Trong hơn nửa thếkỷqua nhu cầu vềtài nguyên khoáng sản (TNKS) trên thị
trường Thếgiới tăng trưởng lớn dẫn đến tình trạng khai thác và cạn kiệt TNKS và đểlại
nhiều hậu quảvềxã hội và môi trường ởvùng khai thác khoáng sản của nhiều nước trên
Thếgiới. Trước tình hình đó, nhiều quốc gia trên thếgiới và ngay cảcác Tập đoàn khai
khoáng đã có những điều chỉnh chính sách và hoạt động nhằm quản lý, khai thác sử
dụng hiệu quảnguồn tài nguyên này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai.
Từtrước đến nay, Việt Nam vẫn được đánh giá là Quốc gia có tiềm năng về
khoáng sản với trên 5000 điểm mỏcủa hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Để đảm bảo
đóng góp tích cực của ngành khoáng sản cho phát triển đất nước Bộchính trị đã có nghị
quyết số13/1996 vềngành khoáng sản. Quốc hội khóa IX cũng đã thông qua Luật
khoáng sản (LKS), có hiệu lực từngày 1/9/1996 (sửa đổi, bổsung một số điều tại văn
bản luật số46/2005/QH11);
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 10610 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Thực trạng về quản lý khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------
Báo cáo nghiên cứu,
đánh giá
Thực trạng về quản lý khai
thác sử dụng tài nguyên
khoáng sản Việt Nam
1
TỔNG HỘI ĐỊA CHẤT
VIỆT NAM
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC
VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
VIỆN TƯ VẤN PHÁT
TRIỂN
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ
“Thực trạng về quản lý khai thác và sử dụng
tài nguyên khoáng sản Việt Nam”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong hơn nửa thế kỷ qua nhu cầu về tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên thị
trường Thế giới tăng trưởng lớn dẫn đến tình trạng khai thác và cạn kiệt TNKS và để lại
nhiều hậu quả về xã hội và môi trường ở vùng khai thác khoáng sản của nhiều nước trên
Thế giới. Trước tình hình đó, nhiều quốc gia trên thế giới và ngay cả các Tập đoàn khai
khoáng đã có những điều chỉnh chính sách và hoạt động nhằm quản lý, khai thác sử
dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong tương lai.
Từ trước đến nay, Việt Nam vẫn được đánh giá là Quốc gia có tiềm năng về
khoáng sản với trên 5000 điểm mỏ của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Để đảm bảo
đóng góp tích cực của ngành khoáng sản cho phát triển đất nước Bộ chính trị đã có nghị
quyết số 13/1996 về ngành khoáng sản. Quốc hội khóa IX cũng đã thông qua Luật
khoáng sản (LKS), có hiệu lực từ ngày 1/9/1996 (sửa đổi, bổ sung một số điều tại văn
bản luật số 46/2005/QH11);
Sau gần 15 năm thực hiện LKS, ngành khai khoáng ở Việt Nam có nhiều sự biến
động cả về quy mô, công nghệ khai thác, cũng như công tác tổ chức quản lý. Bên cạnh
những đóng góp tích cực, ngành khai thác khoáng sản cũng đã bộc lộ nhiều điểm hạn
chế, tiêu cực, ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động khoáng sản trên phạm vi cả nước.
Nhiều quy định của LKS và phương thức tổ chức thực hiện không còn phù hợp, một số
vấn đề phát sinh trong hoạt động khoáng sản chưa được điều chỉnh theo chủ trương mới
của Đảng và Nhà nước; chưa tương thích với một số Luật liên quan khác đã được điều
chỉnh hoặc ban hành mới như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đầu tư, Luật doanh nghiệp,
Luật Đất đai… và chưa phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia.
Thực hiện chức năng tư vấn phản biện theo Quyết định 22/2001/QĐ-TTg, Liên
hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) phối hợp với Viện Tư vấn phát
triển (CODE) và Tổng hội địa chất Việt Nam đã triển khai chương trình nghiên cứu thực
tiễn và hội thảo với chủ đề “Tài nguyên khoáng sản và phát triển bền vững ở Việt Nam”.
Hy vọng kết quả nghiên cứu này sẽ góp thêm những luận cứ khoa học, phân tích thực
tiễn về ngành khai thác khoáng sản cho các cơ quan quản lý Nhà nước và Quốc hội, đặc
biệt trong bối cảnh Luật khoáng sản sửa đổi, bổ sung.
2
II. PHƯƠNG PHÁP TRIỂN KHAI
1. Các phương pháp sử dụng
Để có được kết quả đánh giá này, các cơ quan tổ chức đã triển khai thực hiện các
phương pháp sau đây
(1). Tập hợp và phân tích số liệu, tài liệu thứ cấp: Thu thập số liệu thống kê, các nghiên
cứu, phân tích đánh giá liên quan đến hoạt động khoáng sản ở Việt Nam thời gian
qua. Nghiên cứu tham khảo chính sách và kinh nghiệm về khai thác khoáng sản một
số nước và sáng kiến về khai thác khoáng sản bền vững trên thế giới…
(2). Nghiên cứu thực địa:
- Điều tra nghiên cứu thực trạng khai thác sa khoáng Titan ở một số tỉnh ven biển
miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam,
Bình định, Bình Thuận;
- Điều tra nghiên cứu thực trạng quản lý và khai thác than ở Quảng Ninh;
- Điều tra nghiên cứu chương trình bô xít Tây Nguyên và nghiên cứu điểm tại các
dự án thí điểm bô xít ở Tân Rai (Lâm Đồng) và Nhân cơ (Đăk Nông);
- Phối hợp với Liên hiệp hội KH&KT địa phương nghiên cứu thực trạng khai thác
khoáng sản tại Yên Bái, Hoà Bình và một mỏ khai thác khoáng sản ở vùng Tây
Bắc.
(3). Giao cho Hội khoa học và công nghệ mỏ thực hiện đề tài tư vấn, phản biện cho Luật
khoáng sản sửa đổi, bổ sung.
(4). Toạ đàm, hội thảo khoa học: Toạ đàm về kinh tế hoá tài nguyên (5/5/2010) với Viện
chiến lược tài nguyên và môi trường và Hội thảo “Tài nguyên khoáng sản và phát
triển bền vững” ngày 14/5/2010 tại Hà Nội.
2. Hạn chế trong nghiên cứu phân tích đánh giá
Trong quá trình nghiên cứu chưa tiếp cận được các số liệu đầu vào ở mức độ sâu
và chi tiết liên quan đến sản lượng khai thác thực tế, phân chia lợi ích của các bên liên
quan…
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ
Kết quả nghiên cứu và ý kiến đóng góp của các nhà khoa học được đúc kết và
tổng hợp như sau:
1. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản Việt Nam
Kết quả điều tra thăm dò địa chất khoáng sản từ trước đến nay đã phát hiện ở Việt
Nam có trên 5000 mỏ và điểm khoáng sản với hơn 60 loại khoáng sản khác nhau. Kết
3
quả nghiên cứu, điều tra ban đầu có thể đưa đến những nhận định chủ yếu như sau:
- Đặc điểm chung của TNKS Việt Nam phần lớn là tụ khoáng có quy mô vừa và nhỏ,
phân bố rải rác; các loại khoáng sản có quy mô công nghiệp không nhiều. Phần lớn
các mỏ đều nằm ở vùng sâu vùng xa không thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng kỹ
thuật yếu kém, nên khả năng khai thác gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế không
cao;
- Có thể chia ra khoáng sản nước ta thành 3 nhóm như sau:
(i) Nhóm khoáng sản năng lượng (dầu, khí, than..): Việt Nam có tiềm năng trung
bình, nhưng do đặc điểm đã khai thác trong nhiều năm qua nên có nguy cơ bị
cạn kiệt trong thời gian tới. Theo tính toán trữ lượng dầu khí đã được thăm dò
cho đến nay của Việt Nam chỉ đảm bảo khai thác trong vòng 30 năm nữa. Do
vậy cần tăng cường tìm kiếm thăm dò để tăng trữ lượng phục vụ lâu dài. Tiềm
năng than được dự báo rất lớn (bể than Đông Bắc, bể than đồng bằng sông
Hồng) nhưng trữ lượng đã được thăm dò đến nay là rất nhỏ. Các số liệu về trữ
lượng/tài nguyên than theo các báo cáo trước đây chưa chính xác nhưng khi
công bố tạo ra ảo giác là Việt Nam có rất nhiều than. Theo số liệu của Tổ chức
năng lượng quốc tế, trong tổng số khoảng 929 tỷ tấn trữ lượng than tin cậy của
thế giới tính đến tháng 1/2006, Việt Nam chỉ được gộp trong số các nước còn
lại của châu Á không nằm trong khối OECD với tổng trữ lượng chung chỉ có
9,7 tỷ tấn;
(ii) Nhóm khoáng sản không kim loại và vật liệu xây dựng: có nhiều và có thể đáp
ứng và phần lớn chỉ để phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước;
(iii) Nhóm các loại khoáng sản kim loại quý hiếm: mà thế giới đang rất cần như
vàng, bạc, đồng, chì, kẽm, thiếc… nhu cầu thế giới cần rất nhiều nhưng trữ
lượng của Việt Nam lại ít và chỉ khai thác mấy chục năm nữa sẽ cạn kiệt. Việt
Nam chưa phát hiện được kim cương; các loại đá quý như ruby, saphia,
peridot tuy có nhưng chưa rõ trữ lượng.
- Một số loại khoáng sản có trữ lượng đáng kể như bô xít, đất hiếm, ilmenit… nhưng
chủ yếu vẫn đang ở dạng tiềm năng dự báo. Ngoài ra, Thế giới cũng có rất nhiều các
loại khoáng sản này và nhu cầu tiêu dùng trên Thế giới đối với các loại khoáng sản
này là không cao và hiện tại gần như bão hòa, chẳng hạn:
¾ Tài nguyên bô xít được đánh giá khá dồi dào nhưng chất lượng thấp và có nhiều
thách thức, bất lợi lớn khi khai thác tài nguyên này như vốn đầu tư cao, nguồn
nước và đặc biệt là vấn đề môi trường.
¾ Về đất hiếm, với tình hình tài nguyên và cung cầu đất hiếm ở trên thế giới và
trong nước, không nên đánh giá quá cao và hy vọng quá nhiều vào nguồn quặng
đất hiếm của Việt Nam đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của đất nước.
¾ Về quặng titan, theo thông báo của Bộ TN&MT năm 2009, TNKS Titan trong
cồn cát đỏ ở tỉnh Bình Thuận dự báo khoảng 130 triệu tấn, báo cáo gần đây
4
khoảng 500 - 600 triệu tấn và có thể còn lớn hơn. Nhưng hiện chưa có đủ tài liệu
địa chất để khắc họa chính xác bề mặt địa hình lót đáy của trầm tích cát đỏ
Holocene chứa quặng Titan, do vậy chiều dày của lớp quặng còn là vấn đề nghi
ngờ. Như vậy con số 600 triệu tấn Titan trong cát đỏ Phan Thiết là thực hay ảo
còn là vấn đề chưa rõ ràng!
Đánh giá chung: Tài nguyên khoáng sản của Việt Nam đa dạng về chủng loại
nhưng tiềm năng hạn chế. Các loại khoáng sản có giá trị, được thị trường thế giới ưa
chuộng thì Việt Nam không có nhiều (như vàng, bạc…) hoặc đã khai thác gần như
cạn kiệt (như dầu mỏ, than). Những loại khoáng sản chúng ta có nhiều (như bauxite,
ilminite, đất hiếm…) một mặt chưa được đánh giá một cách đầy đủ, mặt khác các loại
khoáng sản này trên thế giới cũng có nhiều, nhu cầu tiêu thụ lại không cao, còn có
thể sử dụng hàng trăm năm tới.
Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo và có số lượng hạn chế, vì vậy việc
đánh giá, nhận định đúng tiềm năng, trữ lượng là vấn đề hết sức quan trọng làm cơ sở
định hướng chiến lược quản lý bảo vệ khai thác để sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu
quả phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế, an ninh quốc phòng của đất nước cả trước
mắt và lâu dài
2. Thực trạng quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam
2.1. Công tác điều tra thăm dò
Từ sau năm 1975, công tác khảo sát địa chất và tìm kiếm thăm dò các điểm mỏ,
khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Đến nay đã lập bản
đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1/500.000 và 1/200.000 phủ toàn bộ diện tích lãnh thổ và
gần 70% được đo vẽ lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1/50.000. Công tác điều tra cơ bản đã phát
hiện thêm nhiều vùng, điểm mỏ có triển vọng. Tuy nhiên công tác điều tra thăm dò chưa
đi trước một bước theo yêu cầu kinh tế xã hội. Công tác điều tra, đánh giá khoáng sản
chủ yếu ở phần trên mặt hoặc đến độ sâu 50 – 100m, một số khoáng sản chưa được đánh
giá tiềm năng, nhiều loại khoáng sản mới được điều tra ở mức độ sơ bộ. Kết quả điều tra
thăm dò một số trường hợp độ tin cậy còn thấp, cơ sở dữ liệu chưa được cập nhật và hệ
thống hoá…
2.2. Công tác lập quy hoạch, chiến lược
Phần lớn các quy hoạch, chiến lước về khoáng sản mới chỉ được xây dựng, phê
duyệt từ 2006 – 2008. Đến tháng 9/2009 mới chỉ có ba Chiến lược, 13 Quy hoạch
khoáng sản (theo loại khoáng sản hoặc nhóm khoáng sản và đã đề cập đến 39 loại
khoáng sản khác nhau) được lập và được phê duyệt và có 47/64 tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương đã hoàn thành quy hoạch khoáng sản tại địa phương. Việc khoanh
định các vùng hạn chế, vùng cấm hoạt động khoáng sản, vùng dự trữ khoáng sản lại
5
chưa được các địa phương chú trọng. Việc lập quy hoạch triển khai chậm, thiếu các cơ
sở dữ liệu vững chắc về trữ lượng, thị trường và không phù hợp với như cầu thực tế
nên nhiều quy hoạch mới ban hành nhưng đã bất cập ngay với thực tế, phải điều
chỉnh bổ sung như than, bô xít…
2.3. Công tác cấp phép hoạt động khoáng sản
Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế từ bao cấp sang thị trường đã làm xuất hiện nhiều
thành phần kinh tế tham gia hoạt động khoáng sản như các doanh nghiệp nhà nước, hợp
tác xã, công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty liên doanh có vốn nước ngoài…, đặc
biệt là tình trạng khai thác trái phép “khai thác thổ phỉ” diễn ra ở nhiều nơi, nhất là đối
với các mỏ đá quý, khai thác vàng, ilmenit ở Miền trung, khai thác than ở Quảng Ninh,
khai thác cát, sỏi… Số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản
tăng lên khá nhanh, tăng trung bình 21,7%/năm. Sự gia tăng lực lượng tham gia hoạt
động khoáng sản đồng nghĩa với sự gia tăng nhanh chóng về số lượng giấy phép được
cấp hoạt động khoáng sản, đặc biệt ở các địa phương. Trong vòng 12 năm từ 1996 đến
năm 2008, Bộ Công nghiệp và Bộ TN&MT cấp 928 giấy phép hoạt động khoáng sản.
Trong khi đó chỉ trong vòng 3 năm, từ tháng 10/2005 đến tháng 8/2008, UBND các
tỉnh, thành phố đã cấp 3.495 giấy phép khai thác. Tình trạng cấp phép hoạt động không
theo quy hoạch, cấp phép tràn lan chia nhỏ để cấp vẫn diễn ra ở nhiều nơi, có trường hợp
cấp phép cho cả các tổ chức cá nhân không đủ năng lực theo quy định hay khai thác
chưa có hồ sơ thiết kế mỏ… Một số khoáng sản có trữ lượng lớn, phân bố liên tục đã bị
cắt thành nhiều khoảnh để cấp phép hoạt động khoáng sản. Đặc biệt nạn khai thác không
phép, khai thác tự do, nhất là đối với khai thác vàng, đá quí, chì, kẽm, đồng, than... chưa
được ngăn chặn, làm ảnh hưởng rất xấu đến môi trường, tài nguyên và an ninh xã hội.
Ngay cả các công ty than của TKV ở Quảng Ninh mới được triển khai cấp giấy phép
khai thác từ năm 2008 - 2009 (63 giấy phép) trong khi các công ty than đã hoạt động ở
đây từ rất lâu.
2.4. Sử dụng công nghệ trong ngành khai khoáng
Thực trạng sử dụng công nghệ khai thác chế biến trong ngành khai khoáng trong
thời gian còn nhiều bất cập, hạn chế. Nhiều loại công nghệ được đưa vào sử dụng (đồng,
ilmenite) là công nghệ lạc hậu, không phù hợp với loại khoáng sản khai thác, chưa quan
tâm áp dụng công nghệ tiên tiến nên mức độ thu hồi thấp, không thu hồi được các
khoáng sản đi kèm.
- Về khai thác và tuyển khoáng: Hầu hết ở các mỏ khai thác khoáng sản, công nghệ kỹ
thuật chưa được quan tâm đúng mức, đa số áp dụng hệ thống khai thác lộ thiên, sử
dụng các phương tiện cơ giới (ôtô - máy xúc). Đây là loại hình công nghệ kỹ thuật cổ
điển, giá thành cao, không đồng bộ, các thông số kỹ thuật của hệ thống khai thác và
vận tải không đảm bảo. Phương thức khai thác lộ thiên giữ vai trò quan trọng trong
6
tổng sản lượng khoáng sản rắn khai thác được, cụ thể khai thác lộ thiên chiếm 100%
đối với khoáng sản vật liệu xây dựng, chiếm 97% đối với quặng, quặng phi kim loại
và nguyên liệu hoá chất, khoảng 60 – 65% đối với than. Phương pháp khai thác thủ
công và bán cơ giới đã tác động xấu đến môi trường sinh thái và gây lãng phí tài
nguyên.
- Về chế biến sâu và luyện kim: Công nghiệp chế biến sâu và luyện kim khoáng sản
chưa được phát triển. Gang, thép, thiếc, antimon, vàng, kẽm, chì đã được luyện
nhưng chỉ có gang, thép và thiếc được luyện ở quy mô công nghiệp. Nhìn chung,
công nghệ chế biến với thiết bị lạc hậu, năng suất và hệ số thu hồi thấp, chất lượng
sản phẩm chưa cao. Phần lớn sản phẩm chỉ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở mức trung
bình. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến còn chạy theo phong trào, bệnh thành
tích… dẫn đến việc phát triển không cân đối, tiêu tốn nhiều tiền bạc, năng lượng,
hiệu quả không cao, sản phẩm dư thừa không tiêu thụ hết.
3. Kết quả quản lý và sử dụng tài nguyên khoáng sản Việt Nam
3.1. Đóng góp kinh tế của ngành khai khoáng vào phát triển đất nước
Thời gian qua, ngành công nghiệp khai thác khoáng sản ở Việt Nam mặc dù chưa
phát triển mạnh nhưng đã có đóng góp đáng kể cho ngân sách quốc gia, tạo điều kiện
cho các ngành công nghiệp, ngành kinh tế khác phát triển và góp phần vào sự phát triển
của các địa phương nơi khai thác. Đóng góp của ngành khai khoáng chiếm 4,81% thu
thập quốc dân (GDP) năm 1995 đã tăng lên khoảng 9,65% - 10,59% trong giai đoạn từ
năm 2000 đến nay. Bên cạnh việc đóng góp nguồn thu cho nền kinh tế, ngành công
nghiệp khai khoáng cũng là một trong những ngành tạo nhiều việc làm cho xã hội. Năm
2008 tổng lao động trong ngành khai khoáng khoảng 431,2 nghìn người, chiếm 0,96%
tổng số lao động đang làm việc của cả nước.
Những đóng góp ban đầu của ngành khai thác khoáng sản cho phát triển đất nước
là đáng ghi nhận. Tuy nhiên, ngành khai thác khoáng sản đã bộc lộ một số nhược điểm
sau:
3.2. Hiệu quả kinh tế chưa tương xứng với vốn đầu tư
Đầu tư của xã hội cho ngành khai khoáng thường chiếm vị trí cao so với tổng tổng
tư cho các ngành kinh tế và lĩnh vực khác nhưng hiệu quả đóng góp vào tăng trưởng
GDP (tỷ số giữa đóng góp vào GDP của ngành khai khoáng/tổng đầu tư cho khai
khoáng) không cao, thấp hơn một số ngành kinh tế và lĩnh vực khác. Cụ thể là tổng vốn
đầu tư cho ngành khai khoáng từ năm 2005 đến 2008 đứng vị trí thứ 5/18 ngành và
lĩnh vực, nhưng hiệu quả đóng góp cho nền kinh tế chỉ đứng thứ đứng thứ 8 so với
các ngành kinh tế và lĩnh vực khác. Tỷ số giữa đóng góp GDPngành/Đầu tưngành một số
ngành năm 2008 như sau:
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Ngành kinh tế
GDP/Đầu tư
Nguồn: Niên giám thống kê 2008
Đầu tư phát triển ngành khai khoáng mặc dù tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội,
nhưng so với số lượng việc làm của các ngành kinh tế khác thì số lượng lao động làm
việc trong ngành khai khoáng cũng chưa tương xứng với vốn đầu tư và chỉ đứng thứ
11/18 so với các ngành kinh tế và lĩnh vực khác (từ năm 2000 – 2008). Bên cạnh đó, số
lao động làm việc trong ngành khai khoáng thực chất chỉ có dưới 50% lao động có việc
làm ổn định trong các doanh nghiệp, số còn lại chỉ có việc làm ngắn hạn và thu nhập bấp
bênh.
3.3. Tổn thất tài nguyên lớn do công nghệ lạc hậu và xuất khẩu khoáng sản thô
Do công nghệ khai thác chế biến chưa được quan tâm đúng mức, phần lớn là
những cơ sở khai thác chế biến quy mô nhỏ, khai thác và sản xuất manh mún như chì,
kẽm, thiếc, antimoan, titan, crôm... và một số nguyên liệu khoáng như đá vôi, đá trắng,
cao lanh… nên mức độ thu hồi thấp, không thu hồi được các khoáng sản đi kèm gây thất
thoát tài nguyên lớn. Một số điều tra nghiên cứu cho biết, tổn thất tài nguyên trong quá
trình khai thác còn rất cao, đặc biệt là ở các mỏ hầm lò, các mỏ địa phương quản lý. Tổn
thất trong khai thác than hầm lò là 40%-60%; khai thác apatit 26% - 43%; quặng kim
loại 15%-30%; vật liệu xây dựng 15%-20%; và dầu khí là 50%-60%. Tổn thất trong khai
thác than tại Quảng Ninh theo số liệu báo cáo của TKV vào khoảng 7,3 – 7,7% đối với
khai thác lộ thiên và khoảng 28 – 31% trong khai thác hầm lò. Do năng lực có hạn, khai
thác phần lớn là thủ công, nên đa số các mỏ nhỏ hiện nay chỉ lấy được những phần giàu
nhất, bỏ đi toàn bộ các quặng nghèo và khoáng sản đi cùng, dẫn đến không thể tận thu
được. Tổn thất trong chế biến khoáng sản cũng rất cao. Chẳng hạn trong khai thác vàng,
độ thu hồi quặng vàng trong chế biến (tổng thu hồi) hiện chỉ đạt khoảng 30%-40% và
không chỉ mất mát mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra một vấn
7
8
đề đã và đang diễn ra phức tạp không những làm thất thoát TNKS quốc gia mà còn gây
mất trật tự trị an xã hội đó là tình trạng khai thác xuất khẩu trái phép khoáng sản. Điển
hình là tình trạng khai thác, vận chuyển xuất khẩu than trái phép diễn ở Quảng Ninh,
quặng titan (năm 2007 xuất lậu quặng titan khoảng trên 100 nghìn tấn, năm 2008 trên
200 nghìn tấn)…
Các sản phẩm sau khai thác, chế biến còn nghèo nàn, phần lớn dạng thô, chất
lượng thấp, có giá trị thương mại không cao và chủ yếu để xuất khẩu như dầu thô (xuất
gần 100%), than (hơn 50%) và xuất phần lớn các loại quặng. Vấn đề là xuất khẩu sản
phẩm thô nhưng giá trị xuất khẩu lại không đủ để nhập khẩu sản phẩm khoáng sản qua
chế biến phục vụ cho các ngành công nghiệp khác và nền kinh tế (bảng sau).
Kết quả xuất - nhập khẩu sản phẩm khoáng sản năm 2009
Đơn vị tính: Số lượng: Nghìn tấn, giá trị: triệu USD
Xuất khẩu Nhập khẩu
Stt Sản phẩm khoáng sản Số lượng Giá trị Số lượng Giá trị
1 Than đá 25.139,0 1.326,0
2 Dầu thô 13.416,0 6.210,0
3 Xăng dầu các loại 1.688,0 841,0 12.512,0 6.159,0
4 Quặng và khoáng sản khác 2.138,0 136,0
5 Khí đốt hoá lỏng 753,0 420,0
6 Sản phẩm từ dầu mỏ khác 532,0
7 Hoá chất 1.598,0
8 Thép các loại 9.632,0 5.282,0
9 Kim loại thường khác… 549,0 1.616,0
Tổng giá trị 8.513,0 15.607,0
Nguồn: Thống kê Bộ công thương 2010
Nếu chỉ khai thác và xuất khẩu thô như hiện nay giá trị rất thấp và nguồn thu của
nhà nước không tương xứng với giá trị của tài nguyên. Ví dụ sản xuất được Xỉ Titan (từ
ilmenit) thì giá trị sản phẩm tăng khoảng 2,5 lần; sản xuất được Pigment thì giá trị sản
phẩm tăng khoảng 10 lần; sản xuất được Titan kim loại thì giá trị sản phẩm tăng được
khoảng gần 80 lần. Đối với các khoáng vật phụ của quặng Titan, như Zircon, Rutil,
Monazit… nếu sản xuất được Zircon siêu mịn (từ Zircon 65%), Rutil nhân tạo giá trị sản
phẩm tăng 1,6 lần... Mặt khác khai thác xuất khẩu sản phẩm thô còn làm tổn thất, lãng
phí các loại khoáng sản khác đi kèm mà chưa thu hồi hết hoặc loại bỏ các khoáng sản
khác.
Lãng phí tài nguyên còn thể hiện trong giai đoạn sử dụng sản phẩm khoáng sản.
Hiệu suất sử dụng nguồn năng lượng trong các nhà máy điện đốt than, dầu của Việt Nam
chỉ đạt từ 28 – 30%