Thực trạng và tiềm năng hoạt động khoa học của đội ngũ trí thức Đại học Xây dựng miền Trung

1. Giới thiệu chung Nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động trí tuệ nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và trong thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu khoa học mang lại những ý nghĩa thiết thực đối với Cán bộ, giảng viên, viên chức, học sinh - sinh viên (HS – SV). Nghiên cứu khoa học sẽ tiếp cận những vấn đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra nhằm gắn kết giữa lý luận với thực tiễn. Việc tham gia các hoạt động NCKH giúp cán bộ, giảng viên, viên chức và HS – SV có nơi để áp dụng các kiến thức đã học một cách hiệu quả, tiếp thu thêm kiến thức từ những nguồn khác nhau để đánh giá và hoàn thiện lại những kiến thức của bản thân. Hoạt động NCKH ở trường Đại học Xây dựng Miền Trung (ĐHXD MT) đã luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của Ban lãnh đạo trường. Trong những năm qua, trường ĐHXD MT mà tiền thân là trường Cao đẳng Xây dựng số 3, đã không ngừng đẩy mạnh, phát triển NCKH, có những bước đổi mới rõ nét trong công tác quản lý hoạt động khoa học; Hội đồng khoa học cấp khoa/phòng/trung tâm đã được thành lập để thực hiện hoạt động khoa học ở cấp đơn vị, giúp hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường trong công tác xét duyệt, thẩm định, kiểm tra tiến độ, nghiệm thu đề tài theo từng lĩnh vực chuyên môn của khoa, trung tâm, bộ môn hay chức năng của phòng, từng bước nâng cao chất lượng đề tài nghiên cứu.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Thực trạng và tiềm năng hoạt động khoa học của đội ngũ trí thức Đại học Xây dựng miền Trung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 12 THỰC TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC ĐẠI HỌC XÂY DỰNG MIỀN TRUNG ThS.NCS. Trương Minh Trí Phụ trách Phòng KH&HTQT, trường Đại học Xây dựng Miền Trung Tóm tắt: Trong bài báo này tác giả phân tích thực trạng, tiềm năng và đề xuất một số giải pháp nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động khoa học tại trường Đại học Xây dựng Miền Trung. Từ khóa: khoa học và công nghệ, nghiên cứu, chất lượng. 1. Giới thiệu chung Nghiên cứu khoa học (NCKH) là hoạt động trí tuệ nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả trong giảng dạy và trong thực tiễn. Hoạt động nghiên cứu khoa học mang lại những ý nghĩa thiết thực đối với Cán bộ, giảng viên, viên chức, học sinh - sinh viên (HS – SV). Nghiên cứu khoa học sẽ tiếp cận những vấn đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra nhằm gắn kết giữa lý luận với thực tiễn. Việc tham gia các hoạt động NCKH giúp cán bộ, giảng viên, viên chức và HS – SV có nơi để áp dụng các kiến thức đã học một cách hiệu quả, tiếp thu thêm kiến thức từ những nguồn khác nhau để đánh giá và hoàn thiện lại những kiến thức của bản thân. Hoạt động NCKH ở trường Đại học Xây dựng Miền Trung (ĐHXD MT) đã luôn nhận được sự quan tâm sâu sát của Ban lãnh đạo trường. Trong những năm qua, trường ĐHXD MT mà tiền thân là trường Cao đẳng Xây dựng số 3, đã không ngừng đẩy mạnh, phát triển NCKH, có những bước đổi mới rõ nét trong công tác quản lý hoạt động khoa học; Hội đồng khoa học cấp khoa/phòng/trung tâm đã được thành lập để thực hiện hoạt động khoa học ở cấp đơn vị, giúp hội đồng Khoa học và Đào tạo Nhà trường trong công tác xét duyệt, thẩm định, kiểm tra tiến độ, nghiệm thu đề tài theo từng lĩnh vực chuyên môn của khoa, trung tâm, bộ môn hay chức năng của phòng, từng bước nâng cao chất lượng đề tài nghiên cứu. Nhiều đề tài NCKH sau khi nghiệm thu đã được ứng dụng ngay trong công tác quản lý, giảng dạy, học tập mang lại hiệu quả tốt như: Dự án khả thi nâng cấp trường Đại học Xây dựng Miền trung; Xây dựng phần mềm tra cứu kế hoạch đào tạo; phần mềm thi trắc nghiệm, phần mềm quản lý sinh viên; Xây dựng cơ sở dữ liệu nâng cấp trang Web trường Cao đẳng Xây dựng số 3; giáo trình, bài tập, ngân hàng đề thi, tài liệu học tốt, bài giảng điện tử,nhiều giáo trình được xuất bản tại nhà xuất bản Xây dựng, Khoa học và kỹ thuật, như: Giáo trình Vật liệu Xây dựng (2001), Giáo trình Hóa và vi sinh vật nước (2011), Giáo trình Hóa học Đại cương (2012),một số đề tài cấp bộ đã và đang được triển khai. Bài viết sau đây chỉ đề cập đến những vấn đề liên quan đến thực trạng, tiềm năng và giải pháp NCKH trong những mối liên hệ với hoạt động NCKH nói chung. Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 13 2. Một số thực trạng trong NCKH của cán bộ, giảng viên, viên chức Qua kinh nghiệm một số năm tham gia hoạt động NCKH nói chung, chúng tôi có một số nhận định và đánh giá về thực trạng của hoạt động này như sau: Các công trình, đề tài NCKH được thực hiện với mục tiêu là khám phá khoa học, phục vụ cho việc nghiên cứu, ứng dụng trong thực tế nói chung, trong công tác đào tạo được tốt hơn. Từ trước đến nay, có một điều dễ nhận thấy là tình trạng “đắp chiếu” của nhiều đề tài sau nghiên cứu, công bố không phải là chuyện hiếm. Có thể nhận thấy, một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động NCKH nói chung là vấn đề nhận thức của một bộ phận cán bộ, giảng viên, viên chức. Nhiều quan điểm cho rằng: Công việc NCKH là hoạt động chỉ dành cho những nhà nghiên cứu lớn, “cây cao bóng cả” ở những viện nghiên cứu, trường đại học với tầm quy mô lớn hoặc bởi các nhà quản lý; Trong thời gian qua, số giờ chuẩn đứng lớp của giảng viên Nhà trường tương đối cao nên đã ảnh hưởng lớn đến quỹ thời gian dành cho NCKH của giảng viên. Hơn nữa, cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều hạn chế, nhất là trong giai đoạn vừa qua; Vì vậy, niềm say mê nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên có nhiều ảnh hưởng; Về phía nhà trường, trong thời gian dài chưa bố trí được nhân sự chuyên trách cho hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN). Phòng Khoa học chưa tách rời để hoạt động độc lập, người phụ trách công tác quản lý KH&CN là giảng viên kiêm nhiệm, số lượng chuyên viên còn thiếu, nên việc thực hiện chưa thật sự mang lại hiệu quả cao; Căn bệnh hình thức lẫn thành tích vẫn còn tồn tại ngay trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở các đơn vị; Các phòng, trung tâm, khoa, bộ môn chưa chủ động trong việc xây dựng định hướng nghiên cứu và kế hoạch hoạt động khoa học hàng năm; Chưa đa dạng hóa được các hoạt động và nguồn vốn KH&CN; đặc biệt chưa có sự quan tâm phối hợp với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nghiên cứu. 3. Tiềm năng NCKH trong thời gian tới Cán bộ, giảng viên, viên chức Trường Đại học Xây dựng Miền trung trong thời gian tới tiếp tục phát huy tinh thần nghiên cứu khoa học theo quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo nhằm nâng cao thương hiệu của Nhà trường trong thời gian tới, cụ thể là: 3.1. Về nhân lực: Hiện nay Nhà trường có đội ngũ cán bộ đủ trình độ trong NCKH: phần lớn đội ngũ giảng viên của trường đều đã được đào tạo Thạc sĩ hoặc đang trong thời gian đi học; nhiều Thầy Cô giáo hiện đang học tiến sỹ hoặc đã hoàn thành luận án. Đội ngũ cán bộ Nhà trường có nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học ở các cấp. 3.2. Về cơ sở vật chất: - Nhà trường đã có các phòng thí nghiệm Vật liệu xây dựng, thí nghiệm cầu đường, thí nghiệm nước. Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 14 - Nhà trường đã và đang tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất bằng nguồn kinh phí hiện có và kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách. 3.3. Cơ chế hoạt động: Lãnh đạo nhà trường tập trung chỉ đạo quyết liệt về công tác Hoạt động khoa học trong thời gian hiện tại và định hướng tương lai, có thể kể đến một số vấn đề quan tâm rõ nét: [1] Phòng Khoa học Hợp tác quốc tế cần phối hợp với các đơn vị trong trường (khoa, phòng, bộ môn, trung tâm) xây dựng và bổ sung định hướng NCKH và Hợp tác quốc tế ngắn hạn và dài hạn; [2] Quy chế hoạt động khoa học đã được xây dựng đang đi vào hoạt động, tiếp tục chỉnh sửa hoàn thiện nhằm phù hợp với hoạt động của một trường đại học đa ngành; [3] Tiếp tục tăng cường công tác quản lý NCKH: đăng ký, tổ chức triển khai có hiệu quả các đề tài NCKH trong và ngoài trường; [4] Chất lượng hoạt động khoa học và công nghệ càng được coi trọng; [5] Khuyến khích các cá nhân đơn vị tìm kiếm các dự án hợp tác nghiên cứu; liên kết đào tạo với các tổ chức / đơn vị (ngoài trường) nhằm đa dạng hóa trong hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học; hoặc cán bộ, giảng viên, viên chức có các ký kết hợp đồng NCKH, hợp đồng kinh tế với với các doanh nghiệp ngoài trường; [6] Mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước; Mở rộng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao với các đối tác trong và ngoài nước, thông qua đó sẽ mở rộng hình thức phối hợp triển khai NCKH, chia sẻ thông tin khoa học, [7] Xây dựng chương trình hợp tác về hoạt động KH&CN với các Sở ban ngành và các trường trong tỉnh; giữa các trường có đào tạo ngành tương ứng. [8] Khuyến khích cán bộ, giảng viên tập trung nghiên cứu vào một số lĩnh vực chuyên ngành hoặc các ứng dụng môn học vào chuyên ngành phù hợp với nhu cầu thực tế trên cơ sở quy định hiện hành về nghiên cứu khoa học; đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp dạy học, đổi mới tổ chức và quản lý đào tạo; đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá sinh viên. [9] Tăng cường việc biên soạn các giáo trình phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập cho các hệ đào tạo của Nhà trường; khuyến khích việc biên soạn các giáo trình xuất bản; thông qua đó Nhà trường có thể quản lý được nội dung giảng dạy của giảng viên, nhất là những học phần có nhiều giảng viên cùng tham gia. [10] Triển khai tốt việc NCKH trong sinh viên bằng nhiều hình thức, tăng cường trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn để nâng cao chất lượng đề tài. Ngoài ra, Phòng KH&HTQT phối hợp với các đơn vị đã tổ chức báo cáo khoa học cho đối tượng HS - SV hàng năm; trong thời gian tới phấn đấu chọn các đề tài xuất sắc gửi dự thi tại Tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo. [11] Nghiên cứu khoa học là tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá năng lực giảng viên và bình xét các danh hiệu thi đua. Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 15 3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học: [1] Lãnh đạo nhà trường luôn luôn thể hiện thái độ kiên quyết trong hoạt động NCKH, xem việc NCKH là mục tiêu trọng tâm trong Giáo dục và Đào tạo và nâng cao vị thế của Nhà trường; [2] Việc định hướng và lựa chọn các đề tài nghiên cứu (đối tượng, phạm vi nghiên cứu của các đề tài): Hội đồng khoa học nhà trường hoạch định các hướng nghiên cứu trên cơ sở ý tưởng khoa học của các thành viên trong Hội đồng khoa, phòng, trung tâm và các giảng viên có học vị cao, giảng viên có nhiều kinh nghiệm; Việc định hướng, lựa chọn đề tài NCKH cần bám sát nội dung chương trình đào tạo ngành học, môn học; chiến lược Khoa học và Công nghệ của ngành và địa phương; [3] Các nghiên cứu ứng dụng môn học vào ngành học luôn nhận được sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo nhà trường; [4] Để các đề tài NCKH cấp bộ, cấp tỉnh, cấp trường đạt chất lượng, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu phát triển thực tiễn của nhà trường và xã hội; cùng với công tác giảng dạy, cán bộ, giảng viên nhà trường thường xuyên nắm bắt thực tế khảo sát cơ sở, tìm kiếm nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp, địa phương,; Từ đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm góp phần cùng cơ sở triển khai, xử lý những tồn tại, hạn chế; [5] Tăng cường đào tạo đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu khoa học, lựa chọn cán bộ khoa học đầu đàn để tiếp cận và triển khai các đề tài cấp tỉnh, cấp bộ, cấp ngành: Bên cạnh việc nâng cấp cơ sở vật chất, nhà trường thường xuyên quan tâm việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, tâm huyết nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của đội ngũ giảng viên; Lãnh đạo trường luôn khuyến khích giảng viên bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, nâng cao khả năng cập nhật và sử dụng có hiệu quả các ứng dụng hiện đại trong công tác đào tạo và phát triển. Cùng với đào tạo, cần áp dụng những chế độ chính sách cụ thể khuyến khích năng lực tư duy nghiên cứu sáng tạo nhằm khơi dậy động lực nghiên cứu khoa học của giảng viên, đây là một trong những yếu tố bảo đảm cho đề tài khoa học các cấp được nâng cao chất lượng; [6] Tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan trong và ngoài trường để được tư vấn và giúp đỡ trong công tác quản lý KH&CN; tổ chức hội thảo các chuyên đề thiết thực phục vụ quá trình nghiên cứu và đổi mới phương pháp đào tạo, đào tạo theo nhu cầu xã hội; [7] Có kế hoạch, cơ chế để duy trì và nâng cao dần chất lượng bài viết của cán bộ, giảng viên, viên chức được đăng trong “Thông báo Khoa học và Công nghệ”, để từng bước hướng tới đăng ký Tạp chí. Ngoài ra, cần hướng tới việc triển khai “Trang tin khoa học” mang tiếng nói của học sinh – sinh viên trong toàn trường. [8] Tăng cường nghiên cứu khoa học trong sinh viên: Có chế độ khuyến khích giáo viên hướng dẫn và sinh viên tham gia NCKH; Xây dựng các kỹ năng mềm, trong đó có các chuyên đề giúp sinh viên nhận thức được bản chất, ý nghĩa, cách tiếp cận, Thông báo Khoa học và Công nghệ* Số 2-2012 16 lợi ích của hoạt động NCKH, thảo luận chuyên đề, tọa đàm kỹ năng thực hiện một đề tài NCKH, đẩy mạnh các hoạt động của các câu lạc bộ học thuật; tạo môi trường cho sinh viên tham gia trình bày những định hướng, ý tưởng nghiên cứu ban đầu của mình bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua hộp thư của các Phòng/khoa/trung tâm, thông báo KH&CN, diễn đàn,trên cơ sở đó sẽ giúp các em có cơ hội để phát huy ý tưởng sáng tạo. Một vấn đề dễ nhận thấy là sẽ không có những công trình NCKH sinh viên có chất lượng nếu không có sự say mê, tìm tòi nghiên cứu từ những khởi đầu nhỏ bé, giản đơn này. [9] Tăng cường hợp tác quốc tế, đặc biệt với các nước có giảng viên của Nhà trường đi học nghiên cứu sinh hoặc đã hoàn thiện luận văn tiến sỹ; đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong những lĩnh vực phù hợp với tình hình đặc điểm phát triển của nhà trường; [10] Tăng cường thực hiện có hiệu quả các hoạt động thanh tra trong quản lý KH&CN; Kết luận: Hoạt động Khoa học và Công nghệ có vai trò, chức năng quan trọng đã được Đảng ta khẳng định: “cùng với Giáo dục và đào tạo, KHCN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Vì vậy để thực hiện có hiệu quả và nâng cao tầm hoạt động Khoa học và Công nghệ của nhà trường trong giai đoạn mới, Trường Đại học Xây dựng Miền trung luôn luôn chú trọng đầu tư nguồn nhân lực, đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất phù hợp với quy mô đào tạo và nghiên cứu; bên cạnh đó nhà trường không ngừng nâng cao năng lực quản lý các hoạt động về KHCN.