nhìn chung còn yếu và thiếu đã ảnh hưởng không nhỏ
đến công tác vận động thu hút đầu tư hiện nay. Các dự án xây dựng các tuyến đường giao
thông chất lượng cao, đặc biệt như hệ thống đường cao tốc chưa được triển khai cụ thể.
Còn thiếu những dự án động lực lớn để đẩy nhanh sự phát phát triển của KKT trên
địa bàn. Những chính sách đầu tư thời gian qua quá dàn trải theo kiểu “dàn hàng ngang
mà tiến”, chủ yếu là dựa vào nguồn ngân sách nhà nước. Tình trạng đầu tư phân tán cộng
với việc chưa có cơ chế chính sách ưu đãi mang tính đột phá, cụ thể, nhất quán áp dụng
cho phát triển KKT cũng là nguyên nhân khiến KKT phát triển chưa theo đúng mục tiêu
120
Thực trạng và một số vấn đề đặt ra trong phát triển ba khu kinh tế ở dải ven biển...
đề ra và chưa thu hút được đầu tư nước ngoài cũng như trong nước vào KKT sản xuất kinh
doanh, nhất là các dự án có quy mô lớn và quan trọng.
Thực tế cho thấy, chính sách ưu đãi áp dụng đối với KKT mới chỉ quy định ở tầm
Luật, Nghị định chuyên ngành nên chưa thực sự hình thành các cơ chế chính sách đặc thù
đặc biệt, tạo môi trường đầu tư kinh doanh đặc biệt thuận lợi như mục tiêu ban đầu đề ra.
Trong khi đó, việc thay đổi chính sách quá nhanh, như trong chính sách thuế khiến doanh
nghiệp bị động trong đề ra chiến lược đầu tư sản xuất kinh doanh.
Sự phát triển các KKT dẫn đến rất nhiều áp lực lên tài nguyên đất, nhất là đất nông
nghiệp. Ví dụ như KKT Nghi Sơn lấy đất sản xuất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy sản
của 12 xã thuộc huyện Tĩnh Gia, đây là những diện tích đất chuyển đổi vĩnh viễn, không
có thể hồi phục lại thành đất nông nghiệp nữa. Điều này thấy rõ trong việc trải thảm đỏ
về cơ sở hạ tầng, nhất là cung cấp các điều kiện hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư vào
các KKT; trong đó, đặc biệt ưu tiên là về vị trí, đất đai, về khả năng cung ứng tài nguyên,
vị thế khu vực và những ưu đãi về cơ sở hạ tầng, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa phát triển
công nghiệp và phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, sự phát triển của các KKT đã dẫn đến
rất nhiều hệ lụy về môi trường như môi trường đất, nước và không khí do tình trạng san
lấp mặt bằng, chất thải từ các nhà máy sản xuất. . .
Về nguồn nhân lực trong các KKT, so với tổng số người lao động thì số người được
đào tào nghề còn quá ít, chất lượng lao động đã qua đào tạo nhìn chung còn thấp, nhất là
chất lượng lao động trong nông nghiệp. Đào tạo ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế hơn đào tạo
chính quy, dài hạn; cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu
của việc dạy và học. Tương quan giữa trình độ đại học, trung học chuyên nghiệp và công
nhân kĩ thuật còn hết sức bất hợp lí: 1 đại học; 0,5 trung học chuyên nghiệp; 0,2 công
nhân kĩ thuật (trong khi tỉ lệ này ở các nước phát triển là: 1 - 4 - 10). Mặt khác, nguồn
nhân lực có trình độ cao chủ yếu tập trung ở các thành phố, trong các trường đại học, cao
đẳng và các cơ quan ban ngành cấp tỉnh. Tỉ trọng nông nghiệp còn lớn trong cơ cấu kinh
tế, nhưng lực lượng lao động qua đào trong nông nghiệp mới chỉ đạt 15,4%.
2.4. Một số giải pháp nhằm phát triển các KKT trong tương lai
- Phát triển KKT phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của từng địa phương và
của toàn dải theo hướng CNH - HĐH; lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn cao
nhất và bảo đảm phát triển bền vững; phát triển KKT phải hướng tới hiện đại; đảm bảo
sử dụng một cách hiệu quả cả quỹ đất, mặt nước và không gian của KKT, phải hướng tới
hình thành khu chức năng nòng cốt, chủ đạo và gắn kết chặt chẽ với phát triển vùng. Điều
đó còn gắn liền với vùng lãnh thổ liền kề KKT, hệ thống trị trấn, thị tứ của quá trình CNH
nông thôn, của vùng ngoại vi nông nghiệp của các đô thị ở DVBTNT.
- Phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các KKT ở DVBTNT, trong đó xác định chức
năng của từng KKT; KKT Nghi Sơn chuyên về hóa lọc dầu và sản xuất xi măng; KKT
Vũng Áng phát triển công nghiệp luyện kim và cơ khí; KKT Đông Nam tập trung vào
công nghiệp đóng mới và sữa chữa tàu thuyền, công nghiệp hàng tiêu dùng, điện tử, vật
liệu xây dựng, các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và các ngành công nghiệp
121
Hoàng Phan Hải Yến
định hướng xuất khẩu với chức năng phụ trợ cho KKT Vũng Áng và Nghi Sơn.
- Cần nâng cao chất lượng, hiệu quả và bảo đảm tính hệ thống trong quy hoạch
KKT và hệ thống đô thị ven biển đồng bộ trong không gian môi truờng - kinh tế - xã hội.
Quy hoạch các KKT phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đất
đai, quy hoạch điểm dân cư, thành phố, khu đô thị. Quy hoạch KKT không chỉ nói chung
về bố trí địa điểm, vị trí của khu, mà còn phải tính tới cả hướng bố trí ngành công nghiệp,
sản phẩm sẽ sản xuất, phù hợp với đặc điểm dân cư, khả năng đất đai, tài nguyên, giá cả
lao động và yêu cầu về môi trường của từng khu vực. Điều đáng nói ở đây là cần phải xác
định rõ quy mô hợp lí của các KKT, xác định rõ có định lượng và dự báo quy mô cũng
như chức năng hợp lí của các đô thị ven biển trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên và
không gian của DVBTNT.
- Không nên coi KCN nằm trong các KKT là chỉ có sản xuất công nghiệp và cần
phải có hàng rào riêng. Đặc biệt là, xây dựng KCN hiện nay, không phải chỉ với mục tiêu
thu hút bằng mọi cách vốn đầu tư, mà còn phải đặt ra những yêu cầu về tính hiệu quả, tính
bền vững và khả năng lan toả cho các khu vực khác.
- Phát triển các mô hình KKT mới phải gắn với cơ chế chính sách đặc thù theo
hướng mở (ví dụ như: thành phố công nghiệp) để tạo bước đột phá phát triển cho các
KKT; trước mắt, lựa chọn KKT Nghi Sơn và KKT Vũng Áng, có khả năng tạo sức phát
triển lan toả mạnh để thí điểm theo định hướng cụ thể là: chuyển từ KKT mang tính tận
dụng lao động, điều kiện tự nhiên để thu hút các nhà đầu tư thuộc nhiều ngành nghề sản
xuất khác nhau với mục tiêu lấp đầy KKT thành những KKT mang tính sản xuất và chế
biến chuyên môn hoá ngày càng cao và với mục tiêu hiệu quả kinh tế đặt ra là chủ yếu.
- Cần phải có những chính sách cụ thể, triển khai xúc tiến đầu tư bằng mọi phương
thức và phương tiện cụ thể. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đối với các dự án trọng điểm có
sản phẩm chủ lực, mang tính quyết định đến sự thành công hay thất bại trong việc thực
hiện mục tiêu quy hoạch như các dự án khai thác chế biến đá ốp lát, đá thủ công mỹ nghệ
và bột đá siêu mịn, xây dựng cảng nước sâu, cảng container, xây dựng nhà máy sản xuất
sản phẩm điện tử, vi điện tử, điện dân dụng, các thiết bị phụ trợ công nghệ cao, các dự án
xây dựng khu du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng. . .
- Các KKT DVBTNT cần mở rộng và khai thác lợi thế “ba ven” của mình: ven biển,
ven sông và ven biên giới nhằm góp phần vào sự hoàn thiện và phát triển công cuộc mở
cửa. Bởi vùng ven biển có ưu thế về kĩ thuật, kinh tế, còn vùng ven sông và ven biên giới
có ưu thế về tài nguyên thiên nhiên.
Đối với ven biển cần hình thành một dải mở từ Bắc xuống Nam nhằm mục tiêu xây
dựng cơ cấu ngành sản xuất và khai thác thị trường thế giới, thúc đẩy nâng cấp kĩ thuật.
Đối với ven sông cần tiến hành khai thác trọng điểm một số khu vực ven sông như: khai
thác cát, nguồn nước, khai thác thủy điện. Đối với ven biên giới, khai thác mối quan hệ
với Lào, xa hơn nữa là vùng Đông Bắc của Thái Lan để tìm kiếm thị tr